1. Tia lửa mạnh
Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các
điện cực của các bugi để đốt cháy hỗn hợp không
khí-nhiên liệu.
Vì ngay cả khi bị nén ép với áp suất cao, không khí vẫn
có điện trở, nên cần phải tạo ra điện thế hàng chục ngàn
vôn để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy
hỗn hợp không khí-nhiên liệu.
2. Thời điểm đánh lửa chính xác
Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánhlửa
chính xác để phù hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng
của động cơ.
3. Có đủ độ bền
Hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng
được tác động của rungđộng và nhiệt của động cơ.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô tả Hệ thống đánh lửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1-
Hệ thống đánh lửa Mô tả
Ba yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không
khí-nhiên liệu tốt, nén ép tốt, và đánh lửa tốt.
Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh, vào thời điểm
chính xác để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.
1. Tia lửa mạnh
Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các
điện cực của các bugi để đốt cháy hỗn hợp không
khí-nhiên liệu.
Vì ngay cả khi bị nén ép với áp suất cao, không khí vẫn
có điện trở, nên cần phải tạo ra điện thế hàng chục ngàn
vôn để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy
hỗn hợp không khí-nhiên liệu.
2. Thời điểm đánh lửa chính xác
Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh lửa
chính xác để phù hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng
của động cơ.
3. Có đủ độ bền
Hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng
được tác động của rung động và nhiệt của động cơ.
(1/2)
Hệ thống đánh lửa sử dụng điện cao áp do
cuộn đánh lửa tạo ra nhằm phát ra tia lửa điện
để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu
đã được nén ép. Hỗn hợp không khí nhiệt liệu
được nén ép và đốt cháy trong xi lanh.
Sự bốc cháy này tạo ra động lực của động cơ.
Nhờ có hiện tượng tự cảm và cảm ứng tương
hỗ, cuôn dây tạo ra điện áp cao cần thiết cho
đánh lửa. Cuộn sơ cấp tạo ra điện thế hàng
trăm vôn còn cuộn thứ cấp thì tạo ra điện thế
hàng chục ngàn vôn.
(1/2)
-2-
Thay đổi trong hệ thống đánh lửa
Có các kiểu hệ thống đánh lửa như sau:
1. Kiểu ngắt tiếp điểm
Kiểu hệ thống đánh lửa này có cấu tạo cơ bản
nhất. Trong kiểu hệ thống đánh lửa này, dòng
sơ cấp và thời điểm đánh lửa được điều khiển
bằng cơ học.
Dòng sơ cấp của cuôn đánh lửa được điều
khiển cho chạy ngắt quãng qua tiếp điểm của
bộ ngắt dòng.
Bộ điều chỉnh đánh lửa sớm li tâm tốc và chân
không điều khiển thời điểm đánh lửa.
Bộ chia điện sẽ phân phối điện cao áp từ cuôn
thứ cấp đến các bugi.
GợI ý
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này các tiếp điểm
của bộ ngắt điện cần được điều chỉnh thường
xuyên hoặc thay thế.
Một điện trở ngoài được sử dụng để giảm số
vòng dây của cuộn sơ cấp, cải thiện tăng áp
của cuộn sơ cấp, và giảm đến mức thấp nhất
sự giảm áp của cuôn thứ cấp ở tốc độ cao.
Giảm số vòng dây của cuộn sơ cấp là giảm
điện trở, tăng dòng sơ cấp, và tăng sự phát
nhiệt. Vì thế, cần có một điện trở ngoài để ngăn
ngừa sự tăng quá mạnh dòng sơ cấp.
(1/4)
2. Kiểu tranzito
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này tranzito điều
khiển dòng sơ cấp, để nó chạy một cách gián
đoạn theo đúng các tín hiệu điện được phát ra
từ bộ phát tín hiệu.
Thời điểm đánh lửa sớm được điều khiển bằng
phương pháp cơ học như trong kiểu hệ thống
đánh lửa ngắt tiếp điểm.
(2/4)
-3-
3. Kiểu tranzito có ESA (Đánh lửa Sớm
bằng điện tử)
Trong kiểu hệ thống đánh lửa này không sử
dụng bộ đánh lửa sớm chân không và li tâm.
Thay vào đó, chức năng ESA của Bộ điều
khiển điện tử (ECU) sẽ điều khiển thời điểm
đánh lửa.
(3/4)
4. Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)
Thay vì sử dụng bộ chia điện, hệ thống này
sử dụng cuộn đánh lửa đa bội để cung cấp
điện cao áp trực tiếp cho bugi. Thời điểm
đánh lửa được điều khiển bởi ESA của ECU
động cơ. Trong các động cơ gần đây, hệ
thống đánh lửa này chiếm ưu thế.
(4/4)
GợI ý
Kiểu 2, đánh lửa đồng thời trong hai xy-lanh.
Một tia lửa xuất hiện trong kỳ nén và một
trong kỳ xả.
-4-
Sự cần thiết phải điều khiển thời điểm đánh lửa
Trong động cơ xăng, hỗn hợp không khí-nhiên liệu được
đánh lửa để đốt cháy (nổ), và áp lực sinh ra từ sự bốc cháy
sẽ đẩy píttông xuống.
Năng lượng nhiệt được biến thành động lực có hiệu quả cao
nhất khi áp lực nổ cực đại được phát sinh vào thời điểm trục
khuỷu ở vị trí 10o sau Điểm Chết Trên (ATDC).
Động cơ không tạo ra áp lực nổ cực đại vào thời điểm đánh
lửa; nó phát ra áp lực nổ cực đại chậm một chút, sau khi
đánh lửa.
Vì vậy, phải đánh lửa sớm, sao cho áp lực nổ cực đại được
tạo ra vào thời điểm 10o ATDC. Thời điểm đánh lửa để động
cơ có thể sản ra áp lực nổ cực đại vào 10o trước điểm chết
trên (BTDC) lại thường xuyên thay đổi, tuỳ thuộc vào điều
kiện làm việc của động cơ. Vì thế, hệ thống đánh lửa phải
có khả năng đánh lửa vào thời điểm để động cơ tạo ra áp
lực nổ một cách có hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện làm
việc của động cơ.
1. Giai đoạn cháy trễ
Sự bốc cháy (nổ) của hỗn hợp không khí-nhiên liệu
không phải xuất hiện ngay sau khi đánh lửa. Thoạt đầu,
một khu vực nhỏ (hạt nhân) ở sát ngay tia lửa bắt đầu
cháy, và quá trình bắt cháy này lan ra khu vực chung
quanh.
Quãng thời gian từ khi hỗn hợp không khí-nhiên liệu
được đánh lửa cho đến khi nó bốc cháy được gọi là giai
đoạn cháy trễ (khoảng A đến B trong sơ đồ).
Giai đoạn cháy trễ đo gần như không thay đổi, và nó
không bị ảnh hưởng của điều kiện làm việc của động cơ.
-5-
2. Giai đoạn lan truyền ngọn lửa
Sau khi hạt nhân ngọn lửa hình thành, ngọn lửa nhanh
chóng lan truyền ra chung quanh. Tốc độ lan truyền này
được gọi là tốc độ lan truyền ngọn lửa, và thời kỳ này
được gọi là thời kỳ lan truyền ngọn lửa (B~C~D trong sơ
đồ)
Khi có một lượng lớn không khí được nạp vào, hỗn hợp
không khí-nhiên liệu trở nên có mật độ cao hơn. Vì thế,
khoảng cách giữa các hạt trong hỗn hợp không
khí-nhiên liệu giảm xuống, nhờ thế, tốc độ lan truyền
ngọn lửa tăng lên. Ngoài ra, luồng hỗn hợp không
khí-nhiên liệu xoáy lốc càng mạnh thì tốc độ lan truyền
ngọn lửa càng cao. Khi tốc độ lan truyền ngọn lửa cao,
cần phải định thời đánh lửa sớm. Do đó cần phải điều
khiển thời điểm đánh lửa theo điều kiện làm việc của
động cơ.
(1/3)
ã Điều khiển thời điểm đánh lửa
Hệ thống đánh lửa điều khiển thời điểm
đánh lửa theo tốc độ và tải trọng của động
cơ sao cho áp lực nổ cực đại xuất hiện ở 10o
ATDC.
GợI ý
Trước đây, các hệ thống đánh lửa sử dụng
bộ đánh lửa sớm li tâm và bộ đánh lửa sớm
chân không để điều khiển đánh lửa sớm
hoặc muộn. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết
các động cơ đều sử dụng hệ thống ESA.
(2/3)
-6-
t : Khoảng chỏy trễ
Thời điểm đỏnh lửa
Thời điểm đỏnh lửa để cú ỏp lực nổ cực đại
Ranh giới giữa giai đoạn chỏy trễ và tốc độ lan truyền
ngọn lửa
Giai đoạn chỏy trễ
Giai đoạn lan truyền ngọn lửa
Đỏnh lửa muộn
Gúc quay của trục khuỷu
1. Điều khiển tốc độ động cơ
(1) Động cơ được coi là phát công suất hiệu
quả nhất khi áp lực nổ tối đa xuất hiện ở 10o
ATDC, khi đó thời điểm đánh lửa tối ưu là
10o BTDC, với tốc độ 1000 v/ph.
(2) Giả sử tốc độ động cơ tăng lên đến 2000
v/ph, giai đoạn cháy trễ vẫn gần như không
đổi với mọi tốc độ động cơ. Vì thế góc quay
của trục khuỷu sẽ tăng lên so với khi động
cơ chạy với tốc độ 1000 v/ph. Nếu vẫn sử
dụng thời điểm đánh lửa như trong mục (1)
cho tốc độ 2000 v/ph thì thời điểm mà động
cơ sản ra áp lực nổ cực đại sẽ bị trễ hơn 10o
ATDC.
(3) Vì vậy, để sản ra áp lực nổ cực đại tại 10o
ATDC khi động cơ đang chạy 2000 v/ph thì
thời điểm đánh lửa phải sớm hơn để bù cho
góc quay của trục khuỷu đã bị trễ trong mục
(2). Quá trình định thời đánh lửa sớm này
được gọi là đánh lửa sớm, và sự làm trễ thời
điểm đánh lửa được gọi là đánh lửa muộn.
-7-
2. Điều khiển theo tải trọng của động cơ
(1) Khi động cơ mang tải thấp thì áp lực nổ cực
đại được coi là xuất hiện 10o ATDC , khi thời
điểm đánh lửa tối ưu được đặt sớm 20o
BTDC.
(2) Khi tải trọng của động cơ tăng, mật độ
không khí cũng tăng và giai đoạn lan truyền
ngọn lửa giảm xuống. Vì thế, nếu cứ sử
dụng thời điểm đánh lửa như trong mục (1)
thì thời điểm mà động cơ sản ra áp lực nổ
cực đại sẽ bị sớm hơn 10o ATDC.
(3) Để sản ra á p lực nổ cực đại tại thời điểm 10o
ATDC khi động cơ mang tải nặng thì thời
điểm đánh lửa phải muộn hơn để bù cho
góc quay của trục khuỷu đã bị sớm trong
mục (2).
Ngược lại, khi tải trọng của động cơ thấp thì
th ời điểm đánh lửa phải sớm hơn. (Tuy
nhiên, khi động cơ chạy không tải, thì
khoảng thời gian đánh lửa sớm phải nhỏ
hoặc bằng không để ngăn ngừa hiện tượng
nổ không ổn định)
(2/3)
ã Điều khiển tiếng gõ động cơ
Tiếng gõ trong động cơ do sự tự bốc cháy gây ra, khi hỗn
hợp không khí-nhiên liệu tự bắt lửa trong buồng đốt.
Động cơ trở nên dễ bị gõ khi thời điểm đánh lửa sớm.
Hiện tượng tiếng gõ mạnh có ảnh hưởng xấu đến hiệu
suất của động cơ như tăng tiêu hao nhiên liệu, giảm
công suất phát. Trái lại, tiếng gõ nhẹ lại có tác dụng
nâng cao tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất.
Các hệ thống đánh lửa gần đây có điều khiển thời điểm
đánh lửa làm muộn thời điểm đánh lửa theo tiếng gõ, khi
cảm biến phát hiện có tiếng gõ thì điều khiển cho thời
điểm đánh lửa muộn, còn khi không phát hiện ra tiếng
gõ nữa thì điều khiển cho thời điểm đánh lửa sớm hơn.
Bằng cách ngăn ngừa tiếng gõ như vậy, hệ thống này
giúp tăng tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất phát.
(3/3)
-8-
Cuộn đánh lửa Mô tả
Cuộn đánh lửa tạo ra điện á p cao đủ để phóng tia hồ quang
giữa hai điện cực của bugi. Các cuộn sơ cấp và thứ cấp
được quấn quanh lõi. Số vòng của cuộn thứ cấp lớn hơn
cuộn sơ cấp khoảng 100 lần.
Một đầu của cuộn sơ cấp được nối với IC đánh lửa, còn một
đầu của cuộn thứ cấp được nối với bugi. Các đầu còn lại
của các cuộn được nối với ắc quy.
(1/1)
Hoạt động của cuộn đánh lửa
1. Dòng điện trong cuộn sơ cấp
Khi động cơ chạy, dòng điện từ ắc quy chạy qua IC đánh
lửa, vào cuộn sơ cấp, phù hợp với tín hiệu thời điểm đánh
lửa (IGT) do ECU động cơ phát ra.
Kết quả là các đường sức từ trường được tạo ra chung
quanh cuộn dây có lõi ở trung tâm.
(1/2)
-9-
2. Ngắt dòng điện vào cuộn sơ cấp
Khi động cơ tiếp tục chạy, IC đánh lửa nhanh chóng ngắt
dòng điện vào cuộn sơ cấp, phù hợp với tín hiệu IGT do
ECU động cơ phát ra.
Kết quả là từ thông của cuộn sơ cấp bắt đầu giảm.
Vì vậy, tạo ra một sức điện động theo chiều chống lại sự
giảm từ thông hiện có, thông qua tự cảm của cuộn sơ
cấp và cảm ứng tương hỗ của cuộn thứ cấp. Hiệu ứng tự
cảm tạo ra một thế điện động khoảng 500 V trong cuộn
sơ cấp, và hiệu ứng cảm ứng tương hỗ kèm theo của
cuộn thứ cấp tạo ra một sức điện động khoảng 30 kV.
Thế điện động này làm cho bugi phát ra tia lửa.
Dòng sơ cấp càng lớn và sự ngắt dòng sơ cấp càng
nhanh thì điện thế thứ cấp càng lớn.
(2/2)
-10-
IC đánh lửa Hoạt động
Đại cương
IC đánh lửa thực hiện một cách chính xác sự
ngắt dòng sơ cấp đi vào cuộn đánh lửa, phù
hợp với tín hiệu đánh lửa (IGT) do ECU động cơ
phát ra.
Tín hiệu thời điểm đánh lửa (IGT)
Khi tín hiệu IGT chuyển từ ngắt sang đóng, IC
đánh lửa bắt đầu cho dòng điện vào cuộn sơ
cấp.
ã Điều khiển dòng không đổi
Khi dòng sơ cấp đạt đến một trị số đã định,
IC đánh lửa sẽ khống chế cường độ cực đại
bằng cách điều chỉnh dòng.
ã Điều khiển góc đóng tiếp điểm
Để điều chỉnh quãng thời gian (góc đóng)
tồn tại của dòng sơ cấp; thời gian này cần
phải giảm xuống khi tốc độ của động cơ
tăng lên (trong một số kiểu động cơ gần
đây, chức năng kiểm soát này được thực
hiện thông qua tín hiệu IGT).
Khi tín hiệu IGT chuyển từ đóng sang ngắt, IC
đánh lửa sẽ ngắt dòng sơ cấp. Vào thời điểm
dòng sơ cấp bị ngắt, điện thế hàng trăm vôn
được tạo ra trong cuôn sơ cấp và hàng chục
ngàn vôn được tạo ra trong cuộn thứ cấp, làm
cho bugi phóng tia lửa.
(1/2)
-11-
Tín hiệu IGT
IC đánh lửa thực hiện một cách chính xác sự
ngắt dòng sơ cấp đi vào cuộn đánh lửa, phù
hợp với tín hiệu IGT do ECU động cơ phát ra.
Sau đó, IC đánh lửa truyền một tín hiệu khẳng
định (IGF) cho ECU phù hợp với cường độ của
dòng sơ cấp.
Tín hiệu khẳng định (IGF) được phát ra khi
dòng sơ cấp đạt đến một trị số đã được ấn định
IF1. Khi dòng sơ cấp vượt quá trị số qui định
IF2 thì hệ thống sẽ xác định rằng lượng dòng
cần thiết đã chạy qua và cho phát tín hiệu IGF
để trở về điện thế ban đầu. (Dạng sóng của tín
hiệu IGF thay đổi theo từng kiểu động cơ).
Nếu ECU không nhận được tín hiệu IGF, nó sẽ
quyết định rằng đã có sai sót trong hệ thống
đánh lửa. Để ngăn ngừa sự quá nhiệt, ECU sẽ
cho ngừng phun nhiên liệu và lưu giữ sự sai sót
này trong chức năng chẩn đoán. Tuy nhiên,
ECU động cơ không thể phát hiện ra các sai
sót trong mạch thứ cấp vì nó chỉ kiểm soát
mạch sơ cấp để nhận tín hiệu IGF.
GợI ý
Trong một số kiểu động cơ, tín hiệu IGF được
xác định thông qua điện thế sơ cấp.
(2/2)
-12-
Bugi Mô tả
Điện thế cao trong cuộn thứ cấp làm phát sinh ra tia lửa giữa
điện cực trung tâm và điện cực nối đất của bugi để đốt cháy
hỗn hợp không khí-nhiên liệu đã được nén trong xy-lanh.
(1/1)
-13-
Cơ cấu đánh lửa
Sự nổ của hỗn hợp không khí-nhiên liệu do tia lửa từ bugi
được gọi chung là sự bùng cháy. Tuy nhiên, sự bùng cháy
không phải xẩy ra tức khắc, mà diễn ra như sau:
Tia lửa xuyên qua hỗn hợp không khí-nhiên liệu từ điện cực
trung tâm đến điện cực tiếp đất. Kết quả là phần hỗn hợp
không khí-nhiên liệu dọc theo tia lửa bị kích hoạt, phản ứng
hoá học (ôxy hoá) xảy ra, và sản sinh ra nhiệt để hình thành
cái gọi là “nhân ngọn lửa”.
Nhân ngọn lửa này lại kích hoạt hỗn hợp không khí-nhiên
liệu bao quanh, và phần hỗn hợp này lại kích hoạt chung
quanh nó. Cứ như thế nhiệt của nhân ngọn lửa được mở
rộng ra trong một quá trình được gọi là lan truyền ngọn lửa
để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.
Nếu nhiệt độ của các điện cực quá thấp hoặc khe hở giữa
các điện cực quá nhỏ, các điện cực sẽ hấp thụ nhiệt toả ra
từ tia lửa. Kết quả là nhân ngọn lửa bị tắt và động cơ không
nổ.
Hiện tượng này được gọi là sự dập tắt điện cực. Nếu hiệu
ứng dập tắt điện cực này lớn thì nhân ngọn lửa sẽ bị tắt.
Điện cực càng bé thì hiệu ứng dập tắt càng nhỏ. Và điện cực
càng vuông thì càng dễ phóng điện.
Một số bugi có rãnh chữ “U” trong điện cực tiếp đất, hoặc
rãnh chữ “V” trong điện cực trung tâm để tăng độ đánh lửa.
Những bugi này có hiệu ứng dập tắt thấp hơn các bugi
không có rãnh trong điện cực; chúng cho phép hình thành
những nhân ngọn lửa lớn. Ngoài ra, một số bugi còn giảm
hiệu ứng dập tắt bằng cách sử dụng những điện cực mảnh.
(1/1)
-14-
Đặc tính đánh lửa
Các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến hiệu quả đánh lửa
của bugi:
1. Hình dáng điện cực và đặc tính phóng điện
Các điện cực tròn khó phóng điện, trong khi đó các điện
cực vuông hoặc nhọn lại dễ phóng điện. Qua quá trình
sử dụng lâu dài, các điện cực bị làm tròn dần và trở nên
khó đánh lửa. Vì vậy, cần phải thay thế bugi. Các buji có
điện cực mảnh và nhọn thì phóng điện dễ hơn. Tuy
nhiên, những điện cực như thế sẽ chóng mòn và tuổi thọ
của bugi sẽ ngắn hơn. Vì thế, một số bugi có các điện
cực được hàn đắp platin hoặc iridium để chống mòn.
Chúng được gọi là các bugi có cực platin hoặc iridium.
GợI ý
Khoảng thời gian thay thế bugi:
Kiểu bugi thông thường: sau 10.000 đến 60.000 km
Kiểu có điện cực platin hoặc iridium: sau 100.000 đến
240.000 km
Khoảng thời gian thay bugi có thể thay đổi tuỳ theo kiểu
xe, đặc tính động cơ, và nước sử dụng.
2. Khe hở điện cực và điện áp yêu cầu
Khi bugi bị ăn mòn thì khe hở giữa các điện cực tăng lên,
và động cơ có thể bỏ máy.
Khi khe hở giữa cực trung tâm và cực tiếp đất tăng lên,
sự phóng tia lửa giữa các điện cực trở nên khó khăn. Do
đó, cần có một điện áp lớn hơn để phóng tia lửa. Vì vậy
cần phải định kỳ điều chỉnh khe hở điện cực hoặc thay
thế bugi.
GợI ý
ã Nếu có thể cung cấp đủ điện áp cần thiết cho dù khe
hở điện cực tăng lên thì bugi sẽ tạo ra tia lửa mạnh,
mồi lửa tốt hơn. Vì thế, trên thị trường có những bugi
có khe hở rộng đến 1,1 mm.
ã Các bugi có điện cực platin hoặc iridium không cần
điều chỉnh khe hở vì chúng không bị mòn (chỉ cần
thay thế)
(1/1)
-15-
Vùng nhiệt
Nhiệt lượng do một bugi bức xạ ra thay đổi tuỳ theo hình
dáng và vật liệu của bugi. Nhiệt lượng bức xạ đó được gọi là
vùng nhiệt.
Kiểu bugi phát xạ ra nhiều nhiệt được gọi là kiểu bugi lạnh,
bởi vì nó không bị nóng lên nhiều. Kiểu bugi phát xạ ít nhiệt
được gọi là kiểu nóng, vì nó giữ lại nhiệt.
Mã số của bugi được in trên bugi, nó mô tả cấu tạo và đặc
tính của bugi. Mà số có khác nhau đôi chút, tuỳ theo nhà
chế tạo. Thông thường, con số vùng nhiệt càng lớn thì bugi
càng lạnh vì nó phát xạ nhiệt tốt. Bugi làm việc tốt nhất khi
nhiệt độ tối thiểu của điện cực trung tâm nằm trong khoảng
nhiệt độ tự làm sạch: 450o C, và nhiệt độ tự bén lửa: 950oC.
GợI ý KHI SửA CHữA
Vùng nhiệt thích hợp của bugi thay đổi tuỳ theo kiểu xe.
Việc lắp một bugi có vùng nhiệt khác đi sẽ gây nhiễu cho
nhiệt độ tự làm sạch và nhiệt độ tự bén lửa. Để ngăn
ngừa hiện tượng này, cần sử dụng kiểu bugi đã quy định
để thay thế.
Sử dụng bugi lạnh khi động cơ chạy với tốc độ và tải
trọng thấp sẽ làm giảm nhiệt độ của điện cực và làm cho
động cơ chạy không tốt. Sử dụng bugi nóng khi động cơ
chạy với tốc độ và tải trọng cao sẽ làm cho nhiệt độ của
điện cực tăng cao, làm chảy điện cực.
(1/2)
1. Nhiệt độ tự làm sạch
Khi bugi đạt đến một nhiệt độ nhất định, nó đốt cháy hết
các muội than đọng trên khu vực đánh lửa, giữ cho khu
vực này luôn sạch. Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ tự
làm sạch. Tác dụng tự làm sạch của bugi xảy ra khi nhiệt
độ của điện cực vượt quá 450o C. Nếu các điện cực chưa
đạt đến nhiệt độ tự làm sạch này thì muội than sẽ tích luỹ
trong khu vực đánh lửa của bugi. Hiện tượng này có thể
làm cho bugi không đánh lửa được tốt.
(2/2)
2. Nhiệt độ tự bén lửa
Nếu bản thân bugi trở thành nguồn nhiệt và đốt cháy hỗn
hợp không khí-nhiên liệu mà không cần đánh lửa, thì
hiện tượng này được gọi là “nhiệt độ tự bén lửa”. Hiện
tượng tự bén lửa xảy ra khi nhiệt độ của điện cực vượt
quá 950 o C. Nếu nó xuất hiện, công suất của động cơ sẽ
giảm sút vì thời điểm đánh lửa không đúng, và các điện
cực hoặc píttông có thể bị chảy từng phần
(2/2)
-16-
Bugi có cực platin hoặc iriđi
Trên các bugi kiểu này, điện cực trung tâm và
điện cực tiếp đất được phủ một lớp mỏng platin
hoặc iriđi. Vì vậy, tuổi thọ của những bugi này
dài hơn bugi thông thường.
Vì platin và iriđi chống được ăn mòn nên điện
cực trung tâm có thể vẫn nhỏ, tạo điều kiện
đánh lửa tốt.
1. Bugi có cực platin
Trong loại bugi này, platin được hàn đắp lên
đầu điện cực trung tâm và điện cực tiếp đất.
Đường kính của điện cực trung tấm nhỏ hơn
so với bugi thông thường.
2. Bugi có cực iriđi
Trong loại buji này, iriđi (có khả năng
chống ăn mòn cao hơn platin) được hàn đắp
lên đầu điện cực trung tâm và điện cực tiếp
đất. Đường kính điện cực trung tâm nhỏ hơn
so với của bugi cực platin.
Gợi ý
Một số trong số các bugi này không được
hàn đắp platin lên điện cực nối đất.
(1/2)
-17-
Các bugi có cực platin và iriđi được thay thế sau những
quãng thời gian nhất định. Chúng không đòi hỏi phải điều
chỉnh khe hở hoặc làm sạch trong quá trình sử dụng, nếu
động cơ chạy tốt.
GợI ý
Khoảng thời gian thay thế các bugi có cực platin và iriđi:
Sau 100,000 đến 240,000 km
Khoảng thời gian thay bụgi này có thể thay đổi tuỳ theo
kiểu xe, đặc tính động cơ, và khu vực sử dụng.
CHú ý:
Để tránh làm hỏng các điện cực, không nên đánh sạch
các bugi có cực platin và iriđi. Việc làm sạch có thể làm
hỏng điện cực và hạn chế khả năng của loại bugi này.
Tuy nhiên, nếu bugi bị muội hoặc quá bẩn chúng cần
được làm sạch trong thời gian ngắn (nhiều nhất là 20
giây) trong máy làm sạch bugi.
Khe hở của những bugi này không cần điều chỉnh, mà
phải lắp mới.
Minh hoạ bên trái đây cho thấy một kiểu nhãn được gắn
trong khoang động cơ của xe, báo cho biết rằng động cơ có
sử dụng các bugi với cực platin hoặc iriđi
(2/2)
TDI (Hệ thống đánh lửa trực tiếp TOYOTA) Mô tả
Trong hệ thống TDI, bộ chia điện thông thường
không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó, TDI
cung cấp một cuộn đánh lửa cùng với một IC
đánh lửa độc lập cho mỗi xy-lanh. Vì hệ thống
này không cần sử dụng bộ chia điện hoặc dây
cao áp nên nó có thể giảm