Tổng quan
- Vị trí đặt vèo: Đặt vèo lưới trong ao hay trên kênh rạch có mặt nước thoáng rộng,
có nguồn nước sạch. Nếu căng vèo trong ao thì ao phải có cống cấp và thoát nước,
được thay đổi nước mới thường xuyên. Mực nước trong vèo ổn định chừng khoảng
1 m. Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể thả cá điêu hồng giống theo kích cỡ và mật
độ như sau: Cỡ cá có chiều dài trung bình 3 – 5cm/con, thả 60 – 70con/m3vèo
nuôi. Cỡ cá có chiều dài trung bình 5 – 7cm/con, thả 50 – 60con/m3 vèo nuôi.
- Thời điểm thả giống: tốt nhất là lúc trời mát, cho túi chứa cá vào bên trong vèo
lưới, ngâm chừng 20 – 30 phút để cho cá quen dần với nhiệt độ môi trường nước.
Tại nơi thả cá giống có thể cho một ít muối hột hoặc thuốc kháng sinh để sát trùng
cá. Sau đó kéo m ạnh hai góc đáy túi cho cá bơi ra toàn bộ. Nếu vận chuyển cá
bằng các dụng cụ khác thì cách tắm cá cũng thực hiện như trên
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình nuôi cá điêu hồng vèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình nuôi cá Điêu Hồng vèo
1. Tổng quan
- Vị trí đặt vèo: Đặt vèo lưới trong ao hay trên kênh rạch có mặt nước thoáng rộng,
có nguồn nước sạch. Nếu căng vèo trong ao thì ao phải có cống cấp và thoát nước,
được thay đổi nước mới thường xuyên. Mực nước trong vèo ổn định chừng khoảng
1 m. Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể thả cá điêu hồng giống theo kích cỡ và mật
độ như sau: Cỡ cá có chiều dài trung bình 3 – 5cm/con, thả 60 – 70con/m3vèo
nuôi. Cỡ cá có chiều dài trung bình 5 – 7cm/con, thả 50 – 60con/m3 vèo nuôi.
- Thời điểm thả giống: tốt nhất là lúc trời mát, cho túi chứa cá vào bên trong vèo
lưới, ngâm chừng 20 – 30 phút để cho cá quen dần với nhiệt độ môi trường nước.
Tại nơi thả cá giống có thể cho một ít muối hột hoặc thuốc kháng sinh để sát trùng
cá. Sau đó kéo mạnh hai góc đáy túi cho cá bơi ra toàn bộ. Nếu vận chuyển cá
bằng các dụng cụ khác thì cách tắm cá cũng thực hiện như trên.
2. Quản lý chăm sóc
- Cần phải thường xuyên thay cấp nước sạch, theo dõi màu sắc, mùi vị của nước
để tránh hiện tượng nước bị nhiễm độc chất hữu cơ hay bị thiếu oxy. Thường
xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng ăn mồi của cá, động thái bơi lội, màu sắc cá
- Loại thức ăn: Thức ăn cho cá điêu hồng thiên về nguồn gốc thực vật như cám,
bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống, Nói chung cá điêu hồng có thể ăn
nhiều loại thức ăn khác nhau, đây là đặc điểm thuận lợi cho nuôi thâm canh.
Nhưng do thả cá nuôi trong vèo với mật độ cao, nên cần thiết phải sử dụng thức ăn
dạng viên để dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn thừa và hạn chế sự thất thoát thức ăn
cũng như kiểm soát được chất lượng nước ao nuôi. Thức ăn công nghiệp được sản
xuất tại những hãng có uy tín thường có đầy đủ thành phần cơ bản bao gồm các
chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid.
- Số lần cho ăn trong ngày: Theo ý kiến của những người nuôi cá lâu năm, nên cho
cá điêu hồng ăn nhiều lần, có thể 3 – 4lần/ngày, vì cá có tập tính khi đói thì lên
tầng trên bắt mồi, lúc đã ăn no mồi thì bơi xuống tầng dưới. Cũng theo ý kiến của
các nhà chuyên môn, thì cho cá ăn với lượng thức ăn thay đổi theo cỡ cá tăng
trọng. Khi còn nhỏ lượng thức ăn chiếm 5 – 7%/trọng lượng cá/ngày, khi cá lớn
cho ăn khoảng 2 – 3%. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để có thể điều chỉnh
kịp thời.
3. Một số bệnh thường gặp ở cá điêu hồng và cách phòng trị
a) Bệnh do ký sinh trùng:
- Các bệnh do ký sinh trùng thường gặp là: bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn
công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do
giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).
- Cách phòng: Vèo nuôi phải được tẩy rửa vệ sinh để nước trong và ngoài vèo luôn
lưu thông. Thường xuyên rải muối hột để sát trùng nước, nồng độ 0,5% trị thời
gian dài và 1-2% trong 10-15 phút.
- Cách điều trị: Khi phát hiện cá bị bệnh cần xử lý bằng: Formol nồng độ 25 –
30ml/m3, trị thời gian dài và nồng độ từ 100-150ml/m3 nếu trị trong 15-30 phút;
CuSO4(phèn xanh) nồng độ 2 – 5g/m3 trị thời gian dài và từ 20 – 50g/m3 trong
thời gian 15 – 30 phút.
b) Bệnh đỏ kỳ đỏ mỏ:
- Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiella tarda gây ra. Cá có dấu
hiệu toàn thân xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc
hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra.
- Cách phòng: Biện pháp đề phòng là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc
giao mùa. Thường xuyên cho cá ăn vitamin C để tăng sức đề kháng.
- Cách điều trị: Bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức
ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh. (Chỉ sử dụng những loại kháng sinh được Bộ
Thủy sản cho phép).
c) Bệnh trương bụng do thức ăn:
- Thường xảy ra ở các ao, bè do cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không
đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hóa được, bụng cá trương to, ruột chứa
nhiều hơi. Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.
- Biện pháp khắc phục là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh
lại cho thích hợp. Thường xuyên bổ sung men tiêu hóa (các probiotie) vào thức
ăn.