I.Lời giới thiệu
II.Nội dung cơ bản
1.Lịch sử
2.Thế nào là mâu thuẫn nhận thức
3.Phân loại mâu thuẫn nhận thức
III.Mô hình mâu thuẫn nhận thức
IV.Những nghiên cứu thực nghiệm về mâu thuẫn nhận thức
1.Những thay đổi làm cản trở sự thuyết phục
2.Những thay đổi làm ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận thông tin
3.Các yếu tố về thông tin, bối cảnh và người lĩnh hội
4.Các thay đổi khác.
V.Mâu thuẫn nhận thức và quảng cáo
1.Những tác động của môi trường tiếp nhận quảng cáo đối với mâu thuẫn nhận thức
2.Sự liên quan đến khán thính giả
3.Xu hướng hưởng ứng của khán thính giả
VI.Đánh giá về mô hình mâu thuẫn nhận thức.
13 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình mâu thuẫn nhận thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình mâu thuẫn nhận thức
Nội dung:
I.Lời giới thiệu
II.Nội dung cơ bản
1.Lịch sử
2.Thế nào là mâu thuẫn nhận thức
3.Phân loại mâu thuẫn nhận thức
III.Mô hình mâu thuẫn nhận thức
IV.Những nghiên cứu thực nghiệm về mâu thuẫn nhận thức
1.Những thay đổi làm cản trở sự thuyết phục
2.Những thay đổi làm ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận thông tin
3.Các yếu tố về thông tin, bối cảnh và người lĩnh hội
4.Các thay đổi khác.
V.Mâu thuẫn nhận thức và quảng cáo
1.Những tác động của môi trường tiếp nhận quảng cáo đối với mâu thuẫn nhận thức
2.Sự liên quan đến khán thính giả
3.Xu hướng hưởng ứng của khán thính giả
VI.Đánh giá về mô hình mâu thuẫn nhận thức.
I.Lời giới thiệu
Hàng ngày, chúng ta bị tác động dồn dập bởi vô số những đoạn thông tin đầy sức thuyết phục, đặc biệt là những mẩu quảng cáo trên các loại phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, không chắc chắn rằng hiệu quả thuyết phục được khách thông tin là bao nhiêu, và có bao nhiêu thông tin ảnh hưởng đến việc ra quyết định của một khách hàng. Việc quảng cáo chứa đầy những mẩu tin đầy thuyết phục ấy được thiết kế ra để thuyết phục người xem thay đổi thái độ của mình theo những sản phẩm quảng cáo và rốt cuộc là sẽ mua những sản phẩm đó. Quan tâm chính của những người buôn bán và các công ty quảng cáo là phải tìm ra xem mọi người hình thành và thay đổi thái độ như thế nào khi những mẩu quảng cáo được trình làng. Trọng tâm là khả năng lưu lại nội dung thông tin. Việc ghi nhớ nội dung thông tin được xem là đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi thái độ của người lãnh hội thông tin. Nội dung thông tin càng đọng lại nhiều trong khán thính giả thì sức thuyết phục càng có hiệu quả. Hầu hết những lý do được đưa ra bởi các hãng quảng cáo đều chú trọng vào vấn đề ghi nhớ nội dụng thông tin. Tuy nhiên, tính hiệu quả của những thông tin đầy sức thuyết phục này, theo Greenwald (1968) ông cho rằng, nên được đo bằng việc chấp nhận nội dung chứ không phải việc ghi nhớ nội dung đó. Hàng loạt các nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa việc ghi nhớ nội dung thông tin và tính thuyết phục (Greenwals, 1968). Điều quan trọng của tình huống thuyết phục là vai trò trong suy nghĩ của người lãnh hội thông tin để hưởng ứng những thông tin đầy thuyết phục.
Mô hình mâu thuẫn nhận thức là một cố gắng để biết con người tiếp thu và thay đổi thái độ ra sao trong một tình huống có sức thuyết phục. Không giống như những nghiên cứu trước, mô hình mâu thuẫn nhận thức nhấn mạnh tầm quan trọng những ý nghĩ nảy sinh của người lĩnh hội thông tin chứ không phải việc ghi nhớ nội dung thông tin. Việc nghiên cứu mô hình mâu thuẫn nhận thức sẽ rất có ích cho việc hiểu được sự hình thành và thay đổi thái độ của khách hàng theo các thông điệp quảng cáo đầy thuyết phục.. Việc nghiên cứu mô hình đó cho phép chúng ta hiểu được các nhân tố ngăn cản hoặcc thuyết phục sự mâu thuẫn nhận thức. Trong bài viết này, sự phát triển của mô hình mâu thuẫn nhận thức như một học thuyết tâm lý và các nghiên cứu trợ giúp sẽ được xem xét, nghien cứu. Do vậy, những hàm ý của mô hình mâu thuẫn nhận thức đối với squảng cáo sẽ được nghiên cứu theo như những đánh giá sơ bộ của mô hình này.
II.Nội dung cơ bản
II.1 Lịch sử:
Việc nghiên cứu thái độ đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực. Năm 1935, Allport viết: “ thái độ là khái niệm riêng biệt và thiết yếu trong lĩnh vực tâm lý học xã hội hiện đại.” (Allport 1935) trích trong một chương của cuốn “Tâm lý học xã hội”. Ông đã phân biệt khái niệm thái độ từ các khái niệm tâm lý khác bằng việc tổ chức các cách sử dụng các thái độ khác nhau và xây dựng nên quá trình nghiên cứu thái độ trong lĩnh vực duy nhất của tâm lý học (ostrom, 1968). Trong suốt khoảng thời gian từ 1930 đến 1950, việc nghiên cứu lý thuyết và thực nghệm mở rộng liên quan đến sự thay đổi và hình thành thaí độ chỉ đạo. Việc nghiên cứu đang tìm ra phương thức nào ảnh hươngt đến thái độ, dựa trên những phương pháp truyền thống như là phương pháp học hỏi, phương pháp nhận thức, phương pháp chức năng và phương pháp kiên định.
Trong suốt thời kỳ 1950-1970, những học thuyết được đưa ra để giải thích một phần nhỏ quá trình phát triển thái độ (Petty et al, 1982). Thuyết thái độ đã bắt đầu được các nhà tâm lý chọ xã hội chú ý đến. Vào những năm 50, Hovland đã cho ra mứt cuốn “Sự thay đổi thái độ” như là một khoa học thực nghiệm và nghiên cứu của ông đã được dùng làm rtư liệu trong những năm 60. Cuối những năm này, những nghiên cứu khác về những động cơ phù hợp là một khuynh hướng nổi bật trong khu vực và ảnh hưởng đến việc cải tiến học thuyết cân bằng và thuyết bất hoà được hình thành vào những năm 70. Các nghiên cứu khác vào cuối những năm 60 là tài liệu cho các kiểu định hướng kiên định phi nhận thức và những tiếp cận đánh giá nhận thức dựa trên cơ sở chức năng của thái độ (ostrom, 1981). Vào cuối những năm 70, tất cả những nghiên cứu trước được tập hợp lại quanh cái gọi là “mâu thuẫn nhận thức” (Greenwald, 1968) tới quá trình nghiên cứu thái độ và sức thuyết phục. Greenwald lần đầu tiên giới thiệu thuật ngữ “mâu thuẫn nhận thức” vào năm 1968. Ông là người đầu tiên đặt tên là mâu thuẫn nhận thức khi phân tích cách nhìn của người lãnh hội thông tin như là một bộ phận xử lý thông tin nhạy bén trong môi trường thông tin thuyết phục (Greenwald, 1968). Quá trình phân tích mâu thuẫn nhận thức cho thấy rõ khán thính giả hay bộ phận xử lý thông tin nhạy bén có thể sử dụng để ủng hộ cho một số lý thuyết trước kia không phù hợp với những giải thích lý thuyết (Greenwald, 1968). Từ khi được giới thiệu, mô hình mâu thuẫn nhận thức đã được những nhà nghiên cứu về tính thuyết phục của thông tin sử dụng trong lĩnh vực tâm lý học xã hội và các nghiên cứu hành vi khách hàng. Wright (1973) đã ứng dụng mô hình mâu thuẫn nhận thức vào quảng cáo và giải thích những gì của qúa trình mâu thuẫn nhận thức ảnh hưởng tới những người lãnh hội thông tin.
II.2 Thế nào là mâu thuẫn nhận thức
Theo định nghĩa của Cacioppo et al (1981) thái độ thì có liên quan đến cảm giác chung và kéo dài trong việc khách hàng thích hay không thích một vấn đề. Mâu thuẫn nhận thức được định nghĩa là “một đơn vị thông tin gắn với một khách thể hay một vấn đề mà chúng là kết quả của quá trình nhận thức” (Caciopp et al, 1981). Petty đã định nghĩa một cách đơn giản mâu thuẫn nhận thức là một ý nghĩa nảy sinh để đáp lại hiệu quả thông tin. Vậy, thuyết mâu thuẫn nhận thức có quan hệ thế nào đến việc thay đổi thái độ và hành vi? Mâu thuẫn nhận thức và thái độ có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau (Miller et al, 1981). Hàng loạt các nghiên cứu cho thấy những suy nghĩ ủng hộ có tương quan tích cực đến việc thay đổi thái độ, trong khi đó những ý nghĩ không ủng hộ thì thể hiện mối quan hệ không tích cực với sức thuyết phục. Thông tin về quá trình nhận thức của những người lĩnh hội thông tin cho phép các nhà nghiên cứu đoán trước sự thay đổi thái độ khi anh ta trình làng những thông điệp đầy sức thuyết phục. Mối quan hệ giữa lý thuyết mâu thuẫn nhận thức và sự thay đổi thái độ là việc quá trình mâu thuẫn nhận thức là trung gian cho sự thay đổi thái độ. Nói một cách khác, quá trình mâu thuẫn nhận thức ảnh hưởng đến thái độ cuối cùng. Đề cập đến mối quan hệ giữa mâu thuẫn nhận thức và hành vi, mâu thuẫn nhận thức nhìn chung nhằm mục đích thay đổi hành vi là không có tương quan mật thiết với việc thay đổi hành vi trên thực tế (Caciopp et al, 1981). Mâu thuẫn nhận thức phần nào có quan hệ với hành vi. Hành vi không phải là kết quả của mỗi mâu thuẫn nhận thức mà còn là kết quả từ những yếu tố tâm lý và thể chất khác nữa. Mối quan hệ giữa thái độ và hành vi tồn tại với điều kiện phải tính đến những nhân tố khác nữa. Tuy vậy, không có một mối quan hệ trực tiếp nào được quan sát trong những nghiên cứu trước kia (Caciopp et al, 1981).
II.3.Phân loại mâu thuẫn nhận thức
Greenwald và Brock (1968) lần đầu tiên được giới thiệu lý thuyết mâu thuẫn nhận thức được chứa đựng phần lớn bởi những phương thức liệt kê ý nghĩ. Với phương thức này, những chủ đề đòi hỏi phải liệt kê được những suy nghĩ hay ý tưởng liên quan đến những thông điệp chủ đề nảy sinh khi xử lý thông tin, hay xảy ra sau này trong khi phán xét việc lựa chọn của họ (Wright, 1980). Sau khi có được dữ kiện mâu thuẫn nhận thức, chúng được phân loại làm 3 phạm trù: tính phân cực, nguồn gốc và mục tiêu (Caciopp et al, 1981). Bởi vì mô hình mâu thuẫn nhận thức tác động chủ yếu vào những suy nghĩ nảy sinh của người lĩnh hội thông tin và phân loại chúng thành 3 cực khác nhau: ý nghĩ ủng hộ, ý nghĩ không ủng hộ và ý nghĩ trung lập. 2 phạm trù của thuyết mâu thuẫn nhận thức sẽ được trình bày dưới đây.
1.Tính phân cực: tính phân cực là mức độ mà người lĩnh hội thông tin ủng hộ hay phản đối một mẩu thông điệp có tính thuyết phục. Có 3 loại phân cực: ý nghĩ ủng hộ, ý nghĩ không ủng hộ và ý nghĩ trung lập. Thứ nhất, ý nghĩ ủng hộ là việc ủng hộ một tranh luận cho thông điệp có sức thuyết phục đó. Thứ nhì, ý nghĩ không tán đồng là việc phản đối một tranh luận của thông điệp. Trong những nghiên cứu liên quan khác, những tranh luận tương tự thường được dùng thay cho những ý nghĩ không ủng hộ. Thứ ba, ý nghĩ trung lập là việc không ủng hộ mà cũng chẳng phản đối cuộc tranh luận.
2.Nguồn gốc: Greenwald (1968) đã phân loại thuyết mâu thuẫn nhận thức trên cơ sở nguồn gốc của thông tin. Đó là những suy nghĩ định hình theo hướng nhận thức, trong suy nghĩ bổ sung theo hướng nhận thức và những suy nghĩ phát sinh của người lĩnh hội thông tin. Những suy nghĩ định hình theo hướng nhận thức là việc trình bày nội dung thông tin. Những suy nghĩ bổ sung theo hướng nhận thức là tình trạng phản ứng lại dữ liệu thông tin. Cuối cùng, ý nghĩ phát sinh của người lĩnh hội thông tin phần trọng tâm chính của mô hình mâu thuẫn nhận thức, là việc bộc lộ ý kiến hay phản ứng nảy sinh của lãnh tụ thông tin khi tiếp nhận thông tin. ý nghĩ nảy sinh của lãnh tụ thông tin có liên quan nhiều nhất đến sức thuyết phục bởi tính thuyết phục sẽ càng cao nếu tranh luận là tự phát sinh một cách chủ động hơn là phát sinh một cách bị động.
III.Mô hình mâu thuẫn nhận thức:
Mô hình mâu thuẫn nhận thức thì nhất trí với giả thuyết của nhóm Hovland rằng “học đóng một vai trò trong việc quyết định thay đổi thái độ và tính kiên định của nó” (Eagly và Chaiken, 1993). Tuy nhiên, không giống như nhóm Hovland, chỉ tập trung vào vai trò trung gian của quá trình tiếp nhận, mô hình mâu thuẫn nhận thức nhấn mạnh vai trò trung gian của mâu thuẫn nhận thức nảy sinh bởi người nhận thông tin khi họ bộc lộ thái độ đối với một thông tin thuyết phục. Với tư cách là một quá trình xử lý thông tin nhạy bén, người nhận tin sẽ thực hiện thao tác, triển khai mở rộng và cuối cùng là hợp nhất thông tin. Greenwald (1968) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt nội dung thuyết mâu thuẫn nhận thức và thông qua những thí nghiệm về mối tương quan không chặt giữa khả năng lưu lại thông tin với sức thuyết phục của thông tin.
Theo mô hình mâu thuẫn nhận thức, khi người ta trông chờ hay nhận được một thông tin có tính chất thuyết phục, họ sẽ chủ động liên hệ thông tin trong thông điệp với ý nghĩ tồn tại ban đầu của mình, có thể là hưởng ứng hay không hưởng ứng hay là trung lập đối với những thông tin chủ đề. Người ta có vẻ nhất trí hơn với những thông điệp gợi lên những suy nghĩ nảy sinh hưởng ứng của lãnh tụ thông tin, trong khi đó họ dường như không đồng ý lắm với những thông điệp mà lại gợi lên những ý nghĩ nảy sinh không hưởng ứng của lãnh tụ thông tin. Do vậy, nếu như ý nghĩ xuất hiện trong suốt quá trình truyền thông là hưởng ứng thì tính thuyết phục sẽ xuất hiện. Ngược lại, những suy nghĩ là không hưởng ứng thì sẽ xuất hiện sự phản kháng lại.
Thậm chí tính thuyết phục là kết quả từ việc các thông điệp có nguồn gốc từ bên ngoài xuất hiện là nhờ người lãnh hội thông điệp nảy sinh ý nghĩ để đáp lại thông tin (Petty và Caciopp, 1982). “Mâu thuẫn nhận thức, những ý nghĩ nảy sinh để đáp lại thông tin, phản ánh một phần nội dung thông tin bên trong của những người nhận thông điệp (Eagly et al, 1994). Những thông tin bên trong này giả sử là để trung hoà sự ảnh hưởng của các thông tin bên ngoài về quan điểm sau này. Vị trí của quá trình mâu thuẫn nhận thức là trung gian, hay ở giữa, hay có thể biến đổi. Vì vậy, ý nghĩ tự nhiên chợt xuất hiện trong tâm trí một người như một thông điệp được định liệu trước, được tiếp nhận hay được phản ánh và cách thức mà những ý nghĩ đó liên hệ và tập hợp với những thông tin trước kia là trọng tâm của mô hình mâu thuẫn nhận thức.
*Đặc điểm của mô hình mâu thuẫn nhận thức
Mô hình mâu thuẫn nhận thức khác với những nghiên cứu lúc trước về thái độ như thái độ như thế nào? ostrom (1981) đã đề cập đến 4 đặc tính phân biệt của mô hình mâu thuẫn nhận thức. Không giống như hầu hết những nghiên cứu trước về thái độ, mô hình mâu thuẫn nhận thức sử dụng nhiệm vụ sản xuất và đó là một nghiên cứu đa hướng, 1 thuyết về chất và 1 thuyết dựa trên cơ sở sự ghi nhớ.
Trước tiên, mô hình mâu thuẫn nhận thức sử dụng đến các nhiệm vụ sản xuất. Phần lớn các nghiên cứu trước về thái độ đều chú trọng vào nhiệm vụ suy diễn trong đó mâu thuẫn nhận thức một cách tự nhiên hiếm khi xảy ra, đưa ra chiều hướng đánh giá và đòi hỏi chủ thể đánh giá thái độ về một phạm vi. Tuy nhiên, những nhiệm vụ sản xuất cho chủ thể thêm cơ hội để bộc lộ bất kỳ ý nghĩ nào loé lên trong tâm trí anh ta. Mô hình mâu thuẫn nhận thức cho phép đối tượng xử lý sự hưởng ứng khi chúng phát sinh một cách tự nhiên.
Thứ nhì, mô hình mâu thuẫn nhận thức là một nghiên cứu đa hướng. Các thuyết thái độ lúc trước là những thuyết không biến đổi, đã cố gắng giải thích hưởng ứng của người ta theo một chiều hướng đơn thuần, do đó, hạn chế khả năng tìm tòi ra những quá trình liên quan đến hành vi mâu thuẫn nhận thức. Tuy thế, thái độ là đa chiều hướng. Khi con người hiểu được mục tiêu của thái độ, cái này liên quan đến mỗi chiều hướng khác nhau của mỗi đặc tính hay là sự tin tưởng vào mục tiêu thái độ trong phạm vi đa hướng. Mô hình mâu thuẫn nhận thức tiếp cận những tình huống này theo phương cách đa hướng.
Thứ ba, mô hình mâu thuẫn nhận thức là một học thuyết về chất. Thuyết về chất cố gắng thiết lập vị trí phẩm chất của một người theo chiều hướng thái độ (ostrom 1981). Thuyết chất lượng tập trung chủ yếu vào việc dự đoán những gì làm thay đổi, ảnh hưởng đến sự ủng hộ hay phản đối thái độ. Tuy nhiên, mô hình mâu thuẫn nhận thức sử dụng cách tiếp cận về chất để ủng hộ cho những ý nghĩ khác nhau. Mô hình mâu thuẫn nhận thức phân loại các suy nghĩ khác nhau đó và cố gắng tìm ra mối liên hệ câú trúc trong số những suy nghĩ đó.
Thứ tư, mô hình mâu thuẫn nhận thức là một thuyết dựa trên cơ sở sự ghi nhớ. Một số lượng lớn các nghiên cứu về thái độ thì là dựa trên những thông tin có liên quan đến việc chấp nhận hay phản đối một thông tin mới. Song thường xuất hiện những hưởng ứng thái độ mà không có thông tin mới về mục tiêu của thái độ. Thuyết này cho chúng ta biết người ta sẽ nảy sinh loại ý nghĩ gì khi phải đối diện với những điều kiện hoàn cảnh không mong đợi và đòi hỏi ra quyết định theo hướng mục tiêu của thái độ. Mô hình mâu thuẫn nhận thức cố gắng mẩu tin nào được lựa chọn để lưu lại trong trí nhớ và xác định xem sự kết hợp giữa những ý nghĩ có trước với những mẩu tin mới hơn là chỉ đơn thuần xem xét việc chấp nhận hay là phản đối thông tin đó.
IV. Những nghiên cứu thực nghiệm về mâu thuẫn nhận thức
Greenwald (1968) đã chỉ rõ mục tiêu thuộc mô hình mâu thuẫn nhận thức là: xác định những sự kiện mang tính nguyên nhân của một quá trình thông tin có sức thuyết phục và để cải thiện khả năng đoán biết thái độ. Để đạt được mục tiêu trên, mô hình mâu thuẫn nhận thức cố gắng trả lời được những câu hỏi sau (Greenwald, 1968):
-Những thay đổi nào hưởng ứng hay cản trở sự hình thành quá trình mâu thuẫn nhận thức?
-Những thay đổi nào kết hợp với tính thuyết phục để hình thành sự mâu thuẫn nhận thức ủng hộ?
-Những thay đổi nào làm phát sinh quá trình mâu thuẫn nhận thức?
-Loại mâu thuẫn nhận thức nào là trung gian cho sức thuyết phục và loại nào thì không thích hợp?
Những nghiên cứu dưới đây sẽ bàn thảo về những đặc điểm khác nhau của tình huống thuyết phục ảnh hưởng đến quá trình mâu thuẫn nhận thức ra sao. Trước hết là nói về những điểm làm cản trở tính thuyết phục trước khi người lĩnh hội thông tin bộc lộ thông điệp thông tin. Phần thứ hai là thảo luận về những điểm tạo ra động lực của quá trình thông tin trước khi người lĩnh hội bộc lộ thông điệp. Phần cuối cùng thì thảo luận vì hiệu quả thông tin, ngữ cảnh và người lãnh hội thông tin đến quá trình mâu thuẫn nhận thức.
IV.1.Những thay đổi gây cản trở đến tính thuyết phục.
Những thay đổi gây cản trở tính thuyết phục của thông tin trước khi đưa ra thông điệp thì dự đoán trước nội dung thông điệp và
IV.1.1. Dự đoán nội dung thông điệp
Việc cản trở sức thuyết phục của thông tin có thể nảy sinh bởi việc báo trước cho một người biết về một thông điệp khác biệt sắp đến về 1 chủ đề có liên quan. Mc Guire (1962) đã gợi ý rằng trong một tình huống liên quan chặt chẽ, việc báo trước cho người xem về một thông tin khác lạ sắp xảy ra sẽ làm cản trở tính thuyết phục của thông tin đó bởi vì việc báo trước sẽ khuyến khích các lý lẽ để chống lại do biết trước thông điệp. Người ta có xu hướng bảo vệ những thái độ của mình trước những lý lẽ phản ứng nhất là khi một chủ đề có tính liên quan cao (Petty et al, 1982). Ông đã giải thích rằng việc báo trước mô phỏng những ý tưởng liên quan đến thái độ không đồng tình của người nhận thông tin về một vấn đề. Việc báo trước làm tăng thêm thái độ tiêu cực ban đầu của người nhận thông tin đối với những thông điệp đó và thậm chí sẽ dẫn đến một thái độ cực đoan. Được báo trước về một thông điệp sắp đến, người nhận đã đoán trước nội dung bức thông điệp và biểu lộ một thái độ phản ứng lại, biểu lộ một sự phân cực trong thái độ và biểu lộ sự chống lại bức thông điệp đầy thuyết phục đó về một chủ đề liên quan. Mc Guire (1962) đã gợi ý rằng một người nhận thông tin mà nhận được một thông điệp có sức thuyết phục phù hợp với những ý nghĩ tồn tại trước đó của anh ta sẽ có thể biểu lộ thái độ ủng hộ có dự kiến trước và có thể có nhiều khả năng bị tác động bởi ý kiến về chủ đề có liên quan hơn.
IV.1.2. Tiêm ngừa
Khi thái độ của một người dựa trên nhiều thông tin thì sự có thể là tương đối đơn giản, song nếu thái độ của một người không dựa trên cơ sở thông tin đầy đủ, thái độ ấy cũng dễ bị tác động trước những thay đổi. Người ta được hướng dẫn để bảo vệ thái độ của mình khi bị công kích. Mc Guire (1961) đã cho rằng con người có thể được “tiêm ngừa” để chống lại một sự thuyết phục. Ông nói, bằng cách “tiêm ngừa” cho người ta trước những thái độ ban đầu, họ có khả năng nhiều hơn để chống lại một thông điệp không phù hợp với ý nghĩ ban đầu của mình. Vậy, người ta có thể được “tiêm ngừa” bằng cách nào? Trong quá trình tiêm ngừa, người ta được cho biết một chút ít về thông tin tuyên truyền trước khi có các thông điệp khác biệt và phần thuyết trình chỉ cho họ thấy cách phản bác thông tin khác biệt này. Bằng cách trình bày sự chống lại một cách yếu ớt các lý lẽ bị phản bác, có thể đoán trước là người ta sẽ có thái độ chống lại các lý lẽ công kích liên tiếp mạnh hơn. Sau khi trình bày các lý lẽ yếu ớt bị phản bác, người ta có động cơ phát triển lý lẽ bênh vực thái độ của mình và việc tiêm ngừa trước các ý kiến giúp họ lý luận chống lại bức thông điệp. Việc tiêm ngừa bằng cách tạo ra những phản ứng nhận thức tích cực (ủng hộ) và phản bác các công kích khiến cho người ta có khả năng chống lại việc liên tục bị tuyên truyền hơn là những người không được tiêm ngừa.
IV.2.Những thay đổi tác động đến động cơ xử lý một thông điệp
Có một vài biến số làm tăng lên hoặc giảm đi động cơ của đến quá trình của một thông điệp. Trước khi một thông điệp được trình bày với một thông tin đầy sức thuyết phục. Vấn đề liên quan việc phân tán trách nhiệm và tác động của nguồn thông tin tin cậy là những nhân tố tác động đến động cơ này.
IV.2.1.Vấn đề liên quan
Vấn đề liên quan là một phạm vi quan trọng mang tính cá nhân đối với chủ đề mà người nhận thông tin lĩnh hội (Eagl