Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ
- Tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm
- Tạo đặc điểm khác biệt cho dịch vụ
- Tạo đặc điểm khác biệt về nhân sự
- Tạo đặc điểm khác biệt về hình ảnh
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Marketing cơ bản -Chương 5: Định vị sản phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Marketing cơ bản -
Chương 5: ĐỊNH VỊ
SẢN PHẨM
1. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ
- Tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm
- Tạo đặc điểm khác biệt cho dịch vụ
- Tạo đặc điểm khác biệt về nhân sự
- Tạo đặc điểm khác biệt về hình ảnh
2. Xây dựng chiến lược định vị
Mục đích: Sau khi học chương này, các em phải nắm bắt và có khả năng:
- Hiểu rõ các khái niệm và phương pháp của định vị và thực hiện các chiến
lược định vị
- Thực hiện truyền thông về định vị và nghĩa của nó.
I. Khái niệm về định vị
Sau khi một công ty đã nghiên cứu và lựa chọn được thị trường mục tiêu của
mình, nếu nó là công ty duy nhất phục vụ thị trường mục tiêu đó thì nó chắc
chắn có thể tính một giá sẽ đem lại lợi nhuận hợp lý. Nếu nó tính giá quá cao
và không có rào cản nhập cao, thì các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào thị
trường đó và làm cho giá hạ xuống. Nếu có một số công ty theo đuổi cùng
một thị trường mục tiêu và các sản phẩm của họ không có gì khác biệt, thì hầu
hết người mua sẽ mua hàng của công ty bán với giá thấp nhất. Các công ty
khác buộc phải giảm giá của mình . Đối với công ty đầu tiên, phương án duy
nhất là tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm của mình khác so với sản phẩm
của các đối thủ cạnh tranh. Nếu nó có thể tạo được đặc điểm khác biệt cho sản
phẩm của mình một cách có hiệu quả, thì nó có thể tính giá cao hơn. Việc tạo
đặc điểm khác biệt phép công ty tính giá cao hơn dựa trên cơ sở giá trị trội
hơn mà khách hàng nhận thức được và được cung ứng.
Định vị là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của Công ty làm sao để thị
trường mục tiêu hiểu được và đánh giá cao những gì công ty đại diện so với
các đối thủ cạnh tranh của nó. Việc định vị của Công ty phải dựa trên cơ sở
hiểu biết rõ thị trường mục tiêu định nghĩa giá trị như thế nào và lựa chọn
những người bán. Nhiệm vụ định vị gồm ba bước.Thứ nhất là: công ty phải
phát hiện những điều khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh có
thể tạo ra được để phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Thứ hai là công ty phải áp
dụng những tiêu chuẩn để lựa chọn những khác biệt quan trọng nhất. Thứ ba
là, công ty phải tạo được những tín hiệu có hiệu quả để thị trường mục tiêu có
thể phân biệt được với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược định vị sản phẩm của
công ty sẽ cho phép nó thực hiện bước tiếp theo, cụ thể là hoạch định những
chiến lược Marketing cạnh tranh của mình
II. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ
Có bốn cách suy nghĩ và việc tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm của một
công ty. Công ty có thể bằng cách cung ứng một sản phẩm tốt hơn, nhanh
hơn, hay rẻ hơn.
“Tốt hơn” có nghĩa là sản phẩm của công ty phải hơn hẳn các địch thủ của nó.
Nó thường đòi hỏi phải cải tiến chút ít sản phẩm hiện có. Ví dụ: Café Trung
nguyên khi tung ra G7 đã đưa ra định vị về tính đậm đặc hơn.
“Mới hơn” có nghĩa là phát triển một giải pháp mà trước đây chưa từng có .
Việc này thường chứa đựng rủi ro lớn hơn so với trường hợp chỉ cải tiến,
nhưng cũng lại tạo cơ may thắng đậm hơn. Ví dụ: các mạng điện thoại di
động luôn đưa ra các công nghệ mới, như cuộc đua 3G gần đây để tăng các
tiện ích mới cho người sử dụng. Ai sẽ thắng trong cuộc đua 3 G này, chính là
người thuyết phục được khách hàng về sự mới hơn này nhanh nhất, đáng tin
nhất.
“Nhanh hơn” có nghĩa là giảm bớt thời gian thực hiện hay giao hàng liên
quan đến việc sử dụng hay mua một sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng. Các
hang phát chuyển nhanh luôn đề cao tư duy này. Fedex và DHL luôn đưa ra
các khẩu hiệu để nhấn mạnh tính nhanh chóng của dịch vụ.
“Rẻ hơn” có nghĩa là có thể mua được một sản phẩm tương tự với số tiền ít
hơn. Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh ( FMCG) thường chạy theo
xu hướng này. Tuy nhiên, những công ty chỉ dựa vào việc tạo đặc điểm khác
biệt cho sản phẩm của mình bằng cách cắt giảm chi phí và giá có thể phạm
phải sai lầm. Thứ nhất là, một sản phẩm “rẻ hơn” so với các địch thủ của nó
thường bị nghị ngờ là hàng không tốt, ngay cả khi nó tốt hơn thật sự. Thứ hai
là công ty thường có thể cắt giảm dịch vụ để đảm bảo giá hạ và điều này có
thể làm cho người mua xa lánh. Thứ ba là, đối thủ cạnh tranh thường bất ngờ
tung ra một sản phẩm còn “rẻ hơn” do tìm được chỗ sản xuất và chi phí thấp
hơn. Nếu công ty không làm cho sản phẩm của mình trội hơn về bất kỳ mặt
nào khác, ngoài chuyện rẻ hơn, thì nó sẽ bị thua đối thủ cạnh tranh đó.
Các nhà nghiên cứu về Marketing đã tổng kết ba chiến lược dẫn đến đặc điểm
khác biệt thành công vị trí dẫn đầu thị trường đó là:
+ Hoạt động tuyệt hảo: cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hay dịch vụ
tin cậy với giá cạnh tranh và đảm bảo dễ kiếm. Ví dụ: Nokia, Samsung,
Federal Express.
+ Quan hệ thân thiết với khách hàng: Hiểu biết sâu sắc khách hàng và có khả
năng đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu đặc thù và chuyên biệt của nó. Ví
dụ: Unilever, Coop- mart, Nestle.
+ Dẫn đầu về sản phẩm: Cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ
đổi mới, tăng thêm ích lợi cho khách hàng và hơn hẳn sản phẩm của các đối
thủ cạnh tranh. Ví dụ: Nike, Apple, Sony.
Như vậy là một công ty có thể thắng bằng cách kinh doanh tốt hơn, hiểu biết
khách hàng mình tốt hơn hay luôn luôn làm ra sản phẩm tốt hơn.
III. Các công cụ tạo sự khác biệt
Những công ty cá nhân có thể có đặc điểm nổi bật là có khả năng “cơ động”
lớn trong năm hướng: Thay đổi thị trường mục tiêu, sản phẩm, kênh phân
phối, khuyến mãi hay giá cả. Khả năng có động tự do của công ty chịu ảnh
hưởng của cơ cấu ngành và vị trí của công ty trong ngành. Đối với mỗi khả
năng cơ động công ty cần ước tính triển vọng sinh lời. Những khả năng có
động hứa hẹn lợi nhuận cao nhất quyết định tác dụng đòn bẩy chiến lược của
công ty ngành vụn vặt chỉ có một số khả năng cơ động và tác dụng đòn bẩy
chiến lược rất nhỏ.
Bây giờ đã sẵn sàng để nghiên cứu những cách cụ thể mà công ty có thể tạo
đặc điểm khác biệt cho sản phẩm cuả mình so với sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh. Một công ty hay một bản chào hàng có thể khác biệt về bốn yếu tố
cơ bản: sản phẩm, dịch vụ, nhân sự hay hình ảnh (xem bảng 8.1). Bây giờ ta
hãy xem xét kỹ hơn những công cụ cụ thể.
Với sản phẩm: đó là sự khác biệt về tính chất, công dụng, sự đa dạng, độ tin
cấy, tính năng đặc biệt, kiểu dáng thiết kế, các ưu điểm nổi trội…
Với dịch vụ: đó là các khác biệt trong hậu mãi, các dịch vụ làm tăng giá trị
cho khách hàng, các yếu tố hữu hình thể hiện trong dịch vụ.
Với nhân sự: đó là sự khác biệt về trình độ, năng lực, lịch sử hình thành và
phát triển, các thái độ làm việc tích cực, các hình ảnh bên ngoài do nhân sự
tạo ra.
Với hình ảnh: đó là khác biệt về văn hóa doanh nghiệp, các quảng cáo, hình
ảnh trên truyền thông, các sự kiện mang tính xã hội v.v…
Sản phẩm Dịch vụ Nhân sự Hình ảnh
Tính chất : đa dạng,
phong phú
Giao hàng :
nhanh
Năng lực Biểu tượng
Công dụng : nhiều công
dụng cho gia đình và cá
nhân
Lắp đặt :
chuyên
nghiệp
Lịch sử Phương tiện
truyền thông
Múc độ phù hợp: thu
nhập của đại đa số các
tầng lớp
Huấn luyện
khách hàng :
chu đáo
Tín nhiệm Bầu không khí
Độ bền : được hãng
cung cấp bảo chứng
Dịch vụ tư
vấn
Tin cậy Sự kiện
Độ tin cậy : có nguồn gốc rõ
ràng
Sửa chữa Nhiệt tình
Khả năng sử dụng : được sử
dụng thử miễn phí
Những dịch vụ
khác
Biết giao tiếp
Kiểu dáng
Kết cấu
Bảng 8.1. Các biến tạo đặc điểm khác biệt của TTTM Nguyễn Kim
IV. Truyền thông về định vị
Định vị một sản phẩm hoặc thương hiệu là yếu tố chính để truyền thông về
các lợi ích của sản phẩm hoặc thương hiệu của cty bạn, làm nó khác biệt với
sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Định vị sản phẩm hay dịch vụ được định nghĩa là nghệ thuật và khoa học để
làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với một hoặc nhiều phân đoạn thị
trường, theo hướng khác biệt một cách có ý nghĩa trong cạnh tranh.
Bước 1: Phát triển chiến lược
Để tạo ra vị trí cho một sản phẩm và dịch vụ, các nhà quản lý trước hết phải
trả lời được sáu câu hỏi.
Thứ nhất: vị trí của sản phẩm hay thương hiệu của công ty được khách hàng
nhận thứctrên thị trường là gì? Ví dụ Honda được những người tiêu dùng như
bạn Linh cho là một thương hiệu dẫn đầu
Thứ hai: thương hiệu của công ty muốn đạt được vị trí gì? Top of mind ( dẫn
đầu), hay Remind ( gợi nhớ? Honda muốn củng cố vị trí dẫn đầu Top of mind
Thứ ba: phải cạnh tranh với đối thủ nào nếu chúng ta dự định thiết lập vị trí
đó? Honda cần thể hiện rõ trước sự tấn công của Yamaha, Suzuki, SYM…
Thứ tư: có đủ tài chính để theo đuổi và duy trì vị trí đó trên thị trường? Chắc
chắn Honda phải có ngân sách rất lớn để duy trì các hoạt động khẳng định vị
thế dẫn đầu.
Thứ năm: công ty có dám dốc hết tâm sức để theo đuổi chiến lược định vị đó
không? Hiển nhiên nếu Honda lơ là thì các đối thủ sẽ ngay lập tức nhảy vào
giành phần trong tâm trí người tiêu dùng
Thứ sáu: phương pháp sáng tạo nào phù hợp với chiếnlược định vị đó? Các
chiến lược kiểu xưa nay đã không phù hợp, Honda cho thấy rõ sự cách tân
không theo truyền thống Nhật bản khi đưa ra rất nhiều hoạt động trên truyền
thông phù hợp với xu hướng hiện đại.
Tuỳ thuộc vào mỗi sản phẩm hay dịch vụ, người ta lựa chọn chiến lược định
vị cho phù hợp. Có thể định vị theo đặc tính và lợi ích sản phẩm, theo giá và
chất lượng, theo lớp sản phẩm, theo người sử dụng sản phẩm, hoặc theo đối
thủ cạnh tranh.
Bước 2: Quyết định chiến lược
Thông thường, quá trình để quyết định được 1 chiến lược định vị cho 1 sản
phẩm hay thương hiệu cần thực hiện 6 bước:
• Xác định đối thủ cạnh tranh: Quá trình này yêu cầu tầm suy nghĩ rất rộng.
Các đối thủ cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những sản phẩm hoặc thương
hiệu nằm trong danh mục sản phẩm của công ty, hoặc là công ty phải cạnh
tranh một cách trực tiếp, mà còn bao gồm những gì thuộc về nhận thức của
khác hàng tương tự như với các sản phẩm của công ty. Honda không đánh giá
các hãng xe máy khác (Suzuki, SYM, Yamaha…) là đối thủ, mà các công ty
sản xuất xe đạp, hay xe đạp điện nhận khẩu cũng là các đối thủ đáng gờm.
• Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh: Đó là
đánh giá những đặc tính quan trọng khi người tiêu dùng chú ý ở một sản
phẩm hay một thương hiệu? Người tiêu dùng có thể đánh giá xe Yamaha ở
tính bền vững, kiểu dáng thể thao, hay đánh giá cao SYM ở thiết kế, màu sắc
và tính tiện dụng… Honda phải mời khách hàng tham dự những cuộc toạ đàm
hoặc thông qua cuộc khảo sát để chỉ ra những đặc tínhquan trọng của sản
phẩm trong quyết định tiêu dùng của họ. Quá trình này tạo nên cơ sở để quyết
định các vị trí cạnh tranh. Honda có thể sẽ phải cải tiến mẫu mã, tăng các
truyền thông về độ bền…để khẳng định vị trí dẫn đầu toàn diện.
• Đánh giá các vị trí của đối thủ cạnh tranh: Phải thiết lập một bản đồ định
vị, có trục tung và trục hoành là các tiêu chí quan trọng mà người tiêu dùng
lựa chọn khi nghĩ về sản phẩm, sau đó đặt các đối thủ cạnh tranh vào vị trí
của họ, so sánh với vị trí của mình. Các cuộc khảo sát người tiêu dùng được
yêu cầu để thực hiện đánh giá này.
• Phân tích sự ưa chuộng của người tiêu dùng: Dùng các chiêu thức của
nghiên cứu tiếp thị để phân tích sự ưa chuộng của người tiêu dùng với từng
nhóm hàng, trong từng khúc thị trường khác biệt.
• Ra quyết định: Để ra quyết định, cần thỏa mãn các câu hỏi: Liệu chiến
lược phân đoạn thị trường có phù hợp hay không?nguồn lực tài chính có đủ
để truyền thông vị trí của thương hiệu hiệu quả hay không? mức độ cạnh
tranh mạnh như thế nào? chiến lược định vị hiện tại có đang được thực hiện
hay không?
• Giám sát thực hiện chiến lược: Khi chiến lược được triển khai, phải giám
sát mức độ thành công trên thị trường, thực hiện các cuộc nghiên cứu khảo sát
để đo lường hình ảnh của sản phẩm hay của hãng một cách liên tục. Các công
ty phải luôn xác định được những nhận thức thay đổi của khách hàng, bất cứ
một nhận thức lệch lạc về nào về hình ảnh của thương hiệu cần phải được chú
ý và điều chỉnh ngay. Đồng thời, tác động của các đối thủ cạnh tranh vào
nhóm khách hàng cũng luôn cần được theo dõi.
Bước 3: Xây dựng phát biểu định vị
Một câu phát biểu định vị gồm 6 phần là kết quả của quá trìnhđịnh vị và định
hướng nội dung thông điệp truyền thông cho tất cả các khách hàng của thị
trường mục tiêu trong tất cả các hoạt động tiếp thị.
Đối với………( thị trường mục tiêu), những người mà……. ( đặc điểm của
thị trường mục tiêu), thương hiệu (sản phẩm/dịch vụ)…..XYZ….. đáp ứng tốt
nhất…………(nhu cầu/lợi ích cốt lõi)vì nó hơn hẳn các sản phẩm/dịch
vụ/thương hiệu khác ở ……………( các lợi thế cạnh tranh/ưu điểm, lí do để
tin tưởng)
Bước 4: Truyền thông về định vị
1. Nhấn mạnh vào khách hàng mục tiêu
- Ai? Cái gì?
- Mua như thế nào?
2. Nhấn mạnh lợi ích cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ:
- Lí tính:
- Cảm tính
- Dịch vụ
3. Nhấn mạnh lợi thế cạnh tranh
- Đặc điểm cấu tạo, nền tảng sản phẩm
- Uy tín công ty, thương hiệu
- Chứng nhận của các tổ chức thẩm quyền
Tóm tắt:
Định vị có vai trò quan trọng tới các quyết định cho Marketing Mix sau này.
Khi xác định đúng vị trí của sản phẩm/dịch vụ, các nhà làm marketing dựa
vào đó để tung ra các hoạt động liên quan tới sản phẩm, giá cả, phân phối,
chiêu thị phù hợp theo các tuyên bố định vị đã được truyền thông tới người
tiêu dùng. Vì thế, trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động nào của Marketing
Mix, các doanh nghiệp luôn phải làm công tác định vị theo các nguyên tắc và
các bước chuẩn mực.
Bài tập: các nhóm viết câu phát biểu địnhvị và thực hiện các bước định vị
cũng như kế hoạch truyền thông về định vị cho sản phẩm đã chọn.