TÓM TẮT
Trong bài báo này chúng tôi trình bày về số liệu mảng, tầm quan trọng và các đặc
trưng ưu việt của nó trong việc phân tích và dự báo kinh tế. Chúng tôi cũng trình bày hai
mô hình cơ bản và các phương pháp ước lượng để phân tích số liệu mảng. Cuối cùng
chúng tôi trình bày các kiểm định cho số liệu và mô hình đã trình bày ở trên.
Từ khóa: số liệu mảng, mô hình tác động ngẫu nhiên, mô hình tác động cố định, Stata
ABSTRACTS
In this paper we present the Panel data, and the importance of its unique adVantages
in Vietnam economic analysis and forecasting. We also present two basic models and
estimation methods to analyze array data. Finally we present the testing for data and
model presented above.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình phân tích số liệu mảng - Thực hiện trên phần mềm Stata (kỳ 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 - Thaùng 12/2014
115
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU MẢNG -
THỰC HIỆN TRÊN PHẦN MỀM STATA (KỲ 2)
PHAN TẤT HIỂN(*)
LÊ KHẮC PHONG(**)
PHAN HUY BẰNG(***)
TÓM TẮT
Trong bài báo này chúng tôi trình bày về số liệu mảng, tầm quan trọng và các đặc
trưng ưu việt của nó trong việc phân tích và dự báo kinh tế. Chúng tôi cũng trình bày hai
mô hình cơ bản và các phương pháp ước lượng để phân tích số liệu mảng. Cuối cùng
chúng tôi trình bày các kiểm định cho số liệu và mô hình đã trình bày ở trên.
Từ khóa: số liệu mảng, mô hình tác động ngẫu nhiên, mô hình tác động cố định, Stata
ABSTRACTS
In this paper we present the Panel data, and the importance of its unique adVantages
in Vietnam economic analysis and forecasting. We also present two basic models and
estimation methods to analyze array data. Finally we present the testing for data and
model presented above.
Keywords: panel data, random effects models, fixed effects models, Stata
3. MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH VÀ
ƯỚC LƯỢNG(*)(**)(***)
Phần này sẽ xem xét mô hình tác động
cố định, dùng để giải quyết các bài toán
trong đó yếu tố không quan sát được có
dạng ci và có tương quan với biến giải
thích trong mô hình.
3.1. Mô hình – các giả thiết
Viết lại mô hình tác động cá thể
1 2 2
..
it it k kit i it
y X X c u
thành dạng như
sau:
1 2 2
..
it it k kit i it
y X X c u
(5.1)
Mô hình tác động cố định chủ trương
không gộp thành phần không quan sát
(*)ThS, Trường Đại học Sài Gòn
(**)ThS, Trường Đại học Vinh
(***)ThS, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao
Đồng An, Bình Dương
được ci với sai số ngẫu nhiên uit mà xem
xét nó như một thành phần của mô hình có
thể ước lượng được, và do đó chúng ta sẽ
làm việc với mô hình có dạng (5.1)
Chúng ta sẽ xem xét các giả thiết của
mô hình
Giả thiết FE1. ( | , ) 0
it i i
E u X c với
mọi t = 1,.., T.
Giả thiết FE2: rank(E(X’X)) = k
Giả thiết FE3:
2ar( | )
it it u
v u X ,
cov(ui, uj) = 0 với i ≠ j
3.2. Các phương pháp ước lượng mô
hình tác động cố định
Có nhiều phương pháp để ước lượng
mô hình này, trong khuôn khổ của bài báo
chúng tôi xin được giới thiệu hai phương
pháp sau:
Phương pháp ước lượng nội bộ (within
estimator)
116
Ý tưởng của phương pháp này là ước
lượng các hệ số dựa trên quan sát về sự
thay đổi trong nội bộ mỗi cá thể. Phương
pháp này được thực hiện như sau :
Từ mô hình (5.1), lấy trung bình cho mỗi
cá thể dọc theo thời gian, ta có :
1 2 2
..
i i k ki i i
y X X c u (5.2)
Từ (5.1) và (5.2) ta
có :
2 2 2
( ) .. ( ) ( ) (5.3)
it i it i k kit ki it i
y y X X X X u u
Phương pháp OLS gộp áp dụng cho mô
hình (5.3) được gọi là phương pháp ước
lượng nội bộ.
Từ (5.2) ta thấy rằng ci có thể được
ước lượng theo công thức
sau
2 2
ˆ ˆ..
i i i k ki
c y X X (5.4)
Thực hiện trên STATA
Lệnh khai báo số liệu : xtset id time
Lệnh ước lượng: xtreg y x1 x2...xk, fe
Trong đó fe ngụ ý chúng ta đang ước
lượng mô hình tác động cố định.
Với số liệu trong ví dụ panel.dta chúng
ta sẽ viết lệnh
xtset id year
xtreg Va vondautu, fe
Trong đó: xtset id year là lệnh khai báo
sử dụng số liệu mảng, fe: ngụ ý mô hình
tác động cố định
Với tập số liệu nói trên, kết quả thu
được cho trong bảng sau1.
Ở đây hệ số ước lượng của vốn đầu tư
là 2.325042, đã phù hợp với kỳ vọng của
chúng ta về mối quan hệ giữa giá trị gia
tăng Va và vốn đầu tư.
Phương pháp ước lượng sử dụng biến
giả
Một cách tiếp cận khác với phương
pháp trên đây là xem xét ci như là các tham
số có thể ước lượng cùng với các hệ số
j
.
Khi đó ta có thể viết lại mô hình (5.1) như
sau
1 1 1 2 21 1 1
1 2 2
..
.... (5.5)
..
t t k k t t
nt n nt k knt nt
y c X X u
y c X X u
(5.5) cho thấy rằng chúng ta có thể ước
lượng các ci bằng cách sử dụng biến giả
như sau :
dni = 1 nếu n =i, dni = 0 nếu n i
Khi đó (5.5) có thể viết gọn lại dưới
dạng :
1 1 1 2 2
.. .. (5.6)
it i n ni it k kit it
y c d c d X X u
Phương pháp ước lượng với biến giả là
phương pháp OLS gộp cho bài toán
(5.6).Để tránh hiện tượng đa cộng tuyến
hoàn hảo trong mô hình (5.5), Stata sẽ tự
động bỏ bớt một biến giả.
Kết quả ước lượng với số liệu trong
panel2.dta cho mô hình (5.6) cho trong
bảng 62.
Lệnh thực hiện trong phần mềm Stata
xi: reg Va vondautu i.id
Vậy về thực chất, ước lượng với biến
giả chính là phương pháp ước lượng gộp
tiến hành cho số liệu mảng với n-1 biến giả
thể hiện cho n cá thể. Với phương pháp này,
chúng ta một mặt có được các giá trị ước
lượng của các ci, mặt khác có thể đưa ra các
suy diễn thống kê về sự khác biệt giữa các
cá thể. Trong bảng 6 nói trên, ngành sản
xuất sợi và dệt vải (tương ứng với biến giả
id_1) được chọn làm ngành để so sánh. Và
hệ số (5373001) thể hiện sự khác biệt trong
giá trị gia tăng giữa ngành sản xuất sợi và
dệt vải với ngành may trang phục do tác
động của yếu tố không quan sát được ci. Do
kết quả ước lượng có báo cáo về giá trị sai
số chuẩn của hệ số ước lượng này nên ta
hoàn toàn có thể đưa ra các suy diễn thống
kê như: sự khác biệt này là có thực sự khác
0 không, sự khác biệt này có thể nằm trong
khoảng giá trị nào.
117
4. VẤN ĐỀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH
Chúng ta có thể dựa vào bản chất của
số liệu và mục đích nghiên cứu, cũng có
thể dựa vào các kiểm định thống kê để lựa
chọn mô hình. Trong phần này chúng tôi
giới thiệu cách dùng kiểm định thống kê để
lựa chọn giữa mô hình tác động cố định và
mô hình tác động ngẫu nhiên.
Sự lựa chọn giữa mô hình tác động cố
định và mô hình tác động ngẫu nhiên được
dựa vào kiểm định Hausman. Ý tưởng của
kiểm định Hausman là như sau:
Chúng ta biết rằng nếu ci là không
tương quan với các biến giải thích trong
mô hình thì cả hai phương pháp ước lượng
đều cho ra ước lượng vững, do đó chúng ta
kỳ vọng là các hệ số ước lượng thu được từ
hai phương pháp là khá gần nhau. Còn nếu
ci là có tương quan với biến giải thích thì
ước lượng từ mô hình tác động cố định là
ước lượng vững nhưng ước lượng từ mô
hình tác động ngẫu nhiên lại là không
vững, do đó các ước lượng từ hai phương
pháp sẽ là rất khác nhau. Kiểm định
Hausman dựa trên sự khác biệt giữa các hệ
số ước lượng bởi hai phương pháp để đưa
ra sự lựa chọn mô hình.
Kiểm định Hausman: Kiểm định này
được thực hiện như sau
H0 : ci không tương quan với uit
H1 : ci có tương quan với uit
Thống kê kiểm định là
2 1ˆ ˆ ˆ ˆ( ) '( ) ( )
qs FE RE FE RE FE RE
V V
Khi giả thiết H0 là đúng thì thống kê
này tuân theo quy luật Khi bình phương
với số bậc tự do bằng số hệ số trong mô
hình trừ đi 1. Do đó nếu thống kê quan sát
lớn hơn giá trị tới hạn thì giả thiết H0 bị
bác bỏ và mô hình tác động cố định được
lựa chọn.
Trong Stata thực hiện các bước như
sau:
Bước 1: ước lượng mô hình tác động
cố định: quietly xtreg Va vondautu, fe
Bước 2: lưu giữ kết quả vừa ước lượng
với một tên nào đó, chẳng hạn là fixed:
estimates store fixed
Bước 3: ước lượng mô hình tác động
ngẫu nhiên: quietly xtreg Va vondautu, re
Bước 4: lưu giữ kết quả vừa ước lượng
với một tên nào đó, chẳng hạn là random
estimates store random
Bước 5: hausman fixed random
Thực hiện với số liệu panel2.dta cho
kết quả như sau3:
Trong bảng 7, giá trị xác suất P tương
ứng với thống kê quan sát Chi-bình-
phương (18.31) là 0.0000, do đó chúng ta
bác bỏ giả thuyết H0 , trong đó H0 được
hiểu là “mô hình tác động ngẫu nhiên là
phù hợp” (do “sự khác biệt trong các hệ số
là không mang tính hệ thống”)
Khi giả thiết H0 trong giả thiết trên bị
bác bỏ (như trong trường hợp trên) thì
chúng ta sẽ lựa chọn mô hình tác động cố
định. Và điều này cũng mặc định là có tồn
tại yếu tố không quan sát được ci. Do đó
chúng ta không nhất thiết phải kiểm định
để lựa chọn mô hình tác động cố định hay
mô hình OLS gộp.
5. KẾT LUẬN
Như vậy, số liệu mảng là một trong
những số liệu có nhiều ứng dụng nhất trong
phân tích kinh tế xã hội. Nó có những tính
ưu việt hơn hẳn các số liệu khác. Đặc biệt,
với số liệu mảng rất phù hợp với bối cảnh
của các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam.
Phân tích số liệu mảng có nhiều ứng
dụng và khắc phục được nhiều khuyết điểm
của số liệu và biến số, đặc biệt là khuyết
điểm về biến nội sinh.
118
Hy vọng bài báo này sẽ giúp cho bạn
đọc có một số kiến thức, kỉ năng phân tích
và ứng dụng của số liệu mảng.
6. BẢNG PHỤ LỤC
Bảng 6: Kết quả chạy với phương pháp tác động cố định
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 99
Group Variable: id Number of groups = 9
R-sq: within = 0.6005 Obs per group: min = 11
between = 0.9580 avg = 11.0
overall = 0.7846 max = 11
F(1,89) = 133.79
corr(u_i, Xb) = 0.6187 Prob > F = 0.0000
------------------------------------------------------------------------------
Va | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. InterVal]
-------------+----------------------------------------------------------------
vondautu | 2.325042 .2010121 11.57 0.000 1.925635 2.724449
_cons | 1387131 422746.5 3.28 0.001 547143.2 2227120
-------------+----------------------------------------------------------------
sigma_u | 2813098.8
sigma_e | 3451080.9
rho | .3991995 (fraction of Variance due to u_i)
------------------------------------------------------------------------------
F test that all u_i=0: F(8, 89) = 4.51 Prob > F = 0.0001
Bảng 7: Ước lượng với biến giả
i.id _Iid_1-9 (naturally coded; _Iid_1 omitted)
Source | SS df MS Number of obs = 99
-------------+------------------------------ F( 9, 89) = 54.63
Model | 5.8555e+15 9 6.5061e+14 Prob > F = 0.0000
Residual | 1.0600e+15 89 1.1910e+13 R-squared = 0.8467
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.8312
Total | 6.9155e+15 98 7.0566e+13 Root MSE = 3.5e+06
------------------------------------------------------------------------------
Va | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. InterVal]
-------------+----------------------------------------------------------------
vondautu | 2.325042 .2010121 11.57 0.000 1.925635 2.724449
_Iid_2 | -3088354 1704009 -1.81 0.073 -6474184 297476.9
_Iid_3 | -3003355 1694827 -1.77 0.080 -6370939 364229.8
_Iid_4 | -3057401 1731784 -1.77 0.081 -6498419 383616.1
_Iid_5 | -2740366 1726771 -1.59 0.116 -6171424 690690.6
_Iid_6 | -2895822 1680662 -1.72 0.088 -6235262 443617.2
_Iid_7 | -2518805 1709622 -1.47 0.144 -5915789 878177.9
_Iid_8 | 5373001 1471949 3.65 0.000 2448269 8297733
_Iid_9 | -3023819 1733673 -1.74 0.085 -6468590 420952
119
_cons | 3048789 1392242 2.19 0.031 282434.8 5815144
Bảng 8: Kiểm định Hausman
---- Coefficients ----
| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
| fixed random Difference S.E.
-------------+----------------------------------------------------------------
vondautu | 2.325042 2.750478 -.4254356 .099427
------------------------------------------------------------------------------
b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
chi2(1) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 18.31
Prob>chi2 = 0.0000
Chú thích:
1
Bảng kết quả chạy với mô hình tác động cố định (Bảng 6)
2
Xem bảng kết quả hồi quy theo phương pháp biến giả (Bảng 7)
3
Xem bảng kết quả Kiểm định Hausman (Bảng 8)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arthur S.Goldberger, Econometric Theory, John Wiley & Sons,Inc
2. Brown, M. B., and A. B. Forsythe. (1974). Robust test for the equality of Variances.
Journal of the American Statistical Association 69: 364-367.
3. Damodar N. Gujarati (1995), Basic Econometric, MacGraw-Hill Inc, Third Ed.
4. Nguyễn Khắc Minh (2002), Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
5. Nguyễn Quang Dong (2008), Bài giảng kinh tế lượng, Nxb Giao thông vận tải Hà
Nội.
6. Jeffrey M. Wooldridge (2002), Econometric Analysis of Cross Section and Panel
Data, The MIT Press Cambridge, Massachusetts London, England
7. Madala, G.S-macmillan (1992), Introduction of Econometrics. 2d ed., New York.
8. Greene, W. (2000). Econometric Analysis. Upper Saddle River, NJ: Prentice–Hall.
*Ngày nhận bài: 30/6/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014