Ngày nay, các doanh nghiệp dịch vụ xem việc giữ chân khách hàng trở thành một
chiến lược chủ lực, phản ánh tầm nhìn dài hạn. Với xu hướng cạnh tranh ngày càng
cao, chi phí để thu hút một hách hàng mới gấp năm hay sáu lần chi phí giữ chân một
khách hàng cũ. Vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc cung ứng dịch
vụ hướng vào khách hàng hiện có đồng thời xây dựng và thực hiện marketing mối
quan hệ (Relationship marketing).
Yếu tố xây dựng mối quan hệ khách hàng.
Để một người trong tương lai có thể trở thành khách hàng hay đối tác của doanh
nghiệp, quá trình xây dựng mối quan hệ trải qua bảy giai đoạn theo thời gian: thu hút
thiết lập tạo dựng, phát triển, duy trì, củng cố và trung thành. Mối quan hệ sẽ được tạo
lập trên các yếu tố chủ yếu như sau: sự tin tưởng, sự thỏa mãn của khách hàng, giá tri
mang lại, truyền thông hiệu quả và mối ràng buộc xã hôi.
6 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Marketing mối quan hệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Marketing mối quan hệ
Ngày nay, các doanh nghiệp dịch vụ xem việc giữ chân khách hàng trở thành một
chiến lược chủ lực, phản ánh tầm nhìn dài hạn. Với xu hướng cạnh tranh ngày càng
cao, chi phí để thu hút một hách hàng mới gấp năm hay sáu lần chi phí giữ chân một
khách hàng cũ. Vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc cung ứng dịch
vụ hướng vào khách hàng hiện có đồng thời xây dựng và thực hiện marketing mối
quan hệ (Relationship marketing).
Yếu tố xây dựng mối quan hệ khách hàng.
Để một người trong tương lai có thể trở thành khách hàng hay đối tác của doanh
nghiệp, quá trình xây dựng mối quan hệ trải qua bảy giai đoạn theo thời gian: thu hút
thiết lập tạo dựng, phát triển, duy trì, củng cố và trung thành. Mối quan hệ sẽ được tạo
lập trên các yếu tố chủ yếu như sau: sự tin tưởng, sự thỏa mãn của khách hàng, giá tri
mang lại, truyền thông hiệu quả và mối ràng buộc xã hôi.
Sự tin tưởng được xem là yếu tố chủ yếu trong mối quan hệ. Niềm tin của khách hàng
thường đặt vào thả năng của doanh nghiệp, mức độ thành thạo và đến thức của nhân
viên. Khách hàng thường rất dễ bị dao động và gặp rủi ro, vì vậy tin tướng là một yếu
tố quan trọng giúp khách hàng và doanh nghiệp tiếp tục duy trì giao dịch.
Sự thỏa mãn của khách hàng: Không mấy khách hàng đang hài lòng với dịch vụ lại
quay lưng với thương hiệu. Đó là lý do yếu tố này luôn phải được quan tâm đặc biệt
trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Giá trị mang lại trong mối quan hệ được xác định qua khoảng cách giữa lợi ích nhận
được và chi phí bỏ ra. Khách hàng trung thành thường mong đợi một mức giá công
bằng, nhưng vẫn luôn đòi hỏi các giá trị từ mối quan hệ như: được trân trọng, được
nhận diện là khách hàng thường xuyên ngay khi mới bước vào khu vực giao dịch của
doanh nghiệp, tin tưởng nhân viên thấu hiểu và tạo ra các giao dịch có lợi cho mình.
Truyền thống hiệu quả được hiểu là các hình thức chia sẻ thông tin chính thức hoặc
không chính thức giữa khách hàng và nhân viên. Việc truyền thông tốt bao gồm cả
việc chuyển tải sự cảm thông, đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, hiểu rõ sản phẩm cung
ứng sẽ duy trì và nuôi dưỡng mối quan hệ này.
Mối ràng buộc xã hội hay còn gọi là "tình bằng hữu” dẫn đến mức cam kết trong mối
quan hệ rất cao. Sự trao đổi thông tin về các vấn đề xã hội nằm ngoài phạm vì những
giao dịch kinh doanh sẽ tạo nên sự ràng buộc thân thiết giữa khách hàng và doanh
nghiệp. Chính điều này sẽ tạo ra sự cam kết quan hệ lâu dài của khách hàng.
Các phương pháp marketing mối quan hệ
Marketing mối quan hệ có bốn phương pháp thực hiện: gửi thư trực tiếp (direct mail),
marketing trực tiếp (direct marketing), marketing dữ liệu (data marketing) và quản trị
mối quan hệ khách hàng (customer relationship management).
Gửi thư trực tiếp hoặc marketing qua điện thoại là cách marketmg mối quan hệ dựa
trên sử dụng cơ sở dữ liệu có sẵn để thông tin một chiều đến khách hàng. Phương
pháp này thường sử dụng như một công cụ chiêu thị với mục đích ngắn hạn.
Marketing trực tiếp cũng phát triển từ phương pháp nêu trên, nhưng chú trọng vào các
hoạt động chiêu thị dễ quản trị và sinh lời hơn. Phương pháp này liên quan nhiều đến
chiến thuật truyền thông marketmg và chào bán (cross selling) những mặt hàng khác
của doanh nghiệp mà khách hàng chưa từng mua.
Marketing dữ liệu là phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống
của doanh nghiệp nhằm thu thập và lưu trữ các dữ liệu liên quan đến cá nhân khách
hàng trong quá khứ, hiện tại và khách hàng tiềm năng. Việc duy trì thể thống nhất của
nguồn dữ liệu đó cho phép liên tục kiểm soát động thái khách hàng, truy nhập cho dữ
liệu khách hàng cho từng tình huống giao dịch cụ thể đẩy mạnh các giao dịch cá nhân
và tạo mối quan hệ với khách hàng. Cơ sở dữ liệu sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy
giúp doanh nghiệp "nhớ" đến khách hàng và đưa ra các chương trình xây dựng lòng
trung thành một cách hiệu quả nhất cũng như có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của
từng khách hàng.
Quan trị mối quan hệ khách hàng (CRM) được xem là kênh truyền thông cá nhân bao
gồm giao dịch trực tiếp, gửi thư, gọi điện thoại và giao lịch qua lnternet. Cụ thể hơn,
CRM là hinh thức marketing mối quan hệ dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và
marketing cơ sở dữ liệu (database marketing), qua một phần mềm bao hàm cả cấu trúc
tổ chúc hệ thống văn hóa doanh nghiệp và nhân viên. CRM được xem là một chiến
lược chọn lựa và quản trị các mối quan hệ giá trị cho doanh nghiệp, yêu cầu hướng
dẫn đến khách hàng và cung cấp các quá trình cung ứng dựa trên triết lý marketing
một cách hiệu quả.
Chiến lược xây dựng marketing mối quan hệ
Có năm chiến lược trong xây dựng marketing mối quan hệ. Đó là: xây dựng và phát
triển dịch vụ lõi cá nhân hóa mối quan hệ đến từng khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho
dịch vụ, định giá và marketing nội bộ.
Xây dựng và phát biển dịch vụ lõi (Core service) là chiến lược chủ đạo trong
marketing mối quan hệ nhằm thiết lập mối quan hệ khách hàng xoay quanh dịch vụ
lõi. Dịch vụ lõi lý tưởng là dịch vụ có khả năng thu hút khách hàng thông qua đặc
điểm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng. gắn kết doanh nghiệp với biểu
tưởng chất lượng và bền vững, cung cấp nền tảng để phát triển các dịch vụ phụ trợ.
Cá nhân hóa mối quan hệ đến từng khách hàng (Relationship customization) bằng
cách thấu hiểu các đặc tính cụ thể, yêu cầu của từng khách hàng sau đó đưa toàn bộ
thông tin vào cơ sở dữ liệu và lấy ra sử dụng khi cần. Nếu làm được điều này. doanh
nghiệp có thể thiết tế dịch vụ chính xác theo từng tình huống hoặc trường hợp cụ thể.
Tạo giá trị gia tăng cho dịch vụ (Service Augmentation) liên quan đến việc cung ứng
các thử "thêm" vào dịch vụ chính nhằm tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Chính
điều này làm khách hàng hài lòng và cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp hơn.
Định giá (Relationship pricing): Xưa có câu: “giá tốt dành cho khách ruột” - hình
thành cơ sử cho việc định giá đối với các mối quan hệ Đây là một chiến lược khác để
xây dựng lòng trung thành của khách hàng khái niệm giảm giá theo số lượng không
còn là mới, nhưng nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ áp dụng sáng tạo khái niệm
này cũng là một nỗ lực trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Marketing nội bộ (Internal markeking) là cách tạo dựng niềm tin từ nhân viên của
doanh nghiệp vì chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, tay
nghề và thái độ của họ đối với khách hàng. Những cuộc gặp gỡ, đối thoại giúp cho
ban quản trị có thể hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của nhân viên đưa ra những chính
sách quan tâm động viên họ để làm họ hài lòng với công việc của mình. Có như vậy
nhân viên mới phục vụ khách hàng với thái độ tốt nhất và với chất lượng cao nhất.
(SuKienDaNang.com) - Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ vốn có
ngân sách tiếp thị hạn hẹp, thường chờ cho đến khi tình hình kinh doanh bị sa sút mới
lo làm tiếp thị. Kim T. Gordon một cây bút của chuyên mục Marketing trên tạp chí
Entrepreneur cho rằng đây là một sai lầm lớn. Theo Gordon, thời điểm tốt nhất để
thực hiện các hoạt động tiếp thị là ngay ngày hôm nay và mỗi ngày sau đó.
Ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh theo thời vụ cũng cần phải tiếp cận với khách
hàng thường xuyên trong năm vì nếu không làm như vậy, đến mỗi mùa kinh doanh,
họ sẽ phải nỗ lực làm tiếp thị lại từ đầu để đạt các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Tuy
nhiên, Gordon khuyên rằng khi làm tiếp thị thường xuyên, doanh nghiệp phải tuân thủ
những nguyên tắc quan trọng dưới đây.
Trước tiên, doanh nghiệp cần phải tạo ra một thông điệp tiếp thị hướng đến những lợi
ích của khách hàng để có thể thu hút sự chú ý của họ. Sau đó, phải chuyển tải thông
điệp này đến khách hàng thông qua tất cả các công cụ tiếp thị mới, từ các tài liệu tiếp
thị như brochure cho đến các chương trình quảng cáo và quan hệ công chúng. Có thể
bắt đầu bằng việc trả lời ba câu hỏi sau đây:
Doanh nghiệp đang tiếp thị cái gì?
Thường có sự cách biệt rất lớn giữa những cái mà doanh nghiệp nghĩ rằng mình đang
bán và cái khách hàng muốn mua. Đừng chăm chăm nói về đặc điểm, tính năng của
sản phẩm hay dịch vụ mà mình đang bán, mà là những lợi ích mà sản phẩm hay dịch
vụ đó đem lại cho khách hàng khi sử dụng. Khi xây dựng thông điệp tiếp thị, doanh
nghiệp cần bán theo một nguyên tắc cơ bản là bắt đầu bằng việc đề cập đến những lợi
ích mà khách hàng quan tâm, sau đó mới dùng những đặc điểm, tính năng của sản
phẩm, dịch vụ để giải thích.
Ai sẽ là người muốn mua của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang tiếp
thị?
Tiếp thị nhắm đến một nhu cầu đã có sẵn bao giờ cũng dễ dàng hơn làm tiếp thị để tạo
ra một nhu cầu mới. Vì vậy, trong tiếp thị, con đường ngắn nhất để đi đến thành công
là xác định những khách hàng tiềm năng – những người đã có nhu cầu và sẵn sàng
mua sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang chào bán. Sau đó, mô tả đặc điểm
của nhóm khách hàng này bằng một, hai câu ngắn. Có thể nghiên cứu các nhóm khách
hàng của các đối thủ cạnh tranh chính hay rút ra những kết luận sơ bộ về các xu hướng
chính trên thị trường để xác định nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp với doanh
nghiệp của mình.Những thông tin về khách hàng mục tiêu sẽ rất có giá trị khi doanh
nghiệp thực hiện các chiến dịch tiếp thị. Dựa trên những thông tin này, doanh nghiệp
sẽ có thể chọn ra loại hình thông tấn thích hợp nhất trong số các loại phương tiện
thông tin đại chúng phổ biến. Nếu tiếp thị cho đông đảo người tiêu dùng, nên mô tả họ
theo nhân khẩu học, bao gồm tuổi tác, giới tính, thu nhập và các đặc điểm quan trọng
khác. Nếu tiếp thị cho các khách hàng đang làm kinh doanh, cần xác định họ theo loại
hình kinh doanh, chức vụ.
Tại sao khách hàng muốn mua sản phẩm của doanh nghiệp?
Những khách hàng đang có nhu cầu về những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp
đang chào bán sẽ tìm hiểu thêm về những sản phẩm hay dịch vụ tương tự của các đối
thủ cạnh tranh. Để thành công, doanh nghiệp phải giành thị phần từ các đối thủ này.
Làm gì để tạo ra thêm giá trị cho khách hàng, khiến họ cảm thấy rằng mua hàng của
doanh nghiệp hấp dẫn hơn mua hàng của những người khác? Điều này đòi hỏi phải có
sự sáng tạo nhất định. Chẳng hạn có thể kết hợp nhiều tính năng của vài sản phẩm với
nhau để tạo ra một gói sản phẩm hay dịch vụ hấp dẫn.
Nếu kinh doanh trong ngành bán lẻ, doanh nghiệp có thể thay đổi giờ giấc hoạt động
để tạo thuận lợi cho khách hàng khi đi mua sắm.Một thông điệp tiếp thị chủ đạo có
sức thu hút tốt nhất đối với những khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và ba
nguyên tắc nói trên là nền móng cho những hoạt động tiếp thị thường xuyên. Ngoài ra,
để đi đến thành công, doanh nghiệp cũng cần phải phát triển các tài liệu tiếp thị và
chọn lựa các phương tiện quảng cáo thích hợp để có thể tiếp cận với các khách hàng
tiềm năng một cách thường xuyên. Việc chuyển một khách hàng tiềm năng thành một
khách hàng thật sự của doanh nghiệp phải trải qua một quy trình bán hàng gồm nhiều
công đoạn và nhiều lần liên lạc, gặp gỡ với khách hàng. Vì vậy, kiên trì và nhẫn nại
cũng sẽ là một yếu tố không thể thiếu.