Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của AUN-QA: Một số nhận định, khuyến nghị triển khai đảm bảo chất lượng cấp chương trình

TÓM TẮT Trong khuôn khổ bài viết này tác giả hướng đến việc nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng (ĐBCL) để thấy được mối liên hệ lẫn nhau giữa các cấp ĐBCL giáo dục đại học của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network, AUN), đồng thời trình bày cụ thể các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng cấp chương trình. Từ đó, có những nhận định và khuyến nghị cho công tác chuẩn bị, triển khai đánh giá chất lượng cấp chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA tại các trường đại học.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của AUN-QA: Một số nhận định, khuyến nghị triển khai đảm bảo chất lượng cấp chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 3(28) - Thaùng 5/2015 90 MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA AUN-QA: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH, KHUYẾN NGHỊ TRIỂN KHAI ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CẤP CHƯƠNG TRÌNH LƯU KHÁNH LINH(*) TÓM TẮT Trong khuôn khổ bài viết này tác giả hướng đến việc nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng (ĐBCL) để thấy được mối liên hệ lẫn nhau giữa các cấp ĐBCL giáo dục đại học của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network, AUN), đồng thời trình bày cụ thể các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng cấp chương trình. Từ đó, có những nhận định và khuyến nghị cho công tác chuẩn bị, triển khai đánh giá chất lượng cấp chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA tại các trường đại học. Từ khóa: đảm bảo chất lượng, cấp chương trình ABTRACT In this article, the author’s aims are to study and analyze the models quality assurance in order to understand clearly the relationship among the levels of the Higher Education Quality Assurance of ASEAN University Network. Also, in special, the standards and criteria for assessing the quality of the program level have been presented. Then, the author has made the proposal of more identifies and recommendations for the preparation and implementation of quality assessment at program level based on AUN-QA standards at the universities. Keyword: quality assurance, program level 1. ĐẶT VẤN ĐỀ(*) Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) của AUN dựa trên mô hình Baldrige và EFQM (education frame quality management) của châu Âu, tuy nhiên có chú ý đến những đặc điểm riêng biệt của GDĐH. Theo AUN-QA, chất lượng trong GDĐH là một khái niệm đa chiều cần được xem xét trên diện rộng (tổng thể) bao quát nhiều chức năng và hoạt động học thuật như: giảng dạy, học tập, nghiên cứu, phát triển tri thức, phát triển đội ngũ, đào tạo sinh viên, cơ sở vật chất, phục vụ cộng đồng, mối quan hệ với (*)ThS, Trường Đại học Tài chính - Marketing các yếu tố từ bên ngoài Mô hình chất lượng AUN giúp trường đại học nhận định những điểm mạnh, điểm yếu của mình, thấy được hiện trạng của trường so với mục tiêu mong đợi và tìm ra những biện pháp cải thiện nhằm đạt mục tiêu đó. Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục của AUN-QA Mô hình ĐBCL giáo dục của AUN- QA được chia thành nhiều cấp (cấp trường và cấp chương trình), với những hoạt động tương ứng như ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài. Trong mô hình ĐBCL cấp trường (hình 1), các yếu tố cốt lõi của mô hình liên quan đến toàn bộ hệ thống, hoạt động 91 thường xuyên của một trường đại học gồm: (1) Sứ mạng, mục đích, mục tiêu, (2) Các nguồn lực hay các điều kiện ĐBCL, (3) Các hoạt động then chốt (đào tạo, nghiên cứu, phục vụ cộng đồng) và (4) Các thành quả đạt được. Các yếu tố hỗ trợ có liên quan đến các thông tin phản hồi của các bên (có thể là Bộ Giáo dục & Đào tạo, cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên, cán bộ phục vụ, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên.) và cơ cấu giám sát, đánh giá, đối sánh (cấp quốc gia, quốc tế). Các thông tin từ bên ngoài đưa vào hệ thống để nghiên cứu nhằm giúp cho hệ thống giáo dục nhà trường có thể vận hành đúng hướng và hiệu quả. Yếu tố hỗ trợ là những yếu tố không trực tiếp tạo ra chất lượng nhưng lại rất cần thiết giúp các yếu tố cốt lõi bên trong có thể tạo ra chất lượng mong muốn. Hình 1: Mô hình đảm bảo chất lượng cấp trường. (Nguồn: Guide to AUN Actual Quality Assessment at Programme Level, bản dịch NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Để vận hành các hoạt động then chốt của trường đại học như hoạt động đào tạo, nghiên cứu, phục vụ cộng đồng trong mô hình ĐBCL cấp trường một cách hiệu quả, đạt mục tiêu và thực hiện được sứ mạng tuyên bố, mỗi trường đại học cần xây dựng mô hình hệ thống ĐBCL bên trong (hình 2) phù hợp với bối cảnh và đặc thù của từng trường, bao gồm 4 thành tố cơ bản sau: (1) Hệ thống các công cụ giám sát, ghi nhận chỉ số, chỉ báo quan trọng phục vụ hoạt động ĐBCL như tiến trình học của sinh viên, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ bỏ học từng năm, phản hồi của cựu sinh viên và thị trường lao động để giúp nhà trường nhận định khả năng đáp ứng của sự vận hành các hoạt động trong trường, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để đạt mục tiêu, (2) Hệ thống các công cụ đánh giá cho biết các chỉ số, chỉ báo, nhận xét định tính của các bên liên quan về môn học, chương trình đào tạo (CTĐT), quá trình triển khai dạy học, hiệu quả nghiên cứu khoa học, hoạt động phục vụ sinh viên, (3) Hệ thống các quy trình ĐBCL chuyên biệt là những qui định, quy trình liên quan đến các hoạt động ĐBCL về sinh viên, đội ngũ giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất trang thiết bị, hỗ trợ sinh Sứ mạng Mục đích Mục tiêu Kế hoạch, chính sách Quản lý Nhân lực Ngân sách Hoạt động đào tạo Nghiên cứu Phục vụ xã hội Thành quả (Các kết quả đạt được) Sự hài lòng của các bên liên quan Đảm bảo chất lượng & Đối sánh quốc gia/ quốc tế 92 viên của nhà trường, nhằm duy trì chất lượng, (4) Hệ thống các công cụ ĐBCL chuyên biệt như tự đánh giá sau mỗi chu kỳ hoạt động tạo ra sản phẩm đào tạo (5 năm), phân tích SWOT (Strengths – weaks – Opportunities - Threats) xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để kiểm soát hướng đi và điều chỉnh mục tiêu, chiến lược của trường cho chu kỳ tiếp theo. Hệ thống thông tin và sổ tay chất lượng là công cụ khẳng định lần nữa chất lượng hoạt động của nhà trường. Trong mô hình ĐBCL hệ thống bên trong, hai thành tố đầu tiên là công cụ giám sát, thu thập thông tin và đánh giá thường xuyên các mặt hoạt động dạy - học và nghiên cứu do các đơn vị phòng ban quản lý chịu trách nhiệm thực hiện tại đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Ví dụ: phòng Quản lý đào tạo giám sát tiến trình học của sinh viên, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ bỏ học hàng năm, đánh giá môn học và chương trình học, phòng Quản lý khoa học giám sát và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên, Thư viện đánh giá hoạt động phục vụ bạn đọc (sinh viên, giảng viên), các Khoa làm đầu mối giữ liên lạc với cựu sinh viên và chủ động tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp từ đó thu thập những thông tin phản hồi có ích cho quá trình đào tạo, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo Hai thành tố còn lại là các qui trình hoạt động và công cụ quản lý đào tạo có đề cập yếu tố ĐBCL thường do bộ phận ĐBCL triển khai hoặc đưa ra các yêu cầu ĐBCL để các đơn vị thực hiện, báo cáo kết quả. Để xây dựng và duy trì hệ thống ĐBCL bên trong, tất cả các hoạt động vận hành, giám sát, đánh giá trong mô hình ĐBCL bên trong (hình 2) cần được thực hiện theo chu trình Deming – PDCA (Plan – Do – Check - Act), bất kỳ hoạt động nào cũng được lập kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả và đưa ra các phương án cải tiến, nâng cao hiệu quả cho hoạt động và tiếp tục chu trình PDCA tiếp theo cho chính hoạt động đó. Hình 2: Mô hình ĐBCL hệ thống bên trong (Nguồn: Guide to AUN Actual Quality Assessment at Programme Level, bản dịch NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Đảm bảo chất lượng bên trong Các công cụ giám sát Các công cụ đánh giá Các quy trình ĐBCL chuyên biệt Các công cụ ĐBCL chuyên biệt Theo dõi và cải tiến Đánh giá giảng viên do sinh viên thực hiện Đánh giá môn học và chương trình đào tạo Đánh giá kết quả nghiên cứu Đánh giá các dịch vụ phục vụ sinh viên ĐBCL việc đánh giá sinh viên Đội ngũ ĐBCL ĐBCL cơ sở vật chất, thiết bị ĐBCL công tác hỗ trợ sinh viên Phân tích SWOT (tự đánh giá) Kiểm toán nội bộ/ đồng nghiệp Hệ thống thông tin Sổ tay chất lượng Tiến trình học tập của sinh viên Phản hồi từ thị trường lao động và cựu SV Tỷ lệ lên lớp. Tỷ lệ bỏ học Hiệu suất nghiên cứu 93 Trong khi mô hình ĐBCL hệ thống bên trong là một tổng thể các nguồn lực, hệ thống công cụ giám sát quản lý và hệ thống thông tin được sử dụng để thiết lập, duy trì, cải tiến chất lượng giáo dục của trường đại học thì mô hình ĐBCL cấp chương trình (hình 3) tập trung vào hoạt động giảng dạy - học tập và lưu ý đến 3 thành tố: chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra. Theo mô hình ĐBCL cấp chương trình, chất lượng đầu vào được thể hiện qua chất lượng về nội dung và cách thức triển khai CTĐT, giảng viên, nhân viên hỗ trợ, sinh viên, các hoạt động hỗ trợ sinh viên, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy - học tập. Chất lượng quá trình đào tạo thể hiện qua ĐBCL tiến trình dạy và học, hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên hỗ trợ, lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan. Chất lượng đầu ra thể hiện qua số lượng, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp và thôi học, thời gian tốt nghiệp đúng hạn, khả năng có việc làm đúng ngành học sau khi tốt nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm, mức thu nhập, đạt chuẩn kết quả học tập dự kiến (chuẩn đầu ra của chương trình), mức độ hài lòng của các bên liên quan đối với sản phẩm đào tạo của chương trình. Hình 3: Mô hình ĐBCL cấp chương trình, (Nguồn: Guide to AUN Actual Quality Assessment at Programme Level, bản dịch NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Sự hài lòng của các bên liên quan (TC15) Đảm bảo chất lượng & đối sánh quốc gia/ quốc tế Kết quả học tập dự kiến (TC1) Chất lượng giảng viên (TC6) Chất lượng nhân viên hỗ trợ (TC7) Chất lượng sinh viên (TC8) Tư vấn & hỗ trợ sinh viên (TC9) Cơ sở vật chất và trang thiết bị (TC10) Thành quả (Các kết quả đạt được) (TC 14) ĐBCL tiến trình dạy & học (TC11) Hoạt động phát triển đội ngũ (TC12) Phản hồi của các bên liên quan (TC13) Tỉ lệ đậu tốt nghiệp (TC14) Tỉ lệ bỏ học (TC14) Thời gian tốt nghiệp (TC14) Khả năng có việc làm (TC14) Nghiên cứu (TC14) Mô tả chương trình đào tạo (TC2) Nội dung & cấu trúc chương trình đào tạo (TC3) Chiến lược dạy & học (TC4) Đánh giá sinh viên (TC5) 94 Mô hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình gồm 15 tiêu chuẩn, 68 tiêu chí, cụ thể như sau: Bảng 1 Tiêu chuẩn Nội dung tiêu chuẩn Số tiêu chí 1 Kết quả học tập dự kiến (KQHTDK) 4 2 Mô tả chương trình đào tạo 3 3 Cấu trúc và nội dung chương trình 7 4 Chiến lược dạy và học 4 5 Đánh giá sinh viên (ĐGSV) 7 6 Chất lượng giảng viên (GV) 10 7 Chất lượng nhân viên hỗ trợ 4 8 Chất lượng sinh viên 3 9 Tư vấn và hỗ trợ sinh viên 4 10 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị 5 11 Đảm bảo chất lượng tiến trình dạy và học 7 12 Hoạt động phát triển đội ngũ 2 13 Phản hồi của các bên liên quan 3 14 Đầu ra 4 15 Sự hài lòng của các bên liên quan 1 3. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH Thứ nhất, từ việc nghiên cứu mô hình ĐBCL giáo dục theo AUN-QA, cho thấy mô hình ĐBCL giáo dục có hai cấp, trong đó ĐBCL cấp chương trình mang tính cốt lõi, còn ĐBCL cấp trường mang tính tổng thể, bao quát của một trường đại học. Tuy nhiên để ĐBCL cho các hoạt động đáp ứng các tiêu chuẩn thuộc cấp chương trình và cấp trường, nhà trường cần có một hệ thống ĐBCL bên trong vững chắc bao gồm các nguồn lực, các công cụ giám sát, qui trình, qui định giúp vận hành 2 cấp ĐBCL, kết nối chặt chẽ 2 cấp để hình thành chất lượng giáo dục nói chung của một trường đại học. 95 Hình 4: Các cấp đảm bảo chất lượng (Nguồn: Introduction to the AUN-QA model) Hiện nay, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học. Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá này cũng khá phù hợp với mô hình ĐBCL cấp trường và mô hình hệ thống ĐBCL bên trong của AUN-QA. Theo mối liên hệ giữa các cấp ĐBCL cho thấy nếu không có hệ thống ĐBCL bên trong thì không thể vận hành các hoạt động then chốt của trường để ĐBCL cấp trường hoặc cấp chương trình. Nói cách khác, hệ thống ĐBCL bên trong là điều kiện không thể thiếu đối với một trường đại học khi lãnh đạo nhà trường thực sự mong muốn cải tiến chất lượng giáo dục và quyết tâm được công nhận chất lượng qua kiểm định. Thứ hai, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình có thể phân 4 nhóm: Nhóm 1: Tiêu chuẩn 1, 2, 3, 4, 5 đề cập đến việc thiết kế và vận hành CTĐT. Nhóm 2: Tiêu chuẩn 6, 7, 8, 10, 12 đề cập đến các điều kiện đầu vào như đội ngũ, phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất. Nhóm 3: Tiêu chuẩn 9, 11, 13 đề cập đến đảm bảo chất lượng và các công cụ giám sát chất lượng. Nhóm 4: Tiêu chuẩn 14, 15 đề cập đến kết quả đầu ra của chương trình. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo AUN-QA có 5/15 tiêu chuẩn (chiếm 30% tiêu chuẩn và 37% tiêu chí) liên quan đến thiết kế và vận hành chương trình đào tạo như: xác định chuẩn đầu ra (KQHTDK), mô tả cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, chiến lược giảng dạy/ học tập, đánh giá SV; nếu xét về số lượng tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn về chất lượng đội ngũ giảng viên có số lượng tiêu chí đánh giá nhiều nhất (10 tiêu chí) chiếm 15% tổng số tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn. Điều này cho thấy AUN-QA đề cao vai trò của đội ngũ giảng viên đối với chương trình đào tạo; chính đội ngũ giảng viên thiết kế, vận hành CTĐT sao cho đáp ứng các mục tiêu ĐBCL chương trình. Thứ ba, thang điểm đánh giá cấp chương trình có 7 mức (bảng 2), mỗi mức có yêu cầu riêng, không có trọng số cho từng tiêu chuẩn. Chất lượng CTĐT được đánh giá đạt khi điểm đánh giá từ mức 4 trở lên (mức trung bình). Thang điểm này giúp nhà trường, khoa dễ dàng đánh giá mức độ ĐBCL hơn là thang đo 2 mức (đạt/không đạt). Tuy nhiên, vì không có trọng số nên khi đánh giá có những tiêu chuẩn đạt dưới mức 4, sau khi tổng kết điểm của tất cả tiêu chuẩn thành kết quả cuối cùng để ra quyết định, kết quả này lại đạt trên mức trung bình và CTĐT được 96 đánh giá đạt. Điều này cho thấy, các mặt đánh giá có tầm quan trọng như nhau trong việc hình thành chất lượng, kết quả đánh giá đạt chỉ mang tính tương đối, quan trọng là thông qua đánh giá CTĐT nhà trường thấy được các mặt còn khuyết dù CTĐT đã đánh giá đạt trên mức yêu cầu. Hoặc nhà trường lấy mức đạt đó làm mốc chuẩn tiếp tục có biện pháp cải tiến để CTĐT đạt mức cao hơn trong thang đánh giá ở chu kỳ tiếp theo. Bảng 2 Điểm Ý nghĩa của giá trị trong thang 7 điểm 1 Không có cơ sở đánh giá (không tài liệu, không kế hoạch, không minh chứng) 2 Nhà trường/ Khoa còn đang trong giai đoạn lập kế hoạch 3 Có tài liệu minh chứng nhưng chưa thấy chúng được sử dụng trong thực tế 4 Có tài liệu và minh chứng cho thấy chúng được sử dụng trong thực tế 5 Có minh chứng rõ ràng về tính hiệu quả của lĩnh vực đang xem xét 6 Hình mẫu về chất lượng 7 Xuất sắc 4. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CẤP CHƯƠNG TRÌNH 4.1. Kết luận Mô hình ĐBCL cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đã được triển khai thực hiện tại 10 nước thành viên Asean. Tại Việt Nam, mô hình này được triển khai rộng rãi ở các trường thành viên AUN (Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường đại học Cần Thơ) và một số trường đại học khác theo dự án của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tài trợ, đã mang lại lợi ích rất lớn trong đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng CTĐT. Trong bối cảnh Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa ban hành qui định Bộ tiêu chuẩn chung kiểm định CTĐT bậc đại học và có hướng khuyến khích các trường chủ động tự đánh giá CTĐT theo tiêu chuẩn quốc tế thì việc các trường đại học nghiên cứu, vận dụng mô hình và bộ tiêu chuẩn ĐBCL cấp chương trình của AUN-QA là hướng đi khả thi mang tính hội nhập. 4.2. Khuyến nghị Một là, hệ thống ĐBCL bên trong tạo điều kiện thuận lợi cho ĐBCL cấp chương trình. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống ĐBCL bên trong có sự tham gia đầy đủ của giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý cấp phòng, ban, khoa, bộ môn, cán bộ lãnh đạo cấp trường và các bên liên quan (sinh viên, thị trường lao động). Hệ thống ĐBCL bên trong đòi hỏi sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đòi hỏi mỗi đơn vị phải xây dựng các công cụ (chiến lược, chính sách, qui định, qui trình, hướng dẫn, phương 97 tiện) thực hiện, theo dõi, giám sát, quản lý, đánh giá, cải tiến các hoạt động (theo PDCA); đòi hỏi các cá nhân hiểu rõ công việc mình làm và không nghĩ đó là trách nhiệm của bộ phận chuyên trách ĐBCL. Tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân trong công việc được giao, nhận thức của các cấp quản lý nhà trường về lợi ích của đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng là yếu tố quyết định trong việc xây dựng thành công hệ thống ĐBCL bên trong. Hai là, đối với công tác ĐBCL, lãnh đạo Khoa phải nhận thức vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng CLGD của trường; đặc biệt chất lượng cấp CTĐT, là người xác định rõ mục tiêu của Khoa cần hướng đến chuẩn mực chất lượng đào tạo nào trong tương lai. Từ đó, có giải pháp thúc đẩy Khoa, Bộ môn nỗ lực trong công tác chuyên môn, giảng dạy và quản lý để đạt được mục tiêu đề ra hoặc đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn. Mục tiêu, giải pháp, kế hoạch triển khai, kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT cần được thảo luận rộng rãi trong toàn thể giảng viên, nhân viên của Khoa nhằm tạo sự đồng thuận cao, am hiểu cặn kẽ, tinh thần tự nguyện có trách nhiệm cùng hướng đến mục tiêu chung của Khoa. Lãnh đạo Khoa, Bộ môn và tất cả giảng viên cần được tập huấn nhằm hiểu rõ các mô hình ĐBCL, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT AUN-QA, các mức độ đánh giá để có cái nhìn vừa tổng thể vừa chi tiết, đối sánh với thực trạng tại Khoa về những công việc mà Khoa đã làm cần duy trì phát triển, công việc Khoa chưa làm được cần bổ sung, hoàn thiện trước khi chính thức đánh giá CTĐT. Đối sánh có thể giúp Khoa thấy được bức tranh toàn cảnh về chất lượng đào tạo và CTĐT của Khoa đang định vị ở đâu trong bức tranh chất lượng đó. Từ đó, xác định những vấn đề còn hạn chế cần cải tiến nhanh chóng để tiến hành đánh giá chương trình. Quy trình trong hình dưới đây sẽ thấy rõ các bước cần thực hiện(1): Tìm hiểu bộ tiêu chuẩn AUN-QA Tìm và xác định minh chứng cho từng tiêu chí Đối sánh CTĐT với bộ tiêu chuẩn của AUN-QA, thống kê kết quả sơ bộ về tiêu chí đáp ứng từ mức 4 trở lên (mức đạt theo qui định của Bộ tiêu chuẩn) Viết báo cáo và hoàn chỉnh bộ hồ sơ minh chứng nếu kết quả đối sánh có trên 80 % tiêu chí đạt từ mức 4 trở lên Thực hiện các phương án cải tiến cho đến khi đạt được 80% các tiêu chí từ điểm 4 trở lên mới viết báo cáo Phản biện báo cáo, đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định. Duy trì, cải tiến chất lượng 98 Chú thích: (1) Tham khảo tham luận của TS. Lê Hoàng Dũng, ThS. Lê Thị Hà Giang “Kinh nghiệm đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA tại khoa Ngữ văn anh, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHCM”, trang 13, Kỷ yếu Hội thảo: Kinh nghiệm áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của AUN tại Việt Nam, UEF, 2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạo, (2013), Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đại học Kinh tế Tài chính, (2014), Kỷ yếu Hội thảo “Kinh nghiệm áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của AUN tại Việt Nam”. 3. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, (2014), Kỷ yếu Hội thảo “Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học – Con đường hội nhập quốc tế”. 4. Tài liệu tham khảo theo nội dung các tập tin tải về: entat ProgrammeLevel-15Criteria.pdf ntandAssessors&Framework.pdf qa.de/Workshop_BKK/2_Day/Introduction_to_the_AUN_QA_Model- Tan_Kay_Chuan.pdf * Ngày nhận bài: 03/4/2015. Biên tập xong: 24/4/2015. Duyệt đăng: 04/5/2015.
Tài liệu liên quan