- Bộ máy hành chính nhà nước được thiết lập để thực thi quyền hành pháp: có quyền lập quy (ban hành các văn bản pháp quy dưới luật như Nghị quyết của Chính phủ, Nghị định, quyết định…) và quyền hành chính (quyền tổ chức ra bộ máy, tổ chức và điều hành các hoạt động kinh tế xã hội…)
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
+ Dựa vào dân, sát dân, lôi cuốn dân tham gia quản lí, phục vụ lợi ích chung của quốc gia và lợi ích của công dân
+ Quản lí theo pháp luật và bằng pháp luật
+ Tập trung dân chủ
+ Kết hợp quản lí theo ngành và lĩnh vực với quản lí theo lãnh thổ
+ Phân biệt và kết hợp sự quản lí nhà nước với quản lí kinh doanh
+ Phân biệt hành chính điều hành và hành chính tài phán.
4 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 6677 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô tả hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, phân tích các đặc điểm cơ bản của nền hành chính nhà nước ta hiện nay và trình bày phương hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 4: Mô tả hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, phân tích các đặc điểm cơ bản của nền hành chính nhà nước ta hiện nay và trình bày phương hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước?
I. Khái quát về bộ máy hành chính nhà nước
- Bộ máy hành chính nhà nước được thiết lập để thực thi quyền hành pháp: có quyền lập quy (ban hành các văn bản pháp quy dưới luật như Nghị quyết của Chính phủ, Nghị định, quyết định…) và quyền hành chính (quyền tổ chức ra bộ máy, tổ chức và điều hành các hoạt động kinh tế xã hội…)
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
+ Dựa vào dân, sát dân, lôi cuốn dân tham gia quản lí, phục vụ lợi ích chung của quốc gia và lợi ích của công dân
+ Quản lí theo pháp luật và bằng pháp luật
+ Tập trung dân chủ
+ Kết hợp quản lí theo ngành và lĩnh vực với quản lí theo lãnh thổ
+ Phân biệt và kết hợp sự quản lí nhà nước với quản lí kinh doanh
+ Phân biệt hành chính điều hành và hành chính tài phán.
Hành chính điều hành: thực hiện chức năng quản lí các công việc hàng ngày của chính phủ dựa trên các nghị quyết của Đảng, quốc hội, có nhiệm vụ quyền hạn như dự báo tình hình, ra quyết định trên các mặt kế hoạch, chính sách, chủ trương, biện pháp cụ thể
Hành chính tài phán: có chức năng giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân đối với các quyết định và hành vi chính của các cơ quan hành chính nhà nước theo trình tự tố tụng tư pháp
+ Kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một thủ trưởng.
II. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
1. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương
- Chính phủ do quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch nước tại kì họp thứ nhất của mỗi khóa quốc hội, đồng thời giao cho Thủ tướng chính phủ đề nghị danh sách các bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ (nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, tổ chức, hình thức hoạt động)
- Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ tướng chính phủ
- Bộ và Bộ trưởng (phân loại, nhiệm vụ và quyền hạn quản lí nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy, mối quan hệ của Bộ trưởng với các cơ quan quản lí nhà nước)
2. Bộ máy hành chính ở địa phương
- Theo nghĩa rộng, hành chính địa phương nằm trong bộ máy hành chính nhà nước – là yếu tố cấu thành hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp, tức là bao gồm cả hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
- Theo nghĩa hẹp, hành chính địa phương chỉ nhằm chỉ hệ thống các cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính địa phương – ủy ban nhân dân các cấp. Lưu ý vai trò hai tư cách của ủy ban nhân dân – cơ quan hành chính nhà nước địa phương.
- Nhiệm vụ quyền hạn của ủy ban nhân dân
- Cơ cấu của ủy ban nhân dân
- Hoạt động của ủy ban nhân dân
- Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch ủy ban nhân dân
3. Các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước
- Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí
- Tập trung dân chủ
- Kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ
- Phân định và kết hợp tốt chức năng quản lí nhà nước về kinh tế với chức năng quản lí kinh doanh của các tổ chức kinh tế
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Nguyên tắc công khai
III. Phương hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
1. Cải cách thể chế
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh kết thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước.
Bao gồm: thể chế về thị trường, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính, thể chế về quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, thế chế về thẩm quyền quản lí nhà nước với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng
- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, loại bỏ các quy định không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trung lắp, tăng cường năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước, nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo sự tham gia hiệu quả của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật, tuyên truyền phổ biến rộng rãi.
- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.
2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lí nhà nước trong tình hình mới
- Từng bước điều chỉnh các công việc mà chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do các cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện.
- Bố trí lại cơ cấu tổ chức của chính phủ cho phù hợp, tinh giảm bộ máy cơ quan thuộc chính phủ và các tổ chức trực thuộc thủ tướng chính phủ
- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ
- Cải cách bộ máy chính quyền địa phương, ổn định hệ thống, quy định rõ ràng quyền hạn và chức năng, sắp xếp, tổ chức rõ ràng, phân công rành mạch, tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu suất công việc.
- Cải tiến phương thức quản lí, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp
- Thực hiện từng bước hiện đại hóa nền hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo của các cơ quan hành chính
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Đổi mới công tác quản lí cán bộ, công chức
Kiểm tra chất lượng cán bộ, sửa đổi, bổ sung hệ thống ngạch, bậc, quy định về cán bộ công chức, xác định cơ cấu cán bộ công chức hợp lí, hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ công chức, xây dựng quy định thống nhất về tinh giản biên chế, đổi mới, nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ trong quản lí cán bộ công chức, công vụ phù hợp với yêu cầu của thời đại mới, sửa đổi phân cấp trách nhiệm quản lí cán bộ công chức
- Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ
Nâng lương tối thiểu cho cán bộ, công chức đủ sống bằng lương, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ, công chức cho cán bộ công chức làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm, độc hại, ban hành và thực hiện chế độ thưởng với cán bộ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chế độ đãi ngộ khác ngoài tiền lương.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ công chức
4. Cải cách hành chính công
- Đổi mới cơ chế phân cấp quản lí tài chính và ngân sách
- Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho các cơ quan địa phương chủ động trong quyết định
- Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính với khu vực dịch vụ công
Xây dựng quan niệm đúng về dịch vụ công, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân tham gia cung cấp dịch vụ công, xóa bỏ cơ cấu cấp phát tài chính kiểu xin – cho, ban hành cơ chế, chính sách tự chủ tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có điều kiện
- Thí điểm áp dụng một số cơ chế tài chính mới như cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở, nhà trường, chuyển đổi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với các cán bộ, công chức chuyển từ các đơn vị công lập sang dân lập; khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, y tế, khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này, thực hiện khoán một số dịch vụ công cộng như vệ sinh đô thị, cấp thoát nước…
- Đổi mới công tác kiểm toán với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, thực hiện công khai, minh bạch về tài chính công.