Mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức B-learning nhằm nâng cao năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học

Tóm tắt. Mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức B-learning là rất đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu để giáo viên có thể thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bài báo đề cập đến một khung lí thuyết học tập dựa trên ba yếu tố: TPACK – Cộng đồng học tập – Học dựa trên thiết kế, cho mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức B-learning. Dựa trên khung lí thuyết này, một mô hình bồi dưỡng bao gồm các giai đoạn, các bước cụ thể trong thực hiện, cùng với các bàn luận cho việc sử dụng mô hình và một số kết quả ban đầu của việc triển khai mô hình là những nội dung chính sẽ được trình bày trong bài báo.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức B-learning nhằm nâng cao năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
214 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0042 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 214-223 This paper is available online at MÔ HÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VỚI HÌNH THỨC B-LEARNING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC Nguyễn Thế Dũng Khoa Tin học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt. Mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức B-learning là rất đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu để giáo viên có thể thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bài báo đề cập đến một khung lí thuyết học tập dựa trên ba yếu tố: TPACK – Cộng đồng học tập – Học dựa trên thiết kế, cho mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức B-learning. Dựa trên khung lí thuyết này, một mô hình bồi dưỡng bao gồm các giai đoạn, các bước cụ thể trong thực hiện, cùng với các bàn luận cho việc sử dụng mô hình và một số kết quả ban đầu của việc triển khai mô hình là những nội dung chính sẽ được trình bày trong bài báo. Từ khóa: học dựa trên thiết kế, cộng đồng học tập, TPACK, mô hình bồi dưỡng giáo viên, B-learning, năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học. 1. Mở đầu Để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện, đồng thời nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, ngành giáo dục nước ta đã và đang tiến hành bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên các cấp. Vậy nên, nhu cầu bồi dưỡng nghề nghiệp cho giáo viên đang là vấn cấp thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu của giáo dục trong thế kỉ XXI, thời kì của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 người giáo viên cần phải nâng cao năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học. Ở đây, tích hợp công nghệ trong dạy học được hiểu là việc sử dụng các phương pháp khoa học, phương tiện và kĩ năng sử dụng các kĩ thuật hiện đại để khai thác, sản xuất và trao đổi thông tin phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy và học. Cụ thể hơn trong bối cảnh giáo dục Việc Nam hiện nay, tích hợp công nghệ trong dạy học là việc sử dụng máy tính, phần mềm máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) khác trong việc lập kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, hỗ trợ học sinh học tập và cả việc nghiên cứu nhằm phát triển chuyên môn, tăng cường hiệu quả của quá trình dạy học. Năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học của người giáo viên bao gồm các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan của cá nhân, tích hợp với nhau để đạt được mức độ thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ ICT cùng với các công cụ kĩ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong dạy học, đảm bảo cho hoạt động dạy học đạt kết quả cao. Cũng đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu liên quan đến phát triển nghề nghiệp cho giáo viên nhằm nâng cao năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học ở trong và ngoài nước. Một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu như: Koehler, M. J., Mishra và các cộng sự, trong [1] đã đề xuất mô hình TPACK trong đánh giá năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học cho giáo viên. Việc phát Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thế Dũng. Địa chỉ e-mail: nguyenthedung@dhsphue.edu.vn Mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức B-learning nhằm nâng cao năng lực tích hợp 215 triển của thang đo này cho giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục của thế kỉ 21 được đề cập trong [2]. Mô hình học qua thiết kế, vận dụng cho việc bồi dưỡng giáo viên được Kyparisia Papanikolaou và các cộng sự đề cập trong [3]. Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả cũng đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về hiệu quả thực nghiệm của mô hình bồi dưỡng này với hình thức B- learning cho các giáo viên ở một số trường ở Hy Lạp nhằm nâng cao năng lực dạy học với công nghệ nâng cao (Technology Enhanced Learning - TEL). Ở Việt Nam, tích hợp công nghệ trong dạy học với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông thì cũng đã có khá nhiều kết quả nghiên cứu như [4, 5]. Bùi Văn Hồng trong [6] đã đề cập đến mối quan hệ giữa các yếu tố năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học trong chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật, theo mô hình TPACK. Một thang đo để đánh giá năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học, phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam cũng đã được Nguyễn Thế Dũng nghiên cứu đề xuất trong [7]. Trong bồi dưỡng giáo viên, chúng ta có nhiều mô hình bồi dưỡng như: mô hình tập huấn; mô hình thiếu hụt; mô hình thác nước; mô hình dựa trên chuẩn; mô hình hướng dẫn; mô hình cộng đồng thực hành; mô hình nghiên cứu hành động; mô hình mạng lưới giáo viên; mô hình chuyển đổi; mô hình trường phát triển nghiệp vụ; mô hình đào tạo từ xa [8]. Mô hình học tập kết hợp (blended learning – B-learning), là sự kết hợp giữa mô hình tập huấn truyền thống và mô hình đào tạo từ xa qua mạng internet. Với các hệ thống học tập trực tuyến, giáo viên có thể tự học qua hệ thống và đặt ra các vấn đề cần thảo luận, trao đổi. Sau đó, chuyên gia và giáo viên có những buổi gặp mặt trực tiếp để thảo luận, tổng kết khóa học. B-learning được xem là mô hình khá hiệu quả trong tổ chức bồi dưỡng giáo viên hiện nay [3, 9]. Từ năm học 2020-2021, Chương trình GDPT mới sẽ được triển khai ở lớp 1. Những hoạt động bồi dưỡng, đón đầu Chương trình GDPT mới đã được Bộ GD&ĐT tổ chức một cách bài bản nhằm chuẩn hóa, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Với sự hỗ trợ của dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP) và chương trình Phát triển Sư phạm nâng cao năng lực giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở GDPT (ETEP), Trường Đại học Sư phạm Huế đã tiến hành tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán của 10 tỉnh duyên hải miền Trung và cho các tổ trưởng bộ môn của các tỉnh Tây nguyên. Trong chương trình tập huấn nói trên mô hình B-learning cũng đã được vận dụng, hệ thống học trực tuyến được xây dựng để kết hợp với hình thức tổ chức bồi dưỡng giáp mặt cho giáo viên, để tiến hành tập huấn và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy vậy, mô hình B-learning không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa mô hình tập huấn truyền thống và mô hình đào tạo từ xa qua mạng Internet. Còn có rất nhiều vấn đề cần đặt ra trong việc sử dụng mô hình bồi dưỡng này để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên, nâng cao năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học của họ. Vậy nên, việc đưa ra một khung lí thuyết định hướng cho việc xây dựng mô hình bồi dưỡng giáo viên cùng với các giai đoạn, các bước thực hiện, các hoạt động cơ bản, sự kết hợp các hình thức tổ chức các hoạt động học tập trong bồi dưỡng như thế nào là rất đáng được quan tâm trong bối cảnh đổi mới giáo dục của Việt Nam hiện nay. Bài báo đề cập đến các cơ sở lí luận và đề xuất một khung lí thuyết cho việc xây dựng mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức học tập B-learning; từ đó trình bày một mô hình bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khung lí thuyết cho việc xây dựng mô hình B-learning trong bồi dưỡng giáo viên 2.1.1. Mô hình TPACK Trong đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên, mối quan hệ giữa tri thức về nghiệp vụ sư phạm (sư phạm - pedagogy) và tri thức về nội dung dạy học (chuyên môn – content) cần được xem xét một cách hài hòa. Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa 3 mảng tri thức về Nguyễn Thế Dũng 216 sư phạm, chuyên môn và ứng dụng công nghệ trong dạy học cũng đã được quan tâm, chuẩn năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông, do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành vào năm 2018 [10], cũng như đối với giáo viên trong các trường nghề, chúng ta có thông tư 03/2018/TT- BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2018. đã chỉ rõ điều đó [11]. Mô hình TPACK (Technological, Pedagogical and Content Knowledge) do Mishra, P., và Koehler, M. J. khởi xướng, là sự kết hợp ba thành phần tri thức cốt yếu của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: kiến thức về nội dung dạy-học (CK – Content Knowledge), kiến thức về Sư phạm (PK – Pedagogical Knowledge) và kiến thức về công nghệ (TK – Technological Knowledge) [1]. TPACK được xem là cơ sở cho việc phân tích các kiến thức và những năng lực thiết yếu của người giáo viên, từ đó có những giải pháp trong đào tạo sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu dạy học của thế kỉ XXI. Đồng thời, có thể xem TPACK như là một khung lí thuyết để đánh giá năng lực dạy học tích hợp công nghệ của giáo viên. Mức độ đạt được của các năng lực thành tố trong khung TPACK góp phần quyết định sự thành công của người giáo viên trong việc tích hợp công nghệ trong dạy học. Khung TPACK cũng giúp xác định cách người giáo viên đổi mới và sử dụng hiệu quả công nghệ trong quá trình dạy và học [2]. Một khung khảo sát để đánh giá sự kết hợp các tri thức thành tố của khung TPACK của giáo viên, phù hợp với giáo dục Việt Nam cũng đã được đề xuất trong [7]. 2.1.2. Mô hình cộng đồng học tập (Community of Inquiry Model – COI) Mô hình cộng đồng học tập (Community of Inquiry) [12], dựa trên triết lí giáo dục của John Dewey [13]. Trong mô hình này quá trình học tập của người học được hình thành dựa trên ba yếu tố: Xã hội – Nhận thức – Dạy học. Với mô hình này, học tập là một sự trải nghiệm trong hợp tác và phản ánh với sự hiện diện của ba thành tố này, theo đó quá trình nhận thức của người học được trải qua bốn giai đoạn: tạo dựng tình huống vấn đề - khám phá - tích hợp tri thức - giải quyết vấn đề. Đây là các giai đoạn tiêu biểu của một quá trình nhận thức trong một môi trường học tập hợp tác. Trong mô hình COI, người giáo viên – yếu tố dạy học, đóng vai trò thiết kế, tạo thuận lợi và định hướng các quá trình nhận thức và tương tác xã hội của người học, nhằm mục đích hiện thực hóa kết quả học tập tạo ra ý nghĩa với bản thân và có giá trị giáo dục với người học [12]. Vai trò của việc dạy học đối với việc học tập của người học thể hiện qua ba yếu tố: Thiết kế và tổ chức là một trong ba thành tố cốt lõi của quá trình dạy học nhằm thiết lập nội dung chương trình giảng dạy, các hoạt động học tập và thời gian biểu. Tiếp đến là việc tạo ra và định hướng sự tương tác xã hội nhằm chiếm lĩnh tri thức cho người học. Hoạt động này liên quan đến việc giám sát, quản lí sự hợp tác và phản ánh có chủ đích của người học. Thành tố thứ ba của yếu tố dạy học trong COI là sự hướng dẫn của người dạy nhằm đảm bảo cộng đồng học tập đạt được kết quả học tập dự định, thông qua các chẩn đoán nhu cầu của người học và cung cấp thông tin và định hướng kịp thời cho họ. Mô hình này chú trọng đến khả năng tạo sự hiểu ý qua sự tương tác giữa những người học với nhau, giữa người học và người dạy, giữa người học và công nghệ. Để một công cụ của công nghệ có thể hỗ trợ người học tốt hơn, công cụ đó đó phải tạo ra môi trường học đa dạng, qua đó người học tự phản ánh quá trình học của mình và tự tìm ra các chiến lược học tập có định hướng trong hoạt động học. Trong quá trình học tập, sự tương tác giữa người học và tính sáng tạo trong quá trình học tập có tầm quan trọng đặc biệt. Với sự phát triển của lí thuyết học tập kết nối [14], COI cho thấy đây là một cơ sở lí thuyết học tập lí tưởng cho mô hình học tập trên môi trường B-learning. Yếu tố xã hội trong dạy học của mô hình COI cũng chỉ ra rằng năng lực sử dụng công nghệ để nâng cao năng lực giao tiếp, khả năng hợp tác và tính hiệu quả trong giảng dạy trong một xã hội học tập với công nghệ là một trong những năng lực thiết yếu của của giáo viên ngày nay. Mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức B-learning nhằm nâng cao năng lực tích hợp 217 Năng lực này được tích hợp trong các năng lực thành tố của khung TPACK. Một khung khảo sát đánh giá cho khung COI có thể tìm thấy trong [15]. Mối quan hệ giữa TPACK và COI có thể tìm hiểu trong [12]. 2.1.3. Học dựa trên thiết kế (Learning by Design) Học dựa trên thiết kế (Learning by Design – LbyD) khởi nguồn từ lí thuyết học tập kiến tạo (constructive learning) nhấn mạnh giá trị của việc học thông qua việc kiến tạo, xây dựng hoặc tham gia vào các hình thức thiết kế khác. Nếu bước phân tích là bước trả lời câu hỏi “Cái gì?”, thì quá trình thiết kế nhằm trả lời câu hỏi “Làm như thế nào?”, do đó với LbyD người học không chỉ ghi nhớ, hiểu tri thức là “cái gì”, mà còn hướng đến vận dụng tri thức để trả lời câu hỏi làm như thế nào và sản phẩm là gì. Ở đây cần phải hiểu thêm, sản phẩn của việc học không chỉ là các sản phẩm hữu hình mà còn là các kết quả nhận thức, được thể hiện qua các biểu hiện hành vi của người học nhằm phát triển năng lực tiềm tàng của bản thân. Quá trình thiết kế nhằm tạo ra một bối cảnh phong phú cho việc học tập. LbyD coi trọng cả quá trình học và kết quả hoặc sản phẩm của quá trình học. Kết hợp với môi trường học tập trực tuyến, LbyD có thể phát triển năng lực tích hợp công nghệ cho người học ở một mức độ nào đó, đáp ứng nhu cầu phát triển chuyên môn dựa trên quá trình thực tiễn thiết kế dạy học [2]. Với LbyD người học được tham gia vào các trải nghiệm thiết kế đích thực và có ý nghĩa, phản ánh thực tiễn của thế giới thực. Người học thông qua việc tham gia vào một nhiệm vụ thiết kế có liên quan thiết thực với động cơ của người học, khi đó tri thức về nghề nghiệp của họ được phát triển qua quá trình thiết kế này, theo đúng đường hướng học tập của vòng trải nghiệm của David Kolb [16] và lí thuyết học tập của người lớn (Andragogy) [17]. Với quá trình học qua thiết kế trên môi trường giàu công nghệ như môi trường B-learning, người học có thể có được kinh nghiệm thực tế tích hợp công nghệ vào các chiến lược sư phạm để tạo điều kiện học tập trong lĩnh vực nội dung chuyên môn của họ. Trong [8], Kalantzis và Cope, đã đưa ra một khung có thứ tự, gồm 8 hoạt động học tập đặc trưng của mô hình LbyD là: (i) Trải nghiệm với những tri thức đã biết, (ii) Trải nghiệm tri thức mới; (iii) Khái niệm hóa tri thức bằng cách đặt tên; (iv) Khái niệm hóa tri thức qua các lí thuyết; (v) Phân tích chức năng; (vi) Phân tích có đánh giá; (vii) Vận dụng; (viii) Áp dụng tri thức có sáng tạo. Trong bài báo này, khung lí thuyết học tập cho bồi dưỡng giáo viên với hình thức B- learning là sự tích hợp của: TPACK – COI – LbyD, ở các phần sau sẽ được ký hiệu là khung TCD. Với khung lí thuyết này, một mô hình bồi dưỡng giáo viên sẽ được đề xuất trong các mục tiếp theo của bài báo. 2.2. Mô hình bồi dưỡng giáo viên dựa trên khung TCD với hình thức B-learning 2.2.1. Các giai đoạn triển khai mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức B-learning Hình 1. Tiến trình xây dựng khóa học 1 • Xác định mục tiêu khoá học 2 • Thu thập tài nguyên 3 • Thiết kế nội dung khoá học 4 • Thể hiện nội dung thành khóa học trên trang học trực tuyến 5 • Kiểm tra sản phẩm 6 • Phân phối đến người học 7 • Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học Nguyễn Thế Dũng 218 Về cơ bản mô hình tổ chức bồi dưỡng được thực hiện qua 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Giai đoạn xây dựng khóa học Tiến trình xây dựng khóa học được tiến hành qua các bước như Hình 1. Trong giai đoạn xây dựng khóa học này, cần nhất quán nguyên lí: Sư phạm dẫn dắt công nghệ. Người xây dựng khóa học không nên quá lạm dụng công nghệ, mà cần nắm vũng các cơ sở của sư phạm cũng như nội dung dạy học trong khi thực hiện các bước trong tiến trình trên. Giai đoạn 2: Tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng Giai đoạn này bao gồm 3 bước sẽ được phân tích và tóm lược ở trong Bảng 1 dưới đây. Bước 1: Người học tự nghiên cứu Ở bước này, các tình huống học tập được đặt ra cho người học, người học tự khám phá với các tài nguyên học tập được cung cấp, cùng với sự hỗ trợ của các mối tương tác. Vai trò của người dạy là thiết kế và tổ chức dạy học. Người học không chỉ là người nghe thụ động mà cần chủ động học tập và tự đánh giá kết quả học tập của mình. Người học cần có khả năng để phân tích bối cảnh học tập, chuẩn bị cho các nhiệm vụ học tập đặt ra, các nhiệm vụ và kĩ năng trong hoạt động cộng tác... Do vậy các năng lực thành tố CK, TK và TCK trong khung năng lực TPACK của người học được hình thành và phát triển. Bước 2: Học giáp mặt Trong bước dạy học giáp mặt này, giảng viên bồi dưỡng lớp cần tập trung vào tổ chức quá trình thiết kế và xây dựng ý thức cộng đồng học tập qua thiết kế, để học viên trau dồi thêm về năng lực học tập cộng tác. Cũng cần lưu ý thêm rằng, đối với người học là các sinh viên sư phạm hay là các giáo viên phổ thông, quá trình học dựa trên thiết kế có thể không được thực hiện theo cách thông thường, vì thiết kế đối với đối tượng người học này thường là thiết kế dạy học. Với thiết kế dạy học cần phải có sự kết hợp kinh nghiệm trong hoạt động dạy học, đánh giá chất lượng của thiết kế dạy học là hoàn toàn không đơn giản, thiết kế dạy học còn là một quá trình sáng tạo. Do đó, học qua thiết kế trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cần được hiểu là quá trình được đặt trong cộng tác và hành động, liên quan đến sự phản ánh trong hành động của người học. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quan điểm dạy học qua hoạt động, với mục tiêu phát triển năng lực của người học hiện nay. Bước 3: Làm việc với nhóm tương tác Các hoạt động học tập và hình thức học tập của bước 3 được tóm lược trong bảng 1. Khi vận dụng mô hình COI cho mô hình bồi dưỡng, cho thấy quá trình bồi dưỡng sẽ hiệu quả hơn khi có sự kết nối giữa ba yếu tố: xã hội – nhận thức – dạy học, do đó làm việc với nhóm tương tác là cần thiết trong việc xây dựng cộng đồng học tập cộng tác với mô hình B-learning. Qua bước 1, học viên tiếp cận được mục tiêu của việc học tập bồi dưỡng và xây dựng cho mình động lực để khám phá nội dung học tập và cũng như các yêu cầu đặt ra của khóa bồi dưỡng, trong đó có các yêu cầu về hiểu biết công nghệ để vận dụng trong học tập. Trong bước 2 và bước 3, giảng viên cần tập trung vào xây dựng các nhóm học tập, các yêu cầu và quy trình cộng tác học tập, xây dựng cộng đồng học tập. Trong các bước này, hệ thống học trực tuyến cần cung cấp các tài liệu và công cụ tương tác đa dạng thông qua hệ thống quản lí học tập (LMS). Khi cần hỗ trợ trực tuyến, học viên sẽ liên lạc đồng bộ hoặc không đồng bộ với giảng viên và giữa những học viên để giải quyết các tình huống học tập, nhờ các công cụ của hệ thống hay qua mạng xã hội. Ở bước 3, giảng viên cần định hướng cho các nhóm học viên tương tác với nhau để giải quyết các vấn đề học tập đặt ra, thông tin được trao đổi và các nhiệm vụ hợp tác cần đạt được là gì. Người giảng viên đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ, thông qua các hoạt động làm việc với nhóm tương tác người học kiến tạo tri thức. Với khung TCD trong quá trình kiến tạo và phát triển tri thức, các hoạt động làm việc với nhóm tương tác là quan trọng, theo đúng với triết lí Mô hình bồi dưỡng giáo viên với hình thức B-learning nhằm nâng cao năng lực tích hợp 219 của mô hình COI. Người học cần nhận ra giá trị của các mối tương tác đồng bộ và không đồng bộ và kiểm soát quá trình kiến tạo tri thức, hình thành và phát triển năng lực của bản thân. Giai đoạn 3: Giám sát Bước 4: Tự hoàn thiện và phát triển năng lực nghề nghiệp Mục đích của giai đoạn này không chỉ là sự quản lí, giám sát việc bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp của giáo viên của các cấp lãnh đạo, mà bản chất đây là giai đoạn tự hoàn thiện và phát triển năng lực nghề nghiệp của người giáo viên, giai đoạn hỗ trợ mọi mặt về công nghệ, nội dung và sư phạm cho tất cả các học viên. Việc giám sát cần diễn ra ngay sau thời gian đào tạo như là một cách để tiếp tục công việc được thực hiện trong suốt quá trình bồi dưỡng, qua các giai đoạn nói trên. Các trường sư phạm cần có sự khớp nối giữa các quy trình đào tạo trong nhà trường của mình với các tổ chức bồi dưỡng giáo viên, giữa những người tham gia bồi dưỡng và tất cả các bên liên quan. Trong quá trì
Tài liệu liên quan