Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm trở thành di sản Thế giới

Nghi lễ đón nhân bằng công nhận Di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm sẽ diễn ra vào ngày 7/10 tới tại Bắc Giang. Như vậy, sau Mộc bản triều Nguyễn và Bia đá Văn Miếu -Quốc Tử Giám Việt Nam, Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm là di sản thứ ba được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

pdf7 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm trở thành di sản Thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm trở thành di sản Thế giới Nghi lễ đón nhân bằng công nhận Di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm sẽ diễn ra vào ngày 7/10 tới tại Bắc Giang. Như vậy, sau Mộc bản triều Nguyễn và Bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám Việt Nam, Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm là di sản thứ ba được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Bộ Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm có tổng cộng 3.050 bản, hầu hết được khắc trong khoảng thời gian từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19. Trong đó chủ yếu là kinh, sách, các văn bản về giới luật nhà Phật và một số trước tác về thơ, phú, nhật kí của một số vị cao tăng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Với những giá trị to lớn như vậy, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được đánh giá là “bảo vật quốc gia”. Những mộc bản này đều do chính các nghệ nhân vùng Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương tổ chức khắc trong nhiều khoảng thời gian khác nhau. Vật liệu dùng làm bản khắc là gỗ thị và hầu hết được khai thác tại vườn chùa. Đây là loại gỗ thường được dùng để làm bản khắc in vì gỗ mềm, mịn, dai, dễ khắc, ít cong vênh, khó nứt vỡ. Một bản khắc mộc bản kinh Phật cổ vô giá Các mộc bản được khắc bằng chữ Hán hoặc Nôm với kĩ thuật khắc ngược, đây là một kĩ thuật rất khó và tinh vi để khi in ra giấy sẽ trở thành chữ xuôi. Mỗi mặt khắc tương ứng với 2 trang sách. Kiểu chữ rất chân phương và sắc nét. Điều đó chứng tỏ các nghệ nhân người Việt xưa không chỉ giỏi về mặt kĩ thuật mà còn là những người rất am hiểu về cách thức tổ chức văn bản, cũng như thông thạo về chữ Hán và chữ Nôm, một loại hình chữ viết cổ có cấu tạo rất phức tạp của người Việt. Kích thước các mộc bản không giống nhau tùy theo từng loại kinh sách. Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40 đến 50cm, bản nhỏ nhất chỉ khoảng 15 x 20cm. Qua quan sát, người ta thấy rằng, bề mặt các ván in được phủ một lớp màu đen bóng, đó chính là dấu vết của mực in còn sót lại trên bề mặt bản khắc sau những lần in ấn. Và cũng chính nhờ có lớp mực in này bảo vệ nên các bản khắc vẫn tồn tại bền bỉ qua thời gian mà không hề bị mối mọt, ẩm mốc phá hỏng. Ngoài những giá trị về mặt hiện vật, bộ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm còn được các nhà nghiên cứu đánh giá là có giá trị rất lớn về mặt học thuật. Dựa vào nội dung các mộc bản này, người ta có thể giải mã được rất nhiều vấn đề thuộc về quá khứ như: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học... Đặc biệt, sự xuất hiện hai loại hình chữ viết Hán và Nôm trên các mộc bản này còn là cơ sở giúp cho các nhà ngôn ngữ học và sử học lí giải được lịch sử và tiến trình phát triển chữ viết của người Việt, nhất là quá trình chuyển biến từ chữ Hán (của người Trung Quốc) sang chữ Nôm (loại chữ viết tượng hình do người Việt sáng tạo ra trên cơ sở của chữ Hán). Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển về mặt ngôn ngữ và chữ viết mà còn cho thấy tính tự tôn dân tộc của người Việt. Cho đến nay, dù đã trải qua gần ba thế kỷ, những hoa văn, chữ nổi trên ván kinh bằng gỗ thị vẫn còn rất sắc nét, không hề bị mối mọt.