Tóm tắt
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) là hình thức đào tạo có sử dụng
kết nối mạng để thực hiện việc học, lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với
nhau và với giáo viên. Một số mô hình đào tạo trực tuyến được ứng dụng: Mô hình
LMS (Learning Management System); Mô hình LCMS (Learning Content
Management System). Việc ứng dụng E-Learning mang lại những thuận lợi như: linh
hoạt, thuận tiện hướng tới người học và người dạy; hạn chế: người học cần có động lực,
các phương tiện học tập đầy đủ. Thực trạng đào tạo trực tuyến tại Đại học Mở: là đơn vị
đi đầu xây dựng hệ thống công nghệ E-Learning; Đại học trực tuyến FUNiX – trường
đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam: tăng cường khả năng học tiếng Anh, chủ yếu
trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với những thuận lợi về phát triển cơ sở hạ tầng,
nhận thức và sử dụng công nghệ thông tin của con người đã cải thiện rõ rệt, các
chuyên gia nhận định, đào tạo trực tuyến (E-Learning) tại Việt Nam sẽ phát triển
mạnh trong thời gian tới.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình đào tạo trực tuyến được ứng dụng trong các trường đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
435
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
ThS. CTA Bùi Phương Dung
Công ty TNHH Tư vấn thuế Long Việt
Tóm tắt
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) là hình thức đào tạo có sử dụng
kết nối mạng để thực hiện việc học, lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với
nhau và với giáo viên... Một số mô hình đào tạo trực tuyến được ứng dụng: Mô hình
LMS (Learning Management System); Mô hình LCMS (Learning Content
Management System). Việc ứng dụng E-Learning mang lại những thuận lợi như: linh
hoạt, thuận tiện hướng tới người học và người dạy; hạn chế: người học cần có động lực,
các phương tiện học tập đầy đủ. Thực trạng đào tạo trực tuyến tại Đại học Mở: là đơn vị
đi đầu xây dựng hệ thống công nghệ E-Learning; Đại học trực tuyến FUNiX – trường
đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam: tăng cường khả năng học tiếng Anh, chủ yếu
trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với những thuận lợi về phát triển cơ sở hạ tầng,
nhận thức và sử dụng công nghệ thông tin của con người đã cải thiện rõ rệt, các
chuyên gia nhận định, đào tạo trực tuyến (E-Learning) tại Việt Nam sẽ phát triển
mạnh trong thời gian tới.
Từ khóa: đào tạo trực tuyến, đại học trực tuyến, mô hình đào tạo trực tuyến,
đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam
Giới thiệu
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) là hình thức đào tạo có sử dụng
kết nối mạng để thực hiện việc học, lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với
nhau và với giáo viên...
Đào taọ trưc̣ tuyến là hình thức truyền tải nội dung bằng phương tiện điện tử
qua trình duyệt Web, ví dụ như Netscape Navigator hay Internet Explorer thông qua
mạng Internet/Intranet hay qua các hình thức khác như CD-ROM, DVD broadcast
video, nội dung theo yêu cầu (content on demand) hay virtual classrooms (lớp học
ảo). Nói một cách khác, đào taọ trưc̣ tuyến là sự kết hợp của Internet và các công
nghệ số tạo ra mô hình đào tạo trong đó các thông tin về giáo dục, đào tạo, các kiến
thức và sự lĩnh hội được thực hiện thông qua các máy tính, Internet, các Website
hoặc từ tổ chức mạng.
Đào taọ trưc̣ tuyến là quá trình học tương tác thông qua việc sử dụng máy tính
và các kỹ thuật truyền thông để đào tạo và học tập.
436
Viện kỹ nghệ điện và điện tử IEEE (Institute of Electrical and Electronics
Engineers) cho rằng hệ thống giáo dục trực tuyến là “một hệ thống công nghệ học tập
sử dụng các trình duyệt web như một phương tiện chính yếu để tương tác với học viên;
cùng với một mạng nội bộ là phương tiện của giao tiếp trong hệ thống của chính mình
cũng như với bên ngoài. Những liên kết này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giảng dạy và học tập”. Sun Microsytems định nghĩa: “Học tập online là một việc trao
đổi, truyền đạt kiến thức được phân phối và hỗ trợ thông qua công nghệ thông tin như
mạng Internet, truyền hình, các hệ thống giảng dạy thông minh và máy tính”. Tuy có
nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng theo tác giả, đào tạo trực tuyến có hai đặc điểm cơ
bản sau: Đầu tiên, giáo dục trực tuyến chắc chắn sẽ trở thành xu thế tất yếu trong thời
gian sắp tới do phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giúp cho
việc tương tác với từng cá nhân học viên trở nên dễ dàng và cần thiết hơn. Thứ hai
chính là hiệu quả của giáo dục trực tuyến nếu như được đầu tư và triển khai thích hợp
sẽ cao hơn so với phương thức đào tạo truyền thống do tiết kiệm được thời gian di
chuyển, chi phí thuê mướn địa điểm, trao đổi thông tin đa chiều trong hệ thống và bài
giảng sẽ được cá nhân hóa, giúp tăng cao tính ứng dụng của học viên. Hiện nay, việc
đào tạo và học tập trực tuyến đang rất được quan tâm và nhận được nhiều sự đầu tư
đáng kể từ doanh nghiệp và chính quyền các nước. Học tập trực tuyến chỉ chiếm một
phần của việc học tập dựa trên công nghệ (hay còn gọi là giáo dục trực tuyến) và mô tả
việc học hỏi qua Internet, mạng nội bộ và mạng nội bộ mở rộng.
1. Đào tạo trực tuyến tại các trường đại học trên thế giới
- Một số mô hình đào tạo trực tuyến được ứng dụng: phương thức và công nghệ
đào tạo.
Mô hình LMS (Learning Management System)
Mô hình LMS (Learning Management Systems) là phần mềm ứng dụng trên
máy chủ (server based) có chức năng chính là quản lý các vấn đề về học tập trong
các hệ thống đào tạo từ xa. LMS được phát triển từ mô hình đào tạo trên máy tính
(CBT - Computer Based Training), khác với CBT ở chỗ: CBT là hệ thống đào tạo
trên cơ sở cung cấp nội dung học tập mà không hỗ trợ quản lý các khóa học, học viên
cũng như không hỗ trợ việc tổ chức các khóa học và thời gian học. LMS hỗ trợ sắp
xếp, tổ chức và quản lý học tập, ví dụ như hỗ trợ đăng ký học, đưa ra danh sách các
khóa học, lịch học, các dịch vụ thanh toán, quản lý học viên, tổ chức các nhóm học
riêng. Ngoài ra, LMS còn có các chức năng mở rộng để hướng dẫn các kỹ năng khai
thác thông tin và quản lý thông tin cá nhân cho người dạy và người học.
Các chức năng chính của LMS:
- Các chức năng tương tác với người quản trị:
437
+ Thiết lập khóa học
+ Đăng ký thành viên
+ Tạo báo cáo
- Các chức năng tương tác với học viên
+ Truy cập vào các khóa học
+ Xem bài giảng
+ Kiểm tra kết quả
+ Lập báo cáo
Mô hình LCMS (Learning Content Management System)
Khái niệm LCMS (Learning Content Management System): là hệ thống được
sử dụng để tạo ra, lưu trữ, tổ chức và phân phối nội dung học tập, quản lý việc chỉnh
sửa trong cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho người dùng truy vấn và dùng lại thông tin dễ
dàng dựa trên các đối tượng như: Learning Objects, Meta-tagging, Workflow
Services.
Các đối tượng trong LCMS
LOs (Learning Objects) là các đối tượng học tập như:
Phương tiện học tập (Content Assets): là các phương tiện hỗ trợ học tập như
hình ảnh, các ví dụ minh họa, biểu đồ, ảnh động, các file audio và video, các tài liệu
văn bản
Các đối tượng thông tin có khả năng sử dụng lại (RIOs - Reusable Information
Objects) như các khái niệm, sự kiện, phương thức và thủ tục được biểu diễn bằng
metadata.
Các đối tượng học tập có khả năng sử dụng lại (RLOs - Reusable Learning
Objects) là tập hợp các đối tượng thông tin có khả năng sử dụng lại trong giảng dạy
ví dụ như các bài giảng Đây chính là một ưu điểm giúp cho người học có thể trau
dồi kỹ năng học tập sau khi học.
Cấu trúc bài học: là các đối tượng học tập như các khóa học, các bài học ở
nhiều mức độ khác nhau.
Môi trường học tập: là sự kết hợp cấu trúc bài học với các công cụ truyền thông.
Meta-tagging: hỗ trợ việc tạo metadata bằng các công cụ có khả năng chuyển
đổi dữ liệu tự động. Các loại metadata:
Metadata cung cấp các thuộc tính của đối tượng dữ liệu như thời gian tạo dữ
liệu, dung lượng và loại dữ liệu
438
Metadata cung cấp thông tin về cách thức sử dụng dữ liệu
Workflow services là dịch vụ hỗ trợ phát triển nội dung học tập linh hoạt theo
các yêu cầu và chức năng tùy chọn của người dùng.
Yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các dịch vụ là người dùng phải đăng ký dịch vụ
trước khi được quyền truy nhập thông tin.
Tích hợp Workflow services và Learning Object
Cung cấp tất cả các chức năng quản lý nội dung truyền thống trong học tập như:
Tạo/ upload, chỉnh sửa, sao chép, di chuyển, liên kết.
Điều khiển, ghi chú, báo cáo.
Điều khiển việc truy nhập của các thành viên, quản lý các tài liệu cá nhân.
Các chức năng tìm kiếm.
Hỗ trợ nhập/ xuất và chuyển đổi các dữ liệu khác nhau.
Phân phối các dữ liệu dựa trên các chuẩn về E-Learning như AICC (Airline
Industry CBT Committee), SCORM (Sharable Content Object Reference Model),
IMS (Instructional Management System).
Một phần nữa rất quan trọng là các công cụ tạo nội dung. Hiện nay, chúng ta có
hai cách tạo nội dung là trực tuyến (online), có kết nối với mạng Internet và offline
(ngoại tuyến), không cần kết nối với mạng Internet. Những hệ thống như hệ thống
quản trị nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) cho phép
tạo và quản lý nội dung trực tuyến. Các công cụ soạn bài giảng (authoring tools),
giáo viên có thể cài đặt ngay trên máy tính cá nhân của mình và soạn bài giảng. Với
những nước và khu vực mà cơ sở hạ tầng mạng chưa tốt thì việc dùng các công cụ
soạn bài giảng là một sự lựa chọn hợp lý. Một hệ thống tạo nội dung mềm dẻo
thường cho phép kết hợp giữa soạn bài giảng online và offline.
Với các trường và cơ sở có quy mô lớn, cần phải quản lý kho bài giảng lớn và
muốn chia sẻ cho các trường khác thì phải nghĩ đến giải pháp kho chứa bài giảng.
Kho chứa bài giảng này cho phép lưu trữ, quản lý thông tin về các bài giảng (thường
dùng các chuẩn về metadata của IEEE,IMS, và SCORM). Hơn nữa, thường có
engine tìm kiếm đi kèm, tiện cho việc tìm kiếm các bài giảng (hoặc tổng quát hơn là
đối tượng học tập). Đôi khi các LCMS cũng đủ mạnh để thực hiện việc quản lý này
hoặc cũng có các sản phẩm chuyên biệt cho nhiệm vụ này (chẳng hạn các sản phẩm
của Harvest Road).
Các chuẩn/đặc tả là một thành phần kết nối tất cả các thành phần của hệ thống.
LMS, LCMS, công cụ soạn bài giảng, và kho chứa bài giảng sẽ hiểu nhau và tương
439
tác được với nhau thông qua các chuẩn/đặc tả. Chuẩn và đặc tả của hệ thống cũng
đang phát triển rất nhanh tạo điều kiện cho các công ty và tổ chức làm ra ngày càng
nhiều sản phẩm đào tạo trực tuyến để người dùng có rất nhiều sự lựa chọn.
Công cụ soạn bài điện tử
Đây là các công cụ giúp cho việc tạo nội dung học tập một cách dễ dàng. Các
trang web với tất cả các loại tương tác Multimedia (thậm chí cả các bài kiểm tra)
được tạo ra dễ dàng như việc tạo một bài trình bày bằng PowerPoint. Với loại ứng
dụng này, bạn có thể nhập các đối tượng học tập đã tồn tại trước như text, ảnh, âm
thanh, các hoạt hình, và video chỉ bằng việc kéo thả. Điều đáng chú ý là nội dung sau
khi soạn xong có thể xuất ra các định dạng như HTML, CD-ROM, hoặc các gói tuân
theo chuẩn SCORM/AICC.
Có một sự khác biệt giữa công cụ tạo bài điện tử và công cụ lập trình. Việc
nắm vững, sử dụng tốt công cụ soạn bài yêu cầu ít kiến thức chuyên môn hơn, trong
khi đối với các công cụ lập trình, bạn cần có kiến thức tốt về các ngôn ngữ mình định
sử dụng. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng trong các công cụ soạn bài cũng được chia
ra thành các cấp độ khác nhau. Có loại bạn chỉ cần thực hiện các thao tác kéo thả trên
màn hình giống như PowerPoint (Lectora là một ví dụ). Có loại bạn đòi hỏi phải có
một chút kiến thức về lập trình (lập trình script) hoặc làm việc với các sơ đồ (ví dụ
như Authorware).
Các tính năng
Tạo cây nội dung
Tạo các tương tác
Nhập các đối tượng đã tồn tại
Liên kết các đối tượng học tập với nhau
Cung cấp các mẫu tạo học nhanh chóng, thuận tiện
Sử dụng lại các đối tượng học tập
Tạo các bài kiểm tra
Xuất ra các định dạng khác nhau
Cung cấp khả năng phát triển các tính năng cao cấp thông qua lập trình
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các chương trình trực tuyến
+ Việc ứng dụng E-Learning mang lại những thuận lợi như
Linh hoạt, thuận tiện hướng tới người học và người dạy: cả giảng viên và học viên
đều có thể chủ động về thời gian, người học có thể chủ động thu thập khối lượng kiến
thức, nội dung học tập, cách thức học sao cho phù hợp mà không phải đến lớp.
Không có ranh giới giữa các quốc gia, người học và người dạy có thể đến từ bất cứ
quốc gia nào.
440
Nội dung học tập luôn được cập nhật đa dạng, giúp người học có thể cập nhập
những kiến thức mới, hay trao đổi giữa các học viên với nhau.
Tiết kiệm chi phí đi lại cho cả giảng viên và học viên. Đào tạo trực tuyến không
phải là hình thức đào tạo thay thế các hình thức đào tạo truyền thống mà nó chỉ là
một giải pháp để mọi người có thêm cơ hội học tập với chi phí thấp hơn.
+ Hạn chế của E-Learning
Người học cần phải có động lực, luôn phải có Quản lý học tập nhắc nhở công việc
học hành nếu không có thể chậm trễ dẫn đến nghỉ học, bỏ học.
Các phương tiện học tập như máy tính, micro, tai nghe đầy đủ, đảm bảo đường
truyền mạng thông suốt.
Cần có một hệ thống E-Learning hoạt động tốt tạo mối liên lạc giữa giảng viên và
học viên.
- Uy tín của chương trình đào tạo trực tuyến.
Trong năm 2000, đầu tư vào thị trường giáo dục - đào tạo trực tuyến tại Hoa
Kỳ được thống kê là 2,2 tỷ USD theo báo cáo của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế
(International Data Corporation) và ước tính khoản đầu tư này sẽ vượt quá 23 tỷ
USD năm 2004 (Anderson, Dankens, & Julian, 2000). Các cơ sở giáo dục sau trung
học cũng đã trải qua sự tăng trưởng đáng kể trong việc sử dụng hệ thống giáo dục
trực tuyến, với một số tổ chức cung cấp toàn bộ các chương trình học tập thông qua
giáo dục từ xa.
Theo thống kê của Certifyme (2013), các doanh nghiệp sẽ rút ngắn được thời
gian học tập từ 25% đến 60%, đồng thời tiết kiệm được khoảng từ 50 đến 70% chi
phí đào tạo so với hình thức học tập truyền thống. Các nghiên cứu về sự thỏa mãn
trong công việc cũng chỉ ra rằng 23% tỷ lệ các nhân viên rời bỏ công việc vì thiếu
điều kiện học hỏi từ công việc cũng như cơ hội được đào tạo phát triển. Đến năm
2014 thì đến 70% các khóa đào tạo trực tuyến diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ
và châu Âu, nhưng châu Á và khu vực ASEAN đang phát triển rất nhanh với hai
nước dẫn đầu về tốc độ phát triển trong lĩnh vực này là Malaysia và Việt Nam.
- Cách mạng công nghiệp 4.0. Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng 4.0.
Trong thực tế, hệ thống đào tạo trực tuyến đã được hoàn thiện các chức năng
ưu việt như: hỗ trợ Audio, Video mềm dẻo, chức năng tương tác giữa giáo viên với
học viên thân thiện như trong các lớp học truyền thống (thông qua các công cụ
chatText, qua microphone, qua Webcam), đặc biệt là hệ thống còn cung cấp các
công cụ giảng bài và học bài như các công cụ vẽ hình, bút viết bảng (giáo viên và
học viên không những có thể viết, vẽ trên bảng trắng mà còn có thể viết, vẽ chú thích
441
trên nền các slide bài học) để trao đổi học tập. Hệ thống đã được thử nghiệm nhiều
lần trong nhiều môi trường khác nhau (Lan, ADSL, Modem) và được thử nghiệm
thành công với nhiều thiết bị hỗ trợ khác nhau như Analog Camera, Webcam USB,
Card TV. Quá trình thử nghiệm cũng cho thấy tiềm năng ứng dụng của hệ thống
trong các lĩnh vực khác nhau là rất khả quan. Trong tương lai, hệ thống có thể ứng
dụng trong các lĩnh vực khác như trong các chương trình cầu truyền hình, trong y tế,
trong an ninh; cũng có thể dùng trong các ứng dụng chia sẻ (chia sẻ màn hình, chia
sẻ dữ liệu) và tích hợp hệ thống GroupWare.
- Kinh nghiệm và một số bài học rút ra cho Việt Nam
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của
nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia nhất
và là những lao động có tri thức cao. Do đó, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo
dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc
gia. Đào tạo trực tuyến chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Việc
học tập không chỉ bó gọn trong nhà trường phổ thông, đại học mà là học suốt đời.
Mặc dù việc sử dụng Internet trong giảng dạy và học tập là rất cần thiết nhưng
ở Việt Nam, do cơ sở hạ tầng mạng còn thấp và chưa được đầu tư đúng mức nên việc
áp dụng đào tạo trực tuyến vẫn còn là một thách thức trong ngành giáo dục. Áp dụng
mô hình đào tạo trực tuyến sẽ góp phần cải thiện chất lượng học tập của Việt Nam
nâng ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới.
Với chương trình đào tạo năng động và hiệu quả này, hy vọng trong tương lai
không xa, đào tạo trực tuyến sẽ trở nên quen thuộc với tất cả sinh viên trong cả nước,
giúp sinh viên có nhiều cơ hội hơn trong học tập cũng như trình độ về công nghệ
thông tin của mình.
2. Tổng quan đào tạo trực tuyến tại Việt Nam
- Vai trò của đào tạo trực tuyến trong vấn đề xã hội hóa học tập tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo số liệu từ tập đoàn nghiên cứu truyền thông “We are social”,
tính đến ngày 1/1/2015, hầu hết thời gian người Việt Nam sử dụng Internet chưa
nhằm mục tiêu để học tập và tìm kiếm kiến thức, mà cụ thể trong đó bao gồm: sử
dụng mạng xã hội (24%), xem các video trên website (22%) và chơi game (18%).
Cho đến nay, ở Việt Nam có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo bắt đầu triển khai
E-Learning. Tùy theo mức độ đầu tư về học liệu điện tử và mục đích đào tạo, mà
hiện nay chủ yếu là các trung tâm dạy IT, SEO, tiếng Anh, kế toán, các trung tâm
giáo dục phổ thông, việc triển khai đào tạo E-Learning ở các cơ sở đào tạo khác
nhau. Các cơ sở này chủ yếu đào tạo các khóa ngắn hạn.
442
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các chương trình đào tạo
trực tuyến tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia, những hạn chế khi triển khai các chương
trình học trực tuyến (E-Learning) ở Việt Nam trong thời gian qua thể hiện rõ ở các
yếu tố như đường truyền Internet - hạ tầng về CNTT (máy tính, máy chủ) - nhận
thức, ứng dụng về CNTT - phương pháp giảng dạy truyền thống, kém hiệu quả
Thực tế tại Việt Nam, việc dạy và học, đặc biệt là tại bậc đại học, đã nhận được
không ít sự phê phán là đào tạo một chiều hay truyền đạt thiếu sinh động hiệu quả,
đào tạo theo xu hướng tập trung tại chỗ. Giáo trình bài giảng và cách thức giảng dạy
theo hướng truyền thống và thiếu đổi mới. Chất lượng đào tạo chưa đồng đều, có sự
chênh lệch giữa thành phố và các vùng nông thôn, sự tương tác giữa giảng dạy và
học còn thấp, không kịp thời
Với những thuận lợi về phát triển cơ sở hạ tầng, nhận thức và sử dụng công
nghệ thông tin của con người đã cải thiện rõ rệt, các chuyên gia nhận định, đào tạo
trực tuyến (E-Learning) tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
- Uy tín của các chương trình đào tạo trực tuyến tại Việt Nam hiện nay.
ITPRO với giải pháp đào tạo kết hợp nâng cao hiệu quả đào tạo các chương
trình CNTT; Skillsoft đưa ra các chương trình đào tạo và kinh nghiệm triển khai trên
thế giới; GlobalEnglish với giải pháp đào tạo trực tuyến các chương trình Tiếng Anh
và các khuyến nghị ứng dụng tại Việt Nam; Intuition với giải pháp đào tạo kết hợp
nâng cao hiệu quả đào tạo ngành Tài Chính - Ngân hàng.
Việt Nam đã gia nhập Mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network –
AEN), với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ,
trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính - Viễn Thông...
3. Đào tạo trực tuyến tại một số trường đại học Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017
- Thực trạng đào tạo trực tuyến tại một số đại học:
Trong thời gian gần đây, đào tạo trực tuyến đã và đang được đẩy mạnh triển
khai ứng dụng trong các trường đại học (Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Hà
Nội, Đại học Huế, Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Cần
Thơ, Viện Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa )
Viện Đại học Mở Hà Nội là đơn vị đi đầu đã xây dựng hệ thống công nghệ
E-Learning, xây dựng bộ học liệu cho nhiều ngành, nhiều khóa đào tạo đại học có
mức độ tương tác cao nhất. Từ năm 2008, Viện Đại học Mở đã triển khai cấp bằng
đại học từ xa. Đến năm 2013, Viện đã xây dựng và chủ động về hệ thống E-Learning
443
để triển khai đào tạo trực tuyến. Các ngành đào tạo trực tuyến gồm: Quản trị kinh
doanh, Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Luật kinh tế và Ngôn ngữ
Anh. Mô hình đào tạo trực tuyến của Viện Đại học Mở Hà Nội có thể nói là một trong
những mô hình E-Learning có hàm lượng tương tác giảng viên - học viên cao nhất.
Dựa trên nhiều hệ thống tích hợp và hỗ trợ. Các hệ thống được sử dụng là:
• Hệ thống quản lý học tập (LMS) được nâng cấp theo thời gian
• Hệ thống quản lý nội dung (LCMS)
• Hệ thống hỗ trợ (Helpdesk)
• Diễn đàn học tập môn học (Forum)
• Trang web thông tin (Webportal) cung cấp tin tức cho học viên
• Lớp học trực tuyến (Virtual Classroom) cung cấp lớp học thời gian thực
• Hệ thố