Nhiều bạn hỏi tôi, tại sao không có bài viết về“LCD và các hưhỏng thường” gặp như
loạt bài viết vềcác thiết bịphần cứng mà tôi từng viết nhưMonitor CRT, Mainboard, bộ
nguồn ATX, mouse
Vì thật ra, LCD không nhưcác thiết bịkhác, các “hưhỏng thường gặp” chỉcó thểxửlý
bởi “thợ” hoặc “vọc sỹloại pro” mà thôi. Bài viết này tôi viết theo yêu cầu của các bạn
đang “ngâm cứu” về“kỹthuật phần cứng” chính xác hơn là “vọc sỹPro” mà tôi vừa nêu trên.
Yêu cầu các “vọc sỹ” muốn nắm bắt mảng LCD này thì phải qua các “chiêu” sau:
• Điện tửcơbản
• Nguồn ATX
• Monitor CRT
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Monitor: Tài liệu sửa chữa LCD - Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Monitor: Tài liệu sửa
chữa LCD - tiếng
Việt
Monitor: Tài liệu sửa chữa LCD tiếng
Việt
Tổng quan về màn hình LCD
Nhiều bạn hỏi tôi, tại sao không có bài viết về “LCD và các hư hỏng thường” gặp như
loạt bài viết về các thiết bị phần cứng mà tôi từng viết như Monitor CRT, Mainboard, bộ
nguồn ATX, mouse…
Vì thật ra, LCD không như các thiết bị khác, các “hư hỏng thường gặp” chỉ có thể xử lý
bởi “thợ” hoặc “vọc sỹ loại pro” mà thôi. Bài viết này tôi viết theo yêu cầu của các bạn
đang “ngâm cứu” về “kỹ thuật phần cứng” chính xác hơn là “vọc sỹ Pro” mà tôi vừa nêu
trên.
Yêu cầu các “vọc sỹ” muốn nắm bắt mảng LCD này thì phải qua các “chiêu” sau:
• Điện tử cơ bản
• Nguồn ATX
• Monitor CRT
Về cấu tạo:
LCD được chia làm 6 phần chính
1. Bo nguồn (Power Supply Circuit)
Đúng với tên gọi, nó giữ nhiệm vụ cung cấp nguồn cho toàn bộ màn hình LCD. Thường
thì nó sẽ có 2 nguồn chính là nguồn 12V và 5V. Một số đời LCD bo nguồn này nằm rời
ra bên ngoài dưới dạng 1 Adapter (Như cục xạc pin của máy laptop).
Thật ra thì bên trong nó cũng giống như cục xạc của máy laptop mà thôi. Mà cục xạc
cũng chỉ là một “bộ nguồn” gồm 1 hoặc 2 nguồn ngỏ ra (Đơn giản hơn nguồn ATX
nhiều).
Đó chính là lý do mà tôi yêu cầu các “vọc sỹ” phải ngâm cú nguồn ATX trước.
Mạch nguồn 5V sẽ cấp nguồn cho các mạch ổn áp 3.3V hay 2.5V cấp cho các mạch và
IC xử lý.
Gần 70% hư hỏng thường rơi vào khu vực “bo nguồn” này. Nếu bạn chịu khó qua bài
“Nguồn ATX” thì “bo nguồn” này cũng dễ mà thôi.
Việc kiểm tra thấy có nguồn 12V và nguồn 5V coi như “Bo nguồn” này tạm thời OK. Vì
còn một số Pan liên quan đến “chất lượng” của bộ nguồn thì sẽ có bài riêng để “phân
tích”.
2. Bo Cao áp (Inverter Circuit board)
Mạch này sẽ tạo ra điện áp rất cao từ 600V – 1000V thường thấy khu vực có các biến áp
xung tương ứng với dây nối lên các bóng cao áp (backlights).
Phần lớn Bo nguồn và bo cao áp được thiết kế chung một vỉ mạch:
3. Bóng cao áp (Backlights – Lamps)
Đây là nguồn sáng chính mà chúng ta thấy khi sử dung LCD.
4. Bo chính (Mainboard – Board AD)
Chủ yếu chuyển đổi tính hiệu RGB dạng Analog sang tín hiệu kỹ thuật số để cấp cho Bo
đảo pha hay Bo điều khiển nằm trên Panel của LCD.
5. Bo đảo pha / Bo điều khiển (LCD Driver/Controller board)
Nhận tính hiệu từ bo chính xử lý, đảo pha và xuất ra các tấm panel. Bo này thường được
gắn chung vô Panel gồm cả bóng cao áp bên trong. (Thường gọi chung là Panel).
6. Panel:
Là nơi cuối cùng để xuất hiện mà mắt ta thấy được từ bên ngoài. Thường được gắn chung
với các bóng cao áp và bo đảo pha như đã nói ở trên. Và được goịu chung là Panel.
Ngoài ra còn có phần “bàn phím” để điều chỉnh và tắt mở, còn lại là vỏ của màn hình.
7. Dình dáng thực tế và cách phân bố các bo bên trong máy:
Mời bạn xem tiếp phần các hư hỏng và sửa chửa ở các bài tiếp theo.
Lê Quang Vinh
Theo LCD Monitor Repair
Monitor: Sơ đồ khối Monitor LCD
1 – Sơ đồ khối tổng quát của màn hình LCD
Sơ đồ khối tổng quát của Monitor LCD
1. POWER (Khối nguồn):
Khối nguồn của màn hình Monitor LCD có chức năng cung cấp các điện áp DC
ổn định cho cácc bộ phận của máy, bao gồm:
- Điện áp 12V cung cấp cho khối cao áp
- Điện áp 5V cung cấp cho Vi xử lý và các IC nhớ
- Điện áp 3,3V cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu Video
Khối
nguồn có thể được tích hợp trong máy cũng có thể được thiết kế ở dạng
Adapter bên ngoài rồi đưa vào máy điện áp 12V hoặc 19V DC
2. MCU (Micro Control Unit – Khối vi xử lý)
Khối vi xử lý có chức năng điều khiển các hoạt động chung của máy, bao gồm
các điều khiển:
- Điều khiển tắt mở nguồn
- Điều khiển tắt mở khối cao áp
- Điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản
- Xử lý các lệnh từ phím bấm
- Xử lý tín hiệu hiển thị OSD
- Tích hợp mạch xử lý xung đồng bộ
3. INVERTER (Bộ đổi điện – Khối cao áp)
- Có chức năng cung cấp điện áp cao cho các đèn huỳnh quang Katot lạnh để
chiếu sáng màn hình
- Thực hiện tắt mở ánh sáng trên màn hình
- Thực hiện thay đổi độ sáng trên màn hình
4. ADC (Mạch Analog Digital Converter)
Mạch này có chức năng đổi các tín hiệu hình ảnh R, G , B từ dạng tương tự sang
tín hiệu số rồi cung cấp cho mạch Scaling
5. SCALING (Xử lý tín hiệu Video, chia tỷ lệ khung hình)
Đây
là mạch xử lý tín hiệu chính của máy, mạch này sẽ phân tích tín hiệu
video thành các giá trị điện áp để đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên
màn hình, đồng thời nó cũng tạo ra tín hiệu Pixel Clock – đây là tín
hiệu quét qua các điểm ảnh
6. LVDS (Low Voltage Differential Signal)
Đây
là mạch xử lý tín hiệu vi phân điện áp thấp, mạch thực hiện đổi tín
hiệu ảnh số thành điện áp đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên màn
hình, tạo tín hiệu quét ngang và quét dọc trên màn hình, mạch này
thường gắn liền với đèn hình.
7. LCD PANEL (Màn hình tinh thể lỏng)
- Đây là toàn bộ phần hiển thị LCD và các lớp tạo ánh sáng nền của đèn hình
-
Phần hiển thị LCD sẽ tái tạo lại ánh sáng cho các điểm ảnh, sau đó sắp
xếp chúng lại theo chật tự ban đầu để tái tạo hình ảnh ban đầu.
- Phần tạo ánh sáng nền sẽ tạo ra ánh sáng để chiếu sáng lớp hiển thị
Các thuật ngữ tiếng anh trên Monitor LCD
1. LCD (Lyquied Crystal Display) Màn hình tinh thể lỏng
2. TFT (Thin Film Transistor) Công nghệ transistor màng mỏng
3. R (Red) – Tín hiệu hình ảnh mầu đỏ
4. G (Green) – Tín hiệu hình ảnh mầu xanh lá cây
5. B (Blue) – Tín hiệu hình ảnh mầu xanh lơ
6. H.Sync – Tín hiệu đồng bộ dòng (đồng bộ ngang)
7. V.Sync – Tín hiệu đồng bộ mành (đồng bộ dọc)
8. Sync Processor – Mạch xử lý tín hiệu đồng bộ
9. R – Digital – Tín hiệu số mầu đỏ
10. G – Digital – Tín hiệu số mầu xanh lá cây
11. B – Digital – Tín hiệu số mầu xanh lơ
12. Pixel Clock – Xung quét điểm ảnh
13. Enable – Tín hiệu cho phép hoạt động
14. ADC (Analog Digital Converter) Mạch chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu
số
15. SCALING – Phân chia tỷ lệ ảnh
16. LVDS (Low Voltage Differential Signal) – Tín hiệu vi phân điện áp thấp
17. CCFL (Cold Cathode Fluorescence Lamp) – Đèn huỳnh quang Katốt lạnh
2 – Các khối trên vỉ máy thực tế
Màn hình Monitor LCD Acer chụp từ phía sau
Màn hình Monitor LCD Acer chụp từ phía sau
3 – Sơ đồ khối của Monitor LCD – AOC 786LS
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
4 – Sơ đồ khối của Monitor LCD ACER FP855
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
• Sơ đồ khối của Monitor LCD ACER ở trên có nguyên lý tương tự như các máy
khác, tuy nhiên
khối xử lý tín hiệu Video của máy này được chia thành ba phần nhỏ do ba IC
đảm nhiệm .
- A/D Converter - là IC thực hiện chức năng đổi tín hiệu hình ảnh dạng tưng tự
Analog sang
dạng tín hiệu số Digital, sau khi đổi sang tín hiệu số, mỗi đường tín hiệu mầu
R,G,B sẽ đổi thành
8 đường tín hiệu số, như vậy tổng thể sẽ cho ra 24 đường tín hiệu ( gọi là 24 bits
RGB )
=> Nếu khối nanỳ hỏng >> máy sẽ mất hình còn màn sáng mờ mờ hoặc bị sai
mầu .
- Sync Processor – Là IC xử lý tín hiệu đồng bộ, xử lý hai tín hiệu đồng bộ dòng
H.Syn
và đồng bộ mành V.Syn
=> Nếu khối này hỏng , máy có thể báo mất tín hiệu ” Cable No Connect ” hoặc
hình ảnh bị trôi dọc .
- Scaling IC – Là IC chia tỷ lệ, khối này sẽ xác định độ phân giải của màn hình
thông qua hai tín hiệu
H.Syn và V.Syn để từ đó xác lập số điểm ảnh ngang, dọc và xác lập dữ liệu mầu
sẽ hiển thị cho mỗi
điểm ảnh đó .
Ba IC trên một số máy sẽ tích hợp làm một và gọi chung là IC xử lý tín hiệu
Video .
5 – Sơ đồ khối của Monitor LCD ACER AL532
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
6 – Sơ đồ khối Monitor LCD – SAMSUNG 520TFT
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
7 – Sơ đồ khối Monitor LCD SAMSUNG CN17A
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
8 – Sơ đồ khối Monitor LCD SAMSUNG 770TFT
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
9 – Sơ đồ khối của Monitor LCD – IBM
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
Nguồn: hocnghe.com.vn
Giới thiệu khối cao áp (INVERTER)
Chức năng của khối cao áp Monitor LCD
Khối cao áp (Inverter) có chức năng tạo ra điện áp cao khoảng 1000V AC để
cung cấp cho bóng cao áp trên màn hình nhằm tạo ra ánh sáng nền soi sáng lớp
hiển thị.
Bóng cao áp được tháo ra bên ngoài
Bóng cao áp khi phát sáng
Khối cao áp cung cấp điện áp khoảng 1000V AC cho bóng cao áp trên đèn hình
Khu vực khối cao áp của Monitor LCD – AOC
Khối cao áp (INVERTER) trên sơ đồ tổng quát của máy
- ON/OFF là lệnh bật tắt khối cao áp
- Bright là lệnh thay đổi độ sáng trên màn hình
1. Các hiện tượng khi hỏng khối cao áp (INVERTER)
Hiện tượng 1 : Màn hình tối đen không nhìn thấy hình ảnh, đèn báo nguồn vẫn
sáng khi soi ánh sáng vào màn hình thấy có hình ảnh mờ mờ.
Hiện tượng 2 – Bật công tắc nguồn, có hình ảnh sau 2 – 3 giây rồi mất
Hiện tượng 3 – Khi cắm điện màn hình sáng ngay, khi bật nguồn thì hình ảnh
bình thường, khi tắt nguồn màn hình vẫn sáng, chỉ khi rút điện mới mất ánh sáng
Monitor LCD: Sơ đồ khối
Monitor: Sơ đồ khối LCD
Gồm 4 khối chính là : Khối nguồn, Khối cao áp, Khối Xử lý, Khối Panel LCD
1. Khối nguồn:
Đầu vào là nguồn điện lưới 220V AC.
Dùng mạch nguồn ngắt mở (nguồn xung) để tạo ra 2 điện áp chính là 5V cấp cho Bo xử
lý và 12V cấp cho Bo cao áp.
2. Khối Cao áp:
Nhận nguồn 12V từ bo nguồn.
Nhận tín hiệu 3v3 On/Off từ bo xử lý để điều khiển việc ngắt mở mạch cao áp.
Nhận tín hiệu điều chỉnh sáng tối từ bo xử lý.
Xuất ra điện thế cao áp khoảng 600 ~ 1000 V AC đốt sáng bóng cao áp nằm bên trong
Panel LCD.
3. Bo xử lý:
Nhận nguồn 5V từ bo nguồn để cấp cho các IC trên bo.
Nhận tín hiệu VGA từ cáp VGA nối với card màn hình.
Xử lý tín hiệu và xuất tín hiệu lên Panel LCD thông qua cáp tín hiệu (lọai thông dụng 20
hoặc 30 pin)
4. Panel LCD:
Nhận nguồn từ cao áp để đốt sáng đèn cao áp bên trong.
Nhận tín hiệu đã qua xử lý từ bo điều khiển.
Monitor LCD: Nguyên lý hoạt động khối
nguồn
1 – Tổng quát về khối nguồn Monitor LCD
Chức năng của khối nguồn:
Khối nguồn có chức năng cung cấp các mức điện áp một chiều cho các bộ phận của máy,
bao gồm các điện áp
12V cung cấp cho mạch INVERTER (Mạch cao áp)
5V cung cấp cho Vi xử lý
3,3V cung cấp cho mạch xử lý hình ảnh
Điện áp đầu vào là nguồn 220V AC
• Các mạch trong khối
nguồn Mạch lọc
nhiễu
- Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện không để chúng lọt vào
trong máy làm hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn hình
Mạch chỉnh lưu – Có chức năng đổi điện áp AC 220V thành điện áp DC 300V cung cấp
cho nguồn xung hoạt động
Mạch dao động – Có chức năng tạo ra xung dao động cao tần để điều khiển đèn Mosfet
ngắt mở tạo ra dòng biến thiên chạy qua cuộn biến áp xung.
Đèn công suất – Ngắt mở dưới sự điều khiển của xung dao động để tạo ra dòng điện sơ
cấp chạy qua biến áp xung
Mạch hồi tiếp
- Lấy mẫu điện áp đầu ra rồi tạo ra điện áp sai lệch hồi tiếp về mạch dao động để tự động
điều khiển đèn công suất hoạt động sao cho điện áp
ra được ổn định khi điện áp vào hoặc dòng tiêu thụ thay đổi.
Biến áp xung
- Ghép giữa cuộn sơ cấp, hồi tiếp và thứ cấp đẻ thực hiện điều khiển điện áp đồng thời
lấy ra nhiều mức điện áp khác nhau theo ý muốn
Hình ảnh khối nguồn trên một số máy thực tế
Khối nguồn và các khối khác trên Monitor LCD ACER
Các bộ phận chính trên khối nguồn Monitor LCD ACER
Khối nguồn và khồi cao áp trên Monitor LCD AOC
2 – Nguyên lý hoạt động của khối nguồn
Khối nguồn Monitor LCD thường hoạt động theo nguyên lý nguồn xung, sử dụng cặp IC
dao động kết hợp với đèn công suất Mosfet
Nguồn chi làm hai phần là sơ cấp và thứ cấp, hai phần này có điện áp chênh lệch khoảng
300V, bên sơ cấp thường có cảnh báo “Nguy
hiểm” sờ vào sẽ bị giật, còn bên thứ cấp được nối với mass của máy.
• Như sơ đồ bộ nguồn ở dưới đây, bên sơ cấp có mầu hồng và bên thứ cấp có mầu
xanh.
Khối nguồn Monitor LCD Acer (phần sơ cấp – mầu hồng, phần thứ cấp – mầu xanh)Các
mạch cơ bản trên khối nguồn Monitor LCD
Phần nguồn bên sơ cấp:
Phần nguồn bên thứ cấp
Mạch bảo vệ đầu vào:
• Để bảo vệ mạch nguồn không bị
hỏng khi điện áp đầu vào quá cao,
người ta đấu một đi ốt bảo vệ ở
ngay đầu vào (VRT601), đi ốt này
chịu được tối đa là 300V, nếu điện
áp đầu vào vượt quá 300V thì đi ốt
này sẽ chập và nổ cầu chì, không
cho điện vào trong bộ nguồn.
• Ở ngay đầu vào người ta gắn một
cầu chì, cầu chì này có tác dụng
ngắt điện áp khi dòng đi qua nó
vượt ngưỡng cho phép.
• Mạch lọc nhiễu cao tần:
• Mạch lọc nhiễu có tác dụng triệt
tiêu toàn bộ nhiễu cao tần bám
theo đường dây điện không để
chúng lọt vào trong bộ nguồn
gây can nhiễu cho máy và làm
hỏng linh kiện, các can nhiễu đó
bao gồm:
- Nhiễu từ sấm sét
- Nhiễu công nghiệp
- Nhiễu từ các thiết bị phát ra
xung điện v v…
• Mạch chỉnh lưu và lọc điện áp AC 220V thành DC 300V:
• Mạch chỉnh lưu sử dụng
đi ốt mắc theo hình cầu để
chỉnh lưu điện áp AC
thành DC
• Tụ lọc nguồn chính sẽ lọc
cho điện áp DC bằng
phẳng
IC dao động – KA3842
Các chân của IC -KA3842
Sơ đồ khối bên trong IC – KA3842
• IC dao động KA3842 được sử dụng rộng dãi trong các bộ nguồn xung có
sử dụng Mosfet, IC này có 8 chân và các chân có chức năng như sau:
* Chân 1 (COMP)
đây là chân nhận điện áp hồi tiếp dương đưa về mạch so sánh, khi điện
áp chân 1 tăng thì biên độ dao động ra tăng => điện áp ra tăng, khi
điện áp chân 1 giảm thì biên độ dao động giảm => điện áp ra giảm.
* Chân 2 (FB)
đây là chân nhận điện áp hồi tiếp âm, khi điện áp chân 2 tăng thì biên
độ dao động ra giảm => và điện áp ra giảm, khi điện áp chân 2 giảm
thì điện áp thứ cấp ra sẽ tăng lên.
* Chân 3 (ISSEN) – chân bảo vệ, khi chân này có điện áp > = 0,6 V thì IC sẽ
ngắt dao động để bảo vệ đèn công suất hoặc bảo vệ máy.
* Chân 4 (R/C) đây
là chân dao động R/C, giá trị điện trở và tụ điện bám vào chân này sẽ
quyết định tần số dao động của bộ nguồn, khi khối nguồn đang hoạt động
ta không được đo vào chân này, vì khi đó dao động bị sai làm hỏng đèn
công suất.
* Chân 5 (GND) – đấu với mass bên sơ cấp hay cực âm tụ lọc nguồn
* Chân 6 (OUT)
- đây là chân dao động ra, dao động ra từ chân 6 sẽ được đưa tới chân G
của đèn công suất để điều khiển đèn công suất hoạt động.
* Chân 7 (VCC) – Chân cấp nguồn cho IC, chân này cần phải có 12V đến 14V
với IC chân cắm và cần từ 8V đến 12V với IC chân rết loại nhỏ.
* Chân 8 (VREF)
- Chân điện áp chuẩn 5V, chân này đưa ra điện áp chuẩn 5V để cấp cho
mạch dao động và các mạch cần điện áp chính xác và ổn định.
• Điện trở mồi và mạch cấp nguồn cho IC
• Khi có điện áp 300V DC, điện áp đi qua R603 và R609 vào định thiên
cho đèn Q602 dẫn, đưa dòng điện đi qua R602 (Rmồi) đi qua đèn cấp nguồn
vào chân số 7 của IC
- Tụ C617 có tác dụng làm cho điện áp đi vào chân 7 tăng từ từ (mạch khởi động mềm)
- Khi điện áp chân 7 tăng đến khoảng 10V thì IC sẽ hoạt động và điều khiển cho khối nguồn hoạt
động.
-
Khi nguồn hoạt động, điện áp lấy ra từ cuộn hồi tiếp 9 – 10 được chỉnh
lưu qua D602 rồi đưa về chân 7, đây sẽ là nguồn chính để duy trì cho IC
hoạt động.
- Đồng thời khi nguồn hoạt động, điện áp Vref ra từ chân 8 sẽ đi qua R610 làm cho đèn Q603 dẫn,
tụ điện C618 sẽ làm cho đèn Q618 dẫn chậm lại, khi đèn Q618 dẫn thì đèn Q602 sẽ tắt, vì vậy dòng
điện đi qua Rmồi (R602) chỉ được sử dụng trong vài giây lúc đầu.
Mạch hồi tiếp so quang:
• Nếu như không có mạch hồi tiếp thì khi điện áp đầu vào
tăng hoặc dòng tiêu thụ giảm thì điện áp đầu ra sẽ tăng theo. Khi điện
áp đầu vào giảm hoặc dòng tiêu thụ tăng thì điện áp ra sẽ giảm xuống,
vì vậy điện áp ra sẽ không ổn định.
• Mạch hồi tiếp so quang có chức năng giữ cho điện áp ra ổn định trong mọi trường hợp, mạch được
thiết kế như sau:
- Từ điện áp 5V đầu ra, người ta lấy ra một điện áp lấy mẫu thông qua cầu phân áp R711 và R712,
điện áp lấy mẫu này sẽ tăng giảm tỷ lệ thuận với điện áp ra.
- Điện áp lấy mẫu được đưa vào chân R của IC khuếch đại áp lấy mẫu TL431 hoặc KA431
- Dòng điện đi qua đi ốt so quang sẽ được IC – KA431 điều khiển.
- Dòng điện qua đi ốt phát quang sẽ làm đi ốt phát sáng chiếu
sang đèn thu quang => đèn thu quang dẫn, dòng điện đi qua đi ốt phát quang tỷ lệ thuận với dòng
điện đi qua đèn thu quang trong IC so quang, dòng điện anỳ sẽ được đưa về chân hồi tiếp âm (chân
2) của IC.
Nguyên lý ổn áp:
- Giả sử khi điện áp đầu vào tăng, ngay tức thời thì điện áp đầu ra cũng tăng lên => điện áp lấy mẫu
tăng => điện áp chân R của TL431 tăng => dòng điện đi qua TL431 tăng => dòng điện đi qua đi ốt
trong IC so quang tăng => dòng điện qua đèn thu quang trong IC so quang tăng => điện áp đưa về
chân 2 của IC tăng => biên độ dao động ra giảm xuống => đèn công suất hoạt động giảm và điện áp
ra giảm xuống, nó có xu hướng giảm trở về vị trí ban đầu.
- Nếu điện áp đầu vào giảm thì quá trình diễn ra theo xu hướng ngược lại, và kết quả là khi điện áp
đầu vào thay đổi lớn nhưng điện áp đầu ra thay đổi không đáng kể, vòng hồi tiếp này có tốc độ điều
chỉnh rất nhanh, chỉ mất vài phần ngàn giây vì vậy nó hoàn toàn có thể điều chỉnh kịp thời với các
thay đổi đột ngột của điện áp đầu vào.
Khi điện áp vào thay đổi lớn (50%) nhưng nhờ có mạch hồi tiếp mà
điện áp ra thay đổi không đáng kể (khoảng 1%)
• Mạch bảo vệ quá dòng:
• Để bảo vệ đèn công suất không bị hỏng khi nguồn bị chập tải hay có
sự cố nào đó khiến dòng tiêu thụ tăng cao, người ta thiết kế mạch bảo
vệ quá dòng như sau:
- Từ chân S đèn công suất ta đấu thêm điện trở Rs (R615) xuống mass để tạo ra
sụt áp, điện áp này được đưa về chân 3 của IC.
- Khi dòng tiêu thụ tăng cao, đèn công suất hoạt động mạnh, sụt áp trên Rs tăng
lên, nếu điện áp tăng > 0,5V thì IC sẽ ngắt dao động ra, đèn công suất được bảo
vệ.
- Khi mạch bảo vệ hoạt động và ngắt đèn công suất, dòng qua đèn không còn,
nguồn hoạt động trở lại và trở thành tự kích, điện áp ra thấp và dao động.
• Mạch bảo vệ quá
áp:
• Khi có các sự cố như mất hồi tiếp về chân 2, khi đó điện áp ra sẽ
tăng cao gây nguy hiểm cho các mạch của máy, để bảo vệ máy không bị
hỏng khi có sự cố trên, người ta thiết kế mạch bảo vệ quá áp, mạch được
thiết kế như sau:
- Người ta mắc một đi ốt Zener 24V từ điện áp VCC
đến chân G của đi ốt có điều khiển Thristor, chân A của Thiristor đấu
với chân 1 của IC, chân K đấu với mass
- Khi điện áp của nguồn ra tăng cao, điện áp VCC tăng theo, nếu điện áp VCC >
24V thì có dòng điện đi qua đi ốt Zener vào chân G làm Thiristor dẫn, điện áp
chân 1 của IC bị thoát xuống mass, biên độ dao động ra giảm bằng 0, đèn công
suất tắt, điện áp ra mất.
- Khi mạch bảo vệ hoạt động và ngắt đèn công suất, điện áp ra mất, không có
dòng đi qua đi ốt zener, IC lại cho dao động ra và quá trình lặp đi lặp lại trở thành
tự kích, điện áp ra dao động.
Nguồn: hocnghe.com.vn
Bài viết cùng chủ đề
Monitor LCD: Mạch khởi động nguồn –
On/Off Signal
Mạch khởi động – Start Circuit
- Hầu hết các Màn hình LCD đều có một mạch khởi động (On/off signal) để gởi một tín
hiệu điều khiển việc đóng ngắt mạch nguồn của board ao áp. Tín hiệu này mức thấp ~ 0v
(tắt) và mức cao trong khoảng từ 2v – 5v (mở).
- Nếu là tín hiệu là 0 Volts (tức tắt), thì board cao áp sẽ không họat động và dĩ nhiên bóng
cao áp sẽ không sáng lên. Tương ứng nếu tín hiệu này = 2v-5v (là “mở”) thì board cao áp
sẽ họat động và bóng cao áp sẽ sáng lên.
- Ở sơ đồ thự tế dưới đây, khi ta cắp cáp VGA và bật nguồn LCD, board xử lý hình sẽ gởi
tín hiệu “ON signal” về cho board cao áp (khoảng 2-5V tùy Màn hình LCD) qua R751
kích dẫn Q751. Q751 dẫn kéo theo Q752 dẫn. Nguồn 12 Volts sẽ chạy qua Q752 và cấp
cho chân VCC của IC TL1451ACN (Inverter IC). Trong đó 12V từ nguồn chính sẽ qua
cầu chì F751 loại linh kiện dán SMD (2A/125V).
- Nếu không có tín hiệu “On signal” này thì Q751 sẽ không dẫn, Q752 cũng sẽ không
dẫn, không có điện áp sẽ chạy vào cấp nguồn VCC cho IC, IC không họat động