Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM) - Công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả đào tạo tại các trường cao đẳng

Tóm tắt. Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM - Total Quality Management) là sự tiếp cận mới về quản lí đào tạo. Đặc trưng của mô hình TQM là không áp đặt một hệ thống cứng nhắc cho bất kì một cơ sở giáo dục đào tạo nào đồng thời tạo ra một nền “Văn hóa chất lượng” bao trùm lên toàn bộ quá trình đào tạo. Triết lí của TQM là tất cả mọi người dù ở bất kì cương vị nào, vào bất kì thời điểm nào cũng đều là người quản lí chất lượng phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích tối cao là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Bài báo đề cập đến việc nghiên cứu, quản lí chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng theo mô hình TQM nhằm giúp cho hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung không ngừng cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng nền văn hóa chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM) - Công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả đào tạo tại các trường cao đẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0195 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 46-54 This paper is available online at MÔ HÌNH QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TQM) - CÔNG CỤ HỮU HIỆU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Nguyễn Quý Nhẫn Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường Cao đẳng thương mại Đà Nẵng Tóm tắt. Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM - Total Quality Management) là sự tiếp cận mới về quản lí đào tạo. Đặc trưng của mô hình TQM là không áp đặt một hệ thống cứng nhắc cho bất kì một cơ sở giáo dục đào tạo nào đồng thời tạo ra một nền “Văn hóa chất lượng” bao trùm lên toàn bộ quá trình đào tạo. Triết lí của TQM là tất cả mọi người dù ở bất kì cương vị nào, vào bất kì thời điểm nào cũng đều là người quản lí chất lượng phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích tối cao là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Bài báo đề cập đến việc nghiên cứu, quản lí chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng theo mô hình TQM nhằm giúp cho hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung không ngừng cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng nền văn hóa chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực. Từ khóa:Mô hình, quản lí chất lượng, quản lí theo quá trình, chất lượng đào tạo, chất lượng tổng thể. 1. Mở đầu Giáo dục là thước đo sự phát triển của xã hội. Chất lượng của giáo dục là nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực để phát triển mọi mặt của một quốc gia. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục và đào tạo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội trong mọi giai đoạn lịch sử. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng đến phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn lực con người, coi đó là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Thời gian qua, giáo dục và đào tạo cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên nhìn chung chất lượng giáo dục và đạo tạo còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Điều này là do công tác quản lí chất lượng đào tạo chưa được quan tâm đúng mức và chưa thành hệ thống, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức kiểm soát Ngày nhận bài: 21/7/2016. Ngày nhận đăng: 17/10/2016. Liên hệ: Nguyễn Quý Nhẫn, e-mail: nguyenquynhanbt@gmail.com 46 Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM) - Công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả... chất lượng. Việc quản lí chất lượng đào tạo nói chung và ở các trường cao đẳng nói riêng chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng các mô hình quản lí chất lượng tiên tiến do đó chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay có nhiều mô hình quản lí chất lượng khác nhau: mô hình BS 5750/ ISO 9000, mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM - Total Quality Management), mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model). . . trong đó mô hình TQM là sự tiếp cận mới về quản lí đào tạo, giúp cho hoạt động đào tạo của các nhà trường không ngừng cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đưa tới văn hóa chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực [4]. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy TQM là một biện pháp quản lí đưa đến thành công và tạo thuận lợi cho sự phát triển của nhà trường thông qua việc huy động năng lực của tất cả các thành viên nhằm tạo ra chất lượng một cách kinh tế theo yêu cầu khách hàng [15]. Do đó, việc nghiên cứu và sử dụng mô hình TQM trong quản lí chất lượng đào tạo là vấn đề cấp thiết của các trường cao đẳng hiện nay. Nội dung bài viết này đề cập đến việc quản lí chất lượng đào tạo và sử dụng mô hình TQM như một công cụ quản lí nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo của các trường cao đẳng, đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo đề ra và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vấn đề quản lí chất lượng trong giáo dục đào tạo Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, quản lí chất lượng đã được các nhà quản lí chú trọng và nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong giai đoạn hiện nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự cạnh tranh, trước yêu cầu của sự tồn tại và phát triển đã buộc các nhà quản lí giáo dục phải đặc biệt quan tâm đến việc quản lí chất lượng đào tạo. Năm 1982, Luis Eduarda đã đưa ra khái niệm cho rằng chất lượng giáo dục trong các trường đại học như một hệ thống các khía cạnh, như sự phù hợp (Relevance), hiệu quả (Efficiency), nguồn lực (Resources), hiệu suất và quá trình [1]. Trong các khía cạnh trên, sự phù hợp đóng vai trò chủ chốt, quyết định chất lượng giáo dục đào tạo. Cho đến nay trên thế giới có rất nhiều công trình, bài viết, hội thảo,. . . nghiên cứu, bàn luận về chất lượng giáo dục song tựu chung lại những nghiên cứu này tập trung vào 2 hướng chủ yếu. Thứ nhất là quản lí chất lượng đầu ra theo hướng cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo với thị trường lao động, thị trường tuyển dụng. Vấn đề này được đề cập đến trong các công trình của West-Burnham; Taylor, A and F Hill và Dorothy Myers và Robert Stonihill [17,14,3]. Thứ hai là quản lí theo hướng kiểm soát mọi khâu trong quá trình giáo dục đào tạo nhằm phòng ngừa những rủi ro, cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nghiên cứu theo hướng này có các công trình của Sallis Edward [6]; Lankard và Bettina [7]. Bên cạnh đó còn có các cơ quan, tổ chức đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để đảm bảo và kiểm định chương trình, chất lượng giáo dục, chất lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo như: cơ quan quản lí chất lượng New Zealand đưa ra các tiêu chí kiểm định chất lượng các chương trình và trình độ đào tạo [8]; tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) đã đưa ra hệ thống các tiêu chí để kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề (các tiêu chí ILO-500) [5]... Ở Việt Nam hiện nay, chất lượng đào tạo và quản lí chất lượng đào tạo đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học về giáo dục, các nhà quản lí giáo dục. Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học đã tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lí luận chung nhất về chất lượng đào tạo, quản lí chất lượng đào tạo để áp dụng cho mọi cấp học, ngành 47 Nguyễn Quý Nhẫn học và mọi trường học. Trong đó, một số công trình nêu lên các khái niệm, đưa ra hệ thống các tiêu chí và quy trình để quản lí chất lượng các cơ sở đào tạo theo phương pháp kiểm định chất lượng các trường đại học như các công trình của Nguyễn Đức Chính, Phạm Thành Nghị, Trần Thị Bích Nga và Phạm Ngọc Sáu [2,9,10] ... Một số công trình nghiên cứu về quản lí chất lượng giáo dục theo ISO và TQM như công trình của Trần Khánh Đức, Phan Văn Kha, Phó Đức Trù và Phạm Hồng [4, 6, 16]... Nhìn chung các nghiên cứu về chất lượng giáo dục ở Việt Nam phần lớn là tiếp cận theo hướng hệ thống các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của đơn vị nhà trường theo các tiêu chuẩn, tiêu chí đã xây dựng ở các cấp học khác nhau nhằm đánh giá đơn vị đào tạo, cơ sở giáo dục hoặc làm căn cứ để cơ sở giáo dục tự đánh giá nhà trường hay cơ sở giáo dục nhằm tìm kiếm các biện pháp để cải tiến chất lượng giáo dục. Chưa có những nghiên cứu về quản lí chất lượng đào tạo theo những cách tiếp cận cụ thể trong các cơ sở đào tạo đặc biệt là trường cao đẳng nghề theo tiếp cận TQM. Do vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lí chất lượng đào tạo theo tiếp cận TQM trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ khách quan cần phải quan tâm nghiên cứu. 2.2. Quản lí chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng 2.3. Chất lượng đào tạo Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo không chỉ dừng lại ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường với những điều kiện đảm bảo nhất định như: CSVC, giáo viên, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy. . . còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động (như tỉ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí công việc cụ thể ở các doanh nghiệp, cơ quan. . . ) [4, tr.33]. Hiện nay có nhiều quan điểm về đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục. Đó là: quan điểm chất lượng được đánh giá “đầu vào”; quan điểm chất lượng được đánh giá “đầu ra”; quan điểm chất lượng được đánh giá bằng “giá trị gia tăng”; quan điểm chất lượng được đánh giá bằng “giá trị học thuật”; quan điểm chất lượng được đánh giá bằng “văn hoá tổ chức riêng” và quan điểm chất lượng được đánh giá bằng “kiểm toán”[2]. Tuy nhiên, tựu chung lại có thể khẳng định “Chất lượng giáo dục trường cao đẳng là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học trình độ cao đẳng của Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành.” [11]. Với tinh thần nêu trên, nhà trường cần xác định mục tiêu đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội để đạt được “chất lượng bên ngoài”; đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ hướng vào nhằm đạt mục tiêu đó - “chất lượng bên trong” [4]. Để có thể quản lí hiệu quả chất lượng đào tạo, các trường cao đẳng cần chú trọng tới chương trình đào tạo; hoạt động đào tạo; đội ngũ quản lí, giảng viên; sinh viên, các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, môi trường học tập...) và cách thức tổ chức - quản lí. Đây là các thành tố cơ bản của quá trình đào tạo, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đồng thời tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc hình thành nên phẩm chất, giá trị nhân cách, giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp. 2.3.1. Quản lí chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng Quản lí chất lượng sản phẩm là ứng dụng các biện pháp, thủ tục, kiến thức khoa học kĩ thuật đảm bảo cho các sản phẩm đang hoặc sẽ sản xuất phù hợp với thiết kế, với yêu cầu bằng con đường 48 Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM) - Công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả... hiệu quả nhất, kinh tế nhất. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về quản lí chất lượng, tuy nhiên suy cho cùng quản lí chất lượng bao gồm 3 thành phần chính: kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Bao gồm: - Hệ thống các phương pháp, biện pháp nhằm thực hiện chức năng quản lí tập trung vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu thị trường với hiệu quả kinh tế cao nhất; - Quản lí chất lượng được tiến hành ở tất cả quá trình hình thành chất lượng sản phẩm; - Quản lí chất lượng là trách nhiệm của các cấp từ lãnh đạo tới mọi thành viên tổ chức. Hiện nay ở trường cao đẳng có 3 cấp độ quản lí chất lượng. Cấp độ thứ nhất là kiểm soát chất lượng đào tạo bao gồm kiểm soát đầu vào của quá trình đào tạo (trình độ tuyển sinh, năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, cơ sở vật chất, tài chính, các chế độ chính sách đào tạo, môi trường đào tạo,vv ...); kiểm soát quá trình đào tạo (chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy của giảng viên, hệ thống quản lí giám sát của nhà trường và hệ thống các điều kiện phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập của sinh viên) và kiểm soát đầu ra (trình độ được đào tạo của sinh viên về kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, thái độ của người lao động nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực, dư luận xã hội và nhà tuyển dụng về sản phẩm được đào tạo từ nhà trường, năng lực của cán bộ quản lí, giảng viên sau quá trình đào tạo vv..). Cấp độ thứ hai là đảm bảo chất lượng. Đây là cấp độ quản lí chất lượng tiến bộ hơn kiểm soát chất lượng. Đảm bảo chất lượng là quá trình xảy ra trước và trong khi thực hiện. Chất lượng của sản phẩm được thiết kế ngay trong quá trình sản xuất ra nó từ khâu đầu đến khâu cuối theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đảm bảo không có sai phạm trong bất kì khâu nào. Đảm bảo chất lượng thực hiện chức năng quản lí thông qua các thủ tục, quy trình; phòng ngừa sai sót bằng hệ thống phát hiện và sửa lỗi. Đảm bảo chất lượng có sự phối hợp giữa người quản lí và người thừa hành, giữa cấp trên và cấp dưới. Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng giáo dục ở mức chuẩn cho phép nhất định và tìm ra những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; đảm bảo để nhà trường hoàn thành sứ mạng. Như vậy, đảm bảo chất lượng là một quá trình liên tục cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Cấp độ thứ ba là quản lí chất lượng tổng thể. Đây là sự kết hợp đảm bảo chất lượng, mở rộng và phát triển nó, trong đó xem khách hàng là thượng đế, là người có quyền lực cao nhất, triết lí của TQM coi cải tiến chất lượng liên tục và thay đổi văn hóa tổ chức là trọng tâm. Việc quản lí chất lượng tổng thể đảm bảo sự điều chỉnh và thích ứng liên tục trong suốt quá trình đào tạo, ở tất cả các khâu với sự tham gia của tất cả các thành viên trong hệ thống đào tạo. Điều này giúp cho nhà quản lí kiểm soát toàn bộ quá trình đào tạo, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo cho hoạt động đào tạo được làm tốt ngay từ đầu và đạt được mục tiêu đề ra. 2.4. Sử dụng mô hình TQM trong quản lí chất lượng đào tạo tạo các trường cao đẳng 2.4.1. TQM là gì? Thuật ngữ “quản lí chất lượng tổng thể” được đưa ra từ những năm 50 của thế kỉ XX bởi tiến sĩ A.V. Faygenbaum khi ông đang làm việc tại hãng General Electric với tên gọi tắt theo tiếng Anh là TQM (Total Quality Management). Từ đó đến nay, TQM luôn luôn được các nhà nghiên cứu về khoa học quản lí, trong đó có các nhà nghiên cứu về khoa học Quản lí giáo dục bàn đến. 49 Nguyễn Quý Nhẫn Theo hai giáo sư Pháp là Gilbert và Jean Montaigne, TQM có thể hiểu như sau: T = Total: đồng bộ, toàn diện, tổng hợp, tổng thể. Q = Quality: chất lượng. M = Management: quản lí hay quản trị, bao gồm các công việc POLC trong đó: P = Planning: Kế hoạch; O = Organizing: Cơ cấu tổ chức, mối liên hệ giữa các bộ phận trong tổ chức; L = Leadinh: Lãnh đạo, ra quyết định; C = Controlling: kiểm soát, điều khiển quá trình [4]. Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn mọi khách hàng ở mức tốt nhất cho phép, nó đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người ở tất cả các khâu, các bộ phận, nó là sự kết hợp tính chuyên nghiệp cao và khả năng quản trị, tổ chức một cách đúng đắn. TQM là sự kết hợp đồng bộ giữa quản trị chất lượng và quản trị năng xuất để thực hiện mục tiêu là đạt đến sự hoàn thiện “sản phẩm không sai lỗi” và “làm đúng ngay từ đầu”. 2.4.2. Sử dụng mô hình TQM trong quản lí chất lượng đào tạo tạo các trường cao đẳng a. Yêu cầu của TQM đối với quản lí chất lượng đào tạo trong các trường cao đẳng - Chất lượng đào tạo phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng và luôn hướng vào khách hàng (khách hàng bên trong là Sinh viên; khách hàng bên ngoài là cha mẹ Sinh viên, cộng đồng, người sử dụng lao động, xã hội). - Xây dựng một quy trình quản lí chất lượng đào tạo hợp lí được cải tiến từng bước, liên tục, phòng ngừa hơn khắc phục, tránh sai sót ngay từ đầu. Song song với nó là kế hoạch hành động rõ ràng: làm gì, làm thế nào, ai làm, khi nào làm, các điều kiện thực hiện, chuẩn cần đạt được. Do đó cần phải dựa vào: hoàn cảnh (yêu cầu, điều kiện, chính sách); đầu vào (các điều kiện đảm bảo chất lượng nhà trường) để xây dựng kế hoạch hành động phù hợp. - TQM trong nhà trường là trách nhiệm chung của mọi thành viên, ai cũng là người tự quản lí nhiệm vụ của bản thân mình nên việc phân công giao nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện cụ thể cho từng tổ chuyên môn, từng cá nhân để mỗi người tự xây dựng kế hoạch hành động của mình, tự giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cá nhân, của tổ để phát hiện, điều chỉnh và giúp đỡ mọi người hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do đó, cần đảm bảo thông tin quản lí hai chiều thông suốt, chính xác, kịp thời xử lí để ra những quyết định bổ sung khi cần thiết ngay trong quá trình thực hiện là vô cùng quan trọng. - Văn hoá của tổ chức cần thay đổi theo hướng tích cực. Đó là sự thay đổi tác phong, quan hệ, phương pháp làm việc, quản lí, kể cả việc xây dựng và phát triển truyền thống, uy tín của tổ chức. Như vậy TQM không chỉ có ý nghĩa là đưa vào quản lí nhà trường một tư duy quản lí mới mà còn là vấn đề thay đổi một nền văn hoá nhà trường (thể hiện trong các chuẩn mực, hệ thống giá trị, niềm tin, quan hệ, truyền thống. . . .). b. Mục tiêu của quản lí chất lượng đào tạo theo TQM Mục tiêu của quản lí chất lượng đào tạo theo TQM là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, gắn đào tạo với sử dụng, hướng tới văn hóa chất lượng, văn hóa tổ chức trong nhà trường. Tạo ra môi trường văn hóa chia sẻ, hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường từ nhà quản lí đến giảng viên, nhân viên và sinh viên cùng cam kết thực hiện đảm bảo chất lượng đào tạo, cải tiến không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường hay cơ sở giáo dục. Quản lí chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng nhà trường đề ra và đem đến cho cộng đồng, xã hội, cơ quan sử dụng lao động một sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động mà nhà tuyển dụng mong đợi. 50 Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM) - Công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả... c. Nội dung của QLCL đào tạo theo TQM - Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách chất lượng Để QLCL đào tạo theo TQM, nhà quản lí cần quan tâm tới xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách sau đây: + Chính sách dạy tốt: xây dựng các chính sách về đổi mới chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo; chế độ lương và chế độ đãi ngộ đối với giảng viên, cán bộ phục vụ; chế độ thưởng phạt đối với giảng viên trong quá trình chấp hành quy chế chuyên môn; khuyến khích giảng viên giữ mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo với thị trường lao động, nhằm tăng cường hoạt động thực hành, thực tế cho sinh viên, gắn hoạt động giảng dạy với nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tiễn vv.... + Chính sách học tốt: khảo sát nhu cầu người học; tổ chức giảng dạy phát huy cao nhất năng lực của sinh viên; hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên về hệ thống học liệu, hoạt động bổ trợ, hoạt động tư vấn, hướng dẫn học tập, tư vấn tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp vv... + Chính sách sản phẩm đáp ứng thị trường lao động: xây dựng được tiêu chuẩn của người tốt nghiệp dựa trên yêu cầu của thị trường lao động và đánh giá dựa trên hồ sơ năng lực của sinh viên tốt nghiệp, nếu đủ chuẩn sinh viên tốt nghiệp còn chưa đủ chuẩn tiếp tục hoàn thiện; tuyển sinh xuất phát từ nhu cầu thị trường lao động và năng lực đào tạo của nhà trường. + Quản lí theo sát mọi quá trình: xây dựng cơ chế quản lí trong mọi khâu của quá trình đào tạo, giám sát tất cả các khâu trong quá trình đào tạo nhằm điều chỉnh kịp thời những bất hợp lí trong đào tạo; huy động cán bộ, giảng viên, nhân viên cùng tham gia quản lí, nhằm phát huy quyền tự chủ của mỗi thành viên trong nhà trường. + Phòng ngừa những rủi ro trong đào tạo: người quản lí phải luôn tự đánh giá về nhà trường, xác định tầm nhìn, giá trị mà nhà trường theo đuổi, lường trước những khó khăn có thể xảy ra để phòng ngừa những sai lầm, khắc phục kịp thời những khó khăn vướng mắc xảy ra. - Cam kết thực hiện chính sách chất lượng đào tạo Để thực hiện được chính sách chất lượng trên tập thể cán bộ, viên chức nhà trường phải xây cam kết và thực hiện các cam kết chất lượng về: + Cung cấp các “dịch vụ” tốt nhất cho học sinh sinh viên trước, trong và sau quá trình đào tạo; đả
Tài liệu liên quan