BẢN LUẬN CỨ
Kính thưa Quí Tòa,
Tôi là LS ., thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, Giám đốc công ty luật VAC, theo
yêu cầu của bị đơn dân sự L và được sự đồng ý của Quí Tòa qua giấy: “Chấp
nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” số 07/CV-TA ngày 11/7/2007,
hôm nay, trước phiên Tòa sơ thẩm này, tôi xin được thực hiện việc bảo vệ
quyền lợi của thân chủ tôi (Bà L) với các quan điểm và luận cứ sau:
Thứ nhất: Việc cho vay nợ và trả nợ giữa nguyên đơn (ông H) và bị đơn (bà
L) dựa trên cơ sở sự quen biết thân tình đặc biệt như người thân trong nhà,
nên giấy nhận nợ chỉ viết tay (mà do chính nguyên đơn, tức chủ nợ viết, bị
đơn chỉ cứ việc ký xác nhận) hay có trường hợp chỉ trao đổi miệng (như
trường hợp bị đơn L nói có trả nợ gốc cho nguyên đơn 2 lần: một lần
150.000.000 đồng vào ngày 18/6/2004 và một lần 50.000.000 đồng vào ngày
20/11/2006, cộng dồn là 200 triệu đồng, nhưng nguyên đơn không nhớ).
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu: Luận cứ bảo vệ “vụ việc đòi nợ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận cứ bảo vệ “vụ việc
đòi nợ”
Tôi là LS ..., thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, Giám đốc công ty luật VAC,
theo yêu cầu của bị đơn dân sự L và được sự đồng ý của Quí Tòa qua
giấy: “Chấp nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” số 07/CV-TA
ngày 11/7/2007, hôm nay, trước phiên Tòa sơ thẩm này, tôi xin được
thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của thân chủ tôi (Bà L) với các quan
điểm và luận cứ sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
Tp. HCM, ngày 20 tháng 9 năm 2007
BẢN LUẬN CỨ
Kính thưa Quí Tòa,
Tôi là LS ..., thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, Giám đốc công ty luật VAC, theo
yêu cầu của bị đơn dân sự L và được sự đồng ý của Quí Tòa qua giấy: “Chấp
nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” số 07/CV-TA ngày 11/7/2007,
hôm nay, trước phiên Tòa sơ thẩm này, tôi xin được thực hiện việc bảo vệ
quyền lợi của thân chủ tôi (Bà L) với các quan điểm và luận cứ sau:
Thứ nhất: Việc cho vay nợ và trả nợ giữa nguyên đơn (ông H) và bị đơn (bà
L) dựa trên cơ sở sự quen biết thân tình đặc biệt như người thân trong nhà,
nên giấy nhận nợ chỉ viết tay (mà do chính nguyên đơn, tức chủ nợ viết, bị
đơn chỉ cứ việc ký xác nhận) hay có trường hợp chỉ trao đổi miệng (như
trường hợp bị đơn L nói có trả nợ gốc cho nguyên đơn 2 lần: một lần
150.000.000 đồng vào ngày 18/6/2004 và một lần 50.000.000 đồng vào ngày
20/11/2006, cộng dồn là 200 triệu đồng, nhưng nguyên đơn không nhớ).
Thứ hai: Việc cho mượn nợ, thu nợ, lãi, đối chiếu nợ hoàn toàn do nguyên
đơn đạo diễn, tính toán, trong khi bị đơn có vẻ thụ động, không có bất cứ đề
nghị nào về mặt thủ tục pháp lý (như viết hợp đồng có công chứng hoặc ít ra
hợp đồng tay vay nợ có nhân chứng v.v) xuất phát từ lý do là nguyên đơn
ít học và dốt luật.
Thứ ba: Vì khoản cách biệt trong việc xác nhận nợ giữa 2 bên là rất lớn (Bên
nguyên đơn cho rằng số nợ còn lại lên đến 1.176.134.000 đồng chưa tính lãi,
trong khi bên bị đơn xác nhận số nợ chỉ còn vỏn vẹn khoảng 400 triệu đồng
kể cả lãi tính đến thời điểm ngày 28/6/2004, tức là ngày mà bị đơn trả nợ cho
nguyên đơn bằng việc bán căn nhà trị giá 750 triệu đồng, nghĩa là tiền lãi chỉ
thiếu từ ngày này về sau (còn tất cả tiền lãi trước ngày 28/6/2004 thì đã được
thanh toán). Cho nên việc hòa giải giữa hai bên là không khả thi và thực tế tại
Tòa án qua mấy lần cũng không hòa giải được.
Từ tình hình thực tế, qua 3 nhận định trên, với tư cách người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho bị đơn L, tôi kính đề xuất Hội Đồng xét xử sơ thẩm mấy
điểm sau:
I. Chấp nhận cơ sở thực tế và tính pháp lý của bản photo, tổng hợp đối
chiếu nợ do bị đơn đã ký xác nhận với nguyên đơn , vì tất cả mặt chữ và số
liệu nợ và lãi đều do nguyên đơn chấp bút và đây là cơ sở khách quan nhất so
với các chứng từ được xuất trình (mặc dù nguyên đơn cho rằng đó là bản
nháp và đã làm mất hoặc đốt rồi, nhưng bị đơn đã lục tìm được bản photo).
Và từ bản sao tổng hợp đối chiếu nợ giữa 2 bên này đã làm rõ thêm 2 vấn đề
là:
1) Bị đơn đã 4 lần trả nợ gốc (lần I: 50 triệu, lần II: 20 triệu, lần III: 100
triệu (số V trong bản đối chiếu nợ) và lần IV: cấn trừ căn nhà bán cho phía
người thân của nguyên đơn là 750 triệu) tổng cộng là: 920 triệu (chín trăm
hai chục triệu). Vì vậy, trong tính toán nợ tồn đọng của bị đơn, đề nghị Quí
Tòa trừ khoản này ra.
2) Có bằng chứng là nguyên đơn đã đôn lãi vào vốn tất cả là:
103.660.000 đồng (một trăm lẻ ba triệu sáu trăm sáu chục ngàn đồng), là
không phù hợp với luật pháp, vì như vậy là có tình trạng tính lãi chồng lên
lãi. Phần này cũng đề nghị Quí Tòa trừ bớt vào nợ tồn tại (đó là chưa kể số lãi
thặng dư không hợp lý phát sinh từ các khoản lãi cộng dồn này mà bên bị đơn
đã phải chịu thanh toán).
II. Công nhận tổng số tiền lãi (với lãi suất thỏa thuận cao chưa phù hợp với
qui định luật pháp) cho đến trước thời điểm 28/6/2004 (tức là thời điểm bị
đơn xác nhận kể từ đó về sau chưa trả lãi tiếp tục, theo biên bản kết thúc ghi
nhận trong hồ sơ tại Tòa) với tổng số là : 273.800.000 đồng (hai trăm bảy
mươi ba triệu tám trăm ngàn đồng) mà bị đơn đã thanh toán cho nguyên đơn
và được trả làm 13 đợt từ đợt đầu vào tháng 8/2003 đến đợt cuối vào tháng
4/2004 theo bút tích của nguyên đơn trên bản đối chiếu. Nếu áp dụng chế tài
theo qui định của Bộ Luật Dân sự, kể cả Bộ Luật Dân sự năm 1995 có hiệu
lực từ ngày 01/7/1996 và Bộ luật Dân sự 2005 hiện nay, thì phần đã trả lãi
vay cao vượt qui định, theo tôi, cũng nên trừ bớt vào phần vốn còn nợ của bị
đơn.
III. Không công nhận số tiền nợ 300 triệu (ba trăm triệu đồng chẳn) mà
nguyên đơn giao cho bị đơn ngày 16/6/2004, vì đây là tiền hùn vốn kinh
doanh bất động sản theo nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu” mà thực tế là bị đơn đã
bị lỗ nặng, nên nguyên đơn cũng phải cùng chịu hậu quả thua lỗ qua việc góp
vốn làm ăn này.
IV. Xác nhận quan hệ dân sự bị vô hiệu từ giấy nhận nợ ngày 24/01/2005 với
số nợ 1.874.000.000 đ (một tỉ tám trăm bảy mươi bốn triệu đồng) do có sự
nhầm lẫn của bên bị đơn và do vi phạm các hình thức văn bản (dù viết tay)
giữa 2 bên như: ghi “người làm chứng” nhưng không có ai làm chứng ký tên
cả; ghi “người viết giấy nhận nợ ký tên” nhưng bị đơn không hề chấp bút, mà
chính nguyên đơn là chủ nợ tự viết; ghi “giấy làm 2 bản mỗi người một bản
giá trị như nhau” nhưng thực tế chỉ có nguyên đơn giữ mà bị đơn (tức con
nợ) không giữ bản nào.
Việc tuyên bố quan hệ dân sự vô hiệu ở đây dựa trên cơ sở các điều khoản
của Luật Dân sự như sau:
- Điều 139 Bộ Luật Dân sự nước CHXHCN VN ngày 09/11/1995 về
“Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ qui định về hình thức” và Điều
141 Bộ Luật trên về “giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn” ở khoản 2 qui
định: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn, thì bên có lỗi trong việc để
xảy ra nhầm lẫn phải bồi thường thiệt hại”. Ở đây, bên có lỗi chính là nguyên
đơn, vì chính nguyên đơn chấp bút và đưa ra các qui định hình thức gây
nhầm lẫn cho bị đơn, vì bị đơn là người ít học, dốt luật pháp.
Vì chính Điều 400 Bộ Luật Dân sự năm 1995, có hiệu lực từ ngày 01/7/1996
này cũng qui định: “Khi các bên giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất định,
thì hợp đồng được coi là đã giao kết khi đã tuân theo hình thức đó”, nhưng ở
đây quan hệ dân sự được thực hiện sai hình thức đã thỏa thuận.
Và ngay cả khi vận dụng hồi tố Bộ Luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực từ
ngày 01/01/2006 ở Điều 131 về “giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn” và
Điều 134 về “giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ qui định về hình
thức” cũng có nội dung qui định về vô hiệu tương tự như trên về giao dịch
dân sự.
Hơn nữa, giấy nhận nợ ngày 24/01/2005 về khoản nợ 1.874.000.000 đồng
còn vi phạm yếu tố trung thực, vì theo nhân chứng tình cờ L (đã có bản khai
tại hồ sơ vụ kiện), thì bị đơn L ký xác nhận trước rồi, nguyên đơn mới ghi nội
dung phần sau, trong đó có việc ghi thêm số nợ 1.874.000.000 đồng.
Và rõ ràng một khi quan hệ dân sự bị vô hiệu, thì quan hệ đó mất giá trị và
không tồn tại, hoàn toàn không thể điều chỉnh nghĩa vụ bên bị đơn (tức con
nợ) vì bị đơn là người ngay tình, do nhầm lẫn. Và bị đơn cũng phủ nhận hoàn
toàn là không hề có nhận khoảng nợ này.
Tóm lại , trên cơ sở các luận cứ viện dẫn trên, với tư cách luật sư bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn, chúng tôi kiến nghị Hội Đồng xét xử
chấp nhận yêu cầu phía bị đơn để tuyên xác nhận số nợ còn tồn đọng mà bị
đơn có nghĩa vụ phải trả là 400.000.000 đ (bốn trăm triệu đồng chẳn) và số
lãi phát sinh kể từ thời điểm ngày 28/6/2004 về sau như bị đơn đã thành thật
khai báo trước Tòa hôm nay.
Và căn cứ theo Điều 476 khoản 1 (về lãi suất của hợp đồng vay tài sản) của
Bộ Luật Dân sự năm 2005 (mục 4 chương XVIII) có ghi rõ: “ Lãi suất cho
vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Trong
quá trình vay và trả nợ, lãi của bị đơn L có thể xác định thuộc loại hình vay
vốn lưu động trung hạn, và căn cứ theo các tài liệu thông báo của Ngân hàng,
thì trong các khoản thời gian đó lãi suất tín dụng ngân hàng biến động từ
0,8%/tháng cho đến cao nhất là 1,1%, tức là bị đơn chỉ phải thanh toán lãi tối
đa 1,65%/tháng (tức 1,1% x 150%). Nhưng trong quá trình thanh toán lãi , bị
đơn L đã chịu thiệt hại vì phải thanh toán lãi từ thấp nhất là 2%/tháng đến
mức cao là 3%/tháng và thậm chí còn phải trả lãi chồng lên lãi (do nguyên
đơn cộng nợ lãi vào vốn để tính lãi tiếp). Vì vậy, chúng tôi cũng kiến nghị
Hội Đồng xét xử sơ thẩm cho áp dụng theo đúng lãi suất cho vay hiện nay
của Ngân hàng (là 1,1% đến cao nhất là 1,2%/tháng) đối với khoản nợ 400
triệu đồng còn lại kể từ thời điểm 28/6/2004 đến ngày khởi kiện của nguyên
đơn. Kính mong được Quí Tòa nghiên cứu chấp nhận các luận cứ và các kiến
nghị cụ thể hợp tình , hợp lý và thỏa đáng nói trên, để cho thân chủ tôi không
bị quá thiệt hại.
Trân trọng kính kiến nghị và kính cảm ơn Hội Đồng xét xử.
LS ...
(SUNLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ
biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham
khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư,
chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)