Lan truyền ô nhiễm chất hòa tan trong các tầng chứa nước dưới đất là một trong
những vấn đề ô nhiễm thiết thực hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà còn tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bài báo này, với mục tiêu chính là nghiên cứu
xác định các thông số lan truyền amoni (NH4+) trong đất và tầng chứa nước dưới
đất tại thung lũng Côn Sơn - huyện Côn Đảo, các thí nghiệm lan truyền với chất
chỉ thị trơ natri clorua và dung dịch amoni clorua đã được tiến hành trên các ống
cột đất Côn Sơn. Các thông số lan truyền được ước tính bằng sự hỗ trợ của phần
mềm Hydrus 1D dựa trên thuật toán ước tính ngược thông số LevenbergMarquardt. Kết quả các thí nghiệm cho thấy, các hệ số phân tán, hệ số phân vùng
và hệ số chuyển đổi chất đặc trưng cho quá trình lan truyền amoni trong dung
dịch đất Côn Sơn đều tương thích với đặc tính cơ lý của đất cũng như thành phần
hạt trong tầng chứa nước dưới đất của thung lũng Côn Sơn.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô phỏng thí nghiệm lan truyền amoni NH4 trong các cột đất Côn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
26 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
MÔ PHỎNG THÍ NGHIỆM LAN TRUYỀN AMONI NH4
TRONG CÁC CỘT ĐẤT CÔN SƠN
MODELLING AMMONIUM TRANSPORT EXPERIMENTS
IN CON SON SOIL COLUMNS
ThS. Nguyễn Thị Minh Trang; TS. Lê Đình Hồng
Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh
PGS. TS. Võ Khắc Trí
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
TÓM TẮT
Lan truyền ô nhiễm chất hòa tan trong các tầng chứa nước dưới đất là một trong
những vấn đề ô nhiễm thiết thực hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà còn tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bài báo này, với mục tiêu chính là nghiên cứu
xác định các thông số lan truyền amoni (NH4+) trong đất và tầng chứa nước dưới
đất tại thung lũng Côn Sơn - huyện Côn Đảo, các thí nghiệm lan truyền với chất
chỉ thị trơ natri clorua và dung dịch amoni clorua đã được tiến hành trên các ống
cột đất Côn Sơn. Các thông số lan truyền được ước tính bằng sự hỗ trợ của phần
mềm Hydrus 1D dựa trên thuật toán ước tính ngược thông số Levenberg-
Marquardt. Kết quả các thí nghiệm cho thấy, các hệ số phân tán, hệ số phân vùng
và hệ số chuyển đổi chất đặc trưng cho quá trình lan truyền amoni trong dung
dịch đất Côn Sơn đều tương thích với đặc tính cơ lý của đất cũng như thành phần
hạt trong tầng chứa nước dưới đất của thung lũng Côn Sơn.
Từ khóa: Lan truyền chất, ô nhiễm amoni, Hydrus 1D.
ABSTRACT
Soluble contaminant transport into groundwater aquifers is one of the current
practical problems occuring not only in Vietnam but also in many countries
around the world. In this paper, according to the main objective of determining the
ammonium (NH4+) transport parameters in soil and groundwater aquifer of Con
Son Island - District Con Dao, experiments with conservative tracer - sodium
chlorides and ammonium chlorides solution had been carried out on the Con Son
soil columns. The transport parameters are estimated under supportting of
software Hydrus 1D using the inverse parameter estimation method. Results of the
experiments showed that dispersion coefficient, distribution coefficient and mass
transfer coefficient characterized the ammonium transport process in the Con Son
soil and aquifers are compatible with mechanical and physical properties of Con
Son soil matrix and porous media.
Keywords: Contaminant transport, ammonium pollution, Hydrus 1D.
1. GIỚI THIỆU
Nitơ vô cơ ở dạng amoniac (NH3) và ion amoni (NH4+) được xem là một trong
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 27
những chất gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất (NDĐ) phổ biến nhất, được phát sinh từ
các hoạt động xả thải, sử dụng phân bón và từ đất bị ô nhiễm chất hữu cơ [1]. Với bản
chất là một ion tương đối linh động nên khi xâm nhập vào trong nguồn NDĐ, NH4+ có
khả năng lan truyền nhanh trong nước và làm ô nhiễm NDĐ trên phạm vi sâu và rộng,
nhất là khi có sự hỗ trợ của mưa và các điều kiện địa chất thủy văn thuận lợi như tầng
chứa nước là đất cát, mạch nông... Tác động của NH4+ lên nguồn NDĐ nói riêng hay
nguồn nước nói chung đều gây nên những hậu quả đáng kể về mặt môi trường và sinh
thái. Điển hình là nguồn NDĐ khi được khai thác và đưa vào sử dụng như nguồn nước
sinh hoạt thì sự có mặt của NH4+ có thể làm giảm hiệu quả khử trùng, dẫn đến sự hình
thành nitrit (NO2-) và gây ra các vấn đề về mùi vị [2]. Bản thân ammonia không gây độc
trực tiếp cho người và động vật nhưng khi vào trong cơ thể sống, sự chuyển hóa NH4+
thành NO2- khả năng gây bệnh đối với con người, cụ thể là hội chứng
Methaemoglobinaemia hay còn gọi hội chứng trẻ xanh ở trẻ sơ sinh và có thể gây ung
thư bao tử ở người trưởng thành (Kross, 1993). Từ những lý do trên mà NH4+ được nhìn
nhận là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của
nguồn NDĐ, đặc biệt là sự ô nhiễm của tầng chứa NDĐ bên dưới các bãi chôn lấp.
Với hình thức là bãi chôn lấp đặc biệt, nghĩa trang hoàn toàn có khả năng gây ô
nhiễm nguồn NDĐ khi phát thải các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau [3]. Thông
thường mất khoảng từ 10 đến 12 năm để một cơ thể chết phân hủy hoàn toàn. Ước tính
trên một nửa các chất ô nhiễm từ thân xác người sẽ bắt đầu rò rỉ vào trong đất trong năm
đầu tiên và gần một nửa các chất ô nhiễm còn lại tiếp tục thấm xuống đất trong những
năm tiếp theo [3]. Khi các chất ô nhiễm thấm qua tầng đất bề mặt, sẽ tiếp tục len lỏi và
dần thấm sâu vào các tầng chứa NDĐ bên dưới trong những điều kiện thuận lợi. Bên
cạnh đó, việc chôn sâu quan tài (hay xác người) một cách có ý thức thì con người đã vô
tình “góp phần” đưa các chất ô nhiễm đến gần các tầng chứa NDĐ hơn và tạo ra mối lo
ngại đối với chất lượng NDĐ nằm ngay dưới nghĩa trang [4].
Với mục đích nghiên cứu xác định các thông số lan truyền ô nhiễm NH4+ phát
thải từ nghĩa trang Côn Đảo đến tầng chứa NDĐ tại thung lũng Côn Sơn, huyện Côn
Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các thí nghiệm trên bốn cột đất được khoan lấy mẫu từ
thung lũng Côn Sơn đã được thực hiện tại phòng thí nghiệm Trung tâm Môi trường và
Sinh thái (thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam). Các thí nghiệm được tiến hành
lần lượt với hai dung dịch: (1) natri clorua - nồng độ 5,8 g/l và (2) amoni clorua NH4Cl -
với các nồng độ ... mg/l. Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ của phần mềm HYDRUS 1D
[5][6], các kết quả đo đạc được từ các thí nghiệm trên ống cột được ước tính ngược
thành các thông số lan truyền chất cần thiết dựa trên thuật toán Levenberg-Marquardt.
2. MÔ TẢ THÍ NGHIỆM
2.1. Mục tiêu thí nghiệm
- Xác định hệ số phân tán trong dung dịch đất Côn Sơn thông qua việc xác định
sự lan truyền của chất natri clorua, trong đó ion Cl- - ion linh động, có tính trơ (không bị
hấp phụ) và là nhân tố chính để xác định hệ số phân tán trong đất.
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
28 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
- Xác định hệ số hấp phụ amoni, hệ số phân vùng và hệ số chuyển đổi chất theo
sự lan truyền của ion NH4+ - một thành phần trong dung dịch amoni clorua NH4Cl.
2.2. Cơ sở lý thuyết của mô hình thí nghiệm
Theo C.W. Fetter (1992), sự lan truyền dọc 1D của chất chỉ thị trơ trong dung
dịch đất với độ ẩm đất theo thể tích không thay đổi được biểu diễn bằng phương trình
truyền tải-phân tán như sau:
(,)
=
×
(,)
+ ×
(,)
(1)
Trong đó: R: nhân tố trì hoãn; (, ): nồng độ chất hòa tan ở dạng dung dịch
(mg/l); : chiều sâu ống cột (cm); : thời gian (s); : vận tốc dòng chảy Darcy (cm/s); :
độ ẩm theo thể tích của đất (cm3/cm3) và : hệ số phân tán (cm2/s). Hệ số phân tán D
được xác định theo công thức sau:
=
Với : độ phân tán (cm).
Để mô phỏng tốt hơn sự lan truyền của chất ô nhiễm hòa tan trong dung dịch
đất, bên cạnh mô hình lan truyền cân bằng, cần thiết kiểm chứng sự hòa khớp giữa các
giá trị nồng độ chất hòa tan thực đo với các mô hình lan truyền không cân bằng vật lý
và/hoặc hóa học [9]. Mô hình không cân bằng vật lý giả định rằng sự hấp phụ luôn luôn
diễn ra ở trạng thái cân bằng, nhưng pha nước được phân chia thành hai vùng: vùng linh
động và vùng bất động. Sự chuyển đổi khối lượng thành pha nước bất động xảy ra chủ
yếu nhờ sự phân tán [5][10].
Khác biệt với mô hình không cân bằng vật lý, mô hình không cân bằng hóa học
(MH KCBHH) không giả định sự hấp phụ diễn ra ở trạng thái cân bằng mà ngược lại -
là quá trình động. Bởi để quá trình hấp phụ tiến đến trạng thái cân bằng giữa nồng độ
trong pha lỏng và pha rắn thì cần trải qua một quãng thời gian nhất định. Sự lan truyền
không cân bằng này thường diễn ra khi sự tương tác giữa chất hòa tan và chất bị hấp
phụ xảy ra tương đối chậm so với thời gian ổn định (là khoảng thời gian mà một đơn vị
khối lượng vẫn được giữ nguyên trong một đơn vị thể tích). Bên cạnh đó, pha rắn được
xem là được hình thành từ các phần tử có năng lực hấp phụ khác nhau. Chính vì vậy mà
MH KCB HH giả định rằng có hai dạng vùng hấp phụ cùng đồng tồn tại: dạng vùng I -
giả định rằng quá trình hấp phụ diễn ra trong sự cân bằng tức thời với nồng độ ở pha
lỏng; trong khi dạng vùng II - có sự hấp phụ động, phụ thuộc vào thời gian [11][12].
Nếu giả định rằng sự phân rã chất hòa tan diễn ra không đáng kể thì phương
trình lan truyền đối với mô hình không cân bằng hóa học cho hai vùng như được mô tả
như sau:
(,)
=
(,)
+
(,)
−
(1 − ) (2)
Trong đó: F: thông số vùng hấp phụ; Kd: hệ số phân vùng, (l/kg hay cm3/g); α:
hệ số chuyển đổi chất, (1/h).
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 29
Trong nghiên cứu này, phần mềm Hydrus 1D được sử dụng để giải các phương
trình lan truyền chất, cụ thể là phương trình (2) đối với sự dịch chuyển amoni trong các
ống cột đất Côn Sơn. Hydrus 1D là phần mềm phần tử hữu hạn, được phát triển trên nền
mô hình Hydrus [5]. Hydrus 1D có thể thực hiện: các mô hình lan truyền cân bằng;
không cân bằng vật lý/hóa học và các mô hình lan truyền không cân bằng cả vật lý và
hóa học [6].
2.3. Mô tả mẫu đất
2.3.1. Vị trí lấy mẫu
Các mẫu đất được lấy tại vị trí cách nghĩa trang Côn Đảo 1,8 km, gần Hồ Quang
Trung 2 (xem Hình 1). Các mẫu đất được lấy theo phương pháp khoan khô nhằm bảo
quản thành phần hạt và giữ nguyên hiện trạng cấu trúc các lớp địa tầng (xem Hình 2).
Công việc khoan lấy mẫu được thực hiện với sự cộng tác của Liên hiệp Khoa học Địa
kỹ thuật và Môi trường TP.HCM.
Hình 1. Hình ảnh thực tế các mẫu đất khoan tại thung lũng Côn Sơn
2.3.2. Đặc tính cơ lý của mẫu đất
Các mẫu đất tại thung lũng Côn Sơn đã được Phòng nghiên cứu nền móng và địa kỹ
thuật thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam phân tích với các đặc tính cơ lý như sau:
- Độ ẩm tự nhiên của đất: 1,84%
- Độ bão hòa của đất: 6,07%
- Tỷ trọng của đất: 2,664
- Độ rỗng: 44,67%
- Thành phần hạt trong các mẫu đất bao gồm: cát hạt trung 1÷0,5 mm: 11,7% và
0,5÷0,25 mm: 43,5%; cát hạt nhỏ 0,25÷0,1 mm: 44,3% và 0,1÷0,05 mm: 0,5%.
- Tổng hàm lượng chất hữu cơ (TOC) trong đất: 0,36%
- Hàm lượng amoni (N-NH4+) ban đầu trong đất: 0,15 mg/100 g.
2.4. Thiết lập mô hình thí nghiệm
Các thí nghiệm được thực hiện trên 04 ống cột nhựa có đường kính 9 cm và
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
30 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
chiều cao 70 cm theo tỷ lệ thu nhỏ 1/30 so với chiều cao phẫu diện đất thực tế tại Trạm
quan trắc CS9 (xem Hình 2) - là trạm quan trắc NDĐ quốc gia nằm ngay phía cổng
nghĩa trang Côn Đảo.
Hình 2. Phẫu diện đất tại trạm
quan trắc nước dưới đất CS9
Hình 3. Sơ đồ 01 ống cột thí
nghiệm (a) và mặt bằng 04 ống cột (b)
Hình 4. Hình ảnh mô hình thực tế
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 31
Các lớp đất trong các ống cột được đầm đồng nhất đến khi đạt dung trọng đất
tương ứng bằng 1,5 g/cm3, khối lượng đất sử dụng cho mỗi ống cột vào khoảng 7,3 kg.
Tại các đầu biên của ống cột, 5 cm đá sỏi được đệm vào nhằm đảm bảo khả năng thoát
nước cũng như giữ đất cát trong ống không bị cuốn trôi khi tiến hành bơm các dung
dịch thí nghiệm. Mỗi ống cột được vận hành thí nghiệm từ đầu biên thấp hơn (tại điểm
đầu vào) bằng cách sử dụng máy bơm nước AP3500 Lifetech.
Sơ đồ và hình ảnh thực tế mô hình các cột đất thí nghiệm được trình bày ở Hình
3 và Hình 4.
2.4. Trình tự thí nghiệm
Các thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Môi trường và Sinh thái
thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: nước thủy cục được bơm đẩy với tốc độ thấp vào mỗi ống cột trong 24
giờ để tạo môi trường vật liệu hoàn toàn bão hòa.
- Bước 2: natri clorua NaCl với nồng độ 5,8 g/l được bơm vào các ống cột, nhằm
xác định hệ số phân tán của dung dịch đất Côn Sơn. Các phân tích thí nghiệm hệ số
phân tán với ion trơ là Cl- được dừng lại khi nồng độ Cl- đo được tại điểm đầu ra của
các ống cột cân bằng với nồng độ Cl- tại điểm đầu vào. Nồng độ Cl- được xác định bằng
hai phương pháp: (1) sử dụng điện cực chuyên dụng Multi 3420 và (2) sử dụng dung
dịch chuẩn độ bạc nitrat AgNO3 0,0141N.
- Bước 3: nước thủy cục được bơm lại vào các ống cột nhằm loại bỏ hoàn toàn
độ mặn còn tồn đọng trong dung dịch đất.
- Bước 4: bơm lần lượt amoni clorua NH4Cl với nồng độ từ 4,84, 9,65, 19,56,
36,54; 79,82 đến 102,88 mg/l và với lưu lượng không đổi là 20 ml/phút vào các ống cột
thí nghiệm. Mỗi ống cột thí nghiệm được bơm liên lục dung dịch amoni clorua đến khi
đạt bão hòa (C/C0 = 1). Nồng độ NH4+ được xác định bằng thiết bị đo quang phổ UV-
VIS Spectrophotometer (Shimadzu UV-1800).
- Bước 5: định lượng sự ảnh hưởng của lưu lượng dòng chảy đối với nồng độ
NH4+ không đổi 100±2 mg/l và lưu lượng dòng chảy được sử dụng lần lượt là 10, 20 và
30 ml/phút.
Trong suốt quá trình thí nghiệm, pH và nhiệt độ dung dịch được duy trì ổn định
với giá trị pH = 7,8÷8,2 và t = 300C ± 20C.
2.6. Các điều kiện thí nghiệm
2.6.1. Điều kiện 1: Thay đổi nồng độ amoni
Sáu ống cột đất riêng lẻ với nồng độ tương ứng là 4,84, 9,65, 19,56, 36,54, 79,82
và 102,88 mg/l được sử dụng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của nồng độ amoni đầu
vào lên năng lực hấp phụ của đất Côn Sơn. Các giá trị nồng độ này được lựa chọn dựa
trên tiêu chí nghiên cứu khoảng phát thải NH4+ từ thấp dần đến cao của các bãi chôn lấp
chất thải rắn. Lưu lượng dòng chảy bằng 20 ml/phút (tương đương với vận tốc dòng
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
32 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
chảy Darcy bằng 4.53 m/ngày và thời gian tiếp xúc là 10 giờ) được duy trì ổn định trong
suốt quá trình thí nghiệm ở bốn ống cột.
Đường đẳng nhiệt hấp phụ amoni trên đất Côn Sơn được xác định sau đó bằng
cách thay thế lần lượt ba mô hình hấp thụ: Langmuir, Freundlich và tuyến tính vào các
đường cong mô phỏng mối quan hệ giữa khối lượng amoni bị hấp phụ và nồng độ
amoni đầu vào. Quá trình hấp phụ được mô phỏng tốt nhất bằng đường đẳng nhiệt hấp
phụ khi hệ số tương quan R2 đạt giá trị cao nhất [7].
2.6.2. Điều kiện 2: Thay đổi lưu lượng dòng chảy
Ba ống cột riêng biệt được sử dụng để đánh giá sự tác động của các lưu lượng
dòng chảy khác nhau lên năng lực hấp phụ amoni của đất Côn Sơn. Các lưu lượng dòng
chảy được sử dụng lần lượt là 10, 20 và 30 ml/phút, tương ứng với vận tốc dòng chảy
Darcy là 2,26; 4,53 và 6,80 m/ngày. Nồng độ NH4+ đầu vào các ống cột được duy trì ổn
định với giá trị là 100 ± 2 mg/l.
2.7. Các giả định trong thí nghiệm
(1) Giả định độ ẩm của các cột đất không thay đổi trong tất cả các thí nghiệm.
(2) Giả định nồng độ các chất hòa tan và lưu lượng dòng chảy tại đầu biên dưới
của các ống cột được xem như bằng với các giá trị nồng độ và lưu lượng được đề xuất
sử dụng.
(3) Trong suốt quá trình lan truyền NH4+, độ phân tán λ được giả định không đổi
và được xác định thông qua đường cong đột phá (Breakthrough curve - BTC) của Cl-.
(4) Giả định không có sự tồn tại ion amoni trong nguồn nước thủy cục sử dụng.
2.8. Tính toán khối lượng amoni bị hấp phụ
Theo [14], khối lượng của chất hòa tan bị hấp phụ trong dung dịch đất được xác
định dựa trên sự thay đổi tương ứng tỷ lệ nồng độ của chất đó tại thời điểm i và nồng độ
ban đầu theo thể tích dung dịch thu được tại đầu ra của các ống cột. Do đó, khối lượng
amoni bị hấp phụ (Ms) có thể được ước tính xấp xỉ theo công thức như sau:
! = " #
$
%&'&
"
( =
$
)
∑ (+ + +,-)(.+,- − .+)
+/0
+/" (3)
Trong đó: ": nồng độ amoni ban đầu; Vtot: tổng thể tích thu được tại điểm đầu
ra của ống cột khi nồng độ amoni đầu ra tiến đến bằng nồng độ amoni đầu vào (/" =
1); +, +,-: nồng độ amoni NH4+ tại thời điểm i và i+1.
3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
3.1. Xác định hệ số phân tán
Sau thời gian tiếp xúc 150 phút, nồng độ Cl- tại điểm đầu ra 04 ống cột đạt đến
giá trị cân bằng với nồng độ Cl- ban đầu và thể hiện bằng đường cong đột phá Cl- như
Hình 5 dưới đây.
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 33
Nhìn nhận từ Hình 5 cho thấy, đường cong thể hiện các tỷ lệ nồng độ C/C0 của
Cl- gần như đối xứng đến giá trị khoảng 0,87. Trên khoảng giá trị C/C0 = 0,87, đường
cong đột phá thể hiện sự tồn tại của hệ số dòng chảy không lý lưởng. Nguyên nhân xuất
hiện hệ số này là do sự sắp đặt hai lớp sỏi đỡ tại hai đầu biên của các ống cột. Tuy
nhiên, sự xáo động dòng chảy này chỉ gây nên một tác động nhỏ lên việc tính toán hệ số
phân tán. Các thông số như v - vận tốc dòng chảy Darcy và λ - độ phân tán của mô hình
chuyển tải - phân tán được ước tính tối ưu bằng phương pháp ước tính ngược thông số
của Hydrus 1D [5].
Hình 5. Đường cong đột phá Cl- theo số liệu thí nghiệm và số liệu tính toán từ phần
mềm Hydrus 1D
Với vận tốc dòng chảy v được cố định bằng 4,53 m/ngày, độ phân tán của các
cột đất Côn Sơn được ước tính bằng 0,2 cm và hệ số phân tán bằng 8,40 (cm2/h) với hệ
số tương quan giữa các giá trị nồng độ C/C0 xác định từ thí nghiệm và từ mô hình cân
bằng Hydrus 1D (dưới giá trị 0,87 - xem Hình 5) đạt giá trị R2 = 0,97. Kết quả λ và D
nhỏ chỉ ra rằng đất Côn Sơn có thành phần hạt tương đối đồng nhất về độ rỗng.
3.2. Xác định các hệ số lan truyền amoni
Việc mô phỏng lan truyền amoni trong các ống cột đất Côn Sơn được thực hiện
dựa trên các giả định ở trên. Kết quả khối lượng amoni bị hấp phụ trong đất (Cs) tương
ứng với các nồng độ NH4+ khác nhau (C0) được thể hiện ở Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1. Khối lượng NH4+ bị hấp phụ trong sáu ống cột đất
C0, mg/l 4,84 9,65 19,56 36,54 79,82 102,88
Cs, mg/kg 1,37 2,75 6,47 10,41 18,74 24,32
Kết quả trình bày ở Bảng 1 cho thấy, khối lượng NH4+ bị hấp phụ tăng dần từ
1,37 đến 24,32 mg/kg tương ứng với nồng độ NH4+ trong dung dịch amoni clorua
NH4Cl từ 4,84 đến 102,88 mg/l. Điều này có nghĩa sự hấp phụ amoni trong đất Côn Sơn
tuân theo đường đẳng nhiệt hấp phụ tuyến tính đơn giản với hệ số tương quan R2 =
0,9925.
! = × "
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
N
ồn
g
độ
C/
C 0
,
m
g/
l
Thời gian, giờ
Số liệu thí nghiệm
Mô hình cân bằng
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016
34 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Với Kd: hệ số phân vùng, (1/kg)
Tuy nhiên, khi xét đến tỷ lệ Cs/C0 hay hệ số phân vùng Kd có thể nhận ra rằng,
tuy nồng độ NH4+ trong dung dịch tăng thì khối lượng NH4+ bị hấp phụ tăng theo,
nhưng Kd lại có xu hướng tăng giảm theo dạng parabol. Do vậy, để thể thể hiện sự phân
vùng hấp phụ amoni sát với số liệu thí nghiệm, hai hệ số phân vùng được hình thành
dựa trên hai phần số liệu bằng nhau, với Kd1 = 0,35 (1/kg) - R2 = 0,9962 và Kd2 = 0,21
(1/kg) - R2 = 0,9963 (xem Hình 7).
Hình 6. Đường đẳng nhiệt hấp phụ NH4+ trong đất Côn Sơn
Các giá trị Kd nhận được từ các kết quả thí nghiệm tương đối thấp đã xác nhận
sự tồn tại của tổng hàm lượng hữu cơ (TOC) cũng như các thành phần sét trong đất Côn
Sơn là rất thấp. Bởi do giá trị Kd gia tăng tỷ lệ thuận với thành phần đất sét [15]. Kết
quả ước tính các thông số lan truyền theo từng mô hình của Hydrus 1D cũng như các
đường cong đột phá tương ứng với các nồng độ được thể hiện ở các Hình 8 (từ a đến f)
và Bảng 2 dưới đây.
Bảng 2. Các thông số lan truyền amoni ước tính theo MH CB và MH KCB I với các
nồng độ NH4+ khác nhau
C0,NH4+
(mg/l)
MH CB MH KCB I
λ (cm) Kd (1/kg) R2 (%) λ (cm) Kd (1/kg) α (1/h) R2 (%)
4,84 0,2 0,35 93,81 0,2 0,35 1,00 (0,35) 99,17
9,65 0,2 0,35 89,28 0,2 0,27 2,82 (0,17) 99,44
19,56 0,2 0,35 91,53 0,2 0,35 5,20 (0,68) 98,27
36,54 0,2 0,21 93,89 0,2 0,21 5,43 (0,70) 98,90
79,82 0,2 0,21 82,61 0,2 0,21 6,77 (0,70) 99,17
102,88 0,2 0,21 76,61 0,2 0,21 7,19 (0,70) 98,85
Tất cả số liệu
y = 0,2265x
R² = 0,9925
Phần số liệu thứ nhất
y = 0,3508x
R² = 0,9962
Phần số liệu thứ hai
y = 0,2075x
R² = 0,9963
0
5
10
15
20
25
30
0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00K
hố
i l
ượ
n
g
N
H
4+
bị
hấ
p
ph
ụ