Tôi là Luật sư X., thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, được sự yêu cầu
của thân chủ tôi là nguyên đơn S và cũng đã được Quí Tòa chấp thuận cho
phép tôi được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn tại phiên tòa phúc
thẩm “vụ án hành chính” hôm nay.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 01 năm 2008
BẢN LUẬN CỨ
Kính thưa Quí Tòa,
Tôi là Luật sư X., thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, được sự yêu cầu
của thân chủ tôi là nguyên đơn S và cũng đã được Quí Tòa chấp thuận cho
phép tôi được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn tại phiên tòa phúc
thẩm “vụ án hành chính” hôm nay.
Tôi xin phép Quí Tòa được trình bày tóm gọn nội dung vụ việc, các yêu cầu
của thân chủ tôi và luận cứ bảo vệ như sau:
Nguyên vào ngày 24/01/2006 trong khi thân chủ tôi đi vắng vì công việc làm
ăn hàng ngày, thì Tổ Quản lý trật tự xã B đã đến đập phá căn nhà gây hư
hỏng, đổ nát gần như toàn bộ căn nhà có diện tích 4m x 8m = 32m2 (chỉ còn
lại 1/3 căn nhà) với lý do cưỡng chế vi phạm hành chính về xây dựng, mà
không có biên bản xử lý vi phạm hành chính tại chỗ và cũng không có quyết
định cưỡng chế. Thêm vào đó, Tổ quản lý trật tự này còn hăm dọa hành hung
cả em V, là con ruột của thân chủ tôi.
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu: Luận cứ bảo vệ trong vụ án hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận cứ bảo vệ trong
vụ án hành chính
Tôi là Luật sư X...., thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, được sự yêu cầu
của thân chủ tôi là nguyên đơn S và cũng đã được Quí Tòa chấp thuận cho
phép tôi được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn tại phiên tòa phúc
thẩm “vụ án hành chính” hôm nay.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 01 năm 2008
BẢN LUẬN CỨ
Kính thưa Quí Tòa,
Tôi là Luật sư X...., thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, được sự yêu cầu
của thân chủ tôi là nguyên đơn S và cũng đã được Quí Tòa chấp thuận cho
phép tôi được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn tại phiên tòa phúc
thẩm “vụ án hành chính” hôm nay.
Tôi xin phép Quí Tòa được trình bày tóm gọn nội dung vụ việc, các yêu cầu
của thân chủ tôi và luận cứ bảo vệ như sau:
Nguyên vào ngày 24/01/2006 trong khi thân chủ tôi đi vắng vì công việc làm
ăn hàng ngày, thì Tổ Quản lý trật tự xã B đã đến đập phá căn nhà gây hư
hỏng, đổ nát gần như toàn bộ căn nhà có diện tích 4m x 8m = 32m2 (chỉ còn
lại 1/3 căn nhà) với lý do cưỡng chế vi phạm hành chính về xây dựng, mà
không có biên bản xử lý vi phạm hành chính tại chỗ và cũng không có quyết
định cưỡng chế. Thêm vào đó, Tổ quản lý trật tự này còn hăm dọa hành hung
cả em V, là con ruột của thân chủ tôi.
Đến trên 6 tháng sau, để chữa cháy việc xử lý vi phạm hành chính xây dựng
không đúng pháp luật về qui trình xử lý, cưỡng chế của cấp dưới, UBND xã
B đã liên tiếp ban hành các Quyết Định 942/QĐ-UBND về thu hồi và hủy
biên bản vi phạm hành chính số 107 ngày 14/09/2005 của Tổ Quản lý Trật tự
Đô thị vì nhầm đối tượng vi phạm và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
số 631/QĐ-XPHC ngày 20/09/2005; Quyết định số 944/QĐ-XP-UBND về
“xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.” cũng trong ngày
30/6/2006 và Quyết định số 1099/QĐCC-UBND về “quyết định áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”. Rõ ràng
đây là một qui trình xử phạt ngược chiều, không đúng trình tự qui định của
luật pháp trong xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, chưa kể sự sai sót
cẩu thả trong việc lập Biên bản xử phạt và quyết định xử phạt lộn đối tượng
đối với Ông L, là chồng cũ của nguyên đơn, đã ly hôn từ tháng 4/1999 (cách
thời điểm xử lý đến 7 năm) không còn liên quan gì đến tài sản riêng của
nguyên đơn.
Chính vì vậy, mà thân chủ tôi, bà S, đã phải làm đơn khiếu nại đến UBND xã
B (theo đúng trình tự qui định của Luật Khiếu nại, Tố cáo) và đã bị UBND xã
B bác đơn khiếu nại với Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 22/8/2006 do
chủ tịch UBND xã ký. Do đó, theo đúng trình tự luật pháp, thân chủ tôi đã
khởi kiện tại Tòa án nhân dân Huyện B với 4 nội dung yêu cầu để được Tòa
xét xử như sau:
1. Đập nhà sửa chữa không có giấy phép, không có biên bản xử phạt hành
chính.
2. Không có Quyết định cưỡng chế của UBND xã B.
3. Cắt rào vào nhà khi chủ nhà đi vắng.
4. Rút súng hăm dọa đòi bắn con chủ nhà bể đầu (có sự làm chứng của nhân
dân địa phương và công an xã B).
Qua đó thân chủ tôi yêu cầu được xét xử và bồi thường thiệt hại hư hỏng nhà
cửa trị giá thiệt hại 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) và truy cứu trách
nhiệm người có hành vi dùng súng hăm dọa bắn vào đầu của con thân chủ
tôi.
Nhưng Bản án sơ thẩm lại đưa ra phán quyết lệch hướng với quyết định:
“Bác yêu cầu của Bà S yêu cầu hủy Quyết định 1236/QĐ-UBND ngày
22/8/2006 của UBND xã B và yêu cầu đòi UBND xã B bồi thường 20 triệu
đồng tiền vật tư và 5 triệu đồng tiền thiệt hại tinh thần”. Và kết luận “Quyết
định số 1236/QĐ-UBND ngày 22/8/2006 của UBND xã B có hiệu lực thi
hành.” Theo chúng tôi, Bản án sơ thẩm đã không đi thẳng vào việc giải quyết
các nội dung một cách đầy đủ mà nguyên đơn đã khởi kiện, mà chỉ giải quyết
cái ngọn của vấn đề khiếu kiện.
Vấn đề ở đây là phải xét xử xem việc cưỡng chế đập phá căn nhà xây dựng
trái phép của nguyên đơn có sai sót, không đúng qui trình xử lý vi phạm hành
chính về xây dựng hay không? Các quyết định xử phạt vi phạm hành chính
và quyết định cưỡng chế vi phạm ban hành sau cưỡng chế đập phá thực tế
căn nhà có đúng luật pháp qui định không? Việc hăm dọa hành hung con ruột
của nguyên đơn bằng súng có đúng sự thật hay ở mức độ nào? Việc yêu cầu
hủy Quyết định 1236/QĐ-UBND của UBND xã B ngày 22/08/2006 chỉ là
hậu quả tất yếu của việc giải quyết các nội dung tranh chấp nói trên, đó là yêu
cầu phụ, chứ không phải là các yêu cầu chính ,có tính trọng tâm, chủ yếu của
Đơn Khởi Kiện của nguyên đơn, bà S.
Tất cả chúng ta ở đây và mọi công dân có ý thức, vì lợi ích chung đềuhoan
nghênhtất cả các xử phạt đúng luật pháp của mọi cơ quan thẩm quyền nhà
nước đối với người vi phạm luật pháp để đảm bảo kỷ cương, phép nước được
nghiêm minh, trong đó có cả của UBND xã B. Nhưng rõ ràng, qua hồ sơ với
nhiều bút lục chứng minh và có cả sự xác nhận của đại diện ủy quyền của
UBND xã B trong Bản tự khai tại hồ sơ vụ án, cũng như tại Tòa phúc thẩm
hôm nay, cho thấy đãcó những yếu tố lỗi thuộc về UBND xã B và cấp thừa
hành của mình là Tổ Quản lý Trật tự đô thị do tâm lý bực tức, định kiến đối
với người vi phạm trong xây dựng nên đã vội vã trong xử lý không theo đúng
trình tự quy định của luật pháp và xử phạt vi phạm hành chính, đi nghịch
chiều qui trình, thậm chí lúc đầu còn xử lý, cưỡng chế sai đối tượng vi phạm
không xác minh kỷ càng và tiếp đến, còn ban hành những quyết định “chữa
cháy” sai sót của mình không đúng luật.Việc cưỡng chế vi phạm này cũng
không công bằng, vì ngay tại ấp 1 và ấp 4 xã B vẫn còn rất nhiều trường hợp
xây dựng trái phép chưa được xử lý cưỡng chế mà Báo CA Tp.HCM số 1416
ngày 9/2/2006 và số 1417 ngày 14/2/2006 đã phản ảnh. Thậm chí Tổ Quản lý
trật tự đô thị xã B còn chưa chấp hành nghiêm túc chỉ thị của lãnh đạo UBND
huyện B, dẫn đến cưỡng chế đập phá nhà đã xây dựng trái phép hoàn chỉnh
xong xuôi, vi phạm qui trình xử phạt hành chính. Vì chỉ thị của UBND
HuyệnB số 02/2003/CT-UB ngày 22/5/2003 (theo Bút lục Số 43 tại Hồ sơ vụ
án) đã chỉ đạo rõ ở điểm 1.1 là: giao chủ tịch UBND xã-thị trấn chịu trách
nhiệm về các nội dung sau:
“- Củng cố Tổ quản lý đô thị đủ mạnh theo hướng chủ tịch xã-thị trấn kiêm tổ
trưởng, tổ phó và các thành viên là chuyên trách. Tổ chức lực lượng kiểm tra
thường xuyên 24/24giờ (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ), kịp thời xử
lý cương quyết, không để xảy ra các hành vi chuyển mục đích sử dụng đất,
lấy đất hạ thấp mặt ruộng, san lấp, xây dựng bất hợp pháp trên địa bàn xã-thị
trấn mình quản lý dưới mọi hình thức.
- Tiến hành lập thủ tục tạm giữ vật tư, phương tiện thi công (kể cả xe chuyên
chở vật tư san lấp) và xử lý theo thẩm quyền. Buộc phải khôi phục trả lại
ngay hiện trạng ban đầu; tháo dỡ ngay công trình xây dựng bất hợp pháp khi
mới xây dựng.”
Rõ ràng nội dung chỉ thị của UBND Huyện là phải tuần tra kiểm soát 24/24 giờ
và phải lập biên bản xử lý ngay từ đầu các vi phạm về xây dựng, để ngăn
chặn, khôi phục lại ngay hiện trường, phải có bằng chứng quả tang đang xây
dựng trái phép hẳn hoi một cách tức thời, ngay tại chỗ, đang khởi công xây
dựng trái phép và có các tang vật phương tiện thi công, vật tư cụ thể. Nhưng
theo các bút lục tại hồ sơ vụ án và theo xác nhận của đại diện ủy quyền của
UBND xã B, thì Tổ quản lý trật tự đô thị xã B đã cưỡng chế đập phá căn nhà
đã xây dựng xong, chủ nhà là S vắng mặt và không hề có tang vật là các
phương tiện thi công, vật tư, vật liệu nào tại chỗ cả. Điều đó chứng minh việc
xử lýcưỡng chế này là vội vã, không những không đúng qui định luật pháp,
mà còn không đúng tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo UBND Huyện nữa.
Nhưng để sang một bên các yếu tố lỗi, những sai sót không đúng qui định
luật pháp của Tổ Quản lý Trật tự Đô thị xã B làm thiệt hại cho nguyên đơn là
Bà S. Ở đây, đặc biệt chỉ đề cập đến Bản án Sơ thẩm, theo chúng tôi phân
tích ở trên, là chưa thể hiện việc xét xử đúng và đầy đủ theo tinh thần và nội
dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (Bà S).Theo tôi, Bản án sơ thẩm, về
nguyên tắc, đã vi phạm tố tụng. Vì vậy, tôi trân trọng kính đề nghị Hội Đồng
Xét Xử phúc thẩm tuyên hủy Bản án Sơ thẩm, để tạo điều kiện xét xử sơ
thẩm lại ngay từ đầu cho đúng thủ tục tố tụng qui định.
Trân trọng kính cảm ơn Quí Tòa.
Người bảo vệ.
LS..
(sưu tầm)