Mở shop đồ lưu niệm - Lắm cạnh tranh, giàu cơ hội

Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng thì con người có xu hướng chăm sóc người thân yêu của mình về mặt tinh thần nhiều hơn. Cha mẹ muốn thưởng quà cho con cái, bạn bè muốn mang đến niềm vui cho nhau, đôi lứa muốn tạo bất ngờ cho nửa kia của mình,… tất cả tạo nên nhiều thuận lợi cho lĩnh vực kinh doanh quà lưu niệm. Lợi nhuận cao, số vốn đầu tư lại không phải là quá lớn nên mở shop kinh doanh quà lưu niệm đang là một hướng đi được khá nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Nhận định thị trường kinh doanh quà lưu niệm Lĩnh vực kinh doanh quà lưu niệm được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng bởi đối tượng khách hàng rất đa dạng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, từ khách du lịch, giới nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, lứa tuổi teen,... Mỗi đối tượng lại có đặc điểm tâm lý, nhu cầu khác nhau về các sản phẩm quà tặng, khả năng chi trả cũng khác nhau, vì thế chiến lược kinh doanh của mỗi chủ cửa hàng không phải ai cũng giống ai. Người ít vốn thì chủ yếu nhắm vào lứa tuổi teen với những món quà lưu niệm nhỏ xinh, độc đáo; người trường vốn hơn thì hướng tới phục vụ đối tượng dân công sở với nhiều mặt hàng đa dạng như mỹ phẩm, nước hoa, túi xách, ví, dây lưng,…; cao cấp hơn có các shop chuyên phục vụ khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, một thực tế cần nhìn nhận là thị trường quà lưu niệm của ta khá đa dạng về chủng loại, nhưng còn nghèo nàn tính sáng tạo trong mẫu mã, “ăn cắp" mẫu của nhau. Các sản phẩm mang dấu ấn Việt Nam vẫn chưa trở thành lựa chọn chủ yếu của các chủ shop lưu niệm. Thay vào đó, những món đồ Trung Quốc với màu sắc, hình thức xinh xắn, bắt mắt, giá cả thì khá mềm nên dễ dàng được số đông khách hàng lựa chọn.

pdf11 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mở shop đồ lưu niệm - Lắm cạnh tranh, giàu cơ hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở shop đồ lưu niệm: Lắm cạnh tranh, giàu cơ hội Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng thì con người có xu hướng chăm sóc người thân yêu của mình về mặt tinh thần nhiều hơn. Cha mẹ muốn thưởng quà cho con cái, bạn bè muốn mang đến niềm vui cho nhau, đôi lứa muốn tạo bất ngờ cho nửa kia của mình,… tất cả tạo nên nhiều thuận lợi cho lĩnh vực kinh doanh quà lưu niệm. Lợi nhuận cao, số vốn đầu tư lại không phải là quá lớn nên mở shop kinh doanh quà lưu niệm đang là một hướng đi được khá nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Nhận định thị trường kinh doanh quà lưu niệm Lĩnh vực kinh doanh quà lưu niệm được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng bởi đối tượng khách hàng rất đa dạng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, từ khách du lịch, giới nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, lứa tuổi teen,... Mỗi đối tượng lại có đặc điểm tâm lý, nhu cầu khác nhau về các sản phẩm quà tặng, khả năng chi trả cũng khác nhau, vì thế chiến lược kinh doanh của mỗi chủ cửa hàng không phải ai cũng giống ai. Người ít vốn thì chủ yếu nhắm vào lứa tuổi teen với những món quà lưu niệm nhỏ xinh, độc đáo; người trường vốn hơn thì hướng tới phục vụ đối tượng dân công sở với nhiều mặt hàng đa dạng như mỹ phẩm, nước hoa, túi xách, ví, dây lưng,…; cao cấp hơn có các shop chuyên phục vụ khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, một thực tế cần nhìn nhận là thị trường quà lưu niệm của ta khá đa dạng về chủng loại, nhưng còn nghèo nàn tính sáng tạo trong mẫu mã, “ăn cắp" mẫu của nhau. Các sản phẩm mang dấu ấn Việt Nam vẫn chưa trở thành lựa chọn chủ yếu của các chủ shop lưu niệm. Thay vào đó, những món đồ Trung Quốc với màu sắc, hình thức xinh xắn, bắt mắt, giá cả thì khá mềm nên dễ dàng được số đông khách hàng lựa chọn. Giá treo những chiếc móc chìa khóa ngộ nghĩnh tại shop "Ngôi sao nhỏ" Bởi thế, muốn kinh doanh loại hình giàu tiềm năng nhưng cũng lắm cạnh tranh này đòi hỏi bạn phải có một tư duy sáng tạo, chiến lược kinh doanh rõ ràng từ việc xác định đối tượng khách hàng, lựa chọn sản phẩm, xây dựng mức giá hợp lý cho tới việc trang trí shop,… và quan trọng nhất là tìm ra nét “độc” và “lạ” cho shop của mình. Clip phỏng vấn chị Lê Hồng Minh - Chủ shop lưu niệm Ngôi sao nhỏ, Trung Hòa - Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội: Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của những người đã kinh doanh shop quà lưu niệm, có thể đúc rút thành một quy trình gồm những bước đi cơ bản sau: Bước 1: Chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng chuyên môn Đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi người bán phải có sự am hiểu nhất định về tâm lý người mua và ý nghĩa của món quà tặng, cách thức gói quà để giúp người mua thể hiện tình cảm của họ qua món quà đã chọn. Do vậy, là chủ shop, trước khi mở cửa hàng, bạn cần phải trang bị cho mình một số kiến thức và kỹ năng nhất định sau đây: • Kiến thức về các loại quà tặng: từ nguồn gốc, xuất xứ, ý nghĩa, cách phối hợp màu sắc giữa các món quà để tạo nên sự hài hòa, xu hướng quà tặng mới,... Nếu shop của bạn hướng đến giới trẻ, bạn nên thường xuyên cập nhật xu hướng quà tặng thông qua các website như kênh 14, zingme, yume, xgame, dienanh,… Qua các kênh này, bạn dễ dàng thu thập được thông tin về thị hiếu của giới trẻ như những hình tượng mới nhất, những mẫu nhân vật hoạt hình, game mới nhất,… để lựa chọn mặt hàng ăn theo phù hợp. Shop nào thường xuyên có mẫu hàng mới, đi trước các shop khác một bước, sẽ rất hút khách. Quà lưu niệm có khá nhiều chủng loại, sách và đồ chơi trẻ em cũng là lựa chọn được nhiều chủ shop ưu ái. • Kỹ năng giao tiếp: bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt, quan sát nhanh để đón ý của khách hàng thích mặt hàng nào, đang cần mua cho ai, từ đó có sự gợi ý phù hợp. Bạn có thể khéo léo tư vấn cho khách các phụ kiện đi kèm như thiệp, nơ,… để trang trí cho món quà thêm nổi bật và thể hiện được hết những tình cảm mà người mua muốn gửi trao cho người nhận. • Nghệ thuật gói quà: đừng bỏ qua kỹ năng này nhé vì đây là một trong công đoạn quan trọng mà bạn dễ thể hiện được sự sáng tạo cũng như dấu ấn riêng cho shop mình nhất. Bắt đầu với cách chọn hộp đựng quà, bạn cần chọn hộp đựng phù hợp với sản phẩm không chỉ về kích cỡ mà còn về tính chất của sản phẩm. Ví dụ với các món đồ dành cho đôi lứa đang yêu nhau, bạn có thể chọn hộp đựng hình trái tim,… Những hộp quà đáng yêu được small shop bày bán làm tăng phần tiện ích cho shop lưu niệm. Bước thứ hai là chọn giấy gói quà. Nếu bạn đầu tư kỹ vào công đoạn chọn giấy, bạn có thể thành công hơn phân nửa. Hoa văn trên mặt giấy có thể tạo ấn tượng tuyệt đẹp, hãy tận dụng chúng. Tiếp theo là các “phụ kiện”. Nơ, hoa, thậm chí hình ảnh nhí nhảnh cũng có thể trang hoàng cho món quà. Sử dụng tính ngẫu hứng, sáng tạo khi bạn gắn chúng vào hộp quà. Bảo đảm rằng màu của giấy gói, nơ và hoa phải hợp tông và không xung khắc lẫn nhau. Tốt nhất nên dùng phụ kiện bằng chất liệu giấy xốp mỏng vì chúng sẽ cho độ phồng, dễ xếp và nhẹ. Cuối cùng là gắn thiệp. Hãy nhớ đến màu của giấy gói, nơ, và hoa khi chọn mua thiệp và phong bì. Xức thêm nước hoa vào thiệp, nếu khách hàng yêu cầu. Nghệ thuật gói quà đẹp, trang nhã, bắt kịp các xu hướng mới sẽ giúp cho cửa hàng của bạn tạo được dấu ấn với khách hàng. Bạn có thể tham khảo các topic hướng dẫn cách gói quà tại đây. • Nếu chủ shop có thêm một số tài lẻ như tự tạo các món đồ handmade hoặc có thể tự thiết kế thông qua một số phần mềm như Photoshop, Corel… hoặc copy và chỉnh sửa các mẫu có sẵn theo ý thích của mình, để tạo những mẫu riêng biệt cho cửa hiệu thì sẽ là một lợi thế. Bước 2: Xác định phân khúc khách hàng Đây là một trong những bước rất quan trọng. Các shop cần xác định rõ đối tượng khách hàng mình nhắm tới để lựa chọn địa điểm mở shop và mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Ví dụ: Với khách du lịch nước ngoài, đây là đối tượng có khả năng chi trả cao, thường nhắm tới các mặt hàng quà lưu niệm cao cấp như: tranh sơn mài, gốm sứ, lụa,… Bạn nên chọn địa điểm kinh doanh gần các khu du lịch, danh lam thắng cảnh, khách sạn, những khu mà khách nước ngoài thường cư trú như khu phố cổ Hà Nội,… Cần có mối quan hệ tốt với các công ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, đây là một kênh rất tốt để bạn quảng bá cho shop của mình. Bàn làm việc của bạn sẽ thật đáng yêu nếu có những những món đồ nhỏ xinh như thế này. Nếu đối tượng mà shop bạn hướng đến là sinh viên, học sinh, thì bạn nên chọn địa điểm gần các trường đại học, THPT và lựa chọn mặt hàng là những sản phẩm nhỏ xinh, giá cả bình dân, phù hợp với tuổi teen độc đáo, cá tính. Hiện nay, tràn ngập các shop lưu niệm hướng tới đối tượng này, các bạn ở Hà Nội có thể quan sát tại các địa điểm như: Đội Cấn, Khương Thượng, Tô Hiệu, Hàng Mã… Nếu hướng tới đối tượng dân công sở thì địa điểm mở shop phải gần các công ty, trung tâm thương mại, văn phòng,... Sản phẩm cần chú ý đến sự tinh tế, phù hợp với gu thẩm mĩ của đối tượng này. Có thể lưu ý đến các sản phẩm như: khăn, mũ, dây lưng, túi xách, mỹ phẩm, nước hoa,… Bạn nên quan tâm đến chất lượng và mẫu mã hơn là số lượng sản phẩm. Nếu shop muốn phục vụ nhiều đối tượng, cả học sinh, sinh viên, dân công sở, thì nên mở shop ở những khu vực đông dân cư. Sản phẩm cũng cần phải đa dạng để đáp ứng nhiều nhu cầu. (trong cửa hàng có thể chia khu vực trưng bày sản phẩm như sản phẩm bình dân và sản phẩm cao cấp hơn một chút). Bước 3: Chuẩn bị tài chính Để mở shop, các bạn cần cân đối các chi phí sau: • Chi phí mặt bằng: ký hợp đồng ít nhất từ 1 năm trở lên. Diện tích từ 30m2 trở lên. Nếu ít vốn, bạn có thể tính đến việc mở shop online (Tham khảo tại bài viết sau: Kinh doanh shop online - Cơ hội cho giới trẻ năng động). • Chi phí cho quầy, tủ kệ, đèn trang trí và máy lạnh (nếu có). Bạn nên sắm tủ nhôm vì loại này dễ thanh lý khi cần, làm thêm một số kệ trên tường để bày hàng, màu sắc cần chọn màu tươi tắn. • Chi phí mua hàng hóa ban đầu. • Chi phí cho nguyên phụ liệu: ruy băng, nơ, hộp, giấy gói quà,… • Chi phí cho việc thuê 1-2 nhân viên trong 2-3 tháng. Tuy nhiên nếu cửa hàng nhỏ thì có thể chủ cửa hàng vừa bán hàng, vừa quản lý để tiết kiệm chi phí trong giai đoạn đầu; • Chi phí dự phòng trong vòng 3 tháng đầu khi kinh doanh. Bước 4: Chuẩn bị về mặt pháp lý Thủ tục pháp lý của shop lưu niệm cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần đến ủy ban phường để xin cấp giấy phép kinh doanh. Trinh Anh - đã từng kinh doanh loại hình này từ khi còn rất trẻ với shop “Nấm Rơm” - cho biết: “Để mở hàng kinh doanh quà luu niệm, về cơ bản bạn phải chịu những loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu hàng hóa mà bạn kinh doanh thuộc đối tượng của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt). Và theo quy định của Thông tư 84/2008/TT-BTC thì bạn còn phải chịu thêm thuế thu nhập cá nhân nữa”. Bước 5: Mở shop và quảng bá hình ảnh shop - Đặt tên shop: Ngoài cách đặt tên theo tên gọi của cá nhân hoặc người thân, với mỗi chủ shop khác nhau có thể đặt tên shop theo cá tính khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chính vẫn là thu hút được sự chú ý của khách hàng. Bởi vậy, với đối tượng khách hàng là lứa tuổi teen, tên shop cũng nên mang dấu ấn trẻ trung, năng động. Hãy khéo léo kết hợp cá tính của shop với đối tượng khách hàng để tạo nên một tên shop cho phù hợp (ví dụ: shop Ly Ly – Tô Hiệu, Shop Cá Heo Xanh – Đội Cấn, Kateshop – Đội Cấn, Small – 4 Hòa Mã…). - Tìm nguồn cung hàng hóa: nguồn cung sản phẩm quà lưu niệm khá đa dạng, bạn có thể dễ dàng tìm và khảo giá tại các chợ đầu mối như: chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, chợ Bến Thành; các cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, gốm sứ như gốm Bình Dương, gốm Bát Tràng, gốm sứ Thiên Long, tranh sơn mài tại Bình Dương, lụa Vạn Phúc,…; các cơ sở sản xuất quà lưu niệm như Vietgift,… Nơ buộc tóc đủ sắc màu luôn là mặt hàng mà các chủ shop lựa chọn đầu tiên. Trả lời thắc mắc của một bạn trẻ đang có ý định kinh doanh loại hình này, nickname binbinvahinhin chia sẻ trên website lamchame.com như sau: “Bạn phải tìm được nguồn hàng phong phú và giá rẻ. Mặt hàng quà lưu niệm thì rất đa dạng (gấu bông, đồ sành sứ, đồ thủ công mỹ nghệ, khuyên tai, vòng, sổ, bút...). Nguồn hàng chủ yếu vẫn là hàng Trung Quốc. Bạn có thể ra Hàng Ngang, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, Hàng Mã xa hơn nữa là Móng Cái, Trung Quốc nhập hàng. Mỗi loại mẫu hàng chỉ nên lấy số lượng ít, vì kinh doanh hàng này rất nhanh bị lỗi mode, mua nhiều thì sẽ bị tồn kho nhiều. Muốn kinh doanh mặt hàng này bạn phải chịu khó đi “lùng” hàng “độc” để tạo phong cách riêng cho shop”. Có khá nhiều shop đi theo một dòng sản phẩm chuyên biệt như hoa khô, lụa, tranh, gấu bông,… có shop lại đi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hầu như mặt hàng nào cũng có. Việc phân chia các dòng sản phẩm chủ yếu dựa theo mục đích của shop cũng như đối tượng khách hàng mà shop hướng tới. Với những shop kinh doanh sản phẩm chuyên biệt, tuy không đa dạng hóa về sản phẩm nhưng lại dễ tạo dấu ấn riêng cho khách hàng. Bởi khi có ý định mua một sản phẩm nhất định nào đó, khách hàng sẽ ưu tiên chọn cửa hàng chuyên biệt về một loại sản phẩm hơn là những của hàng đa dạng về chủng loại. Đặc biệt, kinh doanh đồ handmade là một trong những hướng đi được nhiều chủ shop lựa chọn. Đồ handmade được ưa chuộng bởi sự độc đáo, lạ mắt, nó thể hiện tâm huyết, tình cảm của người làm ra sản phẩm và thể hiện cá tính, cái tôi khác biệt của người sở hữu món đồ đó. Đồ handmade được tạo ra từ những bàn tay khéo léo cùng đức tính kiên trì, đầu óc sáng tạo. Thông thường, các sản phẩm handmade gồm có thiếp, hoa giấy, khăn len, túi xách, các đồ trang sức,... Đồ handmade hiện nay đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ. Từ thiệp, khăn, mũ đến những con vật đáng yêu được làm khéo léo từ giấy màu, đất sét, sứ… đã tạo nên hứng thú đặc biệt cho teen. Nắm bắt được trào lưu đó, không ít cửa hàng lưu niệm đã lựa chọn những sản phẩm handmade làm mặt hàng chủ đạo của shop mình. Cô búp bê xinh xắn được làm thật khéo léo bằng tay bày bán tại shop "Ngôi sao nhỏ". Đây là một trong những món đồ handmade rất đáng chú ý dành cho các shop lưu niệm. Bạn có thể tạo dáng cho cô "công chúa" này theo ý muốn, thậm chí có thể vuốt phẳng ra để cất đi thật dễ dàng và tiện lợi. Minh Lễ, 18 tuổi, hiện đang theo học ngành mỹ thuật, là một trong những người chuyên làm thiệp handmade cung cấp cho các shop chia sẻ: “Làm đồ handmade mất thời gian một chút nhưng mình cảm thấy vui vì đã bỏ ra mồ hôi, công sức và sức sáng tạo để làm ra nó. Từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, thiết kế ý tưởng rồi vẽ phác thảo, cắt hình cho đến trang trí họa tiết đều phải tỉ mỉ từng chi tiết”. Trong mùa đông, sản phẩm handmade phổ biến và bán chạy nhất có lẽ là những chiếc khăn, mũ len với nhiều kiểu đan đa dạng như đan hoa cúc, đan hình tim, đan chữ thập, đan hình zic zắc, đan cốt... Không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn nữ say mê đan len trên đường, trên xe buýt hay trong lớp vào giờ ra chơi. Bắt nhịp được với xu hướng này, nhiều shop lưu niệm ngoài việc kinh doanh các mặt mặt hàng khăn, mũ handmade còn “cắt cử” người hướng dẫn khách hàng thực hiện nhiều kiểu đan mà họ muốn học. Lợi thế của các sản phẩm hand-made chính là sự độc đáo, nguồn hàng chủ yếu là từ các bạn sinh viên nên giá cả nhập cũng không mấy đắt đỏ. Đặc biệt, đây là sản phẩm được khá nhiều người ưa chuộng trong thời điểm hiện nay nên việc bán sản phẩm không gặp mấy khó khăn. - Trang trí cửa hàng: Vào các dịp lễ như Giáng sinh, Valentine, Tết nguyên đán,… shop quà lưu niệm nên trang trí các điểm nhấn theo style của ngày lễ tết đó. Ví dụ: vào dịp Giáng sinh, điểm nhấn là tuyết trắng, ông già noel, cây thông cùng các phụ kiện xinh xắn trang trí cho cây thông noel, khăn, mũ với 2 màu chủ đạo là đỏ và trắng. Vào dịp tết nguyên đán thì màu đỏ là màu đặc trưng, thêm vào đó là đèn nháy, đèn lồng đỏ, cùng những món quà đặc biệt dành riêng cho dịp tết như: phong bao lì xì, đồ trang trí cho cành đào,…
Tài liệu liên quan