Mô hình nuôi cá lóc Nhím bằng thức ăn viên đạt hiệu quả

Hiện nay, có 4 loài cá lóc được người dân nuôi phổ biến là: Cá lóc đen (Ophiocephalus striatus), cá lóc bông (Ophiocephalus microphetes), cá lóc môi trề (Ophiocephalus sp.) và cá lóc nhím (được lai giữa cá lóc đen và cá lóc môi trề). - Cá lóc là loài cá dữ, ăn tạp, sức sống cao, đặc biệt có mang là cơ quan hô hấp phụ nên có khả năng chịu đựng với điều kiện môi trường thiếu oxy như đầm lầy, bùn, ao tù đọng. Thức ăn của cá lóc là các loài cá có kích thước nhỏ, giáp xác, nhuyễn thể, côn tr ùng, lưỡng thê Ngoài tự nhiên cá lóc phân bố ở nhiều thủy vực như sông, kênh rạch, ao, mương, đồng ruộng cá lóc tăng trưởng tốt ở nhiệt độ 25 – 30 độ C và pH 6,3 – 7,5 đây là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm canh trong bè hoặc trong mương, ao. Cá lóc được nuôi quanh năm nhưng sống và phát triển tốt với môi trường nước có nồng độ muối nhỏ hơn 1,5‰.

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình nuôi cá lóc Nhím bằng thức ăn viên đạt hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình nuôi cá lóc Nhím bằng thức ăn viên đạt hiệu quả Hiện nay, có 4 loài cá lóc được người dân nuôi phổ biến là: Cá lóc đen (Ophiocephalus striatus), cá lóc bông (Ophiocephalus microphetes), cá lóc môi trề (Ophiocephalus sp.) và cá lóc nhím (được lai giữa cá lóc đen và cá lóc môi trề). - Cá lóc là loài cá dữ, ăn tạp, sức sống cao, đặc biệt có mang là cơ quan hô hấp phụ nên có khả năng chịu đựng với điều kiện môi trường thiếu oxy như đầm lầy, bùn, ao tù đọng. Thức ăn của cá lóc là các loài cá có kích thước nhỏ, giáp xác, nhuyễn thể, côn trùng, lưỡng thê Ngoài tự nhiên cá lóc phân bố ở nhiều thủy vực như sông, kênh rạch, ao, mương, đồng ruộng cá lóc tăng trưởng tốt ở nhiệt độ 25 – 30 độ C và pH 6,3 – 7,5 đây là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm canh trong bè hoặc trong mương, ao. Cá lóc được nuôi quanh năm nhưng sống và phát triển tốt với môi trường nước có nồng độ muối nhỏ hơn 1,5‰. - Từ những đặc điểm trên, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre chọn cá lóc nuôi làm mô hình trình diễn tại hộ anh Nguyễn Văn Dứt, ấp Thanh Bình, xã Thành Trị, huyện Bình Đại để nhân rộng, đây là địa phương nằm trong vùng ngọt hóa của tỉnh. Mô hình được thực hiện với diện tích mặt nước 1.000 m2, độ sâu ao khoảng 1,5 m, ao nuôi được chuẩn bị đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ khuyến ngư và thả 16.000 con cá lóc nhím có trọng lượng 1.000-1.200 con/kg mua ở trại sản xuất giống thủy sản- Trung tâm giống Nông nghiệp Bến Tre. Cá lóc nuôi cho ăn bằng thức ăn công nghiệp Tilapia feed (Uni-President) dùng cho cá rô phi và cá có vẩy. - Ngày 20 tháng 12 năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư đã nghiệm thu mô hình, kết quả cá lóc nuôi 4,5 tháng trọng lượng trung bình đạt 500 gam/con, tỷ lệ sống 60%, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR): 1,1 (vượt chỉ tiêu ban đầu FCR: 1,4). Như vậy, tổng sản lượng cá lóc thu hoạch tại thời điểm nghiệm thu đạt 4,8 tấn/1.000 m2, với giá 40.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí lãi trên 40 triệu đồng/1.000 m2. Khi hỏi về sự thành công này, anh Nguyễn Văn Dứt vui vẻ chia sẻ: “Để có được hiệu quả cao khi nuôi đối tượng này chúng ta cần phải làm tốt việc chuẩn bị ao, chọn giống, chăm sóc cũng như cách phòng trị bệnh cho cá trong suốt thời gian nuôi, đặc biệt là cách thức phối trộn thức ăn và cách cho cá ăn ở các giai đoạn cá phát triển”. Ngoài ra, anh Dứt còn cho biết thêm, điều quan trọng quyết định sự thành công là việc quản lý thức ăn và phương thức chọn cá lóc giống. Bởi vì, cá lóc là loài cá dữ, sự tranh giành thức ăn trong ao rất mãnh liệt, nếu thiếu thức ăn cá lớn sẽ ăn cá nhỏ. Vì vậy, nên chọn đàn cá lóc cùng ngày tuổi và cùng kích thước là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, người nuôi cần chọn mua cá lóc giống ở những nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, cá khỏe mạnh, không dị hình, trầy xước và không có triệu chứng bị bệnh. - Trong quá trình nuôi, tháng đầu cho cá lóc ăn cá phân được xay nhuyễn phối trộn với thức ăn viên chuyên dùng cho cá rô phi và cá có vẩy với tỷ lệ 90% cá phân 10% thức ăn công nghiệp, 3 ngày tăng tỷ lệ thức ăn công nghiệp lên 10%, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần lúc 7 giờ và 17 giờ, sau một tháng nuôi chuyển sang cho cá lóc ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên chuyên dùng cho đến cuối vụ nuôi, thay nước mỗi ngày khoảng 10%. Để quản lý tốt nguồn thức ăn khi cho cá lóc ăn thì ngoài sàng cho cá lóc ăn bên trên, bên dưới có một lưới mắt nhỏ để hứng thức ăn dư thừa rơi xuống đáy ao, cuối mỗi ngày vớt bỏ một lần, nếu thừa thức ăn thì ngày sau giảm lượng thức ăn cho ăn, ngược lại tăng lượng thức ăn để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn hàng ngày cho cá lóc. Chính việc này giúp người nuôi kiểm soát tốt lượng thức ăn sử dụng hàng ngày trong suốt thời gian nuôi. Bên cạnh đó, nhằm đa dạng hóa mô hình nuôi và đối tượng nuôi thủy sản, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh một cách tự nhiên và tận dụng nguồn thức ăn dư thừa còn lại trong ao, anh Dứt đã thả nuôi ghép 10 kg cá rô phi giống sau khi cá lóc thả nuôi được 1 tháng. Với hình thức nuôi này đã giúp anh tăng thêm thu nhập từ cá rô phi khoảng hơn 10 triệu đồng/1.000 m2. - Đây là mô hình nuôi thủy sản hiệu quả và mang tính bền vững, nhiều triển vọng, cần được nhân rộng để người dân biết tham quan học tập kinh nghiệm, từng bước thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của địa phương trong thời gian tới.
Tài liệu liên quan