Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trương vốn

1) Bản chất thị trường tiền tệ -Thị trường tiền tệ (TTTT) là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn. - Đặc trưng của TTTT là các hàng hoá có tính thanh khoản cao, mức rủi ro thấp. - Đây là thị trường quan trọng để tài trợ các nhu cầu về vốn lưu động của các DN và CP - Phân chia thành thị trường liờn ngơn hang và thị trường tiền tệ mở rộng căn cứ vào sự khác biệt về chức năng cũng như phạm vi thị trường 2) Bản chất thị trường vốn - Thị trường vốn (TTV) là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn - Các hàng hoá của TTV có rủi ro cao hơn nên lợi nhuận cao hơn - Thoả măn nhu cấu về vốn đầu tư dài hạn của DN và CP - Có thể được phân chia thành thị trường tín dụng trung, dài hạn và thị trường chứng khoán (TTCK)

docx32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5635 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trương vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề 1: Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trương vốn: I- Các vấn đề lư thuyết 1) Bản chất thị trường tiền tệ -Thị trường tiền tệ (TTTT) là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn. - Đặc trưng của TTTT là các hàng hoá có tính thanh khoản cao, mức rủi ro thấp. - Đây là thị trường quan trọng để tài trợ các nhu cầu về vốn lưu động của các DN và CP - Phân chia thành thị trường liờn ngơn hang và thị trường tiền tệ mở rộng căn cứ vào sự khác biệt về chức năng cũng như phạm vi thị trường 2) Bản chất thị trường vốn - Thị trường vốn (TTV) là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn - Các hàng hoá của TTV có rủi ro cao hơn nên lợi nhuận cao hơn - Thoả măn nhu cấu về vốn đầu tư dài hạn của DN và CP - Có thể được phân chia thành thị trường tín dụng trung, dài hạn và thị trường chứng khoán (TTCK) 3) Mối quan hệ giữa 2 thị trường TTTT và TTV có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Mọi sự thay đổi của TTTT( sự tăng giảm lăi suất, giá cả) đều ảnh hưởng đến sự biến động của TTV. Ngược lại, mọi sự thay đổi trên TTV (giá chứng khoán, thị giá cổ phiếu, trái phiếu..) cũng ảnh hưởng đểnTTTT 3.1- Tác động của TTTT lên TTCK : Việc sử dụng các giấy tờ có giá trên Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW ảnh hưởng đến tính lỏng của thị trường vốn và do đó đă ảnh hưởng đến giỏ cỏc chứng khoán Lăi suất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhà đầu tư chính là lăi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương (ở VN là ngân hàng nhà nước). Lăi suất chiết khấu là chi phí mà các ngân hàng thuơng mại phải trả cho việc vay tiền từ ngân hàng trung ương. Nói rơ ràng hơn th́ khi các ngân hàng thương mại cần tiền, họ có thể vay ở ngân hàng trung ương bằng cách mang chiết khấu các giấy tờ có giá với một lăi suất do ngân hàng trung ương công bố từ trước, gọi là lăi suất chiết khấu. Như vậy NHTW sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để tác động đến cung cầu tiền trong nền kinh tế. Khi ngân hàng trung ương tăng lăi suất chiết khấu khiến cho việc vay tiền của ngân hàng thương mại từ ngân hàng trung ương trở nên đắt hơn. Khi ngân hàng trung ương công bố tăng lăi suất chiết khấu, thường sẽ kèm theo là các chứng khoán chính phủ mới được phát hành thí dụ như trái phiếu chính phủ. Đây được xem là cơ hội đầu tư an toàn nhất. Nói cách khác, lúc này tỷ suất sinh lợi phi rủi ro sẽ tăng và do đó đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các cơ hội đầu tư tương tự trở nên hấp dẫn hơn. Sự thay đổi các mức lăi suất do NHTW ấn định kéo đến sự thay đổi lăi suất trên thị trường liờn ngơn hang, kết quả là lái suất tiền gửi và tiền vay mà ngân hàng áp dụng cho khách hàng thay đổi, khi đó ngưới gửi tiền sẽ cân nhắc giũa việc gửi tiền vào Ngân hàng hay đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu, cổ phiếu. Do đó sự thay đổi các mức lăi suất kéo theo sự thay đổi của giá chứng khoán. Cụ thể: + Lăi suất chiết khấu tăng -> Giá cổ phiếu sẽ giảm → Nhà đầu tư chỉ thâm nhập thị trường chứng khoán khi giá cổ phiếu thấp hơn trước khi tăng lăi suất → Index giảm. + Lăi suất chiết khấu tăng → Lăi suất tiền vay tăng → Doanh nghiệp hạn chế quy mô sản xuất do ngại trả lăi tiền vay → Kết quả kinh doanh đạt được ít khả quan hơn do doanh thu giảm → Tác động không tốt đến tâm lư Nhà đầu tư → Index giảm. + Lăi suất chiết khấu tăng → Lăi suất trái phiếu chính phủ tăng, lăi suất tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng do cạnh canh với lăi suất trái phiếu → Lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức sẽ dịch chuyển nhiều về Ngân hàng và Kho bạc → Lượng tiền bỏ vào thị trường chứng khoán giảm → Index giảm. + Lăi suất chiết khấu tăng → Lăi suất tiền vay tăng → Lượng tiền vay Ngân hàng để đầu tư vào thị trường chứng khoán sẽ giảm đi đáng kể → Index giảm. - Hiệu ứng thông tin từ TTTT ảnh hưởng đến TTCK: + Bất kỳ sự biến động thông tin nào trên thị trường tiền tệ đều gây ảnh hưởng đến thị trường vốn, Chúng ta có thể thấy điều này qua việc FeD ( cuc dự trữ liên bang My) thông báo sẽ bơm tiền vào lưu thông, lập tức chỉ sổ chứng khoán của thị trường Mỹ tăng lên. Nguyên nhân do GDP của Mỹ chiếm 28%GDP của toàn thế giới nên bất kỳ động thái nào của FeD đế dẫn độn phản ứng tức th́ của các thị trường liên quan. Điều này cho thấy hiệu ứng thông tin từ thị trường tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giỏ trờn TTCK, thông qua đó tác động lên TTV 3.2- Tỏc đụng của TTCK lên TTTT: - Gớa chứng khoán tác động ngược lại các mức lăi suất : Khi giá chứng khoán tăng làm tăng cầu chứng khoán và giảm cầu tiền tệ, các mức lăi suất sẽ bị tác động. Trong xu hướng con người thích đầu tư vào chứng khoán hơn là gửi tiền vào ngân hàng hoăc xảy ra hiện tượng rút ti ền ồ ạt từ ngân hàng vào thị trường chứng khoán, buộc các ngân hàng phải tăng lăi suất huy đông, giảm lăi suất cho vay để cạnh tranh thu hút người gửi tiền - Sự phát triển của chứng khoán tác động đến nghiệp vụ thị trường mở của NHTW, quy mô vốn trên thị trường tiền tệ: Với sự phát triển của TTCK là tăng cầu về chứng khoán làm cầu tiền giảm, người dân không có nhu cầu mua các giấy tờ có giá trên thị trường mở mà thay vào đó là muốn đổi những giấy tờ có giá sang chứng khoán. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc NHNN bỏn trỏi fiếu trên thị trường mở làm cho giá trái phiếu giảm, dẫn đến lăi suất tăng. Điều này làm cho quy mô vốn trên thị trường tiền tệ bị giảm khi khả năng cho vay của ngân hàng giảm sút - Rủi ro mà TTTT gánh chịu từ biến động của TTCK: Đối với những thị trường tài chính phát triển, giữa thị trường chứng khoàn và thị trường tiền tệ như hai b́nh thông nhau, thể hiện ở chỗ, giá chứng khoán tăng th́ lăi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm, và giá chứng khoán giảm th́ lăi suất sẽ tăng. Bên cạnh đó, rủi ro thị trường là rất lớn, việc rút tiền hàng loạt xẩy ra ở hai ngân hàng thương mại cổ phần thời gian qua, cũng như sự biến động đột ngột của tỷ giá trên thị trường tư do trong những ngày gần đây do thông tin thất thiệt và sự lên xuống chóng mặt cuả chỉ số chứng khoán cũng phản ánh sự non yếu của thị trường tiền tệ. Điều này làm cho dự trữ của các ngân hàng đột ngột giảm, t́nh trạng thiếu vốn xảy ra , làm giảm khả năng ứng phó với các t́nh huống xấu khi t́nh trạng không đủ vốn để hoạt động. Đây là rủi ro lớn nhất mà TTTT gánh chịu khi có biến động trên TTCK II- Thực trạng Việt Nam: - Việt Nam hiện nay, giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán chưa có sự gắn kết, chưa thực sự là hai b́nh thông nhau. Sự tăng giảm của giá chứng khoán trong thời gian qua dường như chỉ bị tác động của yếu tố cung cầu về chứng khoán mà chưa bị tác động bới sự thay đổi laĩ suất trên thị trường tiền tệ. Điều đó, thể hiện rơ nét nhất là trong 4 tháng đầu năm 2006, chỉ số chứng khoán Vn-Index tăng vọt, và trong tháng 5/2006 lại có xu hướng giảm, điều đó không phải chịu tác động hiệu ứng bởi lăi suất thị trường tiền tệ (xem biểu đồ sau). Nguyên nhân là do qui mô thị trường chứng khoán c̣n nhỏ, hàng hoỏ ớt, biến động giá chứng khoán là thất thường, đồng thời mức độ phát triển của thị trường tiền tệ cũng c̣n rất hạn chế nên khó có sự gắn kết. - Thị trường chứng khoán phát triển, trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hàng đầu, thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Điều này là nguyên nhân khiến tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng của dân cư bị giảm và chảy mạnh qua chứng khoán. Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, trong 3 tháng đầu năm, điểm đáng chú ư nhất trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay của nền kinh tế là tiền gửi VND của dân cư tăng rất thấp, chỉ tăng 6,6% so với mức tăng 13,2% của cùng kỳ năm ngoái. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nguyên nhân của t́nh trạng này do thời gian qua nhiều DN đă phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng vốn và rất nhiều người dân đó dựng tiền đầu tư vào chứng khoán thay v́ gửi vào ngân hàng. Cổ phiếu: Khi một công ty cổ phần tự huy động vốn thì số vốn cần huy động đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Các cổ đông sở hữu cổ phiếu có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như: Được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh; Được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty; Và phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình. 2. Trái phiếu: Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Khi mua trái phiếu, bạn trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành – còn gọi là bên vay (có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc các công ty). Với tư cách là người sở hữu trái phiếu – hay còn gọi là trái chủ, bạn sẽ được ưu tiên thanh toán tài sản thanh lý khi công ty bị phá sản trước các cổ đông. Tuy nhiên, bạn không được tham gia vào những quyết định của tổ chức phát hành, và cũng không được ''chia gì'' thêm ngoài những khoản tổ chức phát hành đã cam kết Cổ phiếu thường được gọi là chứng khoán vốn, trong khi trái phiếu được gọi là chứng khoán nợ. Một nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó có quyền làm chủ một phần của doanh nghiệp đó, tương đương với trị giá cổ phiếu mình có. Ngược lại, khi một nhà đầu tư nắm giữ một số trái phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó là chủ nợ của doanh nghiệp với trị giá trái phiếu người ấy đang nắm giữ. Giữa trái phiếu và cổ phiếu có một gạch nối liên kết, đó là trường hợp trái phiếu chuyển đổi được. Khi bắt đầu, nhà đầu tư mua trái phiếu, tức là cho doanh nghiệp vay một số tiền bằng trị giá mua trái phiếu (tất nhiên phải tính trừ phí hoa hồng môi giới...), nhưng nhà đầu tư vẫn kỳ vọng rằng đây là doanh nghiệp sẽ có lãi và có tương lai phát triển với mức thu nhập cao, nhà đầu tư đưa ra điều kiện là từng phần hoặc toàn phần trị giá trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu. Khi đó từ vai trò chủ nợ, nhà đầu tư trở thành một trong các sở hữu chủ của doanh nghiệp và chuyển chứng khoán nợ thành chứng khoán vốn. Cổ phiếu khác trái phiếu như thế nào? - Xin được giải thích như sau: Cổ phiếu thường được gọi là chứng khoán vốn, trong khi trái phiếu được gọi là chứng khoán nợ. Một nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó có quyền làm chủ một phần của doanh nghiệp đó, tương đương với trị giá cổ phiếu mình có. Ngược lại, khi một nhà đầu tư nắm giữ một số trái phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó là chủ nợ của doanh nghiệp với trị giá trái phiếu người ấy đang nắm giữ. Giữa trái phiếu và cổ phiếu có một gạch nối liên kết, đó là trường hợp trái phiếu chuyển đổi được. Khi bắt đầu, nhà đầu tư mua trái phiếu, tức là cho doanh nghiệp vay một số tiền bằng trị giá mua trái phiếu (tất nhiên phải tính trừ phí hoa hồng môi giới...), nhưng nhà đầu tư vẫn kỳ vọng rằng đây là doanh nghiệp sẽ có lãi và có tương lai phát triển với mức thu nhập cao, nhà đầu tư đưa ra điều kiện là từng phần hoặc toàn phần trị giá trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu. Khi đó từ vai trò chủ nợ, nhà đầu tư trở thành một trong các sở hữu chủ của doanh nghiệp và chuyển chứng khoán nợ thành chứng khoán vốn. Đề tài: Phân biệt thị trường tiền tệ và thị trường vốn. thực trạng 2 thị trường tại Việt Nam và giải pháp phát triển. I/Phân biệt thị trường tiền tệ và thị trường vốn: 1: khái niệm: Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai dạng của thị trường tài chính được phân chia căn cứ vào thời hạn của các công cụ tài chính. * Thị trường tiền tệ(TTTT) là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn. theo thông lệ, một công cụ tài chính có thời hạn thanh toán dưới 1 năm là công cụ của TTTT.(lâu nhất là 12 tháng và ngắn nhất là 1 đêm hay 24 giờ) Gồm: TTTT liên ngân hàng(diễn ra hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng) và thị trường tiền tệ mở rộng * Thị trường vốn (TTV) là nơi trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. một công cụ tài chính có thời hạn thanh toán trên 1 năm được coi là công cụ của TTV. Gồm: thị trường tín dụng trung, dài hạn (vốn được chuyển giao qua các trung gian tài chính) và thị trường chứng khoán (diễn ra hoạt động trao đổi mua bán các chứng khoán có thời hạn trên 1 năm thể hiện dưới hình thức trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ chứng khoán phái sinh. Gồm có 3 hình thức tổ chức: sở giao dịch chứng khoán, thị trường tự do và thị trường OTC) 2: chức năng: * TTTT: nhìn từ góc độ người đi vay, là nhằm bù đắp chênh lệch giữa cung và cầu vốn khả dụng. Tài trợ các nhu cầu về vốn lưu động của các doanh nghiệp và chính phủ (phục vụ cho tái sản xuất giản đơn là chủ yếu).==>trọng tâm là cung cấp phương tiện giúp cá nhân và doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh tình hình thanh khoản thực của họ theo số lượng tiền mong muốn. * TTV: nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và chính phủ (phục vụ cho tái sản xuất mở rộng là chủ yếu) ==>trọng tâm cho mục đích tiết kiệm và đầu tư. 3: đặc điểm của các công cụ tài chính: * TTTT: do thời hạn ngắn nên những biến động về giá của các công cụ tài chính do ảnh hưởng của sự biến động lãi suất thị trường là không đáng kể, các công cụ của TTTT thường được phát hành theo dạng được chuẩn mực hóa cao và thị trường thứ cấp của chúng rất phát triển, hơn nữa thông thường các công cụ này được đảm bảo bằng tài sản hoặc các dạng đảm bảo khác của người đi vay èchúng là những công cụ đầu tư có tính thanh khoản cao và ít rủi ro èlợi nhuận đem lại thấp hơn. * TTV: ngược lại với TTTT, trong TTV vì thời hạn dài nên những biến động về giá của các CCTC do ảnh hưởng của sự biến động lãi suất thị trường là đáng kể, thị trường thứ cấp của chúng không phát triển èchúng là những công cụ đầu tư có tính thanh khoản rất thấp, có mức rủi ro cao èlợi nhuận đem lại cao hơn. II. Thực trạng thị trường tiền tệ và thị trường vốn 1. Thị trường tiền tệ 1.1 Các bộ phận cấu thành thị trường Mặc dù đến nay quy mô của thị trường tiền tệ Việt Nam còn rất khiêm tốn, nhưng các bộ phận cấu thành của thị trường đã hình thành ở một mức độ nhất định. Đó chính là thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc, các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN như nghiệp vụ cho vay của NHNN dưới các hình thức cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ …Thành viên tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trên thị trường cũng như doanh số hoạt động của các nghiệp vụ thị trường tiền tệ đều được từng bước mở rộng; hoạt động của thị trường đã từng bước được hiện đại hoá, đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Trước hết, cần phải kể đến thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, nơi thực hiện việc điều tiết ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ giữa các ngân hàng. Thị trường nội tệ liên ngân hàng: được hình thành từ 1993 dưới hình thức ban đầu là 1 thị trường tập trung, có tổ chức qua NHNN. Đến 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thông qua NHNN. Cho đến nay, doanh số hoạt động trên thị trường đã tăng đáng kể, phương thức giao dịch của thị trường ngày càng đổi mới, hầu hết các giao dịch đều thực hiện qua mạng. Về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: hình thành năm 1994 đến nay, thông qua thị trường, NHNN đã theo dõi được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, nắm bắt diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò người mua bán cuối cùng. NHNN thực hiện can thiệp thị trường khi cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ: điều hành linh hoạt tỷ giá, hỗ trợ cho các ngân hàng cân đối ngoại tệ và đặc biệt là góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước. Về thị trường tín phiếu kho bạc: từ năm 1995, việc đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã mở ra một kênh huy động vốn với chi phí thấp cho Ngân sách Nhà nước và đã trở thành nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho các giao dịch nghiệp vụ tiền tệ giữa NHNN với các ngân hàng thương mại (NHTM) nhất là nghiệp vụ thị trường mở để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc đến nay đã đa dạng hơn trước, gồm 364 ngày, 273 ngày và 182 ngày. Bên cạnh các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã từng bước trở thành thành viên tham gia thị trường. Về các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN: Từ tháng 7/2000, NHNN chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở, đã đánh dấu một bước đổi mới mạnh mẽ trong việc điều tiết tiền tệ gián tiếp theo các nguyên tắc thị trường. Tổng doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở theo cả 2 chiều mua và bán tăng mạnh qua các năm; kỳ hạn giao dịch cũng được đa dạng hóa từ 7-182 ngày; khối lượng giao dịch qua từng phiên, định kỳ giao dịch cũng ngày càng tăng thêm. Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở giúp tăng cường khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và các điều kiện trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN cũng được từng bước đổi mới, hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ gián tiếp của NHNN. Đến nay tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá. Thủ tục, quy trình xử lý đề nghị vay tái cấp vốn từng bước được tinh giản, tạo thuận lợi cho các ngân hàng. Cơ chế tái cấp vốn được áp dụng bình đẳng cho tất cả các ngân hàng, không phân biệt loại hình sở hữu. Đặc biệt từ năm 2003, thực hiện Luật sửa đổi một số Điều Luật Ngân hàng Nhà nước, NHNN đã cho phép cả các giấy tờ có giá dài hạn như các loại trái phiếu Chính phủ được sử dụng trong các giao dịch giữa NHNN và các ngân hàng. Điều này làm tăng đáng kể khối lượng giấy tờ có giá được giao dịch với NHNN, mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các kênh hỗ trợ vốn của NHNN, tạo điều kiện nâng cao khả năng điều tiết của NHNN đối với thị trường tiền tệ. Đến nay, bên cạnh các NHTM Nhà nước, khá nhiều NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tiếp cận các kênh hỗ trợ vốn nêu trên của NHNN. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ngày càng được điều hành linh hoạt, phù hợp với mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Từ năm 2003, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được điều chỉnh dần để hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu để trở thành lãi suất sàn, NHNN đã thực hiện phân bổ hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng. Qua đó, nghiệp vụ chiết khấu được điều hành như một kênh hỗ trợ vốn thường xuyên với giá rẻ từ NHNN. Trong khi đó, nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá áp dụng lãi suất tái cấp vốn là mức lãi suất trần để NHNN từng bước thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng trên thị trường. Ngoài các kênh hỗ trợ vốn ngắn hạn của NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn, NHNN còn thực hiện cho vay thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Từ 7/2001, NHNN bắt đầu thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn tạm thời về vốn khả dụng VND và nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ. Thực tế công cụ này đã phát huy tác dụng trong những thời điểm các NHTM thực sự khan hiếm về vốn khả dụng VND, nhất là đối với các ngân hàng nước ngoài có ngoại tệ dư thừa nhưng lại khó khăn về vốn VND và không sở hữu giấy tờ có gía ngắn hạn nên không có điều kiện tiếp cận các kênh hỗ trợ vốn khác của Ngân hàng Nhà nước. Thị trường tiền tệ Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Cho đến nay, mặc dù thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thực sự phát triển, nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt
Tài liệu liên quan