Trong công nghiệp bao bì, bình nhựa HDPE dùng chứa dầu
nhờn động cơ gồm bình, nắp và phần không thể thiếu đó là
miếng lót giữa miệng bình và nắp, mục đích dùng che kín
miệng bình sau khi rót đủ dầu nhờn trước khi đưa ra thị
trường tiêu thụ. Tên thông dụng trong nhà máy dùng để gọi
miếng lót này là miếng SEAL.
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Máy đóng seal, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Máy đóng SEAL
I. GIỚI THIỆU
Trong công nghiệp bao bì, bình nhựa HDPE dùng chứa dầu
nhờn động cơ gồm bình, nắp và phần không thể thiếu đó là
miếng lót giữa miệng bình và nắp, mục đích dùng che kín
miệng bình sau khi rót đủ dầu nhờn trước khi đưa ra thị
trường tiêu thụ. Tên thông dụng trong nhà máy dùng để gọi
miếng lót này là miếng SEAL.
Miếng seal có dạng hình tròn, đường kính che phủ vừa kín
miệng bình và nằm lọt gọn trong nắp, seal có bề dầy khoảng
1mm, cấu tạo bằng giấy được phủ một lớp nhôm mỏng lên
mặt sẽ là mặt tiếp xúc với miệng bình (Hình 1).
Hình 1: Nắp và Seal
Công việc của công nhân là nhét miếng seal vào trong nắp,
sau đó dùng chày nhôm hình trụ có đường kính bằng miệng
bình đóng mạnh vào miếng seal để miếng seal lọt vào trong
gờ giữ seal của nắp. Công việc thủ công này khá là đơn giản.
Nhưng khi cố gắng để đạt năng suất cao khoảng 60 sản phẩm
mỗi phút (60 sp/phút) thì hàng loạt vấn đề xuất hiện:
1. Nhân sự cần đến 3 người: 1 người chuẩn bị nắp, 1 người
nhét seal vào nắp, 1 người đóng dập seal bằng chày nhôm
như vừa nói ở trên.
2. Sản phẩm bị hư hỏng do công nhân không thể nào đóng
dập chính xác trong thời gian dài. Tỉ lệ sản phẩm hỏng/ sản
phẩm đạt yêu cầu thông thường từ 3% ~ 5% cho 1 ca làm
việc.
3. Lệ thuộc tay nghề của công nhân. Năng suất bị suy giảm
đáng kể nếu công nhân ở công đoạn chuyên đóng dập đau ốm
hay nghỉ việc vì lý do nào đó.
4. Sự mỏi cơ do phải đóng dập liên tục làm tăng sự chán nản
trong công việc, dẫn đến dễ thôi việc.
Hình 2: Sơ đồ khối bộ điều khiển máy đóng seal
II. TIẾN ĐẾN TỰ ĐỘNG HÓA
Một bước cải tiến được tiến hành là dùng máy dập cơ đơn
giản, điều khiển bằng tay. Điều này làm giảm thiểu đáng kể
sự mỏi cơ bắp. Chu trình vận hành máy dập cơ là: một tay
kéo cần dập xuống để đóng seal, sau đó thả lỏng tay để cần
dập tự bật lên bằng một lò xo, tại thời điểm này tay kia gạt
sản phẩm ra ngoài bằng một ngón tay. Chu trình kế tiếp cũng
giống như vậy.
Tuy nhiên vấn đề về an toàn lao động lại phát sinh: Sau một
chuỗi đóng dập – gạt nắp, hai tay của công nhân có lúc không
còn hoạt động nhịp nhàng nữa, lúc đó xảy ra trường hợp tay
này kéo cần dập trong khi tay kia chưa co kịp ngón tay về,
hậu quả là tai nạn xảy ra cho ngón tay. Và việc đó đã xảy ra!
Bước cải tiến thứ hai là chế tạo một máy đóng dập bằng 2
ben (cylinder) khí nén: ben thứ nhất đóng dập seal, ben thứ
hai bung nắp ra ngoài. Hai ben khí nén này do một bo mạch
điện tử điều khiển hoạt động tuần tự và không thể có trường
hợp ben thứ nhất dập đúng vào ben thứ hai. Bước cải tiến thứ
hai này đã loại bỏ hoàn toàn tai nạn lao động xảy ra với máy
dập cơ đơn giản, đồng thời cũng loại bỏ sự lệ thuộc vào tay
nghề công nhân đóng dập seal. Tốc độ của máy đóng dập tự
động này được điều chỉnh tối ưu ở 60sp/ phút.
Bước cải tiến thứ ba, một bộ cấp seal tự động được gắn thêm.
Mỗi chu trình chỉ 1 seal được cung cấp đến vị trí đóng dập.
Việc lắp thêm bộ cấp seal tự động giúp giảm bớt 1 công
nhân làm công việc thả seal bằng tay vào trong nắp trước khi
đóng dập. Ưu điểm là miếng seal được cấp đến đúng vị trí
trong khi với phương pháp cấp seal thủ công miếng seal
thường xuyên bị lệch tâm dù vẫn được gắn vào trong nắp,
điều này làm xác suất che phủ giảm đi, thậm chí chất lỏng có
thể rò rĩ qua phần không được seal che đầy đủ lên miệng bình
chứa.
Ở giai đoạn này, những lợi ích máy đóng dập seal đạt được
có thể kể đến:
1. Tiết kiệm chi phí lao động: Chi phí lao động cho công
nhân giảm còn 1/3 trong khi năng suất không thay đổi
2. An toàn lao động: Vấn đề an toàn lao động được giải quyết
khá triệt để
3. Tỉ lệ sản phẩm hỏng/ sản phẩm tốt giảm xuống đến mức
gần như bằng không
4. Chất lượng sản phẩm đóng dập seal đạt mức cao nhất
5. Sản phẩm đạt yêu cầu về tính đồng nhất về chất lượng và
hình dáng.
6. Việc nhân bản thiết bị như vậy là không khó. Và chi phí
cho một thiết bị như vậy rẻ hơn rất nhiều so với chi phí lao
động cho 2 công nhân lao động phổ thông trong 1 năm.
Hình 3: Sơ đồ thời gian
Hình 4: Bản vẽ cơ khí
máy đóng seal
III. CẤU TẠO CỦA THIẾT BỊ
1. Các Hình 2, 3, 4 mô tả cấu tạo của thiết bị. Hình 5 cho
thấy hoạt động của thiết bị thử nghiệm trên thực tế. Đây chưa
phải là thiết bị thực thụ (về kỹ thuật và mỹ thuật).
Đặc tính kỹ thuật chủ yếu
Kích thước: 545 x 400 x720 mm
Điện áp sử dụng: 220 volt – 50 Hz – 1A
Năng suất: 60 sản phẩm/ phút
Hình 5: Hình ảnh máy đóng seal và các bộ phận phụ thuộc
IV. KẾT LUẬN
Trong công nghiệp việc đóng seal các loại bình ví dụ bình
chứa dầu nhờn (đề cập trong bài) không phải là khâu sản xuất
quan trọng nhưng việc thực hiện theo phương pháp thủ công
ở một số nơi hiện nay có nhiều nhược điểm như tốn nhân
công, nguy hiểm, thiếu chính xác, có tỉ lệ hư hỏng, năng xuất
thấp Do đó chúng tôi đã thiết kế, lắp ráp và đưa vào hoạt
động thử nghiệm một thiết bị đóng seal tự động gồm phần
điện tử điều khiển, cơ khí và khí nén. Việc thử nghiệm thành
công như dự kiến. Thiết bị tương đối đơn giản, giá thành thấp
nhưng hiệu quả trong sản xuất cao gấp nhiều lần so với thao
tác bằng tay.
Hướng sắp tới của chúng tôi là tạo ra một thiết bị hoàn chỉnh
về mặt kỹ thuật và mỹ thuật để tham gia triển lãm và cung
cấp cho nơi nào có nhu cầu.
Ngoài ra đi kèm với máy đóng seal là bộ phận cấp nắp tự
động mà chúng tôi sẽ thiết kế phỏng theo máy cấp phôi tự
động có hệ thống rung bằng nam châm điện.