Luận cứ bào chữa vụ án “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi”
Vì biết được Nguyễn Kim Trí qua làm ăn, kinh doanh tại địa bàn tỉnh Bình
Phước đã có mối quan hệ xã hội rộng rãi với nhiều cán bộ, chiến sĩ công an,
nhất là công an huyện Đồng Phú, nên Nguyễn Thị Thuỷ đã đến năn nỉ khóc
lóc nhờ “chạy” giùm cho chồng y thị là Đàm Đình Hùng (đang bị tạm giữ
điều tra về tội “cưỡng đoạt tài sản” tại Công an Huyện Đồng Phú) được tại
ngoại và sắp tới được xử nhẹ, mức “án treo”.
10 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu: Luận cứ bào chữa vụ án “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận cứ bào chữa vụ án “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi”
Vì biết được Nguyễn Kim Trí qua làm ăn, kinh doanh tại địa bàn tỉnh Bình
Phước đã có mối quan hệ xã hội rộng rãi với nhiều cán bộ, chiến sĩ công an,
nhất là công an huyện Đồng Phú, nên Nguyễn Thị Thuỷ đã đến năn nỉ khóc
lóc nhờ “chạy” giùm cho chồng y thị là Đàm Đình Hùng (đang bị tạm giữ
điều tra về tội “cưỡng đoạt tài sản” tại Công an Huyện Đồng Phú) được tại
ngoại và sắp tới được xử nhẹ, mức “án treo”.
Tóm tắt vụ án:
Vì biết được Nguyễn Kim Trí qua làm ăn, kinh doanh tại địa bàn tỉnh Bình
Phước đã có mối quan hệ xã hội rộng rãi với nhiều cán bộ, chiến sĩ công an,
nhất là công an huyện Đồng Phú, nên Nguyễn Thị Thuỷ đã đến năn nỉ khóc
lóc nhờ “chạy” giùm cho chồng y thị là Đàm Đình Hùng (đang bị tạm giữ
điều tra về tội “cưỡng đoạt tài sản” tại Công an Huyện Đồng Phú) được tại
ngoại và sắp tới được xử nhẹ, mức “án treo”. Lúc đầu Nguyễn Kim Trí ngần
ngại từ chối, nhưng do Nguyễn Thị Thuỷ năn nỉ khóc lóc, nên Nguyễn Kim
Trí xúc động và đồng ý giúp đỡ. Hai bên thoả thuận, bước đầu Nguyễn Thị
Thuỷ gởi trước cho Nguyễn Kim Trí 10 triệu đồng và sau khi có thông tin
chắc chắn về kết quả, Thị Thuỷ sẽ gửi tiếp phần còn lại 60 triệu đồng. Nhưng
sau khi được thông báo kết quả chắc ăn từ Nguyễn Kim Trí sau khi trao đổi
điện thoại với anh Phạm Đức Thiện, đội trưởng CA điều tra huyện Đồng Phú
và trực tiếp kiểm tra kết quả hoàn toàn đúng qua đội trưởng đội cảnh sát điều
tra công an Huyện Đồng Phú thì Nguyễn Thị Thuỷ lại giở thủ đoạn tiến hành
làm sẵn đơn tố cáo và nhờ người ghi lại tất cả số sơ-ri tiền 60 triệu rồi trực
tiếp mang đến giao số tiền 60 triệu đồng còn lại này (theo thoả thuận) cho
Nguyễn Kim Trí và ngay tức khắc sau đó đến cơ quan công an tỉnh Bình
Phước xin được gặp phó giám đốc công an tỉnh để tố cáo hành vi tiêu cực của
Nguyễn Kim Trí. Ngay sau khi nhận tố cáo của Nguyễn Thị Thuỷ, công an
tỉnh Bình Phước đã thực hiện khám xét và bắt khẩn cấp Nguyễn Kim Trí tại
nơi cư trú của đương sự.
Kết luận điều tra của công an Bình Phước sau đó đã khép bị can Nguyễn Kim
Trí vào tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục
lợi”. Và viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước đã truy tố Nguyễn Kim Trí
với tội danh này theo Điều 291, khoản 2, điểm b của Bộ luật hình sự.
Và kết quả của phiên Toà hình sự sơ thẩm ngày 04/02/2010, bị cáo Nguyễn
Kim Trí bị tuyên phạt mức án 3 năm tù giam (tức mức án thấp nhất so với
khung hình phạt thuộc điều luật mà Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước
đã truy tố đối với bị cáo Trí).
Sau đây, xin được giới thiệu toàn văn bài bào chữa của hai Luật sư XXXX và
Luật sư XXXX:
Kính thưa Quí Toà,
Hôm nay, tại phiên toà này, theo yêu cầu của bị cáo Nguyễn Kim Trí (còn có
tên là Nguyễn Phương Thảo) và đã được Quí Toà chấp nhận cấp giấy chứng
nhận người bào chữa số 36/CN_TA ngày 25/11/2009, chúng tôi gồm Luật sư
XXXX và Luật sư XXXX xin thực hiện việc bào chữa cho bị cáo Nguyễn
Kim Trí đã bị Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Phước truy tố về tội: “Lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để thu lợi” theo điểm b,
khoản 2 điều 291 của Bộ Luật Hình sự.
Chúng tôi xin được trình bày các luận cứ bảo chữa sau:
Thứ nhất: Tuy chúng tôi không phản bác tội danh do Viện kiểm sát truy tố,
nhưng theo chúng tôi việc áp dụng tội danh này trong thực tế vẫn chưa đảm
bảo hội đủ các yếu tố cấu thành. Vì theo giải thích khoa học về Bộ luật hình
sự đối với tội danh này của viện khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư Pháp VN
được công bố năm 2004, thì “dấu hiệu thứ nhất về mặt khách quan của tội
phạm này là dùng ảnh hưỡng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn
làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ, hoặc làm một việc
không được phép làm”. Trong khi trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Kim Trí
chỉ thông qua chỗ quen biết với anh Phạm Đức Thiện, đội trưởng Đội cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thuộc Công an Huyện Đồng Phú, để hỏi
thăm dò về trường hợp bị can Đàm Đình Hùng (chồng của chị Nguyễn Thị
Thảo) bị khởi tố tạm giam về tội “cưỡng đoạt tài sản” nặng nhẹ ra sao và
hướng xử lý như thế nào mà thôi. Việc hỏi thăm dò, tác động này chỉ có mục
đích, nếu được, xin anh Thiện giải quyết giúp đỡ cho bị can Hùng theo hướng
hợp pháp mà thôi, chứ không hề có yêu cầu giải quyết không đúng ngoài qui
định của luật pháp. Vì chính anh Thiện đã khẳng định tại bút lục trang 149
của hồ sơ vụ án là: “Với cương vị là đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự xã hội thì tôi xác định cho bị can Đàm Đình Hùng được thay đổi
biện pháp từ tạm giam sang cho gia đình bảo lãnh là hoàn toàn đúng qui định
của pháp luật”. Và cũng tại bút lục hồ sơ này, anh Thiện cũng xác định:
“Trong quá trình điều tra vụ án “cưỡng đoạt tài sản” thì chúng tôi không bị ai
tác động là phải xử lý vụ án này như thế này hay như thế khác. Chúng tôi
điều tra hết sức công tâm, vô tư và khách quan, đúng qui định pháp luật”. Và
tại “Bản kết luận điều tra” của cơ quan Cảnh sát điều tra Công An Tỉnh Bình
Phước cũng đã có kết luận anh Thiện, đội trưởng Cảnh sát Điều tra công an
Huyện Đồng Phú không hề bị bị cáo Nguyễn Kim Trí tác động để làm sai
lệch trong quá trình xử lý vụ án đối với trường hợp bị can Đàm Đình Hùng,
bằng kết luận: “Hành vi trên của anh Thiện là không vi phạm pháp luật, do đó
cơ quan CSĐTkhông đề cập xử lý”.
Thứ hai: Sở dĩ bị cáo Nguyễn Kim Trí phạm pháp cũng có một phần nguyên
nhân từ ý đồ và hành động gài bẫy của chị Nguyễn Thị Thuỷ. Chúng tôi xin
nêu ra các chứng lý cụ thể tại các bút lục hồ sơ vụ án như sau:
1. Mặc dù nhiều lần năn nỉ, thuyết phục bị cáo Nguyễn Kim Trí giúp đỡ cho
chồng mình tại ngoại và đã được bị cáo Trí cam kết: “Cứ yên tâm đi, chỗ
quen biết hàng xóm, Trí không lừa tôi, nếu Trí không lo được thì Trí trả lại
tiền cho tôi” (tại BL hồ sơ về lời khai của Nguyễn Thị Thuỷ, trang 141) và
chiều ngày 09/2/2009, Nguyễn Thị Thuỷ cũng sớm sủa được bị cáo Trí báo
tin vui là chồng sắp được thả ra và chính Thuỷ đã xác minh chính xác tin vui
này bằng việc điện thoại đến anh Phạm Đức Thiện, đội trưởng CSĐT công an
huyện Đồng Phú (tại BL lời khai của anh Thiện) có ghi rõ: “Tôi nhận được
điện thoại của một người phụ nữ tự xưng là Thuỷ, vợ của Đàm Đình Hùng
(tôi không rõ lý do Bà Thuỷ biết được số điện thoại của tôi). Bà Thuỷ hỏi tôi
có giải quyết cho chồng bà ta tại ngoại về nhà được không? Tôi trả lời là tôi
đã xem xét hồ sơ vụ án của chồng bà nên thấy rằng chồng bà là Đàm Đình
Hùng đủ điều kiện áp dụng biện pháp cho gia đình bảo lãnh theo qui định của
pháp luật nên tôi đã và đang tham mưu cho lãnh đạo làm thủ tục đề nghị thay
đổi biện pháp ngăn chặn”.
Như vậy, bị cáo Nguyễn Kim Trí đã thực hiện đúng thảo thuận tự nguyện
giữa hai bên với Nguyễn Thị Thuỷ, không có gì lừa đảo cả. Thế mà, Thị
Thuỷ lại có ý đồ hại Nguyễn Kim Trí bằng cách: “Tôi cẩn thận nhờ anh Bắc,
bạn quen biết, ghi lại số seri tiền cho tôi đủ 60 triệu đồng. Trước đó tôi cũng
nửa tin nửa ngờ nên đã làm sẵn tờ đơn tố cáo Trí nếu khi đi giao tiền mà có
nghi ngờ gì nữa, chồng tôi không được thả ra, thì tôi đi tố cáo Trí”. Mặc du,
việc hứa hẹn giải quyết giúp đỡ này nọ đối với bị can Đàm Đình Hùng là vi
phạm luật pháp và luật pháp cũng khuyến khích tố cáo những hành vi này,
nhưng xét về mặt đạo đức xã hội thì hành vi của Thuỷ rõ ràng là lật lọng, đã
được Thị Thuỷ toan tính ngay từ đầu khi nhờ cậy bị cáo Nguyễn Kim Trí
giúp đỡ. Việc Thuỷ giao 60 triệu đồng mà đã chủ động ghi lại tất cả seri số
tiền này thực chất là mồi nhữ cho bị cáo Trí sụp bẫy.
2. Đáng lẽ khi nãy sinh nghi ngờ Trí không thực hiện được thoả thuận cam
kết và khi được các người bạn quen nhắc nhở cảnh giác, thì Thuỷ có toàn
quyền quay lại đòi lại số tiền đã giao cho Trí, vì ngay từ đầu chính bị cáo
Nguyễn Kim Trí đã phải miễn cưỡng giúp đỡ vì cảm thương hoàn cảnh khó
khăn, hai bên có con cái là bạn học với nhau, ở chung chòm xóm và do Thuỷ
năn nỉ quá, chính Trí đã từng khuyên can Thuỷ: “Em cứ để cho ở Huyện xử
đi, nếu cao thì xin kháng cáo lên tỉnh, thế nào chồng em cũng được giảm nhẹ
và ở thêm ít thời gian nữa là về”. Rõ ràng Thuỷ có đủ điều kiện dễ dàng để
quay lại đòi hoàn trả số tiền đã giao cho Nguyễn Kim Trí, nhưng lại không
làm, mà đi tố cáo, chứng tỏ Thuỷ đã không thực lòng nhờ, mà cố tình đưa
đẩy Trí vào chỗ phạm pháp.
3. Mặc dù Thuỷ than thở với Trí là khó khăn, nghèo khổ không đủ tiền chạy
cho chồng tại ngoại, nhưng thực tế chỉ là động tác giả, vì chính Thuỷ đã thú
nhận: “Tôi nói về chuẩn bị tiền, nhưng thực tế ở nhà tôi đã chuẩn bị đủ tiền”
(tại BL hồ sơ trang 141), thậm chí đã nhờ anh Bắc, bạn thân, ghi đủ số seri
tiền sẽ giao cho Trí. Rõ ràng hành vi của Thuỷ đã thể hiện sự gian dối ngay
từ đầu. Thậm chí thủ đoạn ghi các số seri tiền chung tiêu cực đặt ra nhiều vấn
đề nghi vấn đối với một phụ nữ bình thường, buôn bán nông sản ngoài chợ,
trình độ giới hạn, mà có những toan tính nghiệp vụ không thua gì một trinh
sát công an chuyên nghiệp.
4. Dù đã nhận được những thông tin phấn khởi về vấn đề xử lý nhẹ nhàng đối
với chồng mình, nhưng ngay sau khi giao tiền, Thị Thuỷ đã tìm đến công an
để tố cáo ngay hành vi phạm pháp của bị cáo Trí. Và động thái nghiệp vụ của
cơ quan công an còn cho thấy có thể Nguyễn Thị Thuỷ đã tố cáo tại công an
Bình Phước trước khi giao 60 triệu cho bị cáo Trí và việc gởi đơn tố cáo khẩn
cấp vào ngay ban đêm khuya khoắc chỉ mang hình thức nhằm hợp thức hoá
kế hoạch đã chủ động gài bẫy ngay từ đầu của Nguyễn Thị Thuỷ đối với bị
cáo Trí. Tại BL lời khai của Nguyễn Thị Thuỷ ở trang 141, 142 đã thể hiện
điều này: “Tôi quyết định kêu Hiến chở tôi đến ngay công an tỉnh Bình
Phước đưa đơn tố cáo Trí, lúc đó tôi không nhớ mấy giờ chỉ đoán 19 giờ. Tôi
đến cổng công an gặp mấy anh gác cổng tôi nói cần gặp anh phó giám đốc
công an gấp thì người công an gác cổng điện thoại; khoảng 5 đến 10 phút gì
đó thì có anh công an (là phó giám đốc) đi ra cổng, tôi đưa đơn tố cáo. Sau
đó, có mấy anh công an khác hỏi tôi về sự việc tố cáo, nhưng tối rồi nên mấy
anh công an kêu tôi về sáng mai đến làm việc. Ngày hôm sau tôi đến công an
tỉnh khai rõ toàn bộ nội dung sự việc tố cáo Trí lừa chiếm đoạt tiền của tôi”.
Rồi mặc dù không hỏi gì thêm ngay khi Nguyễn Thị Thuỷ đến tố cáo vào ban
đêm, nhưng cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Bình Phước đã tiến hành bắt và
khám xét đối với Nguyễn Kim Trí ngay đêm đó, vào lúc 20 giờ 30 ngày
09/02/2009. Điều này chứng minh rõ ràng là Nguyễn Kim Trí đã có sự sắp
đặt tố cáo Nguyễn Kim Trí ngay từ trước khi giao 60 triệu cho Trí và trước
khi gởi đơn tố cáo chính thức đến công an vào lúc 19giờ tối cùng ngày.
Trong cuộc sống đạo đức thông thường, không ai lại đi trở mặt tố cáo một
người mình nhờ giúp đỡ (nhất là người quen, đã từng ở chung chòm xóm với
nhau) tức khắc ngay sau khi giao tiền theo thoả thuận và ngừơi đó chưa hề có
dấu hiệu lừa đảo, hơn nữa khoản tiền tiêu cực đó lại hoàn toàn có thể thu hồi
một cách hoà bình, dễ dàng, êm thắm không có gì phải tranh chấp theo cam
kết của người nhận tiền, nếu không phải nhằm mục đích gài bẫy phạm pháp
cho người nhận tiền. Phải chăng Thị Thuỷ vừa muốn được việc cho chồng,
vừa quay mặt lập công trạng. Về mặt đạo đức, đây là việc làm đáng chê trách,
dù hợp pháp về mặt hình thức.
Như vậy, trên cơ sở các luận cứ xuất phát từ các bút lục tại hồ sơ vụ án, có
thể đi đến kết luận vững chắc rằng, đã có hành vi gài bẫy của Nguyễn Thị
Thuỷ và chính thủ đoạn gài bẫy này của Thuỷ đã dẫn đường cho hành vi
phạm pháp của Nguyễn Kim Trí. Rõ ràng không có thủ đoạn gài bẫy của
Nguyễn Thị Thuỷ thì sẽ không có việc phạm pháp của Nguyễn Kim Trí, sẽ
không có vụ án này. Vì từ trước đến nay, bị cáo Trí chưa hề có tiền án, tiền
sự,
Thứ 3: Đây là vụ án hình sự nhỏ, vì qua điều tra của cơ quan Điều tra công an
tỉnh Bình Phước, đã kết luận không có một ai đồng phạm và cũng không có
đối tượng n o liên đới trong vụ án; tang vật tiền tiêu cực, phạm pháp đã
được thu hồi đầy đủ ngay từ đầu, cơ quan công an đã trấn áp ngay từ trong
trứng nước, không để gây ảnh hưởng xấu gì đến xã hội, nên chưa có hậu quả
nào nghiêm trọng. Rõ ràng đây là vụ án hình sự chỉ độc diễn một bị cáo,
không có hậu quả gì lớn, nên xét về bản chất vụ việc, có thể xếp vào loại tội
phạm ít nghiêm trọng.
Thứ tư: bản thân bị cáo Nguyễn Kim Trí qua quá trình điều tra của cơ quan
Công an, đã khai báo rất thành khẩn gần như “khai toạt móng heo” không có
gì dấu giếm, kể cả không thủ thân bất cứ điều gì trong khai báo của mình. Có
thể nói bị cáo Nguyễn Kim Trí là loại người “ruột để ngoài da”, thành khẩn
và bộc trực đến mức dễ gây hiểu lầm, nhưng về mặt tâm lý xã hội đó là
người có bản chất tốt. Cũng chính vì vậy, mà bị cáo Nguyễn Kim Trí trong
cuộc sống ngoài đời đã có mối quan hệ rộng rãi trong xã hội, kể cả đối với
cán bộ, chiến sĩ công an ở huyện Đồng phú và cũng do tin cậy nhiều ở Trí,
mà anh Phạm Đức Thiện (đội trưởng CSĐT huyện Đồng Phú) đã yên tâm tiết
lộ với Trí những tình tiết của vụ án “cưỡng đoạt tài sản” của bị can Đàm
Đình Hùng và trong xây dựng công ty hoạt động thương mại, bị cáo Trí cũng
đã tạo được sự tín nhiệm của các đối tác, có uy tín nhất định tại thị trường địa
phương Bình Phước. Theo tôi, đối với trường hợp bị cáo Nguyễn Kim Trí, có
nhân thân tốt như đã nói, không cần phải tiếp tục giam giữ, cách ly với xã hội
thêm nữa, vì không cần thiết phải cải tạo giáo dục theo tinh thần luật pháp xã
hội chủ nghĩa nữa.
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Kim Trí còn hội tụ được những tình tiết giảm nhẹ
khác như phạm pháp lần đầu, có con nhỏ dại cần phải được người mẹ chăm
sóc (từ ngày bị cáo Trí bị tạm giam đến nay, các cháu nhỏ của bị cáo không
có người săn sóc chu đáo, phải gửi gắm bà con nội, ngoại nhiều nơi rất ảnh
hưởng không tốt cho việc ổn định học hành của các cháu).
Tóm lại , từ các luận cứ bào chữa trên, với tư cách là những luật sư bảo vệ
cho bị cáo Nguyễn Kim Trí, chúng tôi kính kiến nghị Quí Toà áp dụng các
Điều 45 về “căn cứ quyết định hình phạt”, điều 46 về “các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự” tại khoản 1 điểm g về”phạm tội nhưng gây thiệt hại
không lớn; điểm h về trường hợp “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít
nghiêm trọng”, điểm p về người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải” và điều 47 về “quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật” để
phán quyết cho bị cáo Nguyễn Kim Trí được hưỡng hình phạt nhẹ dưới mức
án thấp nhất của khung hình phạt theo qui định điểm b khoản 2 điều 291 của
bộ luật hình sự mà Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Bình Phước đã truy tố và
được chuyển sang án treo (theo Điều 60 của bộ luật hình sự) để cho bị cáo Trí
được về sum họp với gia đình và có điều kiện gần gũi chăm sóc con cái nhỏ
dại. Đó cũng là cách thể hiện tính nhân đạo của pháp luật XHCN của đất
nước chúng ta.
Về các tài sản, tiền bạc (số tiền 80.035.000đ00) và các vật dụng khác không
có liên quan đến vụ án, chúng tôi thống nhất với cáo trạng bổ sung của viện
kiểm sát, đề nghị Quí Toà quyết định cho hoàn trả lại cho bị cáo Nguyễn
Kim Trí.
Trân trọng kính đề nghị và kính cảm ơn quý toà./.
(SUN LAW FIRM st)
(SUNLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ
biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham
khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư,
chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)