Theo thời gian mọi cái đều thay đổi, quan trọng là ta biết khi nào cần thay đổi. Sản phẩm và
thị trường đều có chu kì sống đòi hỏi sự thay đổi Chiến lược marketing theo thời gian.
Mỗi nhu cầu mới đều tuân theo chu kì sống của nhu cầu có khả năng thanh toán và trải qua
các giai đoạn xuất hiện, phảt triển nhanh dần, phát triển chậm dần, sung mãn và suy thoái.
Mỗi công nghệ mới xuất hiện để thoả mãn nhu cầu đó có chu kì sống của nhu cầu- công
nghệ. Những sản phẩm cụ thể của một công nghệ nhất định cũng thể hiện rõ một chu kì
sống, như các nhãn hiệu trong một dạng sản phẩm. Lịch sự tiêu thụ sản phẩm tuân theo
đường cong chữ S gồm bốn giai đoạn : Giai đoạn tung ra thị trường được đánh dấu bằng sự
tăng trưởng chậm và lợi nhuận thấp khi sản phẩm được đưa vào phân phối. Trong giai đoạn
này công ty phải quyết định lựa chọn Chiến lược “ Hớt váng nhanh” “ Hớt váng chậm” ,
xâm nhập nhanh hay xâm nhâm chậm. Nếu thành công thì sản phẩm chuyển sang giai đoạn
phát triển được đánh dấu bằng mức tiêu thụ tăng nhanh và lợi nhuận tăng. Công ty có ý đồ
cải tiến sản phẩm đó, xâm nhập các khúc thị trường mới, cá kênh phân phối mới và giảm giá
đôi chút. Tiếp đó là giai đoạn sung mãn, trong đó mức tiêu thụ tăng chậm lại và lưọi nhuận
ổn định . Công ty tìm kiếm Chiến lược dỏi mới để lấy lại nhịp độ tăng mức tiêu thụ, bao
gồm việc cải biến thị trường, sản phẩm và marketing mix. Cuối cùng sản phẩm bước vào
giai đoạn suy thoái , khi mà chẳng có thể làm gì được nhiều để tạm thời ngăn chặn sự giảm
mức tiêu thụ và lợi nhuận. Nhiệm vụ của công ty là phát hiện những sản phẩm thực sự yếu
kém, xây dựng Chiến lược tiếp tục duy trì, tập trung hay vắt kiệt đối với từng sản phẩm và
cuối cùng loại bỏ những sản phẩm yếu kém như thế nào đó để giảm đến mức tối thiểu
những khó khăn cho lợi nhuận, công nhân viên và khách hàng công ty
45 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 9825 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Marketing – chu kỳ sống của sản phẩm là gì?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Marketing – chu kỳ sống của
sản phẩm là gì?
2
1. chu kì sống của sản phẩm là gì
CHU KÌ SỐNG CỦA SẢN PHẨM VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC.
Theo thời gian mọi cái đều thay đổi, quan trọng là ta biết khi nào cần thay đổi. Sản phẩm và
thị trường đều có chu kì sống đòi hỏi sự thay đổi Chiến lược marketing theo thời gian.
Mỗi nhu cầu mới đều tuân theo chu kì sống của nhu cầu có khả năng thanh toán và trải qua
các giai đoạn xuất hiện, phảt triển nhanh dần, phát triển chậm dần, sung mãn và suy thoái.
Mỗi công nghệ mới xuất hiện để thoả mãn nhu cầu đó có chu kì sống của nhu cầu- công
nghệ. Những sản phẩm cụ thể của một công nghệ nhất định cũng thể hiện rõ một chu kì
sống, như các nhãn hiệu trong một dạng sản phẩm. Lịch sự tiêu thụ sản phẩm tuân theo
đường cong chữ S gồm bốn giai đoạn : Giai đoạn tung ra thị trường được đánh dấu bằng sự
tăng trưởng chậm và lợi nhuận thấp khi sản phẩm được đưa vào phân phối. Trong giai đoạn
này công ty phải quyết định lựa chọn Chiến lược “ Hớt váng nhanh” “ Hớt váng chậm” ,
xâm nhập nhanh hay xâm nhâm chậm. Nếu thành công thì sản phẩm chuyển sang giai đoạn
phát triển được đánh dấu bằng mức tiêu thụ tăng nhanh và lợi nhuận tăng. Công ty có ý đồ
cải tiến sản phẩm đó, xâm nhập các khúc thị trường mới, cá kênh phân phối mới và giảm giá
đôi chút. Tiếp đó là giai đoạn sung mãn, trong đó mức tiêu thụ tăng chậm lại và lưọi nhuận
ổn định . Công ty tìm kiếm Chiến lược dỏi mới để lấy lại nhịp độ tăng mức tiêu thụ, bao
gồm việc cải biến thị trường, sản phẩm và marketing mix. Cuối cùng sản phẩm bước vào
giai đoạn suy thoái , khi mà chẳng có thể làm gì được nhiều để tạm thời ngăn chặn sự giảm
mức tiêu thụ và lợi nhuận. Nhiệm vụ của công ty là phát hiện những sản phẩm thực sự yếu
kém, xây dựng Chiến lược tiếp tục duy trì, tập trung hay vắt kiệt đối với từng sản phẩm và
cuối cùng loại bỏ những sản phẩm yếu kém như thế nào đó để giảm đến mức tối thiểu
những khó khăn cho lợi nhuận, công nhân viên và khách hàng công ty.
Tuy nhiên không phải bất kì sản phẩm nào cung có chu kì sống sẩn phẩm hình chữ S. Có
những sản phẩm có PLC dạng phát triển - Giảm đột ngột- sung mãn, có sản phẩm chu kỳ-
chu kỳ lặp lại có sản phẩm thì có dạng sóng. Lý thuyết PLC bị phê phán là vì : Công ty
không thể dự đoán được thời gian của từng giai đoạn. Đồng thời PLC cũng là kết quả chủa
Chiến lược marketing chứ không phải là quá trình lịch sử nhất định của mức tiêu thụ, độc
lập với Chiến lược marketing đã chọn.
Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm được mở rộng thêm bằng lý thuyết về sự phát triển của
thị trường lý thuyết này khẳng định rằng: Những thị trường mới xuất hiện một sản phẩm
được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu chưa được đáp ứng. Người đổi mới thường thiết kế một
3
sản phẩm cho thị trường đại chúng. Các đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường tương tự
làm cho thị trường phát triển. Nhịp độ phát triển cuối cùng sẽ chậm lại và thị trường bước
vào giai đoạn sung mãn. Thị trường bị phân chia càng nhỏ cho tới khi một công ty nào đó
tung ra một thuộc tính mới có tác dụng to lớn hơn hợp nhất thị trườnglại thành một số ít
khúc thị trường hơn, nhưng lớn hơn. Giai đoạn này không kéo dài được lâu, bởi vì các đối
thủ cạnh tranh sẽ sao chép các thuộc tính mới có tác dụng to lớn kéo dài được lâu hơn. Cứ
như vậy diễn ra sự luân phiên nhau giữa các quá trình hợp nhất thị trường do đổi mới và quá
trình phân chia thị trường do cạnh tranh và những công nghệ mới tốt hơn. Các công ty phải
cố gắng dự đoán được những thuộc tính mà thị trường mong muốn, lợi nhuận sẽ dồn vào
những người nào sớm tung ra nhũng lợi ích mới và có giá trị. Việc tìm kiếm những thuộc
tính mới có thể dựa trên cơ sở thăm dò khách hàng, trực giác, lập luận biện chúng hay lập
luận về thứ bậc của nhu cầu. Marketing thành công đòi hỏi phải hình dung được một cách
sáng tạo tiềm năng phát triển của thị trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------
Chu kỳ sống sản phẩm và Phát triển sản phẩm mới
Sản phẩm nào cũng có chu kỳ sống riêng của nó và chu kỳ sống này có ảnh hưởng tất yếu
đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp.Chu kỳ sống của một sản phẩm có thể được chia
làm bốn (4) giai đoạn với các đặc điểm sau:
1. Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường:
ít khách hàng và sản lượng bán thấp.
lãi thấp hoặc có thể lỗ.
ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh.
2. Giai đoạn phát triển:
sản lượng bán tăng nhanh.
cạnh tranh trên thị trường tăng.
Lãi cao (có thể đạt đến điểm tối đa).
3. Giai đoạn chín muồi:
cạnh tranh rất mạnh.
xuất hiện nhiều sản phẩm tương tự.
4
sản lượng bán ổn địnho Lãi thấp.
4. Giai đoạn suy thoái:
Doanh số bán giảm.
Tồn tại một số khách hàng trung thành
Lãi ở mức thấp nhất.
Đồ thị lãi cho hầu hết sản phẩm mới sẽ đi xuống trong suốt giai đoạn tung sản phẩm ra thị
trường. Đến thời kỳ cuối của giai đoạn phát triển, đồ thị lãi cũng sé đi xuống ngay dù khi đó
lượng bán vẫn đang tăng. Điều này là do một doanh nghiệp thường phải tăng chi phí cho
quảng cáo và bán hàng hoặc giảm giá bán (hay dùng cả hai biện pháp) để tiếp tục đẩy lượng
bán lên trong suốt giai đoạn chín muồi trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị
trường. Giới thiệu một sản phẩm mới vào thời điểm thích hợp sé góp phần duy trì mức lãi mà
doanh nghiệp mong muốn.
Nhu cầu tiêu dùng luôn vận động và biến đổi. Nhưng sự vận động và biến đổi đó không phải
vô hướng, mà theo khuynh hướng nhất định. Xu hướng vận động của sản phẩm tiêu dùng và
sản xuất phụ thuộc vào xu hướng phát triển khoa học và công nghệ. Khuynh hướng biến đổi
của hàng tiêu dùng sinh hoạt phụ thuộc vào việc nâng cao mức sống, sự thay đổi lối sống,
phong tục tập quán, sự xâm nhập đan xen của các nền văn hoá trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm có sự thay đổi, doanh nghiệp phải tìm cách thức
ứng xử để thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng. Việc chú trọng phát triển sản phẩm
là một trong những cách thức làm doanh nghiệp thích ứng với thị trường.
Đặc điểm của quá trình phát triển sản phẩm mới
Để đảm bảo phát triển một sản phẩm mới thành công, doanh nghiệp cần chú trọng vào những
đặc điểm cơ bản sau đây:
Sự ràng buộc của tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiến bộ về mặt kinh tế: Việc bảo đảm
toàn diện cả sự tiến bộ về kỹ thuật và sự tiến bộ về kinh tế là yêu cầu bắt buộc trong
việc phát triển sản phẩm mới. Người ta thường gặp trường hợp sản phẩm mới có thể
đạt được sự tiến bộ đáng kể về mặt kỹ thuật, song chưa chắc đã đã đạt được sự tiến bộ
về mặt kinh tế. Chẳng hạn sản phẩm mới có công dụng, tính năng hoàn thiện hơn hẳn
sản phẩm hiện có, nhưng thời hạn nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm kéo dài, chi phí sản
5
xuất lớn làm giá bán cao, hoặc nảy sinh sự phức tạp trong xử dụng. Việc đưa sản phẩm
mới loại này ra thị trường gặp nhiều khó khăn, thậm chí sẽ thất bại do khách hàng từ
chối mua.
Sự rủi ro và tính mạo hiểm trong việc phát triển mới Quyết định phát triển sản phẩm
mới ít nhiều mang tính chất mạo hiểm. Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm mới là
điều dễ tìm thấy sự nhất trí trong những người có trách nhiệm của doanh nghiệp. Song
họ lại không thể khẳng định được một cách chắc chắn sự thành công của việc tung sản
phẩm mới ra thị trường, hoặc mức độ thành công có thể thu được từ phát triển sản
phẩm mới sẽ là bao nhiêu. Dù đã có sự nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ
cạnh tranh, nhưng những rủi ro có thể gặp phải trong kinh doanh sản phẩm mới và
mức độ tác động của những ruỉ ro này là những yếu tố không thể tiên liệu hết, thậm
chí không thể tiên liệu trước được.
Những ràng buộc về tài chính cho sự phát triển sản phẩm mới: Phát triển sản phẩm
mới bao giờ cũng đòi hỏi những điều kiện về kinh tế - tài chính mà không phải doanh
nghiệp nào cũng có khả năng bảo đảm được. Với các doanh nghiệp quyết tâm thực
hiện phát triển sản phẩm mới, cần phải giành một ngân sách thoả đáng cho việc thực
hiện các công việc khác nhau của quá trình phát triển sản phẩm mới. Ngân sách này
phải đủ lớn để nắm bắt được những thành tựu mới của khoa học và công nghệ liên
quan đến doanh nghiệp, để phản ứng mau lẹ với sự thay đổi của thị trường.
Quá trình phát triển sản phẩm mới
Những nhân tố và bước đi mà mỗi doanh nghiệp đều cần phải thực hiện dưới một hình thức
nhất định để có thể cạnh trạnh được trên thị trường được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây:
· Hình thành ý tưởng:
Để đưa ra quyết định sản phẩm mới, cần quan tâm đến các nguồn thông tin sau:
Từ phía khách hàng qua thăm dò ý kiến, khách hàng, những đề nghị mới, thậm chí
6
những khiếu nại của khách hàng về sản phẩm của mình.
Từ những kết quả nghiên cứu, sáng chế, phát minh của các nhà khoa học, các cơ quan
nghiên cứu.
Từ những thành công, thất bại của đối thủ cạnh tranh, kể cả những thông tin về Chiến
lược sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
· Lựa chọn ý tưởng về sản phẩm mới: Những ý tưởng về sản phẩm mới được xem xét về khả
năng được đầu tư nghiên cứu tiếp. Mỗi ý tưởng về sản phẩm mới cần phải trình bày được
những nội dung chủ yếu sau:
Mô tả về sản phẩm: hình thức và nội dung (kết cấu, tính năng kỹ thuật, công nghệ chế
tạo, bao bì, nhãn hiệu);
Miêu tả thị trường mục tiêu (khách hàng chủ yếu, dung lượng thị trường, phương thức
bán hàng, các biện pháp hỗ trợ bán hàng;
Phản ứng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh khi doanh nghiệp tung sản phẩm mới
ra thị trường
Soạn thảo và thẩm định dự án phát triển sản phẩm mới:
ý tưởng sản phẩm mới dự án sản phẩm mới
những quan điểm khái quát
về sản phẩm
sự thể hiện cụ thể những quan
niệm khái quát đó với những
thông số về đặc tính hay công
dụng sản phẩm, công nghệ chế
tạo sản phẩm, đối tượng sử dụng
sản phẩm
· Một ý tưởng sản phẩm mới được chấp nhận đến giai đoạn này cần phải được thể hiện bằng
một dự án sản phẩm mới chi tiết. Ban giám đốc sẽ:
Xác định những đặc điểm của sản phẩm;
Dự tính nhu cầu thị trường, mức độ cạnh tranh và khả năng sinh lời của sản phẩm;
Thiết lập một chương trình cụ thể để phát triển sản phẩm mới;
Phân bổ công việc cho các phòng ban để tiếp tục nghiên cứu tính khả thi của sản
phẩm;
7
· Thiết kế kỹ thuật:
ý tưởng về một sản phẩm mới sẽ được chuyển hóa thành một sản phẩm thật.
*Cũng trong giai đoạn này, người ta phải nghiên cứu và xác định bao gói và các đặc trưng phi
vật chất của sản phẩm. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, bao gói sản phẩm phải
đồng thời thực hiện 3 chức năng: bảo quản, thông tin, thẩm mỹ. Việc thiết kế bao gói sản
phẩm phải phù hợp với tiến trình tung sản phẩm ra thị trường. Người ta quan niệm một cách
rất đúng rằng “bao gói sản phẩm là người bán hàng im lặng”. Trong thiết kế cũng phải hết
sức lưu ý tới những yếu tố phi vật chât của sản phẩm, như tên gọi, nhãn hiệu thương mại, các
dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Chính những yếu tố này góp phần làm cho khách hàng yên
tâm và tin tưởng hơn khi lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
· Thử nghiệm trong điều kiện thị trường: Trong giai đoạn này, thử nghiệm đối với thị trường,
thử nghiệm sử dụng sản phẩm và các thử nghiệm thương mại khác sẽ được tiến hành trong
những vùng địa lý giới hạn nhằm tìm hiểu phản ứng của khách hàng cũng như bạn hàng về
việc xử lý, sử dngj cũng như mua sản phẩm. Kết quả của quá trình thử nghiệm sản phẩm
trong điều kiện thị trường được sử dụng để hoàn thiện những dự báo về doanh số bán và lợi
nhuận. Ngoài ra, một cuộc thử nghiệm thị trường tốt chắc chắn sẽ là nguồn thông tin đáng tin
cậy nhất về khả năng thành công của sản phẩm cũng như những chương trình marketing sau
này.
· Quyết định sản xuất hàng loạt và tung sản phẩm mới ra thị trường:Đến giai đoạn này, doanh
nghiệp đã có một ý tưởng đúng đắn về một sản phẩm mới. Các cuộc nghiên cứu đã chứng
minh sản phẩm này có thể sống được. Thêm nữa, doanh nghiệp muốn đánh bại các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường. Vấn đề quan trọng ở đây là làm thế nào để tung sản phẩm ra thị
trường nhanh và có hiệu quả. Để tung một sản phẩm mới ra thị trường, một doanh nghiệp cần
xem xét các vấn đề sau:
Khi nào là thời điểm thích hợp để tung một sản phẩm mới ra thị trường?
Doanh nghiệp nên lựa chọn địa điểm như thế nào để tung sản phẩm ra thị trường: một
vùng lãnh thổ, một đoạn thị trường, thị trường một nước hay thị trường quốc tế?
Ai sẽ là khách hàng trung tâm của sản phẩm mới đó và họ quan tâm đến những yếu tố
gì của sản phẩm mới?
Doanh nghiệp sẽ tổ chức phương thức bán hàng và các hoạt động hỗ trợ bán hàng như
thế nào ở một đoạn thị trường nhất định?
8
Khi sản phẩm mới được giới thiệu trên thị trường, kỹ thuật bán hàng và đội ngũ bán hàng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút khách hàng. Những kỹ năng bán hàng cứng
nhắc sẽ để lại ấn tượng xấu đối với khách hàng cũng như tăng thêm những rủi ro cho doanh
nghiệp.
Cùng với lựa chọn phương thức bán hàng linh hoạt, tạo thuận lợi cho khách hàng, các biện
pháp hỗ trợ bán hàng sẽ góp phần đáng kể vào việc bảo đảm sự thành công của sản phẩm
mơí. Những hoạt động hỗ trợ cần thiết phải làm là: quảng cáo, tổ chức các cửa hàng giới
thiệu sản phẩm mới, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ triển lãm... những hoạt
động này tuy phải chi phí khá lớn nhưng không thể không làm khi có sản phẩm mới.
2. Cấu trúc nội dung 1 kế hoạch nghiên cứu mar của 1 Doanh nghiệp
Có rất nhiều bạn quan tâm đến cách thành lập cũng như cấu trúc của một bản kế
hoạch Marketing nên mình đưa ra dàn ý của bản kế hoạch hy vọng nó sẽ giúp ích
được cho các bạn!
Kế họach marketing
Là một bộ phận trong kế hoạch kinh doanh chung nhằm đưa doanh nghiệp đến mục tiêu.
Làm kế họach marketing mang lại các ích lợi, như: cho phép phân tích tình hình cạnh tranh;
cho phép đánh giá thực tế các tiềm năng marketing và khám phá các cơ hội mới; đưa ra các
Chiến lược marketing khác nhau; có thể kết hợp các công cụ marketing của doanh nghiệp;
đưa ra một cơ sở thiết lập ngân sách; đặt mục tiêu và trách nhiệm thực hiện chúng; cải thiện
đánh giá kết quả hoạt động cá nhân và tổ chức; tập trung cho việc duy trì khả năng sinh lợi.
Cấu trúc của một bản kế họach marketing bao gồm:
-Phần giới thiệu chung
-Thu thập thông tin môi trường
-Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh
-Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa và thiết lập các mục tiêu
-Xác định thông tin về khách hàng
-Xác định thị trường mục tiêu
-Hoạch định sản phẩm
-Giá cả và Chiến lược giá cả
-Xác định kênh phân phối
-Khuyếch trương và quảng cáo
-Marketing trọng quan hệ và dịch vụ
9
-Quản trị bán hàng
-Tóm lược
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
Xây dựng một kế hoạch Marketing cho doanh Nghiệp
Kế hoạch marketing của đơn vị kinh doanh được xem như là bản kế hoạch marketing của
đơn vị tác Chiến. Nó được cụ thể hoá từ bảng kế hoạch của cấp chuyên nghành, hoặc cấp
vùng, với một hay nhiều sản phẩm cụ thể, một thị trường cụ thể và những đối thủ cạnh tranh
cụ thể. Bao gồm các bước sau:
1. Xác định mục tiêu marketing.Mục tiêu marketing có thể bao gồm một hoặc nhiều
hơn các mục tiêu cụ thể như:
* Thương hiệu (định vị thương hiệu, độ nhận biết, cảm nhận về giá trị, mối quan hệ giữa
thương hiệu-khách hàng…)
* Doanh số bán hàng.
* Vị trí trên thị trường (thị phần, mức độ thâm nhập thị trường..)
* Chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lãi gộp)
* Sản phẩm (phát triển dải sản phẩm)
2. Nghiên cứu, phân tích tình hình thị trường.
* Nghiên cứu và phân tích khách hàng.
* Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh.
(sử dụng các công cụ Nghiên cứu marketing, Ansoff, Pestle, SWOT, Porter 5 Forces, phân
tích chuổi giá trị, dữ liệu bán hàng).
3. Phân khúc thị trường.
* Phân khúc theo hành vi hoặc phân khúc theo nhu cầu
4. Xác định thị trường mục tiêu.
* Sử dụng ma trận DPM (Directional Policy Matrix) để đánh giá các thị trường và chọn thị
trường mục tiêu.
5. Chiến lược marketing
Bao gồm các yếu tố Chiến lược sau:
* Chiến lược định hướng phát triển chuổi giá trị.
* Chiến lược thương hiệu.
* Chiến lược giá trị khách hàng.
* Chiến lược sản phẩm và dịch vụ.
* Chiến lược hậu cần kho vận
10
* Chiến lược kênh marketing
* Chiến lược giá
* Chiến lược truyền thông
* Chiến lược con người
* Chiến lược sản xuất và cung cấp
* Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật
* Chiến lược tài nguyên
6. Kế hoạch triển khai thực hiện.
* Kế hoạch marketing
* Kế hoạch đầu tư vốn
* Chuẩn giá trị khách hàng
* Kế hoạch bán hàng
* Kế hoạch dự trù bán hàng
* Kế hoạch tính giá và lãi gộp
* Kế hoạch đặt hàng và giao hàng
* Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng
* Kế hoạch truyền thông marketing
* Kế hoạch tổ chức kênh
* Kế hoạch tổ chức sản xuất và cung cấp
* Kế hoạch tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.
* Kế hoạch nguồn tài nguyên.
7. Kế hoạch theo dõi đôn đốc thực hiện và điều chỉnh
Xây dựng các qui chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận phản hồi, rút ra bài học và tổ chức
điều chỉnh, cải tiến thông qua:
* Chỉ tiêu phấn đấu
* Mục tiêu từng giai đoạn
* Điều tra phân tích phản hồi của khách hàng (về mức độ hài lòng…)
3. Chiến lược Mar của 1 DN là gì
Chiến lược Marketing là gì?
11
Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản phẩm, thị
phần được gọi là mục tiêu Marketing. Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến được
mục tiêu thì gọi là Chiến lược marketing.
Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu marketing
(xem thêm phần Chiến lược).
Chiến lược marketing về mặt cơ bản giải quyết những vấn đề sau:
Thị trường mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh là gì (xác định thị trường).
Khách hàng của công ty là ai (xác định khách hàng trọng tâm).
Sản phẩm/dịch vụ của công ty sẽ được định vị như thế nào. Tại sao khách hàng phải
mua hàng của công ty mà không phải là hàng của đối thủ cạnh tranh (định hướng
Chiến lược cạnh tranh).
Công ty sẽ thực hiện những cải tiến, thay đổi gì liên quan đến sản phẩm, giá, kênh,
truyền thông ...(marketing mix)
Marketing Mix (4P) thường được dùng để triển khai cụ thể Chiến lược marketing vào từng
(phân khúc) thị trường thông qua sản phẩm, kênh, truyền thông và giá. Cụ thể là:
product: các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sữa chửa, bổ
sung, thiết kế mẫu mã, bao bì v.v.
place: chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng.
price: chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho
từng phân khúc thị trường.
promotion (hay còn được gọi là communication): chính sách chung về truyền thông,
các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến
mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng,
internet v.v.
Từ cơ sở 4P nầy có người phát triển thêm thành 7P: thêm physical evidence, process,
people
Ví dụ:
12
Để đạt được mục tiêu 200,000 khách du lịch trong năm 2005, doanh nghiệp lữ hành A sẽ
giới thiệu với khách hàng một sản phẩm mới cho phân khúc thị trường du lịch doanh nhân,
kết hợp tham quan, thăm thân nhân và tham dự hội chợ thương mại tại Mỹ.
Đối với phân khúc khách du lịch đi những Tour gần với ngân sách thấp, những người muốn
đi nhiều nơi với ngân sách hạn chế, doanh nghiệp sẽ tung ra một sản phẩm độc đáo: đi
Singapore, Kuala Lumpur và Jakarta 1tuần bằng giá tiền đi Singapore 3 ngày, bằng cách kết
hợp với các hãng bay giá thấp và các khách sạn chỉ phục vụ nhu cầu ngủ mới phát triển
trong thời gian gần đây.
Về mặt truyền thông, hãng sẽ giới thiệu nội dung chương trình sản phẩm mới du lịch doanh
nhân tại các hội nghị chuyên đề kinh doanh, các tạp chí chuyên đề kinh tế và doanh nhân,
các tổ chức, hiệp hội nghành nghề v.v.
Đối với sản phẩm mới cho phân khúc giá thấp, hãng sẽ quảng cáo trên các báo và các