Màn hình LCD và những vấn đề thường gặp Bài viết sẽ liệt kê qua cho bạn đọc 1 số lỗi thường gặp trên màn hình máy tính. Sự xuất hiện của màn hình LCD với nhiều đặc điểm nổi trội như gọn, nhẹ, hiển thị hình ảnh đẹp, kích thước lớn dần cùng với sự giảm giá không ngừng trong nhiều năm gần đây đã giúp LCD chiếm được một vị trí lớn trên thị trường. Có thể nói, màn hình LCD giờ đây đã hoàn toàn thay thế những màn hình CRT đời cổ.
14 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Màn hình LCD và những vấn đề thường gặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Màn hình LCD và những vấn đề
thường gặp
Bài viết sẽ liệt kê qua cho bạn đọc 1 số lỗi thường gặp trên
màn hình máy tính.
Sự xuất hiện của màn hình LCD với nhiều đặc điểm nổi
trội như gọn, nhẹ, hiển thị hình ảnh đẹp, kích thước lớn dần
cùng với sự giảm giá không ngừng trong nhiều năm gần
đây đã giúp LCD chiếm được một vị trí lớn trên thị trường.
Có thể nói, màn hình LCD giờ đây đã hoàn toàn thay thế
những màn hình CRT đời cổ.
Đây cũng chính là lý do mà vì sao ngày nay ta ít thấy sự
xuất hiện của màn hình CRT đến như vậy. Tuy nhiên bên
cạnh nhiều tính năng thì LCD vẫn xuất hiện những vấn đề
khi sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc xác định được
các lỗi của màn hình LCD và những cách để khắc phục
chúng.
Điểm ảnh chết
Vấn đề đầu tiên khi nhắc đến LCD chính là “điểm ảnh
chết” hay nói ngắn gọn là điểm chết (Dead Pixel). Các
điểm ảnh chết trên màn hình LCD chính là những vùng chỉ
xuất hiện màu đen và trắng, làm hình ảnh trên màn hình bị
kém chất lượng. Việc phát sinh ra điểm ảnh chết là do sau
một thời gian sử dụng, màn hình của bạn sẽ bị xuống cấp
hoặc cũng có thể do lỗi khách quan của nhà sản xuất. Đầu
tiên bạn hãy thử chạm nhẹ lên màn hình LCD của bạn 1
vòng quanh vùng bạn cho là điểm chết nhưng phải đảm bảo
là không làm trầy xước màn hình.
Kì cọ trên vùng chứa điểm chết cũng có thể sẽ khắc phục
được lỗi. Trong trường hợp đặc biệt thì bạn có thể sử dụng
những phần mềm chuyên biệt, những phần mềm đó sẽ giúp
bạn khoanh vùng những điểm chết. Bạn có thể thử qua 1 số
phần mềm như UDPixel hoặc JscreenFix để xem có khắc
phục được vấn đề không.
Chất lượng hình ảnh kém
Màn hình LCD TFT (Thin Film Transistor) đã không còn
gặp vấn đề méo hình như ở màn hình CRT nữa, song nó
vẫn vướng phải những rắc rối khác dẫn đến việc chất lượng
hình ảnh hiển thị vẫn chưa thực sự tốt, đặc biệt là khi sử
dụng cổng giao tiếp VGA. Vì vậy hãy luôn sử dụng giao
tiếp DVI, nếu màn hình bạn có.
Màn hình LCD luôn được cài đặt bảng điều khiển kỹ thuật
số để bạn có thể điều chỉnh độ sáng tối hay độ tương phản
của hình ảnh theo ý mình. Nếu như bạn bắt buộc phải dùng
cổng VGA, hãy điều chỉnh thông số trên màn hình để được
hình ảnh “ưng ý” nhất.
Hệ điều hành Windows 7 có cung cấp 1 tính năng đó là
Display Color Calibration. Tính năng này cho phép người
dùng cài đặt chế độ hiện thị, độ sáng, màu sắc… Bạn hãy
gõ vào Start, gõ Display và enter. Tất cả mọi thứ mà bạn có
thể tinh chỉnh được về màn hình đều sẽ nằm trong cửa sổ
hiện ra.
Độ phân giải gốc và biểu đồ hình ảnh
Một nguyên nhân khác dẫn đến hình ảnh hiển thị kém là do
sử dụng màn hình LCD TFT với độ phân giải màn hình
không khớp với độ phân giải gốc của nó. Tất cả màn hình
tinh thể lỏng đều có độ phân giải gốc được cài đặt trong
bảng “ma trận chủ động” TFT ví dụ như 1680 x 1050. Để
có thể xem được các văn bản và hình ảnh rõ ràng mà không
bị kéo giãn, nén hình ảnh thì tốt hơn hết là bạn đừng sử
dụng các độ phân giải khác nhau mà hãy dùng độ phân giải
mà Window Display Properties cài đặt trong Control Panel,
thường thì đó là độ phân giải gốc.
Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể nhận được hình ảnh
đẹp, mịn mà không bị co giãn nếu như chọn độ phân giải có
cùng tỷ lệ với độ phân giải gốc. Hãy lấy 1 ví dụ như sau:
với màn hình LCD có độ phân giải gốc là 1600 x 1200 (Tỷ
lệ là 4:3) thì việc lựa chọn 1 hình ảnh đạt độ phân giải là
800 x 600 (Cũng tỷ lệ 4:3) là hoàn toàn được. Nhưng nếu
lựa chọn hình ảnh độ phân giải là 1280 x 1024 (Tỷ lệ 5:4)
thì hình ảnh sẽ bị nén lại để nằm trong phạm vi mà độ phân
giải gốc cho phép. Điều này sẽ khiến cho hình ảnh bị xấu
đi.
Cũng có một số màn hình có sẵn biểu đồ hình ảnh 1:1 cho
phép điều chỉnh độ phân giải của hình ảnh về mức độ cho
phép. Tuy nhiên việc này cũng khiến xung quanh hình ảnh
xuất hiện các mảnh như mảnh ghép và chất lượng của hình
ảnh vẫn chưa được tốt hoàn toàn.
Các ký tự trở nên quá nhỏ
Khi bạn sử dụng 1 màn hình nhỏ ở độ phân giải lớn thì việc
đọc văn bản hay các ký tự cũng như nhiều cái khác đều trở
nên vô cùng khó khăn nhất là đối với những ai có vấn đề về
thị giác. Để giải quyết vấn đề này, hãy chọn những loại
màn hình LCD có kích thước lớn tầm 22,24 inch.
Ngoài ra nếu với màn hình kích thước lớn rồi nhưng bạn
vẫn gặp khó khăn với việc đọc các văn bản hoặc bất cứ
những thứ khác thì bạn có thể sử dụng tính năng Microsoft
ClearType. Hãy vào Start, gõ Display rồi enter, khi cửa sổ
mới hiện ra hãy chọn Adjust ClearType text. Sau đó bạn
hãy chọn các cách đọc phù hợp với mắt của bạn nhất.
Khi màn hình hiển thị không rõ
Tất cả các màn hình LCD được cung cấp độ sáng là nhờ
vào đèn nền CCFL, tuy nhiên sau một thời gian hoạt động
nó cũng bắt đầu hỏng dần đi hay nói cách khác là độ sáng
nó cung cấp bị thụt giảm, sử dụng lâu hơn nữa thì lúc bạn
khởi động màn hình sẽ phải mất một thời gian để màn hình
có thể được cấp độ sáng toàn bộ. Và điều cuối cùng xảy
đến là màn hình của bạn sẽ không thể đọc được bất cứ thứ
gì hiển thị trên màn hình nữa.
Vậy có thể sửa được lỗi này không? Trên thực tế thì cũng
có các dịch vụ sửa chữa có thể sửa được, song đây chỉ là
việc làm mất chi phí mà chả thu được lợi ích gì. Thế nên tốt
nhất là bạn đi tìm một “em yêu” mới để thay thế cho “cụ
già” LCD của bạn là giải pháp tốt nhất.
Màn hình không hiển thị
Khi bạn nhìn thấy màn hình của bạn không hiển thị được
nữa thì cũng đừng vội đi khuân một em LCD mới về để
thay thế vì chưa chắc màn hình của bạn đã chết hăn. Và để
kiểm nghiệm nó còn hoạt động hay không thì bạn có thể
lưu ý đến một số thủ thuật sau đây.
Trước hết hãy để ý xem màn hình của bạn còn đang nhận
được điện từ nguồn hay không, đặc điểm chú ý là đèn LED,
khi nó màu vàng hoặc nhấp nháy xanh lá cây điều này có
nghĩa nó vẫn đang nhận được nguồn điện. Tuy nhiên nếu
thấy như thế mà nó vẫn không hiển thị thì bạn hãy di chuột
một lúc để loại bỏ trường hợp màn hình đang bị ở chế độ
chờ, và đợi kết quả. Vẫn như vậy, thì hãy khoan đừng vội
thất vọng, hãy thay thế các dây nguồn và chỉ cần xuất hiện
một tín hiệu xanh lá cây từ đèn màn hình thì có nghĩa nó đã
nhận được điện nguồn và lúc này bạn chỉ cần điều chỉnh độ
sáng/tương phản là ok.
Trong trường hợp màn hình của bạn hiện lên sau khi chạy
khởi động và lại bị tắt phụt đi khi chạy Windows thì bạn có
thể nghĩ tới vấn đề là do card màn hình. Hãy cài driver mới
nhất cho card màn hình của bạn. Những làm thế nào để
chạy được khi màn hình không hiển thị đây? Đơn giản thôi,
bạn chỉ cần ấn F8 khi khởi động máy tính và chạy Safe
Mode là xong. Khi vào được Windows thì bạn hãy cố gắng
cài driver mới cho card màn hình.
Nếu khi chạy xong mà màn hình của bạn vẫn không hiển
thị thì có nghĩa vấn đề gây ra là các thiết bị, bạn hãy kiểm
tra lại các thiết bị bên trong máy tính tìm ra xem thủ phạm
thật sự là ai. Lắp lại card màn hình, nếu không được hãy
hoán đổi card màn hình khác để kiểm tra. Nếu card màn
hình và màn hình LCD có cổng giao tiếp khác như VGA
hay DVI thì bạn hãy thử kết nối xem.
Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ nêu trên sẽ giúp bạn giải
quyết được các vấn đề với LCD của bạn.
Nguồn: Màn hình LCD và những vấn đề thường gặp - Thủ
Thuật 24h
Bài viết được sao chép từ website Thủ Thuật 24h