Môi trường marketing bao gồm tất cả các tác nhân
có ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp
trong việc thực hiện thành công các giao dịch với
khách hàng trọng tâm.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môi trường marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔI TRƯỜNG MARKETING
Môi trường marketing gồm các yếu tố bên ngoài
(bộ phận marketing) có ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp.
Môi trường marketing bao gồm tất cả các tác nhân
có ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp
trong việc thực hiện thành công các giao dịch với
khách hàng trọng tâm.
Môi trường marketing luôn biến động
- Tạo ra cơ hội mới
- Tạo ra những đe dọa mới.
Đặc trưng cho sự biến động của môi trường:
- Độ phức tạp
- Tốc độ thay đổi
A. Môi trường vĩ mô
Aûnh hưởng đến mọi công ty, gồm các yếu tố
1. Kinh tế
Hoàn cảnh kinh tế ảnh hưởng mạnh đến sức mua và
cung cách chi tiêu của người dân.
Yếu tố kinh tế: Lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng/ suy thoái
kinh tế, thu nhập, chỉ số giá cả, khuynh hướng tiết kiệm
hay để dành….
Những yếu tố này tương đối rộng nên chọn lọc để nhận
biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến DN.
2. Dân số (Nhân khẩu học)
Con người là yếu tố cấu thành thị trường.
Yếu tố dân số: quy mô, giới tính, mật độ, dân tộc, tôn
giáo, sự thay đổi về tuổi, phân bố dân cư, nghề nghiệp,
tình trạng gia đình, mức học vấn….
Sự thay đổi nhân khẩu ảnh hưởng mạnh đến kế hoạch
tiếp thị.
3. Tự nhiên (nguồn nguyên vật liệu thô, năng
lượng, môi trường sinh thái, …)
Môi trường sinh thái bị thu hẹp Chính phủ can thiệp
quản lý tài nguyên thiên nhiên; Nhu cầu xử lý môi
trường ở Việt Nam gia tăng; Dân chúng ý thức bảo vệ
môi trường.
4. Công nghệ
Có ảnh hưởng sâu rộng đối với mọi doanh nghiệp.
Công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của DN bị
lạc hậu 1 cách trực tiếp/ gián tiếp.
Trong 6 thành phần của môi trường vĩ mô thì yếu tố
công nghệ kĩ thuật thay đổi nhanh nhất.
5. Chính trị và luật pháp của chính phủ
DN phải xem xét các vấn đề: Sự ổn định chung chính
trị, qui tắc luật pháp ở nước mà DN hoạt động, thái
độ của các viên chức nhà nước đối với DN, đối với
mối quan hệ với quốc gia khác.
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng to lớn đối với hoạt
động của DN, chính phủ có thể tạo ra những cơ hội
hoặc những nguy cơ cho 1 ngành
6. Văn hóa/ tập tục/ truyền thống
Có hiểu văn hóa mới hiểu người tiêu dùng.
Mỗi XH rất khác về văn hóa, văn hóa ảnh hưởng đến
hành vi
B. Môi trường vi mô
1. Môi trường nội bộ ở các bộ phận khác trong
doanh nghiệp
Các bộ phận khác trong doanh nghiệp có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc ra quyết định
marketing.
2. Nguồn cung ứng đầu vào
Nhà cung ứng chi phối chi phí sản xuất, nhịp độ sản xuất,
chất lượng sản phẩm, tính hợp thời củøa sản phẩm
Chọn nhà cung ứng có tín nhiệm để tránh rủi ro do cung
ứng gây ra
Xét nhà cung ứng: tiềm năng, năng suất, sản xuất ổn định
(giá, thời gian, chất lượng, dịch vụ)
Nhà cung ứng có thể gây sức ép với doanh
nghiệp trong các trường hợp sau
Nguyên liệu khó thay thế, ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm..
Doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của
nhà cung ứng
Chi phí chuyển đổi từ nhà trung gian này sang nhà trung
gian khác rất tốn kém
Doanh nghiệp không thể tự tạo nguồn cung cấp riêng
cho mình
Nhà cung cấp có thể tự sản xuất sản phẩm cùng loại với
doanh nghiệp
3. Trung gian phân phối
Hợp tác với doanh nghiệp để tạo ra gía trị cho sản phẩm.
Nhà trung gian có thể gây sức ép với doanh
nghiệp trong các trường hợp sau
Khi họ có qui mô lớn
Lượng mua lớn.
Doanh nghiệp bị lệ thuộc nhiều vào nhà trung gian
Nhà trung gian có thể mua từ nhà cung cấp khác
Nhà trung gian có thể mua từ nhiều nhà cung cấp.
Nhà trung gian có thể mua tự cung cấp thay vì mua.
4. Khách hàng
Yếu tố quan trọng trong sự thành công của tổ chức, nếu
thiếu khách hàng thì không thể tồn tại việc kinh doanh.
Xem xét khách hàng
Khách hàng mục tiêu là ai? Nhu cầu mong muốn của
họ?
Qui mô nhu cầu hiện tại và tiềm năng
Khả năng thanh toán của khách hàng (mức độ giàu có
của người tiêu dùng (thu nhập/người))
Khách hàng tăng áp lực cho DN khi
Lượng mua của họ chiếm tỉ trọng lớn trong khối lượng
bán ra của DN
Việc chuyển sang mua hàng của người khác không gây
ra nhiều tốn kém
Họ có khả năng hội nhập về sau với nhà cung ứng.
Sản phẩm của DN ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
của người mua
5. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh dành lấy khách hàng và nguồn tài
nguyên cần thiết
Phải thường xuyên thu thập các tin tức về mọi hoạt
động của đối thủ
Nội dung phân tích từng đối thủ cạnh tranh
(tiến hành thường xuyên)
Mục tiêu tương lai
Chiến lược họ đang thực hiện
Tiềm năng của họ
Nhận định của họ về tổ chức của chúng ta
Không 1 nhà quản trị nào có thể bỏ qua cạnh tranh,
nếu không họ phải trả giá đắt (ngay cả công ty độc
quyền cũng có 1 hoặc nhiều đối thủ.)
Mức độ cạnh tranh trong ngành
Số lượng đối thủ
Mức độ tăng trưởng của ngành
Chi phí cố định, mức độ đa dạng hóa sản phẩm.
Đối thủ tiềm ẩn (đối thủ có thể tham gia kinh
doanh trong ngành) sẽ làm giảm lợi nhuận, giảm
thị phần của DN
Ngăn chặn đối thủ mới bằng hàng rào hợp pháp
Sản phẩm thay thế (thỏa mãn cùng loại nhu
cầu)
Phải chú ý đến sản phẩm thay thế, nếu không DN có
thể bị tụt lại thị trường nhỏ bé.
Mọi DN phải phục vụ những nhu cầu đang thay đổi của
khách hàng, làm trái lại là con đường dẫn đến thất bại.
6. Dân chúng
Những người có quan tâm hoặc ảnh hưởng đến khả năng
của doanh nghiệp trong việc đạt đến mục tiêu