Tóm tắt: Bài báo này đề xuất một giải pháp cải thiện tỷ số tín hiệu/tạp cho sonar mặt
mở tổng hợp (SAS) nhiều máy thu bằng cách giảm kích thước phần tử thu, tăng số chu kỳ
lặp trong xử lý kết hợp, tổng hợp búp sóng tính đến sự thay đổi của vector vận tốc truyền
âm khi phát và tính đến tần số Doppler. Với việc xét đầy đủ các quá trình vật lý hơn giải
pháp truyền thống, giải pháp đề xuất cải thiện tỷ số tín hiệu/tạp khi giảm kích thước của
phần tử thu/phát để tăng độ phân giải dọc. Các kết quả mô phỏng thu được từ các giải
pháp minh chứng cho hiệu quả của giải pháp đề xuất.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một giải pháp cải thiện tỷ số tín hiệu/tạp cho sonar mặt mở tổng hợp nhiều máy thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 71, 02 - 2021 49
MỘT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TỶ SỐ TÍN HIỆU/TẠP
CHO SONAR MẶT MỞ TỔNG HỢP NHIỀU MÁY THU
Nguyễn Đình Tĩnh1*, Trịnh Đăng Khánh1, Nguyễn Thanh Hưng1, Nguyễn Văn Trà2
Tóm tắt: Bài báo này đề xuất một giải pháp cải thiện tỷ số tín hiệu/tạp cho sonar mặt
mở tổng hợp (SAS) nhiều máy thu bằng cách giảm kích thước phần tử thu, tăng số chu kỳ
lặp trong xử lý kết hợp, tổng hợp búp sóng tính đến sự thay đổi của vector vận tốc truyền
âm khi phát và tính đến tần số Doppler. Với việc xét đầy đủ các quá trình vật lý hơn giải
pháp truyền thống, giải pháp đề xuất cải thiện tỷ số tín hiệu/tạp khi giảm kích thước của
phần tử thu/phát để tăng độ phân giải dọc. Các kết quả mô phỏng thu được từ các giải
pháp minh chứng cho hiệu quả của giải pháp đề xuất.
Từ khóa: Sonar mặt mở tổng hợp (SAS); Tổng hợp búp sóng; Ảnh SAS; Bù Doppler; SNR.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sonar mặt mở tổng hợp (SAS) hoạt động dựa trên nguyên tắc kết hợp các tín hiệu phản xạ ở
các chu kỳ lặp liên tiếp khi phương tiện mang sonar chuyển động theo một quỹ đạo đã biết
(thường được xét trên một đường thẳng) [1-3]. Dựa trên việc kết hợp này, SAS có thể tạo ra một
mặt mở ảo có kích thước lớn hơn nhiều kích thước của mặt mở thực nhằm tạo ra độ phân giải
dọc độc lập với cự ly và tần số tín hiệu [1]. Với khả năng này, SAS được sử dụng rộng rãi trong
các ứng dụng vẽ bản đồ đáy biển, phát hiện các vật thể nhỏ, tìm kiếm xác tàu đắm và khảo sát
địa chất ở đáy đại dương [1, 2]. Để vừa nâng cao được độ phân giải dọc và tốc độ quét khu vực
quan sát, các SAS nhiều máy thu được cấu hình gồm một bộ chiếu xạ và một mạng nhiều phần
tử thu được sử dụng một cách rộng rãi hiện nay [3, 4].
Với cấu hình phức tạp hơn SAS đơn máy thu, việc kết hợp các tín hiệu phản xạ trong SAS
nhiều máy thu trở nên khó khăn hơn khi thực hiện tái tạo ảnh SAS. Để thu được ảnh SAS có chất
lượng cao, việc cải thiện tỷ số tín hiệu/tạp (SNR) là một trong những giải pháp cần được thực
hiện [5-7]. Việc tăng SNR trong hệ thống SAS có thể được thực hiện bằng cách tăng độ rộng
xung, tuy nhiên, giải pháp này làm cho hệ thống SAS bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Doppler do sự
dịch chuyển của các phần tử thu/phát [7]. Nhằm khắc phục tác động tiêu cực này, việc bù hiệu
ứng Doppler có thể được thực hiện bằng thuật toán chiếu xạ ngược (BPA) và biến đổi Lorentz
trong [7]. Tuy nhiên, thuật toán bù Doppler trong [7] sử dụng phép xấp xỉ tâm pha (PCA) [8] gây
ra các sai số khi tính thời gian giữ chậm tín hiệu và các phép tính xấp xỉ tần số Doppler do việc
xem hai phần tử thu phát ở hai vị trí là một phần tử duy nhất nằm ở trung điểm. Do vậy, việc bù
Doppler không được thực hiện một cách hoàn toàn.
Để tính chính xác hơn thời gian giữ chậm tín hiệu, mô hình hình học ảnh tính đến khoảng
cách thu phát và sự chuyển động của phương tiện mang được sử dụng trong [9, 10]. Sau đó, việc
tổng hợp búp sóng có thể được thực hiện bằng BPA để thu được ảnh SAS có chất lượng cao.
Mặc dù thời gian giữ chậm được tính chính xác hơn, việc tổng hợp búp sóng này vẫn bỏ qua sự
thay đổi của vector vận tốc truyền âm khi phát và tần số Doppler. Với các điều kiện giới hạn này,
việc kết hợp đồng pha các tín hiệu phản xạ cũng không được thực hiện một cách hoàn toàn.
Dựa trên việc giảm kích thước của các phần tử thu/phát, nhằm tăng số lượng chu kỳ lặp khi
xử lý kết hợp các tín hiệu phản xạ cùng với việc tính chính xác thời gian giữ chậm tín hiệu và
tính đến hiệu ứng Doppler, bài báo này đề xuất một giải pháp làm tăng SNR cho SAS nhiều máy
thu. Các cải thiện SNR được đánh giá bằng cách so sánh các kết quả mô phỏng thu được từ giải
pháp đề xuất với các kết quả mô phỏng được tạo từ giải pháp tổng hợp búp sóng truyền thống.
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CỦA TÍN HIỆU
Mô hình hình học của SAS nhiều máy thu được mô tả trong hình 1 với một máy phát và N
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
50 N. Đ. Tĩnh, , N. V. Trà, “Một giải pháp cải thiện sonar mặt mở tổng hợp nhiều máy thu.”
phần tử thu cách đều nhau một khoảng d. SAS chuyển động dọc trục x (chiều phương vị) với vận
tốc v và ở O tại thời điểm t = 0, trục r thể hiện độ sâu (chiều cự ly) [11, 12]. Gọi c là vận tốc âm
thanh trong nước biển. Trong quá trình phát sóng âm đến điểm M(x, r), vector vận tốc âm
T
v
là
tổng hợp của 2 vector v và c . Giá trị vận tốc truyền âm thay đổi theo độ sâu và mức thay đổi
càng nhiều ở các độ sâu lớn [13]. Mô hình này xem như vận tốc truyền âm là không đổi để tập
trung vào tổng hợp búp sóng nhằm nâng cao SNR. Giả thiết này có thể chấp nhận được ở độ sâu
nhỏ và được sử dụng cho các khảo sát trong các tài liệu [3, 9, 10]. Thời gian truyền tín hiệu từ
máy phát đến điểm M là
1
được xác định theo biểu thức [11, 12]:
2 22 2
1
2 2 2
1 1
cos sinT
x vt r x vt r
v v c v
(1)
1
2i
x
v
0 0 0( , )M x r
c
Tv
O
v
r
d
id
iR
( , )M x r
( ,0)TT x
Máy phát Máy thu
Chiều
phương vị
Hình 1. Mô hình hình học của SAS nhiều máy thu.
Trong đó, α1 và Tv
lần lượt được xác định theo các biểu thức [11, 12]:
1
2 2
arccos
x vt
x vt r
(2)
2 2 2
1 1
cos sin
T
v c vv
(3)
Sau khi tín hiệu phát đến điểm M, sự tán xạ sẽ xảy ra theo các hướng và máy thu thứ i sẽ thu
được tín hiệu phản xạ (hoặc tán xạ) theo hướng từ M đến Ri được xác định bởi góc 2 i
theo biểu
thức [12]:
2
2
2
1 2
1 2
arccos
i
i i
i i
x
r
d v vt
x d v vt
(4)
Thời gian truyền tín hiệu từ M đến máy thu thứ i là 2i được xác định [11, 12]:
2 2 1 1
2 2 2
cos
i i
i
v x vt r d v
c v
(5)
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 71, 02 - 2021 51
Trong đó,
i
là biệt thức của phương trình bậc 2 được xác định bởi [11, 12]:
2
22 2
1 1
2 2 22 2 2 2
1 1 1
cos
2 cos
i i
i i
v x vt r d v
c v x vt r d v x vt r d v
(6)
Để tập trung vào việc tổng hợp búp sóng nhằm đưa ra giải pháp nâng cao SNR, ta giả thiết
rằng không có phản xạ từ mặt biển, mục tiêu điểm lý tưởng có hệ số phản xạ như nhau ở mọi
hướng và hệ thống SAS nhiều máy thu sử dụng tín hiệu liên tục được định cửa (xung CW) [14]
có tần số sóng mang là fc. Cùng với các tín hiệu điều tần tuyến tính (LFM), tín hiệu điều tần
hyperbol (HFM), tín hiệu xung CW được sử dụng trong SAS hiện đại như trong hệ thống
SENSOTEK [14]. Với các điều kiện biên về truyền sóng và dạng tín hiệu ở trên, tín hiệu thu
được ở máy thu thứ i của mục tiêu điểm sau khi tách bỏ tần số sóng mang có dạng [11, 12]:
1 2 1 1 2 2
, exp 2 2
i i i i
ss t p j f j f
(7)
Ở đây, p là hàm của sổ của tín hiệu phát (có thể được chọn là dạng chữ nhật hoặc hình
chuông), f1 và f2 là các tần số tín hiệu thu được ở điểm M và ở máy thu thứ i, chúng được xác
định theo các biểu thức của tần số sóng mang fc [11, 12]:
1
1
cos
c
c
f f
c v
(8)
2 2
2 1
1
cos cos
cos
i i
i c
c v c v
f f f
c c v
(9)
Dựa trên các biểu thức toán học tả các tín hiệu thu, việc tổng hợp búp sóng cho hệ thống SAS
nhiều máy thu được thực hiện chính xác bằng các biến đổi toán học. Từ đó, SNR được cải thiện
so với việc tổng hợp búp sóng sử dụng các phép tính xấp xỉ và số lượng chu kỳ lặp nhỏ trong các
giải pháp truyền thống.
3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SNR CHO SAS
Để làm cơ sở so sánh hiệu quả của các giải pháp, bài báo này xét trường hợp cần điều khiển
búp sóng của SAS hướng tới điểm có tọa độ M0(x0, r0). Phân bố pha được xác định khi bỏ qua sự
thay đổi vector vận tốc khi phát và hiệu ứng Doppler trong các giải pháp tổng hợp búp sóng
truyền thống được xác định [9, 10, 12]:
, , 20 0t x r fi i (10)
Trong đó, thời gian giữ chậm tín hiệu ở máy thu thứ i τi được xác định [9, 10]:
2 2
0 0 0
( , )
_ 0 0 2 2
2
2 2 2 2 22
0 0 0 0
2 2
v vt d x c vt x r
i
x r
i con
c v
v vt d x c vt x r c v vt x d d
i i i
c v
(11)
Với việc bù pha chính xác, phân bố pha khi điều khiển búp sóng chính tới mục tiêu nằm tại
điểm M0(x0, r0) được xác định [11, 12]:
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
52 N. Đ. Tĩnh, , N. V. Trà, “Một giải pháp cải thiện sonar mặt mở tổng hợp nhiều máy thu.”
0 0 01 01 02 02, , 2i i it x r f f (12)
Trong đó,
01
,
02i
, f01, f02 được xác định tương tự như các giá trị 1 , 2i , f1, f2 trong các công
thức (1), (5), (8), (9) nhưng các tham số x và r được thay thế bằng x0 và r0.
Sau khi thực hiện bù pha, các tín hiệu phản xạ ở các máy thu được kết hợp với nhau theo biểu
thức [10 - 12]:
0 0 0 0
1
, , , , exp , ,
N
i i
t i
ff x r x r ss t j t x r
(13)
Khi cố định biến cự ly r được cố định, giản đồ hướng của SAS (13) chỉ phụ thuộc vào biến
phương vị x, và được gọi là lát cắt phương vị [3, 9 - 12].
Do điều kiện giới hạn về kích thước mặt mở cũng như số lượng chu kỳ lặp được xử lý kết hợp
theo kích thước của một phần tử thu/phát, nên để tăng số lượng chu kỳ lặp cho xử lý kết hợp [1],
cần giảm kích thước của các phần tử thu phát trong mạng transducer. Việc giảm kích thước phần
tử cũng chính là giải pháp để tăng độ phân giải dọc theo lý thuyết [1-3].
Độ rộng búp sóng của một phần tử thu có kích thước d (cũng chính là khoảng cách giữa hai
phần tử) là [12, 15]:
0,5 1, 22 ( )
d
rad
(14)
Để thuận tiện trong tính toán, độ rộng búp sóng này có thể được lấy xấp xỉ bằng λ/d [1, 2, 6],
và kích thước mặt mở ở cự ly R được xác định [1]
sa R
d
L
(15)
Trong đó, là hệ số kiểm soát độ rộng búp sóng được xử lý và để các búp sóng chồng lên
nhau khi xử lý kết hợp, hệ số 1 . Khi càng gần tới 1, kích thước phần chồng lên nhau giữa
các búp sóng trong các chu kỳ lặp càng giảm.
Từ (15) ta thấy, để tăng kích thước mặt mở tổng hợp với một tần số và hệ số xác định, kích
thước của một phần tử d cần phải được giảm. Với việc giảm d, số lượng chu kỳ xử lý kết hợp có
thể được tăng lên, độ phân giải dọc và SNR cũng được tăng lên do số lượng các tín hiệu được xử
lý kết hợp tăng.
Bằng cách kết hợp việc tăng số lượng chu kỳ lặp và bù pha chính xác hiệu quả cải thiện SNR
được tăng lên so với các kết quả mô phỏng trong [12] và sẽ được minh chứng bằng các kết quả
mô phỏng trong phần 4.
4. CÁC KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
Để đánh giá hiệu quả của giải pháp đề xuất, bài báo này xét hai hệ thống SAS nhiều máy thu
có một số tham số như nhau gồm độ dài mạng thu L = 1,2 m, khoảng các từ tâm máy phát đến
phần tử thu đầu tiên d1 = 0,03 m, vận tốc phương tiện mang v = 2 m/s và chu kỳ lăp Tl = 0,25 s.
Các tham số về độ dài của mạng thu, vận tốc phương tiện mang, chu kỳ lặp này được chọn từ
điều kiện tốc độ lấy mẫu theo không gian nhằm giảm mức cánh sóng phụ và yêu cầu về cự ly cực
đại 150 m [1, 4, 12]. Từ đó, các tham số chung của hai hệ thống SAS nhiều máy thu được thể
hiện như bảng 1.
Để minh họa hiệu quả cải thiện SNR khi giảm kích thước của phần tử thu, các phần tử thu
trong mạng thu của hệ thống SAS thứ nhất và thứ hai có kích thước lần lượt là d = 0,03 m và d =
0,02 m. Từ đó, số lượng phần tử thu trong mạng thu của hai hệ thống SAS lần lượt là 40 phần tử
và 60 phần tử.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 71, 02 - 2021 53
Bảng 1. Các tham số chung của hai hệ thống SAS nhiều máy thu.
Các tham số Giá trị Đơn vị
Tần số sóng mang 100 kHz
Vận tốc của vật mang 2 m/s
Độ dài của mạng thu (L) 1,2 m
Khoảng cách từ máy phát đến phần tử thu đầu tiên (d1) 0,03 m
Chu kỳ lặp của xung phát 0,25 s
Với giả thiết vận tốc truyền âm trong nước biển không đổi và bằng 1500 m/s, ta xét 2 mục
tiêu nằm ở các độ sâu 50 m, 125 m. Với 2 / 3 , số lượng các chu kỳ lặp tương ứng với hai mục
tiêu nằm ở các tọa độ (50 m, 8 m) và (125 m, 20 m) trong hệ trục Orx lần lượt là 31 và 81 cho hệ
thống SAS có d = 0,03 m. Đối với hệ thống SAS có d = 0,02 m, số chu kỳ lặp lần lượt là 48 và
123. Do giải pháp đề xuất thực hiện bù pha chính xác cho tín hiệu thu trong mô hình ở phần 2
nên đạt được độ chính xác về vị trí của mục tiêu như trong [11, 12]. Để đánh giá được hiệu quả
cải thiện SNR của giải pháp đề xuất, các lát cắt phương vị cho các trường hợp bù pha chính xác
và bù pha truyền thống được vẽ chuẩn hóa theo một giá trị cực đại (chuẩn hóa tương đối) trên
phần mềm MATLAB. Các lát cắt phương vị chuẩn hóa tương đối này lần lượt được thể hiện trên
các hình 2 và hình 3. Trong đó, các lắt cắt phương vị thu được khi bù pha chính xác theo giải
pháp đề xuất được thể hiện bằng các đường liền nét, khi bù pha theo mô hình truyền thống [10]
được thể hiện bằng các đường nét đứt.
(a)
(b)
Hình 2. Các lát cắt phương vị chuẩn hóa tương đối của hệ thống SAS thứ nhất
a) (50 m, 8 m), b) (125 m, 20 m).
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
54 N. Đ. Tĩnh, , N. V. Trà, “Một giải pháp cải thiện sonar mặt mở tổng hợp nhiều máy thu.”
Với việc tổng hợp búp sóng chính xác, các tín hiệu được bù đồng pha và tạo nên sai số vị trí
bằng không, trong khi tổng hợp búp sóng truyền thống bỏ qua một số điều kiện truyền sóng nên
tạo ra sai số vị trí [11, 12]. Ở đây, ta chỉ tập trung vào việc đánh giá hiệu quả tăng mức cực đại
của cánh sóng chính (SNR) thu được từ giải pháp đề xuất và giải pháp truyền thống [10] với số
lượng chu kỳ lặp khác nhau. Lượng tăng SNR đối với 2 hệ thống SAS cho 2 vị trí của mục tiêu
điểm được thể hiện chi tiết trong bảng 2 và bảng 3.
(a)
(b)
Hình 3. Các lát cắt phương vị chuẩn hóa tương đối của hệ thống SAS thứ hai
a) (50 m, 8 m), b) (125 m, 20 m).
Bảng 2. Mức tăng SNR trong hệ thống SAS thứ nhất.
Tọa độ của mục tiêu Bù pha theo truyền thống [10] Bù pha chính xác
(50 m, 8 m) -0,002 (dB) 0 (dB)
(125 m, 20 m) -0,009 (dB) 0 (dB)
Bảng 3. Mức tăng SNR trong hệ thống SAS thứ hai.
Tọa độ của mục tiêu Bù pha theo truyền thống [10] Bù pha chính xác
(50 m, 8 m) -0,088 (dB) 0 (dB)
(125 m, 20 m) -0,536 (dB) 0 (dB)
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 71, 02 - 2021 55
Do việc tăng số lượng chu kỳ lặp khi tổng hợp búp sóng chính xác hoặc xấp xỉ đều làm tăng
mức đỉnh cánh sóng chính (SNR) theo lý thuyết, nên ta không so sánh hiệu quả tăng SNR trong
mỗi trường hợp mà tập trung vào việc đánh giá hiệu quả cải thiện SNR thu được từ việc bù pha
chính xác so với bù pha theo truyền thống [10]. Từ các kết quả mô phỏng, ta thấy, việc bù pha
chính xác làm tăng tỷ số tín hiệu/tạp so với bù pha theo truyền thống [10]. Khi kích thước máy
thu lớn (d = 0,03 m) tương ứng với số lượng chu kỳ lặp nhỏ, lượng tăng SNR không đáng kể và
lớn dần theo cự ly. Khi giảm kích thước máy thu để tăng số chu kỳ lặp cho xử lý kết hợp, hiệu
quả cải thiện SNR khi bù pha chính xác được tăng lên đáng kể so với bù pha theo truyền thống.
Lượng tăng này cũng lớn dần theo cự ly và đạt đến giá trị 0,536 dB đối với mục tiêu ở tọa độ
(125 m, 20 m).
Để tăng được giá trị SNR, giải pháp đề xuất thực hiện các phép tính thời gian giữ chậm phức
tạp hơn và tính đến hiệu ứng Doppler nên dẫn đến thời gian tính toán lớn hơn. Khi giảm kích
thước của một phần tử, số lượng máy thu trong mạng cần phải tăng lên để đáp ứng yêu cầu về
mức cánh sóng phụ [1]. Với việc tăng số lượng các phép tính thời gian giữ chậm, tính đến tần số
Doppler, tăng số lượng các máy thu, và tăng số lượng chu kỳ lặp, giải pháp đề xuất sẽ làm tăng
thời gian tính toán so với các xử lý truyền thống. Để so sánh thời gian này, chúng tôi sử dụng
một máy tính laptop có cấu hình core i5 - 7200U 2,5 GHz để mô phỏng và xác định được thời
gian tính phân bố pha cho mỗi điểm ảnh (pixel) trên phần mềm MATLAB 2015a cho 4 trường
hợp trên như bảng 4.
Từ bảng 4 ta thấy, giải pháp đề xuất làm tăng thời gian tính toán phân bố pha đáng kể so với
việc xử lý truyền thống sử dụng các phép tính xấp xỉ và số lượng máy thu, chu kỳ lặp nhỏ. Tuy
nhiên, giải pháp đề xuất không những mang lại hiệu quả cải thiện SNR mà còn có thể cải thiện
độ phân giải dọc theo lý thuyết [1 - 3]. Vì vậy, việc áp dụng giải pháp này có thể đồng thời làm
tăng chất lượng và độ phân giải của ảnh SAS. Để cải thiện thời gian tính toán, ta có thể sử dụng
các thiết bị có cấu hình cao hơn thiết bị của chúng tôi.
Bảng 4. Thời gian tính toán phân bố pha.
Vị trí của
mục tiêu
Hệ thống SAS 1 (d = 0,03 m) Hệ thống SAS 2 (d = 0,02 m)
Bù pha theo
truyền thống [10]
Bù pha
chính xác
Bù pha theo
truyền thống [10]
Bù pha
chính xác
(50 m, 8 m) 0,013 s 0,137 s 0,043 s 0,205 s
(125 m, 20 m) 0,014 s 0,229 s 0,056 s 0,441 s
5. KẾT LUẬN
Bài báo đề xuất một giải pháp cải thiện tỷ số tín hiệu/tạp cho SAS nhiều máy thu sử dụng tín
hiệu xung CW. Bằng cách bù pha chính xác kết hợp với giảm kích thước của các phần tử
thu/phát để tăng số lượng chu kỳ lặp khi xử lý tổng hợp mặt mở, giải pháp đề xuất có thể làm
tăng SNR một cách đáng kể so với xử lý truyền thống. Các kết quả mô phỏng minh chứng cho
hiệu quả của giải pháp đề xuất với các hình khác nhau của SAS và các vị trí của mục tiêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. N. Kolev, “Sonar Systems,” InTech, Croatia (2011), pp.3-25.
[2]. R. E. Hansen, “Synthetic Aperture Sonar Technology Review,” Marine Technology Society Journal,
Vol. 47, No. 5 (2013), pp. 117-127.
[3]. X. Zhang, C. Tan, and W. Ying, “An Imaging Algorithm for Multireceiver Synthetic Aperture
Sonar,” Remote Sens, Vol. 11, No. 6 (2019).
[4]. M. P. Hayes, and P. T. Gough, “Synthetic Aperture Sonar: A Review of Current Status,” IEEE J.
Oceanic Engineering, Vol. 34, No. 3 (2009), pp. 207-224.
[5]. S. A. V. Synnes, A. J. Hunter, R. E. Hansen, T. O. Sæbø, Hayden J. Callow, R. van Vossen, and A.
Austeng, “Wideband Synthetic Aperture Sonar Backprojection With Maximization of Wave Number
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
56 N. Đ. Tĩnh, , N. V. Trà, “Một giải pháp cải thiện sonar mặt mở tổng hợp nhiều máy thu.”
Domain Support,” IEEE Journal of Oceanic Engineering (2017), pp. 880-89.
[6]. R. E. Hansen, H. J. Callow, T. O. Sæbø, and S. A. V. Synnes, “Challenges in Seafloor Imaging and
Mapping With Synthetic Aperture Sonar,” IEEE Transactions on Geoscience and Remote Sensing, Vol.
49, Issue: 10 (2011), pp. 3677-3687.
[7]. Y. Pailhas, S. Dugelay, and C. Capus, “Impact of temporal Doppler on synthetic aperture sonar
imagery,” The Journal of the Acoustical Society of America, 143 (2018), pp. 318-329.
[8]. A. Bellettini, and M. A. Pinto. “Theoretical Accuracy of Synthetic Aperture Sonar Micronavigation
Using a Displaced Phase-Center Antenna,” IEEE J. Oceanic Engineering, Vol. 27, No. 4 (2002), pp.
780-789.
[9]. X. Zhang, J. Tang, and H. Zhong. Multireceiver Correction for the Chirp Scaling Algorithm in
Synthetic Aperture Sonar, IEEE J. Oceanic Engineering, Vol. 39 (2014), pp. 472-481.
[10]. X. Zhang, P. Yang, C. Tan, and W. Ying, “BP algorithm for the multireceiver SAS,” IET Radar Sonar
Navig., Vol. 13, Iss. 5 (2019), pp. 830-838.
[11]. N. D. Tinh, and T. D. Khanh, “A New Imaging Geometry Model for Determining Phase Distribution
in Multi-receiver Synthetic Aperture Sonar,” Proc. 2019 6th NAFOSTED Conference on Information
and Computer Science, Hanoi, Vietnam (2019), pp. 518-521.
[12]. N. Đ. Tĩnh, và T. Đ. Khánh, “Nghiên cứu giải pháp cải thiện chất lượng ảnh cho sonar mặt mở tổng
hợp nhiều máy thu,” Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật quân sự (chấp nhận đăng
trong số tháng 4/2021).
[13]. R. P Hodges. Underwater Acoustics, “Analysis Design and Performance of Sonar,” Wiley (2011),
pp. 76–77.
[14]. R. E. Hansen, T. O. Sæbø, H. J. Callow, and P. E. Hagen, “The SENSOTEK Synthetic Apertu