Hầuhết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấyrằng, các chính sách thươngmại, tài
nguyên và môi trường có vai tròhỗ trợlẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triểnbềnvững và thựcsự
nó đangnỗlực giải quyết hài hoàmối quanhệ giữa phát triển kinhtế - xãhội vàbảovệ môi
trường. Do đó,một quốc gia để đạt đượcmục tiêu trở thànhmộtnền kinhtế cótốc độtăng
trưởng cao, ổn định,bềnvữngcầnkhai thác vàsửdụnghợplý các nguồnlực, đặc biệt là nguồn
lựctự nhiên. Trong xu thế toàncầu hoá,tự do hoá thươngmại, cácnước đang phát triểnrất
quan tâm tới việc chốnglại và loạibỏkhảnăng tiếpcận thị trườngcủa cácsản phẩm nhậpkhẩu
vàonướchọ mà không tuân thủ các quy trìnhsản xuất, cácsản phẩm không phùhợpvới yêu
cầu bảo vệ môi trường.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mấy vấn đề về tài nguyên và môi trường trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mấy vấn đề về tài nguyên và môi trường trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế(09:35
13/10/2004)
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng, các chính sách thương mại, tài
nguyên và môi trường có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và thực sự
nó đang nỗ lực giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường. Do đó, một quốc gia để đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao, ổn định, bền vững cần khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn
lực tự nhiên. Trong xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại, các nước đang phát triển rất
quan tâm tới việc chống lại và loại bỏ khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nhập khẩu
vào nước họ mà không tuân thủ các quy trình sản xuất, các sản phẩm không phù hợp với yêu
cầu bảo vệ môi trường.
Khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, bao trùm hầu hết các lĩnh vực
và lôi cuốn nhiều nước tham gia. Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, có nhiều vấn
đề phức tạp được đặt ra đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
1. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Việt Nam
Trong thời gian qua, hoạt động hợp tác về tài nguyên và môi trường cơ bản đã duy trì
được quan hệ với các đối tác sẵn có, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song
phương: tích cực tham gia các chương trình hợp tác, các công ước quốc tế liên quan đến các
lĩnh vực địa chính, tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng - thuỷ văn, bảo vệ môi trường. Trong
năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký 2 hiệp định hợp tác song phương: triển khai 12
dự án, với tổng kinh phí ước khoảng 50 triệu USD; trong đó, lĩnh vực khí tượng thuỷ văn có 2 dự
án, bảo vệ môi trường 4 dự án, địa chính và bản đồ 3 dự án, địa chất và khoáng sản 1 dự án, tài
nguyên nước 2 dự án. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang xây dựng Chương trình hợp tác
quốc tế dài hạn, các quy trình nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, thu hút sử dụng các nguồn
vốn ngoài nước. Các hoạt động hợp tác quốc tế về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường có tác dụng góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, với các
nội dung chủ yếu sau đây:
a. Hỗ trợ và đối thoại về chính sách, xây dựng thể chế
Đây là vấn đề được cả cộng đồng các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam quan tâm. Hiện
nay, đã và đang hình thành các cơ chế song phương và đa phương, nhằm tăng cường đối thoại
về chính sách, xây dựng thể chế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Điều này sẽ giúp cải thiện sự điều phối, tính làm chủ của phía Việt Nam, nâng cao hiệu
quả, trách trùng lắp các chương trình dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường giữa các nhà tài trợ; các thông tin được xử lý kịp thời, kinh nghiệm quốc tế thường xuyên
được cập nhật để có những điều chỉnh phù hợp. Một trong những diễn đàn quan trọng nhất là
Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Tài nguyên và Môi trường, với sự tham gia của 20 nhà tài trợ, tổ chức
phi Chính phủ quốc tế và các bộ, ngành của Việt Nam.
Đến nay, hầu hết các văn bản pháp luật quan trọng về khai thác, sử dụng tài nguyên và
bảo vệ môi trường, kể cả các sáng kiến khác về xây dựng kế hoạch, chiến lược, thể chế hình
thành bộ máy quản lý Nhà nước và khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đều có
sự tham gia đóng góp của các nhà tài trợ song phương và đa phương. Đáng kể là Luật Đất đai
(năm 2003), Luật Tài nguyên nước (năm 1998), Luật Bảo vệ môi trường (năm 1993), Chiến lược
Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (năm 2003). Hiện nay,
việc xây dựng Chiến lược tài nguyên nước đến năm 2010, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi),
Luật Đa dạng sinh học, Luật Khoáng sản (sửa đổi) cũng đang có sự hỗ trợ tích cực của các nhà
tài trợ.
Hợp tác song phương với các đối tác về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường tiếp tục được duy trì và phát triển, cụ thể là với Thuỵ Điển (địa chính và bảo vệ môi
trường), Pháp (công nghệ viễn thám, khoáng sản), Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ (khí
tượng - thuỷ văn), Nhật Bản (bảo vệ môi trường, địa chất), Ngân hàng Phát triển châu á, ô-trây-li-
a, Đan Mạch (tài nguyên nước), Ca-na-đa (tài nguyên nước, bảo vệ môi trường), Hàn Quốc (bảo
vệ môi trường, khoáng sản).
b. Tăng cường tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế
Trong năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cử 173 đoàn tham gia các diễn đàn
khu vực và quốc tế với 381 lượt người trong đó, 89 đoàn với 161 lượt người dự hội thảo, hội
nghị, 32 đoàn với 160 lượt người đi tham quan, khảo sát và 52 đoàn với 60 lượt người đi đào
tạo.
Việc đẩy mạnh tham gia các dự án khu vực và quốc tế đã không ngừng được trú trọng,
nhất là trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường. Đó là Dự án do
Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) tài trợ cho In-đô-nê-xi-a và Việt Nam về đầu tư thuỷ lợi,
chính sách tài chính và phân phối nguồn nước Dự án ASEAN về phòng, chống cháy rừng;
Chương trình ngăn ngừa xu thế suy thoái môi trường ở Biển Đông… Việt Nam đã tích cực thúc
đẩy hợp tác khu vực liên quan đến việc bảo tồn và khai thác các nguồn lợi quốc tế về sông Mê
Công, Biển Đông.
Đến nay, Việt Nam đang tham gia nhiều diễn đàn khu vực, quốc tế về khai thác, sử dụng
tài nguyên và bảo vệ môi trường như ASEAN, APEC và Liên hợp quốc. Việt Nam là thành viên
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Chương trình Khoa
học địa chất, Uỷ ban Bản đồ thế giới (CGMWW), Chương trình Khoa học địa chất Đông và Đông
- Nam á; đã ký kết và tham gia 20 điều ước quốc tế có liên quan đến bảo vệ môi trường, biến đổi
khí hậu và bảo vệ tầng ô-zôn. Nhiều hội nghị, hội thảo khu vực, quốc tế đã được đăng cai và tổ
chức thành công tại Việt Nam, như Diễn đàn Bảo vệ môi trường ASEAN (năm 1999), đối thoại
quốc tế về Nước, Lương thực và Bảo vệ môi trường (năm 2002)...
2. Thuận lợi,thách thức đối với việc hội nhập kinh tế quốc tế về tài nguyên và môi
trường
a. Thuận lợi
Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong xu thế toàn cầu hoá.
Việt Nam có lịch sử và truyền thống hợp tác lâu dài với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc
tế. Trước đây, đã có hợp tác nhiều mặt với Liên Xô, với các nước thuộc khối SEV về địa chất
khoáng sản; về khí tượng - thuỷ văn, có được sự hỗ trợ nhiều về trang thiết bị, đào tạo cán bộ
chuyên môn của Trung Quốc; hỗ trợ xây dựng và phát triển thể chế, chính sách về bảo vệ môi
trường, như: Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên hợp
quốc (UNEP), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Thụy Điển.
Tham gia hội nhập, chính sách và pháp luật và khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ
môi trường của Việt Nam sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của pháp luật các nước thành viên
khác. Những ràng buộc đó góp phần định hướng cho chính sách điều tiết của Việt Nam ngày
càng hài hòa với các quy tắc và tiêu chuẩn được thừa nhận rộng rãi ở các nước khác. Tính minh
bạch, có kỷ cương của việc hoạch định và thực thi chính sách của Việt Nam sẽ nâng cao.
Sự tham gia và là thành viên hoặc hợp tác với các tổ chức như: Cộng đồng Châu Âu
(EU), Tổ chức Thương mại thế giới WTO, hay ASEAN, đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ nguyên
tắc không phân biệt đối xử, tuy nhiên chúng ta vẫn hoàn toàn tự chủ trong việc xây dựng chính
sách, pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ trường của quốc gia.
Hợp tác quốc tế về khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trong thời gian qua
đã giúp Việt Nam thu hút được một lượng khá lớn nguồn vốn, công nghệ hiện đại từ bên ngoài.
Trong thời kỳ 1985-2000, gần 1 tỷ USD đã được cam kết và giải ngân để giải quyết các vấn đề
về quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giải quyết ô nhiễm đô thị và khu công
nghiệp, tăng cường giáo dục và đào tạo về bảo vệ môi trường.
b. Một số khó khăn, thách thức
Hội nhập quốc tế mới được triển khai chủ yếu ở các cơ quan trung ương và một số
thành phố lớn. Hầu hết các chương trình, dự án ODA về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ
môi trường trong thời gian qua đều do các bộ, ngành trung ương quản lý và thụ hưởng (trong
số tổng số vốn ODA dành cho bảo vệ môi trường thời kỳ 1995-2000, cấp trung ương quản lý và
thụ hưởng 77%, cấp địa phương và các tổ chức có liên quan khác là 23%). Sự tham gia của các
ngành, các cấp, các thành phố kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế. Nhờ việc thúc đẩy tiến
trình cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp của Chính phủ nên hiện nay, tình hình có được
cải thiện hơn, song chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp cần thiết bảo đảm cho quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao.
Hiện nay vẫn chưa hình thành kế hoạch tổng thể và dài hạn, cũng như lộ trình hợp lý về
hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Do thiếu định hướng dài hạn
nên, việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
trong thời gian qua thường mang tính thụ động và tự phát, nên hiệu quả chưa cao, chưa khai
thác hết tiềm năng và thế mạnh của các nhà tài trợ, việc hợp tác và hội nhập thường xuất phát từ
yêu cầu của bên đối tác, tính phù hợp với các chính sách ưu tiên của Chính phủ Việt Nam còn bị
hạn chế.
Hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường còn bất cập, kết cấu hạ tầng phát triển
chậm, chưa tạo được hành lang pháp lý nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về tài nguyên
và môi trường. Nếu như các nước công nghiệp phát triển đã có quá trình công nghiệp hoá thành
công từ hàng trăm năm nay, với đầy đủ hệ thống kết cấu hạ tầng để chuyển sang các công nghệ
sạch, thân thiện đối với môi trường thì Việt Nam vừa thiếu vốn, vừa hạn chế về công nghệ và sự
nhận thức của toàn xã hội để hoạch định, thực thi các chính sách bảo vệ môi trường. Nếu xây
dựng và ban hành các tiêu chuẩn liên quan đến các tác động môi trường (không khí, nước, tiếng
ồn, đất, hệ sinh thái, chất thải, cảnh quan, di tích lịch sử, sức khoẻ cộng đồng, giao thông…) quá
cao, quá khắt khe, thì hàng loạt doanh nghiệp trong nước sẽ không đủ tiềm lực tài chính để đầu
tư. Mặt khác, các tiêu chuẩn đó nếu ban hành, cũng ít có khả năng thực thi. Song, trong điều
kiện hội nhập, nếu không làm như vậy, thì Việt Nam sẽ mau chóng trở thành nơi chứa đựng rác
thải công nghệ, nơi tiêu thụ thiết bị và hàng hoá độc hại đối với môi trường đã bị cấm lưu hành ở
những nước tiên tiến khác. Trong khi đó, hàng hoá từ Việt Nam, khi xuất khẩu phải đáp ứng các
điều kiện bảo vệ môi trường ở những nước phát triển.
Cho đến thời điểm hiện nay, các nước phát triển đều dùng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi
trường như là một công cụ để bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu và giới hạn cả việc chuyển
giao các công nghệ sạch từ các nước kém phát triển. Hiện tại, tỷ trọng xuất khẩu hàng công
nghiệp, hàng tiêu dùng của Việt Nam không đáng kể so với xuất khẩu nông sản nguyên liệu
chưa chế biến, có lẽ cũng có một phần nguyên nhân từ những chính sách này.
Do đó, việc nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi
trường của Việt Nam đối với hàng hoá của EU, Hoa Kỳ và các nước khác đã trở nên hết sức
cấp thiết, phục vụ cho định hướng xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. Không những thế, công
việc này phải làm thường xuyên và có thông tin nhanh chóng để góp phần định hướng hoạch
định chính sách vĩ mô và chính sách kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp.
Đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt những người làm công tác hợp tác Quốc tế trong lĩnh
vực tài nguyên và môi trường còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng trình độ ngoại ngữ,
kinh nghiệm tham gia đàm phán quốc tế còn hạn chế; tổ chức chuyên trách đối với vấn đề
thương mại và môi trường cũng nhiều bất cập.
3. Một số đề xuất nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường
Một là, hoàn thiện chính sách và pháp luật về tài nguyên và môi trường. Chính sách pháp luật về
tài nguyên và môi trường cần có những quy định cụ thể đối với các hoạt động kinh tế trong nước nhằm
định hướng và thúc đẩy sử dụng tối ưu và bảo vệ được nguồn tài nguyên và hỗ trợ hàng hoá trong nước
xâm nhập được những thị trường khó tính, vượt qua được các rào cản về môi trường của các quốc gia;
nhưng, đồng thời lại ngăn cản được những dòng vận động hàng hoá và đầu tư không thân thiện với môi
trường xâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu kinh nghiệm
của các nhà xuất khẩu để tìm hiểu về các rào cản thương mại nảy sinh từ các tiêu chuẩn môi trường của
nước ngoài. Việt Nam cần áp dụng triệt để nguyên tắc phát triển bền vững thể hiện ở đường lối và chính
sách, pháp luật nói chung và về tài nguyên và môi trường nói riêng.
Các chính sách pháp luật của Việt Nam không những cần phải bảo vệ hữu hiệu môi
trường sinh thái và loại trừ việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam mà
còn thúc đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường
ở các nước nhập khẩu.
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đúng định hướng, phù hợp với thực tiễn
của đất nước và thông lệ quốc tế trong đó phải gắn việc phát triển kinh tế với thực hiện các chính
sách xã hội, khai thác sử dụng bền vững những tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Nhằm khắc phục sự khác biệt giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế, trong quá trình
soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật
nước ngoài để từng bước có sự xích lại gần nhau giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế.
Chính sách, pháp luật phải khuyến khích các nhà sản xuất trong nước và đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam đảm bảo phát triển theo hướng bền vững hay thân thiện với môi trường.
Cơ chế pháp lý phải thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp và hài hoà với các yêu cầu
của các hiệp định môi trường đa phương của các khối kinh tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.
Pháp luật Việt Nam cần có sự cụ thể hoá và phổ biến rộng rãi những quy định của thị
trường trong nước cũng như quốc tế và yêu cầu, tiêu chuẩn cũng như thủ tục cấp giấy chứng
nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các doanh nghiệp và các sản phẩm; đồng thời, cần tạo điều
kiện tối đa cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hành hoá tiêu dùng trong nước cũng như
xuất khẩu.
Chính sách, pháp luật phải góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch
vụ trên cả hai phương diện: chất lượng hàng hoá và hình ảnh của công tác bảo vệ môi trường có
liên quan đến hoạt động sản xuất, góp phần thúc đẩy hàng hoá và dịch vụ đó xâm nhập được
các thị trường nước ngoài; đặc biệt là những thị trường khó tính, nhảy cảm về vấn đề môi
trường. Đồng thời phải ngăn chặn được những dòng vận động nhập khẩu của những sản phẩm
và công nghệ không thân thiện với môi trường; hoặc những đầu tư có thể huỷ hoại hoặc sử dụng
không hợp lý nguồn tài nguyên môi trường của quốc gia.
Chính sách, pháp luật cũng cần định hướng và giáo dục người tiêu dùng Việt Nam quan
tâm hơn tới vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường, chuyển dần sang lựa chọn
và tiêu thụ những sản phẩm thân thiện với môi trường và tạo điều kiện cho đất nước đi theo con
đường phát triển bền vững.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần soát xét và sửa đổi một số văn bản phục vụ trực tiếp
cho việc hội nhập, trong đó có Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước.
Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về thương mại và môi trường như Công ước (UPOV) về
Bảo vệ giống thực vật, Công ước Viên (1980) về Mua bán hàng hoá quốc tế. Việc bổ sung các
quy định về chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hoá vào Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại là rất cần
thiết, bảo đảm được mối quan hệ chặt chẽ giữa yêu cầu về môi trường, chất lượng của hàng hoá
và dịch vụ với quan hệ thương mại quốc tê.
Hai là, nghiên cứu xây dựng mới, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn liên quan
đến hàng hoá và quá trình sản xuất. Nhà nước tiếp tục ban hành những quy định cần thiết về
quản lý ở một số lĩnh vực thương mại nhạy cảm làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại,
như thương mại với các sản phẩm đa sinh học; thương mại với các sản phẩm có nguồn gốc độc
hại; thương mại xuất nhập khẩu các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm; thương mại các chất thải,
vật liệu thải, phế thải có nguồn gốc độc hại; thương mại với các sản phẩm thực phẩm chế biến;
thương mại năng lượng, hoá thạch, dầu khí; thương mại khoáng sản liên quan đến môi trường.
Do các điều kiện lịch sử để lại do công tác quy hoạch sản xuất chưa gắn với các yêu câu
về khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nên có nhiều doanh nghiệp cơ sở sản xuất
ở ngay các khu dân cư, kỹ thuật lạc hậu, các điều kiện để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi
trường không đạt yêu cầu… Vấn đề đặt ra là, Nhà nước khẩn trương hoàn thành các quy hoạch
vùng sản xuất, hỗ trợ cho các doanh nghiệp di chuyển cơ sở sản xuất ra các vùng, khu vực
được quy hoạch và hỗ trợ bên ngoài doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường.
Ba là, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hợp tác quốc tế về tài nguyên và
môi trường đến năm 2010. Chương trình này được sự thực hiện sẽ góp phần định hướng các
hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên
cơ sở yêu cầu hợp tác của Việt Nam và thế mạnh của từng nước.
Bốn là, tăng cường hợp tác song phương và nâng cao hiệu quả Nhóm Hỗ trợ quốc tế về
Tài nguyên và Môi trường. Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động hợp tác song phương với
các nước có lợi thế so sánh trong từng lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường; chú trọng đẩy mạnh hợp tác với Lào và Cam-pu-chia, các nước ASEAN, các nước Đông
Bắc á, các nước phát triển, các tổ chức quốc tế.
Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Tài nguyên và Môi trường là diễn đàn quan trọng nhằm thúc đẩy
quá trình đối thoại chính sách giữa cộng đồng các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam. Vì vậy,
việc xây dựng và kiện toàn các nhóm chuyên đề, chuẩn bị tốt nội dung các chương trình công tác
của Nhõm Hỗ trợ trên là những vấn đề then chốt nhằm tăng cường hiệu quả các hoạt động hợp
tác quốc tế.
TS. Phạm Khôi Nguyên
Thứ trưởng Thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường