CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–oOo—–
Tp. Hồ Chí Minh, ngày . tháng . năm 20.
BẢN LUẬN CỨ
Kính thưa Quí Toà Phúc Thẩm,
Tôi là Luật sư XXXX, thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM, được sự yêu cầu của
Nguyên đơn dân sự là Bà E, Việt kiều Mỹ và được sự chấp nhận cho phép của
Quí Toà, tôi được thực hiện việc bào chữa để bảo vệ quyền lợi của thân chủ
tôi trong vụ “Đòi nợ” bị kháng cáo bởi bị đơn dân sự S, tại phiên toà phúc
thẩm hôm nay.
Được phép Quí Toà, tôi xin được trình bày các nội dung vụ việc như sau :
VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: Về nội dung kháng cáo của bị đơn dân sự, tôi cho là
chưa đủ cơ sở pháp lý, vì các lý lẽ sau:
1) Toà cấp Sơ thẩm đã tiến hành quá trình thủ tục mời hoà giải theo đúng qui
định tại Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự (hai lần triệu tập hoà giải tại bút lục
42, 49 và bút lục 55; bốn lần phối hợp niêm yết giấy triệu bị đơn tại UBND
phường H tại các bút lục 50, 54, 60 và 64, lập Biên bản hoà giải bất thành do
bị đơn dân sự vắng mặt không có lý do 2 lần tại các bút lục 53 và 56; quyết
định hoãn phiên Toà 1 lần tại bút lục 63 ngày 05/05/2005 theo giấy triệu tập
lần thứ tư mà Bị đơn vắng mặt (tại bút lục số 3), trước khi đưa ra xét xữ
chính thức vào sáng ngày 24/05/2005 với sự có mặt của bị đơn dân sự).
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu: Bản luận cứ bào chữa vụ án “Đòi nợ” do việc mua bán nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản luận cứ bào chữa vụ án “Đòi
nợ” do việc mua bán nhà
Tôi là Luật sư ................., thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM, được sự yêu cầu
của Nguyên đơn dân sự là Bà E, Việt kiều Mỹ và được sự chấp nhận cho
phép của Quí Toà, tôi được thực hiện việc bào chữa để bảo vệ quyền lợi của
thân chủ tôi trong vụ “Đòi nợ” bị kháng cáo bởi bị đơn dân sự S, tại phiên toà
phúc thẩm hôm nay.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–oOo—–
Tp. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 20......
BẢN LUẬN CỨ
Kính thưa Quí Toà Phúc Thẩm,
Tôi là Luật sư XXXX, thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM, được sự yêu cầu của
Nguyên đơn dân sự là Bà E, Việt kiều Mỹ và được sự chấp nhận cho phép của
Quí Toà, tôi được thực hiện việc bào chữa để bảo vệ quyền lợi của thân chủ
tôi trong vụ “Đòi nợ” bị kháng cáo bởi bị đơn dân sự S, tại phiên toà phúc
thẩm hôm nay.
Được phép Quí Toà, tôi xin được trình bày các nội dung vụ việc như sau :
VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: Về nội dung kháng cáo của bị đơn dân sự, tôi cho là
chưa đủ cơ sở pháp lý, vì các lý lẽ sau:
1) Toà cấp Sơ thẩm đã tiến hành quá trình thủ tục mời hoà giải theo đúng qui
định tại Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự (hai lần triệu tập hoà giải tại bút lục
42, 49 và bút lục 55; bốn lần phối hợp niêm yết giấy triệu bị đơn tại UBND
phường H tại các bút lục 50, 54, 60 và 64, lập Biên bản hoà giải bất thành do
bị đơn dân sự vắng mặt không có lý do 2 lần tại các bút lục 53 và 56; quyết
định hoãn phiên Toà 1 lần tại bút lục 63 ngày 05/05/2005 theo giấy triệu tập
lần thứ tư mà Bị đơn vắng mặt (tại bút lục số 3), trước khi đưa ra xét xữ
chính thức vào sáng ngày 24/05/2005 với sự có mặt của bị đơn dân sự).
2) Do bị đơn dân sự coi thường luật pháp, cố tình né tránh tiếp nhận giấy
triệu tập của Toà, kể cả lần có mặt tại nhà nhưng do khinh nhờn giấy triệu
tập bằng thái độ từ chối không chịu ký nhận. Chứng cứ và nhân chứng cụ thể
được thể hiện tại các bút lục sau:
Tại bút lục số 43: (theo yêu cầu xác nhận của Toà án, Công an phường H) đã
xác nhận: “đương sự S hiện còn cư trú tại địa phương (hộ KT3) vào ngày
03/03/2005 tức là có mặt tại địa chỉ cư trú trước các thời điểm Toà phát Giấy
triệu tập, nhưng đã cố tình né tránh để khỏi nhận Giấy triệu tập của Toà.
Tại bút lục số 1 (khi có giấy triệu tập lần 2 vào ngày 08/3/2005: UBND
phường H xác nhận có cử cán bộ tên H trực tiếp đến nhà giao giấy triệu
nhưng bị đơn tuy có mặt tại nhà nhưng không chịu ký nhận, nên UBND
phường đã xác nhận: “đương sự có mặt tại địa phương nhưng không ký
nhận”.
Như vậy, quá trình tiến hành thủ tục mời hoà giải trước khi chính thức xét xữ
đã được Toà cấp Sơ thẩm tiến hành là hoàn toàn chặt chẽ, đúng qui định luật
tố tụng dân sự và các chứng cứ là rõ ràng cụ thể về sự né tránh, cố tình từ
chối tiếp nhận “Giấy triệu tập” của Bị đơn. Lại nữa, bị đơn dân sự không thể
viện lý do không biết Bà E khởi kiện vụ việc gì, vì đã nhiều lần Bà E đòi nợ,
đòi nhà đối với Ông S và đã làm đơn kiện Ông S tại UBND phường 20 Quận
Tcăn nhà và khoản nợ này vào ngày 13/11/2003. Bà ta cũng đã điện thoại
nhiều lần thông báo rõ là sẽ đưa Ông ra Toà. Mặt khác, bị đơn dân sự vào
giờ cuối cũng có mặt tại phiên Toà Sơ thẩm, cho nên việc bị đơn nêu lý do
không biết Bà E kiện cáo việc gì là không có cơ sở thực tế và là hoàn toàn
không đúng. về
Từ các cơ sở pháp lý và thực tế đã nêu, đối chiếu với Điều 200 khoản 2 Bộ
Luật Tố tụng Dân sự có qui định: “Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần
thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xữ vắng mặt họ”. Chưa
nói là ở đây Toà Sơ Thẩm đã xét xữ với sự có mặt của bị đơn.
Rõ ràng việc kháng cáo của Bị đơn dân sự là không có cơ sở pháp lý và thực
tiễn.
VẤN ĐỀ THỨ HAI : về nội dung vụ kiện “Đòi nợ”, theo sự trình bày của
thân chủ tôi và người đại diện tại phiên Toà Sơ thẩm cũng như tại phiên Toà
Phúc thẩm hôm nay có thể tóm tắt như sau:
Nguyên vào đầu năm 1999, do có ước vọng và ý định trở về định cư tại Việt
Nam để làm ăn dưỡng già, nên thân chủ tôi là Bà E muốn mua nhà để có chổ
ăn ở ổn định về sau. Song vào thời điểm này Nhà nước ta chưa có chủ trương
cho Việt Kiều mua nhà. Chính vì lý do đó, thân chủ tôi đã có nhờ một người
quen biết, tin cậy là nghệ sĩ cải lương đàn em (vì Bà E cũng vốn là nghệ sĩ cải
lương từ trước khi xuất cảnh) là Ông S đứng tên để hợp thức hoá việc mua
căn nhà số —/– Hương lộ –, Phường –, Quận T (nay là —/– Bis Luỹ Bán
Bích, Phường H, Quận T, Tp. HCM). Và do thấy gia đình Ông S nghèo, thiếu
nhà ở, còn ở hộ tập thể của Đoàn Cải lương S, nên thân chủ tôi đã kết hợp
một công hai chuyện, vừa đồng ý để vợ chồng Ông S mượn nhà ở, vừa trông
coi dùm nhà cửa cho thân chủ tôi. Nhưng để đảm bảo sự sòng phẳng, tránh
rủi ro tranh chấp về sau, nên thân chủ tôi (Bà E) đã giữ toàn bộ giấy tờ pháp
lý về căn nhà (dù đứng tên Ông S) và bản sao giấy mượn nợ của Ông S (vì do
Ông S chỉ viết tay có một bản).
Cho đến khi có Nghị định 81/2001/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 05/11/2001
về việc “Người VN định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại VN”, mà đặc biệt khi
Luật Đất đai mới năm 2003 có qui định chính thức các loại đối tượng Việt
Kiều được mua nhà (mà trường hợp thân chủ tôi cũng là đối tượng được phép
theo qui định ở Điều 121, khoản 1, điểm d về “người có nhu cầu về sống ổn
định tại VN”,nên thân chủ tôi đã trực tiếp đặt vấn đề nhiều lần với ông S để
được lấy lại căn nhà đã cho mượn ở. Nhưng Ông S đã từ chối trả nhà và tìm
mọi cách tránh né với ý đồ, mà theo thân chủ tôi đánh giá, là muốn chiếm
đoạt căn nhà này. Thân chủ tôi, Bà E, cũng có đơn kiện tại UBND phường 20
Quận T vào ngày13/11/2003 như đã nói ở phần trên, nhưng do quận T đang
trong thời kỳ tách Quận T và do không đủ chức năng thẩm quyền nên chưa
giải quyết.
Cơ sở thực tế và pháp lý chứng minh sự thật trên gồm:
1) Biên nhận mượn 40 lượng vàng SJC do chính Ông S viết tay ngày
04/01/1999 mà chính bị đơn S đã xác nhận nguyên văn tại phiên Toà sơ thẩm
theo bút lục 68 là: “Dạ có, tôi có làm giấy mượn nợ tiền của Bà E” và “Bà E
nói tôi viết giấy nợ làm tin cho Bà E, chữ viết trong đó là tôi tự viết ra”.
2) Giấy mua bán nhà (viết tay) và việc đặt cọc trước 5 lượng vàng SJC giữa
Bà E và Ông H, nguyên chủ sở hữu căn nhà này vào ngày 18/01/1999.
3) Nhân chứng H (nguyên chủ sở hữu căn nhà —/– Bis Luỹ Bán Bích,
phường H, quận T) cũng đã xác nhận trực tiếp trong hồ sơ tại Toà Sơ thẩm
(theo bút lục 41) với hai nội dung:
· Một là : Ông đã bán căn hộ này trực tiếp cho Bà E, Bà E đã trực tiếp
ký giấy tay, đưa tiền vàng. Ông H đã nhận trực tiếp đủ 40 lượng vàng SJC và
giao giấy tờ trực tiếp cho Bà E.
· Hai là : Về giấy tờ pháp lý, thì: “Bà E có nói để Ông S đứng tên trong
Hợp đồng mua bán nhà lập ngày 02/02/1999, đăng bộ ngày 11/02/1999 tại
Quyển số 04, tờ số 1521 tại Sở Địa chính – Nhà đất Tp. HCM.
4) Trình tự thời điểm mượn tiền, thời điểm tiến hành đặt cọc nhà, thời điểm
ký hợp đồng mua nhà và đăng bộ sở hữu là hoàn toàn hợp lý , logique đối
với vụ việc do thân chủ tôi và người đại diện trình bày tại hai cấp Toà.
Cho nên, dựa trên các chứng cứ và nhân chứng có thật và hoàn toàn thuyết
phục trên , tôi kính đề nghị Quí Toà Phúc Thẩm xem xét “vụ kiện Đòi nợ”
của thân chủ tôi (Bà E), là hoàn toàn có cơ sở pháp lý vững chắc và hợp tình
hợp lý.
Vì các lẽ trên, rõ ràng nội dung kháng cáo của Bị đơn S hoàn toàn không có
cơ sở pháp lý và các chứng cứ về khoản nợ 40 lượng vàng SJC là quá rõ
ràng, cụ thể . Theo tôi nghĩ, Quí Toà nên bác đơn kháng cáo là hợp lý và
đúng luật. Và mặc dù với Bản án Sơ thẩm, thân chủ tôi có bị thiệt thòi nhiều
(vì thực tế căn nhà —/– Bis Luỹ Bán Bích, quận T,Tp. HCM hiện nay giá thị
trường thấp nhất cũng trên 100 lượng vàng SJC). Nhưng để đảm bảo tình lý,
có trước có sau, rất thông cảm hoàn cảnh nghèo, thiếu chổ ở của gia đình
Ông S, nên thân chủ tôi đã thuận tình, chấp hành phán quyết của Toà Sơ
Thẩm.
Cho nên, với tư cách Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho
Bà E, tôi trân trọng kiến nghị Hội Đồng Xét Xữ Phúc Thẩm hôm nay nghiên
cứu để có phán quyết y án Sơ thẩm là hợp tình, hợp lý và đúng luật pháp.
Trân trọng kính đề nghị và kính cám ơn Quí Toà.