Môi trường bên ngoài tổchức bao gồm tất cảcác yếu tốtồn tại bên ngoài ranh giới của tổchức có ảnh hưởng tiềm tàng đến hoạt động của tổchức. Các yếu tốnày gồm các nhà cạnh tranh, các nguồn lực, công nghệvà các điều kiện kinh tế. ảnh hưởng đến tổchức. Nó không bao gồm các sựkiện mà mức độ ảnh hưởng đến tổchức là quá xa hoặc tác động của chúng là không nhận thức được. Môi trường bên ngoài của tổchức được phân thành hai lớp: môi trường chung (còn gọi là môi trường vĩmô) và môi trường tác nghiệp (môi trường vi mô) và được minh hoạ ở hình III-1
14 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi trường của tổ chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III- Môi trường của tổ chức
- 63 -
CHƯƠNG III:
MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC
I. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG
Môi trường bên ngoài tổ chức bao gồm tất cả các yếu tố tồn tại bên ngoài ranh giới của
tổ chức có ảnh hưởng tiềm tàng đến hoạt động của tổ chức. Các yếu tố này gồm các nhà cạnh
tranh, các nguồn lực, công nghệ và các điều kiện kinh tế... ảnh hưởng đến tổ chức. Nó không
bao gồm các sự kiện mà mức độ ảnh hưởng đến tổ chức là quá xa hoặc tác động của chúng là
không nhận thức được. Môi trường bên ngoài của tổ chức được phân thành hai lớp: môi
trường chung (còn gọi là môi trường vĩ mô) và môi trường tác nghiệp (môi trường vi mô) và
được minh hoạ ở hình III-1).
Môi trường chung là các yếu tố có ảnh hưởng rộng và không trực tiếp đến tổ chức.
Chúng bao gồm các yếu tố xã hội, nhân khẩu, kinh tế... ảnh hưởng một cách khách quan lên
mọi tổ chức. Sự gia tăng của tỷ lệ lạm phát hay phần trăm tỷ lệ thất nghiệp là những ví dụ về
môi trường chung. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng những tác động của chúng đến
hoạt động của tổ chức là hiển nhiên. Môi trường tác nghiệp gần với tổ chức hơn và bao gồm
những nhân tố có quan hệ đến các hoạt động hàng ngày của tổ chức và chúng ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả hoạt động của tổ chức. Một cách tổng quát, chúng bao gồm các yếu tố như
những người cạnh tranh, các nhà cung cấp và khách hàng.
Hình III-1: Các yếu tố môi trường của tổ chức1
1 Richard L. Daft, Management, 7th ed, Copyright ©2005 by Thomson South-Western, p.75
Môi trường chung
Công nghệ
Quốc tế Văn hoá xã
hội
Chính trị/luật
pháp
Kinh tế
Môi trường
tác nghiệp
Khách hàng Đối thủ cạnh tranh T
hị
tr
ườ
ng
la
o
độ
ng
Nhà cung cấp
Nhân viên Văn hoá
Quản trị
Môi trường
bên trong
Quản trị học
- 64 -
1. Tính không chắc chắn của môi trường.
Tổ chức phải xem xét và đáp ứng với những thay đổi của môi trường (sự không chắc
chắn) một cách hiệu quả. Không chắc chắn nghĩa là nhà quản trị không có đủ thông tin về
những nhân tố môi trường để hiểu và dự báo những thay đổi hoặc nhu cầu từ môi trường.
Khi các nhân tố bên ngoài thay đổi một cách nhanh chóng, tổ chức sẽ đương đầu với sự không
chắc chắn cao, ví dụ đối với các công ty truyền thông và các hãng hàng không, máy tính và
điện tử và các tổ chức thương mại điện tử bán sản phẩm và dịch vụ qua Internet. Khi tổ chức
đối phó với chỉ một vài yếu tố bên ngoài và những nhân tố này tương đối ổn định, chẳng hạn
như các công ty đóng chai hoặc xử lý thực phẩm, nhà quản trị gặp phải sự không chắc chắn
thấp và có thể ít quan tâm đến những vấn đề bên ngoài.
2. Thích ứng với môi trường
Nếu tổ chức gặp sự không chắc chắn cao với việc cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng
hoặc các quy định của nhà nước, nhà quản trị có thể sử dụng một vài chiến lược để thích ứng
với những thay đổi này, bao gồm các vai trò mở rộng phạm vi, sự cộng tác giữa các tổ chức,
liên kết hoặc liên doanh,…
II. MÔI TRƯÒNG VĨ MÔ
1. Môi trường quốc tế.
Khía cạnh quốc tế của môi trường bên ngoài đề cập đến những sự kiện xuất phát từ
nước ngoài cũng như cơ hội đối với các doanh nghiệp trong nước đến từ các quốc gia khác.
Nghiên cứu sự thay đổi trong môi trường quốc tế giúp tổ chức phát hiện các đối thủ cạnh
tranh, khách hàng, và các nhà cung cấp mới cũng như các khuynh hướng về xã hội, công nghệ
và kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
Ngày nay mọi công ty đều bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh trên cơ sở toàn cầu. Dixon
Ticonderoga Co.1, một công ty sản xuất bút chì của Mỹ gặp khó khăn do áp lực cạnh tranh từ
nước ngoài, đặc biệt từ các công ty sản xuất bút chì chi phí thấp ở Trung Quốc. Ngày nay
khoảng 50% bút chì bán ở Mỹ đến từ các quốc gia khác, so với 16% ở thập kỷ trước. Các xe
hơi chất lượng cao, giá thấp từ Nhật và Hàn Quốc đã thay đổi đáng kể ngành công nghệ xe
hơi của Mỹ. Với sự phát triển của Internet như một môi trường kinh doanh mới thì thậm chí
những công ty nhỏ nhất cũng có thể nhằm vào thị trường thế giới. Khi hoạt động ở phạm vi
toàn cầu, nhà quản trị phải xem xét các nhân tố luật pháp, chính trị, văn hóa xã hội và kinh tế
không chỉ ở nước sở tại mà còn ở các nước khác. Tiến trình hội nhập từng bước với nền kinh
tế thế giới của Việt Nam sẽ tạo nên những cơ hội và thách thức rất lớn đối với các doanh
nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược, cơ cấu hay cắt giảm giá thành để
duy trì cạnh tranh trong nền kinh tế mang tính toàn cầu.
2. Môi trường công nghệ.
Chúng ta đã biết công nghệ là một quá trình chuyển hóa làm biến đổi đầu vào của tổ
chức thành đầu ra. Vì vậy, công nghệ là những tri thức, công cụ, kỹ thuật và hoạt động được
sử dụng để chuyển đổi những ý tưởng, thông tin và nguyên liệu thành hành hóa và dịch vụ
cuối cùng. Công nghệ có thể chỉ đơn giản như cách pha một tách cà phê trong nhà hàng hay
phức tạp như việc chế tạo chiếc tàu Vũ trụ PathFinder trên Sao Hỏa.
Khía cạnh công nghệ của việc nghiên cứu môi trường bao gồm những thành tựu về khoa
học và công nghệ trong ngành cụ thể cũng như ở phạm vi xã hội rộng hơn. Sự thay đổi nhanh
chóng của công nghệ đóng vai trò quan trọng trong môi trường tổ chức, đặt nền tảng cho hiện
1
Chương III- Môi trường của tổ chức
- 65 -
tại và tạo ra sự bứt phá trong tương lai. Công nghệ mới là điều kiện cơ bản tạo nên sự phát
triển cho tổ chức, đặc biệt là các ngành công nghiệp kỹ thuật cao đồng thời tạo cơ hội cho tổ
chức xem xét lại mục đích và phương thức hoạt động của mình. .
a Vai trò cuả công nghệ đối với chiến lược kinh doanh của tổ chức:
Trong những năm 70, cứ 2 đồng hồ được bán ra thì có 1 cái mang nhãn hiệu Timex.
Đến những năm 90, thị phần của công ty này đã sụt giảm 5% và hiện nay các nhãn hiệu đồng
hồ như Seiko, Citizen, Pulsar, Accutron và Swatch đang chiếm ưu thế trên thị trường. Tại sao
lại xảy ra tình trạng này. Nguyên nhân là do Timex đã không nắm bắt xu thế phát triển của
công nghệ là cần chuyển hướng từ cơ khí hóa sang điện tử. Timex vẫn tiếp tục sản xuất đồng
hồ dựa trên công nghệ cũ kỹ do đó không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Những tiến
bộ trong ngành hóa tinh thể và sản xuất diot bán dẫn đã khiến cho công nghệ mà Timex sử
dụng trở nên lạc hậu hơn bao giờ hết. Đồng hồ điện tử tràn ngập khắp mọi nơi và giá của một
chiếc đồng hồ giảm đến mức giờ đây ai cũng có thể sắm cho mình một chiếc. Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến việc Timex mất dần đi thị trường của mình. Tương tự như vậy, trong
ngành sản xuất ô tô hiện nay, động cơ được chế tạo từ các nguồn vật liệu mới như gốm
(ceramic) và sự thay đổi của hệ thống năng lượng hứa hẹn khả năng hoạt động hiệu quả và
công suất cao hơn của động cơ đốt trong.
b Vai trò của khoa học công nghệ đối với quá trình sản xuất
Tiến bộ của công nghệ tạo ra sự thuận lợi trong quá trình thiết kế, tiết kiệm thời gian
trong quá trình sản xuất và đưa sản phẩm mới ra thị trường.
Cách sử dụng máy vi tính và phân tích thống kê trong sản xuất cũng làm gia tăng chất
lượng sản phẩm. Khi máy móc và quá trình xử lý được hợp nhất với nhau thông qua phương
pháp cơ sở dữ liệu và sử dụng lịch trình chung sẽ giúp đơn giản hóa những thủ tục và hạn chế
những sai sót thường thấy của con người. Có lẽ sự đóng góp lớn nhất của khoa học công nghệ
chính là sự tác động của nó đến quá trình tiêu dùng của con người bởi vì máy vi tính có khả
năng sản xuất hàng loạt bằng cách sử dụng các mẫu thiết kế và thiết bị sản xuất giống nhau
nhưng vẫn đảm bảo tính khác biệt trong nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn, Levi Strauss đã
thành công khi sử dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ thiết kế giúp tạo ra những bộ trang phục da
và Jean thời trang. Phần mềm thiết kế này giúp Levi Strauss có thể đo lường những đường
cong của cơ thể và tùy theo chiều cao, cân nặng và yêu cầu đặc biệt của khách hàng để tạo ra
những bộ trang phục vừa vặn nhất trong thời gian ngắn nhất. Do khả năng cập nhật và phân
tích những khuynh hướng thời trang về màu sắc, kiểu dáng… , hệ thống phần mềm sẽ hỗ trợ
cho quá trình may vá và hoàn tất sản phẩm một cách linh hoạt. Hiện nay hầu hết các cửa hàng
của Levi Strauss thường xuyên cập nhật từ 80 - 100 mẫu thiết kế mới và trong tương lai gần,
ban quản trị của tập đoàn hy vọng bản danh sách này sẽ kéo dài thêm khoảng từ 400 - 500
mẫu khác nhau.
c Vai trò của công nghệ trong quá trình phân phối sản phẩm
Vào cuối thập niên 90, có lẽ sự thay đổi to lớn nhất trong quá trình phân phối là sự hiện
diện của mạng Internet toàn cầu cung cấp những đơn đặt hàng, phân phối và bán sản phẩm
ngay trên mạng. Khi Jeff Bezos sáng lập ra Amazon.com thì lập tức Internet đã trở thành mối
đe dọa đối với những nhà bán lẻ truyền thống như Barner và Noble & Borders. Mua sắm trên
Internet đang dần dần thay thế cho cách mua sắm truyền thống ở các cửa hàng bán lẻ.
Sự phát triển của xa lộ thông tin tiêu biểu cho những thay đổi tột bậc trong công nghệ của
tất cả các công ty, tập đoàn. Công nghệ sản xuất động cơ dựa vào máy vi tính tạo nên một nền
sản xuất mới. Siêu xa lộ thông tin có khả năng thay đổi cách thức giao tiếp cơ bản của con
người tại gia đình và công sở. Hãy xem xét hệ thống quản lý hàng hoá quốc tế của Seal và các
hãng vận chuyển hàng hoá. Hệ thống này giúp các chủ tàu có thể kiểm soát lượng hàng hoá, địa
điểm giao nhận và các điều kiện liên quan. Khi hàng hoá còn ở trên dất liền, hệ thống này sẽ gởi
Quản trị học
- 66 -
đi các thông báo đến chủ tàu. Sau khi hàng hoá lên tàu, sóng radio và điện thoại hay vệ tinh liên
lạc sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiểm soát. Không chỉ là một công cụ thông minh, hệ thống
này còn giúp tiết kiệm chi phí do các khoản chi phí phát sinh từ việc mất cắp hàng hoá chiếm tỷ
lệ lớn trong tổng chi phí của chủ tàu.
3. Văn hóa xã hội.
Yếu tố văn hóa xã hội của môi trường vĩ mô đại diện cho các đặc điểm nhân khẩu học
cũng như các quy tắc, phong tục, và các giá trị văn hoá của cộng đồng dân cư. Các đặc điểm
nhân khẩu quan trọng là sự phân bố địa lý và mật độ dân số, độ tuổi và mức độ học vấn. Dữ
liệu nhân khẩu học hôm nay chính là nền tảng cho cho việc mô tả lực lượng lao động và
khách hàng ngày mai. Một khuynh hướng cần lưu ý khi nghiên cứu các yếu tố văn hoá xã hội
là xu hướng toàn cầu hóa của cả thị trường tiêu dùng và nguồn cung lao động với mức độ đa
dạng ngày càng tăng.
a Yếu tố nhân khẩu
Nhân khẩu học là những đặc điểm tiêu biểu cho một nhóm người lao động, một tổ chức,
một thị trường cụ thể hay những người trong độ tuổi khác nhau (chẳng hạn từ 18-22). Các đặc
điểm nhân khẩu và xu hướng thay đổi của chúng đóng vai trò quan trọng trong công tác
marketing, quảng cáo và quản trị nguồn lực con người. Chúng ta hãy xem xét một vài xu hướng
thay đổi về nhân khẩu và những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến hoạt động của tổ chức.
Nhìn chung, những người lao động luôn mong đợi được cống hiến cho tổ chức. Đó là
những người lao động có trình độ, họ mong muốn được nhận biết và gặp gỡ lẫn nhau. Họ
không muốn chấp nhận số phận và hy vọng những quyết định của tổ chức sẽ làm thay đổi
cuộc đời mình, mong đợi điều kiện sống và làm việc trở nên linh hoạt hơn cũng như các
khoản lương bổng nhằm công nhận thành tích đóng góp của cá nhân. Họ cũng mong muốn
một môi trường làm việc công bằng, cởi mở, năng động và có trách nhiệm, nơi đó không chỉ
giúp họ làm việc mà còn để cống hiến. Rất nhiều nhân viên hiện nay mong đợi được học hỏi
kinh nghiệm và cơ hội đương đầu với thử thách. Cần hiểu rằng con người sẽ không sẵn lòng
hy sinh cuộc sống cá nhân và gia đình đơn giản chỉ vì sự thành công trong công việc.
b Yếu tố văn hoá
Có rất nhiều tác nhân văn hóa khác nhau tồn tại trong xã hội và xung quanh tổ chức mà
chúng không phải lúc nào cũng hiện hữu như các yếu tố khác của môi trường. Trên phương
diện quản trị có thể coi văn hóa là những đặc trưng chung về ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật,
hệ thống quan niệm sống, thái độ đối với tự nhiên, môi trường, di sản văn hóa cũng như các
giá trị vật chất và tinh thần nhằm phân biệt giữa thành viên của một cộng đồng này với những
cộng đồng khác. Giá trị văn hoá chứa đựng những niềm tin cơ bản về một trạng thái được coi
là quan trọng đáng kể và có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân, có tính tương đối bền vững theo thời
gian. Chẳng hạn, những giá trị của một cộng đồng như lòng yêu quý và bảo vệ thiên nhiên,
những điều nên làm và không nên làm, những đức tính cần trau dồi hay các quy tắc ứng xử
giữa con người với nhau, hoặc các phong tục, tập quán… Các giá trị văn hóa không được
chuyển hóa lần nhau một cách chung chung.
Bằng cách chẩn đoán những giá trị của văn hóa, các nhà quản trị và nhân viên có thể
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tiên đoán những mong đợi từ phía bên kia, từ đó có thể
tránh những xung đột về văn hóa. Nếu không, chúng sẽ gây ra những hiểu lầm đáng tiếc hay
thậm chí là một sự xúc phạm ghê gớm (chẳng hạn như hành động chỉ vào đế giày của người Ả
rập là một sự xúc phạm) hoặc bỏ qua những tập quán rất đáng trân trọng của một dân tộc (như
việc không cho phép một nhân viên tham dự vào một buổi lễ quan trọng tại Indonesia). Việc
xác định một khung giá trị chuẩn có liên quan đến công việc đã được sử dụng trong một loạt
các cuộc nghiên cứu về sự khác biệt trong văn hóa của các nhân viên. Geert Hofstede, giám
đốc của Viện Nghiên Cứu Hợp Tác Văn Hóa Quốc Tế đã phát triển một chương trình nghiên
Chương III- Môi trường của tổ chức
- 67 -
cứu về văn hóa trên hàng ngàn nhân viên của tập đoàn IBM ở 50 quốc gia. Họ được xem xét
và đánh giá trên 5 yếu tố : sự phân biệt đẳng cấp, sự né tránh những điều không chắc chắn,
chủ nghĩa cá nhân (trong sự đối lập với chủ nghĩa tập thể), quyền lực nam giới (đối lập với nữ
quyền) và học thuyết Khổng Phu Tử.
Hofstede thực hiện đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố trên tại các quốc gia được
xếp theo thứ tự từ 1 – 50 (tương ứng với 50 quốc gia khảo sát) (1: quan trọng nhất & 50: hầu
như không quan trọng)1
a Sự phân biệt đẳng cấp:
Là sự đo lường mức độ ảnh hưởng và kiểm soát không đồng nhất giữa các thành viên
trong tổ chức thuộc một nền văn hóa cụ thể. Tại các quốc gia như Mexico, Pháp, Malaysia và
Philippines, tư cách thành viên trong một tầng lớp hay được xếp theo một đẳng cấp là vấn đề
cốt yếu cho cơ hội phát triển của mỗi cá nhân. Ngược lại, tại Mỹ, Canada, Thụy Điển và Áo,
mỗi cá nhân đều có thể đạt được uy tín, sự giàu có và địa vị xã hội bất kể hoàn cảnh xuất thân
của họ như thế nào.
b Sự tránh né những điều không chắc chắn (sự đa nghi/bi quan):
Là sự đo lường mức độ mà mỗi thành viên trong xã hội tránh né những điều nguy hiểm
và một sự không chắc chắn trong tương lai. Các cá nhân trong nền văn hóa có khuynh hướng
đánh giá thấp yếu tố này nhìn chung rất lạc quan và không cố gắng nhiều để tránh né những
tình huống đáng nghi ngờ. Ở các quốc gia theo khuynh hướng ngược lại, các cá nhân thường
dự đoán cho tương lai bằng cách thiết lập các thủ tục và quy tắc khuyến khích tính an toàn về
nghề nghiệp. Các tổ chức như thế này đánh giá cao tính ổn định trong công việc (an toàn nghề
nghiệp), đặt ra nhiều quy định luật lệ để quản lý hành vi nhân viên và không khoan dung cho
các ý tưởng cũng như những hành vi khác thường. Tại Mỹ và Canada, nhân viên lẫn nhà quản
trị đều không tránh né những điều không chắc chắn và mọi nghi ngờ sẽ được họ cùng nhau
giải quyết. Ở Nhật Bản và Đài Loan thì ngược lại.
c Tính cá nhân:
Là tập hợp các mức độ xã hội mong đợi các cá nhân tự hành động để bảo vệ bản thân và
gia đình của mình và là mức độ mà mỗi cá nhân tin tưởng vào khả năng tự quyết định số phận
của mình. Trái nghĩa với tính cá nhân là tính tập thể, ở đó đòi hỏi những mối quan hệ chặt chẽ
giữa các thành viên trong cùng một nhóm (gia đình, đoàn nhóm, tổ chức hay quốc gia) các
thành viên luôn hành động vì lợi ích chung và luôn thể hiện sự trung thành tuyệt đối với
những người còn lại.
Ở Mỹ và Canada, các nhân viên của IBM đánh giá cao tính cá nhân, cho đó là "xã hội
của tôi" hơn là “xã hội của chúng ta". Chủ nghĩa cá nhân ủng hộ và duy trì một hệ thống kinh
tế cạnh tranh dựa vào thị trường. Và điều này còn dẫn đến việc đánh giá cao công trạng của
từng cá nhân trong kết quả cuối cùng.
d Quyền lực thuộc về nam giới:
Khái niệm này được đề cập trong nghiên cứu của Hofstede phản ánh sự phân chia giữa
lực lượng lao động nam giới và nữ giới cũng như mức độ khác biệt trong chất lượng sống của
họ. Ở các quốc gia mà quyền lực tập trung quá lớn vào người đàn ông (Mêxico, Nhật Bản, Áo
và Ý), phụ nữ vẫn chưa được công nhận với vai trò quản lý tổ chức. Đàn ông làm chủ mọi
hoạt động và mọi thành viên đều thừa nhận điều đó. Niềm tin phổ biến ở các quốc gia Hồi
Giáo là phụ nữ phải lệ thuộc vào người đàn ông ở bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống.
1
Quản trị học
- 68 -
e Học thuyết Khổng Phu Tử:
Khổng Tử là người Trung Hoa sống vào khoảng năm 500 trước Công Nguyên. Ông
nổi tiếng là người học nhiều hiểu rộng, có trí tuệ uyên bác. Học thuyết của ông gần gũi với
cuộc sống đời thường, đi sâu vào phân tích cách đối nhân xử thế và trách nhiệm của mỗi cá
nhân đối với mọi người xung quanh. Chúng tôi sẽ minh họa học thuyết của ông qua những
nguyên tắc dưới đây.
Thứ nhất, học thuyết Khổng Tử đi vào việc nghiên cứu tính bền vững của xã hội. Theo
ông chỉ có thể duy trì tính bền vững này một khi giữa các cá nhân có mối quan hệ theo đẳng
cấp rõ ràng. Do vậy, những nhà quản trị cấp thấp phải thể hiện sự tôn trọng và tuân phục với
nhà quản lý cấp cao.
Thứ hai, gia đình là nguyên mẫu của tất cả tổ chức trong xã hội. Do đó, mỗi cá nhân
phải tìm cách duy trì sự phát triển hài hòa của tổ chức bằng cách cho phép những người khác
bộc lộ bản chất của mình như phẩm chất, lòng tự trọng và uy tín, đặc biệt trong công việc.
Thứ ba, mọi người phải đối xử với nhau như chính bản thân mình. Do vậy, những nhà quản
trị cấp cao phải khuyến khích các nhân viên cũng như các nhà quản trị cấp trung gian nâng cao
kiến thức và kỹ năng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của toàn tổ chức. Cuối cùng, mỗi cá nhân trong
cuộc sống phải có trách nhiệm học tập mở mang kiến thức, làm việc chăm chỉ, không tiêu xài xa
xỉ, rèn luyện đức kiên nhẫn và gìn giữ những giá trị truyền thống của xã hội.
Ở các quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của học thuyết Khổng Tử như Trung Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc, thực hành quản trị một cách cần kiệm, sự lịch thiệp trong
xã giao, tư cách đạo đức tốt luôn được đánh giá cao. Cần kiệm dẫn đến tiết kiệm từ đó mang
lại của cải để tái đầu tư. Những lời phát ngôn của các thành viên lớn tuổi được tôn trọng và
việc tặng quà cho nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong công việc kinh doanh. Thâm niên
trong công việc luôn được đề cao và có liên quan chặt chẽ với địa vị, lương bổng và các đặc
quyền khác của cá nhân trong tổ chức. Những điều này nhấn mạnh mối quan hệ bền vững và
sự tôn trọng lẫn nhau. Thế nhưng tại Mỹ và Canada, những nguyên tắc trên lại không được
đánh giá cao.
4. Kinh tế.
Khía cạnh kinh tế đại diện cho tình trạng kinh tế của một quốc gia hoặc vùng, nơi mà tổ
chức hoạt động. Tiền lương cho người lao động, lạm phát, thuế, chi phí nguyên vật liệu sử
dụng trong quá trình sản xuất và giá cả của hàng hoá, dịch vụ đựơc bán ra; sự cạnh tranh tự do
trên thị trường, sự kích thích về lợi nhuận, tiến bộ kỹ thuật công nghệ và lực luợng lao động
được tổ chức với các quyền thương lượng tập thể... là các yếu tố thiết yếu tạo nên nền kinh tế
của nhiều quốc gia. Ngày nay, do các tổ chức hoạt động trong môi trường toàn cầu, yếu tố
kinh tể càng phức tạp hơn và ít chắc chắn hơn cho các nhà quản trị. Nền kinh tế của các quốc
gia quan hệ chặt chẽ với nhau nhiều hơn. Ví dụ tình trạng suy thoái kinh tế và sự sụt giảm
lòng tin của khách hàng sau vụ khủng bố ngày 11-9 đã tác động đến các nền kinh tế và các tổ
chức trên khắp thế giới. Tương tự, những khó khăn kinh tế ở châu Á và châu Âu ảnh hưởng
lớn đến các công ty và thị trường chứng khoán Mỹ.
Tư duy của các nh