Một hướng dẫn nhỏ vềtư duy bình phẩm

SựKếThừa Theo ThứTự(Entailment) Một câu X dẫn đến Y nếu Y theo sau X một cách logic. Nói cách khác, nếu X là đúng thì Y cũng phải đúng, ví dụ: "30 người vừa mới chết trong các cuộc nổi loạn" dẫn đến "hơn 20 người đã chết trong các cuộc nổi loạn", nhưng không thểsuy ngược lại. (TQ hiệu đính: X --> Y khác với Y ==> X. Có X rồi mới có Y thì chưa chắc đồng nghĩa với có Y rồi mới có X). Nếu X dẫn đến Y và chúng ta tìm ra rằng Y sai thì chúng ta sẽkết luận rằng X cũng sai. Nhưng dĩnhiên, nếu X dẫn đến Y và chúng ta tìm ra rằng X sai thì không được suy ra rằng Y cũng sai.

pdf16 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một hướng dẫn nhỏ vềtư duy bình phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một Hướng Dẫn Nhỏ Về Tư Duy Bình Phẩm Joe Lau 6. Những Khái Niệm Logic Cơ Bản Tính Kiên Định (Consistency) Hai (hay nhiều hơn) những câu nói không kiên định với mỗi câu khác khi mà một cách logic không thể nào tất cả chúng đều đúng vào cùng một lúc. Ví dụ, "trái đất thì phẳng" và "trái đất hình cầu" là những câu nói không kiên định vì không có thứ gì mà có thể vừa phẳng và vừa hình cầu. Nói cách khác, nếu bạn có 2 câu nói mà cả hai đều đúng thì chúng chắc chắn không kiên định. Sự Kế Thừa Theo Thứ Tự (Entailment) Một câu X dẫn đến Y nếu Y theo sau X một cách logic. Nói cách khác, nếu X là đúng thì Y cũng phải đúng, ví dụ: "30 người vừa mới chết trong các cuộc nổi loạn" dẫn đến "hơn 20 người đã chết trong các cuộc nổi loạn", nhưng không thể suy ngược lại. (TQ hiệu đính: X --> Y khác với Y ==> X. Có X rồi mới có Y thì chưa chắc đồng nghĩa với có Y rồi mới có X). Nếu X dẫn đến Y và chúng ta tìm ra rằng Y sai thì chúng ta sẽ kết luận rằng X cũng sai. Nhưng dĩ nhiên, nếu X dẫn đến Y và chúng ta tìm ra rằng X sai thì không được suy ra rằng Y cũng sai. Nếu X dẫn đến Y nhưng Y không dẫn đến X, thì chúng ta nói rằng X là một yêu cầu mạnh hơn Y (hay "Y thì yếu hơn X"). Ví dụ, "tất cả những con chim thì có thể bay" mạnh hơn là "hầu hết những con chim thì có thể bay", mà câu này thì lại mạnh hơn câu "một số con chim thì có thể bay". Một yêu cầu mạnh hơn thì dĩ nhiên nó có thể dễ sai hơn. Để sử dụng một ví dụ tiêu biểu, giả sử chúng ta ca ngợi X nhưng không chắc rằng X có phải là tốt nhất hay không, chúng ta có thể sử dụng một yêu cầu yếu hơn "X là một trong những cái tốt nhất" hơn là sử dụng một yêu cầu mạnh hơn "X là tốt nhất". Vì vậy chúng ta cần không bị buộc tội là nói sai ngay cả khi nếu X có trở thành cái tốt nhất. (TQ hiệu đính: xem Lý Luận Kinh Tế căn bản, phần "nói khoát" -- có ít mà xít ra to). Tính Tương Đương Hợp Lý (Logical Equivalence) Nếu 2 câu nói dẫn đến một câu khác thì chúng tương đương với nhau một cách logic. Ví dụ, "mọi người bị bệnh" thì tương đương với "không ai không bệnh", và "đồ rẻ thì không tốt" thì thực sự tương đương với "đồ tốt thì không rẻ". Nếu 2 câu tương đương nhau một cách logic một cách cần thiết, chúng phải luôn có cùng một giá trị đúng. 7. Những Lý Lẽ (Arguments) Trong cách sử dụng thông thường, từ "lý lẽ" thì thuờng được dùng để nói đến một cuộc tranh luận gây cấn giữa 2 hay nhiều phe khác nhau. Nhưng trong logic và tư duy bình phẩm, từ này có ý nghĩa khác nhau. Ở đây, một lý lẽ được lấy là một danh sách của những lời nói, một trong những cái đó là phần Kết Luận và những cái khác là Tiền Đề hay Sự Giả Định của lý lẽ. Đưa ra một lý lẽ là cung cấp một tập hợp những tiền đề như là những lý do để chấp nhận kết quả. Khả năng xây dựng, nhận biết và đánh giá các lý lẽ là một phần cốt yếu của tư duy bình phẩm. Đây là một ví dụ của một lý lẽ ngắn cấu thành bởi 3 câu nói. Hai câu đầu là tiền đề, và câu cuối là kết luận: · Mọi con vịt có thể bơi · Donald là một con vịt · Donald có thể bơi Lý lẽ trong cuộc sống hiện thực thường không được thể hiện theo kiểu ngắn gọn như vậy, với những tiền đề và những kết luận đã trình bày một cách rõ ràng. Vậy chúng ta nhận ra chúng bằng cách nào" Không có nguyên tắc máy móc dễ dàng nào cả, và chúng ta thường phải dựa vào ngữ cảnh để mà quyết định cái nào là tiền đề và kết luận. Nhưng đôi khi công việc có thể được làm dễ dàng hơn bởi sự có mặt của những ám chỉ về tiên đề và kết luận nào đó. Ví dụ, nếu một người nói một câu, và thêm "điều này là do...", thì nó gần như có thể là cái mà câu đầu tiên được thể hiện như là một kết luận, được xác minh bởi những câu nói sau đó. Những từ như "sau tất cả", "giả sử" và "từ khi" thì cũng thường dùng để đặt trước những tiên đề, mặc dù rõ ràng là không ở trong trường hợp như "tôi đã ở đây từ buổi trưa". Các kết luận, nói cách khác, thì thường đặt trước bời từ như "do đó", "vì vậy", "nó là do". Tuy nhiên đôi khi thì những kết luận của một lý lẽ có thể không được viết ra một cách rõ ràng. Ví dụ nó có thể được thể hiện bởi một câu hỏi tu từ: · Làm sao bạn có thể tin rằng sự sửa đổi đó thì có thể chấp nhận được? Nó không công bằng cũng không hợp pháp! Chúng ta có thể xây dựng lại lý lẽ một cách rõ ràng như sau: · Sự sửa đổi thì không công bằng và nó cũng không hợp pháp. · Vì vậy, sự sửa đổi thì không thể chấp nhận được. Kỹ năng đọc tốt bao gồm khả năng xây dựng lại các lý lẽ mà nó được thể hiện một cách không mạch lạc, và kỹ năng viết và diễn đạt tốt bao gồm khả năng thể hiện những lý lẽ một cách có hệ thống và rõ ràng. 8. Giá Trị (Validity) Và Tính Hợp Lý (Soundness) Ý của một LÝ LẼ CÓ GIÁ TRỊ (Valid) là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong tư duy bình phẩm, vì vậy bạn nên chắc chắn rằng bạn hoàn toàn hiểu rõ chủ đề này. Một cách cơ bản, một lý lẽ có giá trị là cái mà khi các tiền đề dẫn đến kết luận. Nói cách khác, một lý lẽ có giá trị, một cách cần thiết, là trường hợp mà kết luận đúng nếu những tiền đề đều đúng.Vậy đây là một lý lẽ có giá trị: · Barbie thì đã trên 90 tuổi. Vì vậy Barbie trên 20 tuổi . Một cách hiển nhiên, nếu tiền đề đúng thì không thể nào mà kết luận lại sai. Vì vậy lý lẽ thực sự có giá trị. Chú ý rằng giá trị của lý lẽ không phụ thuộc vào việc tiền đề thực sự có đúng hay không. Ngay cả nếu Barbie thực sự chỉ 10 tuổi, lý lẽ cũng vẫn có giá trị. Sự giá trị (validity) chỉ yêu cầu rằng khi những tiền đề đúng thì kết luận cũng vậy. Nó tùy vào mối quan hệ logic giữa các tiền đề và kết luận. Nó không phụ thuộc vào việc nó thực sự sai hay đúng. Một lý lẽ có giá trị có thể có những tiền đề sai và một kết luận sai. Một lý lẽ có giá trị có thể có tiền đề sai nhưng có một kết luận đúng, như khi Barbie là trên 30 tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là một lý lẽ có giá trị. Nó không có giá trị: · Barbie thì trên 20 tuổi. Vì vậy Barbie thì trên 90 tuổi. Lý lẽ không có giá trị vì có thể là tiền đề đúng và kết luận thì sai, như khi Barbie thì 30 tuổi, hay 80 tuổi. Gọi cách phản chứng này là Ví Dụ Phản Chứng với lý lẽ. Một cách cơ bản, chúng ta đang định nghĩa rằng một lý lẽ có giá trị khi không có ví dụ phản chứng. Để làm tăng thêm kỹ năng của bạn trong việc đánh giá những lý lẽ, đó điều quan trọng mà bạn có thể khám phá và xây dựng là những ví dụ phản chứng. Có khả năng cung cấp những ví dụ ngược lại thì nó có thể giúp bạn thuyết phục những người khác rằng một lý lẽ nào đó là sai lầm. Chú ý rằng một lý lẽ không có giá trị có thể có những tiền đề đúng và một kết luận đúng. Lý lẽ không có giá trị trên là một ví dụ, nếu Barbie 99 tuổi. Nhớ rằng những tiền đề đúng và một kết luận đúng thì không đủ để có giá trị, bởi vì mối quan hệ logic giữa chúng thì thiếu. Chú ý rằng chúng ta đang phân biệt giữa đúng và có giá trị. Những câu (những tiền đề và kết luận) có thể là đúng hay sai, nhưng chúng không có giá trị hay vô giá trị. Những lý lẽ có thể là có giá trị hay không có giá trị, nhưng chúng sẽ không bao giờ được diễn tả là đúng hay sai. Sự Hợp Lý (Soundness) Cho một lý lẽ có giá trị, tất cả chúng ta biết rằng nếu những tiền đề là đúng, thì kết luận cũng vậy. Nhưng có giá trị không bảo đảm chúng là những tiền đề hay kết luận có đúng hay không. Nếu một lý lẽ có giá trị, và tất cả những tiền đề đúng thì nó được gọi là một lý lẽ Hợp Lý. Dĩ nhiên, theo sau một cái định nghĩa như vậy thì một lý lẽ hợp lý cũng phải có một kết luận đúng. Trong cuộc thảo luận, sẽ rất tốt nếu như chúng ta có thể cung cấp những lý lẽ hợp lý để ủng hộ một quan điểm. Những ý nghĩa này cho thấy rằng lý lẽ của chúng ta có giá trị, và những tiền đề đó tất cả đều đúng. Bất cứ ai mà không đồng ý sẽ phải chỉ ra rằng những tiền đề của chúng ta không đúng, hay lý lẽ thì không có giá trị, hoặc cả hai. Cách thức tiến hành một cuộc thảo luận hợp lý này là những cách chúng ta nên làm theo nếu chúng ta muốn cải thiện tư duy bình phẩm của chúng ta. Những Giả Định Ẩn Khi người ta đưa ra những lý lẽ mà đôi khi những giả định nào đó là hoàn toàn ngụ ý. Ví dụ: · Đồng tính là sai trái vì nó không tự nhiên. Lý lẽ này không có giá trị. Một số người đưa ra một lý lẽ như vậy thì có thể đoán chừng ở trong đầu một giả định ẩn rằng bất cứ cái gì không tự nhiên là sai. Trừ khi giả định này được cộng thêm thì lý lẽ trên mới có giá trị. Một khi điều này được chỉ ra, chúng ta có thể hỏi rằng nó có đúng hay không. Chúng ta có thể đưa ra ví dụ, rằng có rất nhiều thứ mà nó "không tự nhiên" nhưng thường thì không bị xem là sai trái (ví dụ: chơi game trên máy truyền hình, một ca mổ, phương pháp tránh thụ thai). Như ví dụ minh họa, chỉ ra được một giả định ẩn trong một lý lẽ có thể giúp chúng ta giải quyết lại hay làm sáng tỏ những vấn đề liên quan trong cuộc tranh luận. Trong cuộc sống hằng ngày, những lý lẽ chúng ta thường bắt gặp là những lý lẽ khi mà những giả định quan trọng không được nói thẳng. Nó là một phần quan trọng của tư duy bình phẩm mà chúng ta sẽ có thể nhận ra những giả định ẩn hay những giả định ngầm như vậy. Cái cách để làm điều này là nhìn xem sự giả định thêm nào để làm nó có giá trị. (TQ hiệu đính: để trở thành con người có tư duy bình phẩm tốt, chúng ta nên lắng nghe và tìm ra những giả định ngầm của người khác, và đồng thời xem xét coi các giả định ngầm đó đúng hay sai.) 9. Những Mẫu Lý Lẽ Có Giá Trị Một cách hiển nhiên những lý lẽ có giá trị thể hiện một vai trò rất quan trọng trong sự tranh luận, bởi vì nếu chúng ta bắt đầu với những giả định đúng, và chỉ sử dụng những lý lẽ có giá trị để thiết lập những kết luận mới, thì những kết luận của chúng ta cũng phải đúng. Nhưng làm cách nào chúng ta quyết định là một lý lẽ có giá trị hay không" Đây là chỗ để thể hiện hình thức logic. Bằng cách sử dụng những biểu tượng đặc biệt chúng ta có thể diễn tả những mẫu lý lẽ có giá trị, và trình bày rõ ràng những nguyên tắc để đánh giá giá trị của một lý lẽ. Chúng tôi giới thiệu một ít những mẫu lý lẽ có giá trị ở bên dưới. Bạn nên học để có thể nhận ra những mẫu đó và sử dụng chúng trong cuộc tranh luận. Modus ponens Xem xét những lý lẽ sau: · Nếu vật thể này được làm bằng đồng thì nó sẽ dẫn điện. Vật này thì được làm bằng đồng, vì vậy nó sẽ dẫn điện. · Nếu không có số nguyên lớn nhất thì 510511 không phải là số nguyên lớn nhất. Không có số nguyên nào lớn nhất. Vì vậy 510511 không phải là số nguyên lớn nhất. · Nếu Lâm là tín đồ đạo Phật thi anh ta sẽ không ăn thịt lợn. Lâm là một tính đồ đạo Phật. Vì vậy Lam sẽ không ăn thịt lợn. Ba lý lẽ này thì dĩ nhiên là có giá trị. Hơn nữa bạn có thể chú ý rằng chúng tương tự nhau. Điểm chung của chúng là có cùng một cấu trúc hay hình thức: · Nếu P thì Q. P. Do đó Q. Ở đây, ký tự P và Q được gọi là những ký tự câu. Chúng được sử dụng để coi như là tượng trưng cho một câu nói. Bằng cách thay thế P và Q với những câu thích hợp, chúng ta có thể đưa ra 3 lý lẽ có giá trị ban đầu. Điều này cho thấy 3 lý lẽ trên có cùng một cấu tạo. Cũng theo cấu tạo này thì những lý lẽ là có giá trị, để chúng ta có thể thấy được rằng bất cứ lý lẽ của cùng một cấu tạo là một lý lẽ có giá trị. Bởi vì mẫu lý lẽ đặc biệt này thì khá chung chung, nó được đặt 1 cái tên. Nó được biết như là MODUS PONENS. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn modus ponens với cấu tạo sau đây của lý lẽ, nó thì không có giá trị! · Xác nhận kết quả - Nếu P thì Q. Q. Do đó, P. Đưa ra những lý lẽ của cấu tạo này là một sai lầm - tạo ra một sai lầm cho cuộc tranh luận. Sai lầm đặc biệt này được biết khi xác nhận kết quả. · Nếu Jane sống ở London thì Jane sống ở Anh. Jane sống ở Anh (=Q). Vì vậy Jane sống ở London (=P). (TQ hiệu đính: Jane sống ở Anh, nhưng không phải ở thành phố London thì sao") · Nếu Bing đi mua sắm thì Daniel sẽ không được vui. Daniel thì không được vui. Vì vậy Bing đi mua sắm. Hy vọng bạn có thể bắt kịp những tình huống khi những tiền đề của những lý lẽ này là đúng nhưng những kết luận thì sai. Chúng sẽ cho thấy rằng những lý lẽ không có giá trị. Ở đây là một số những mẫu lý lẽ có giá trị khác: Modus Tollens · Nếu P thì Q. Không Q. Do đó, không P. Ở đây, "không-Q" đơn giản có nghĩa là phủ nhận Q. Vì vậy nếu Q là "Hôm nay thì nóng" thì "không-Q" có thể được sử dụng như là "không phải là trường hợp hôm nay trời nóng", hay "hôm nay không nóng." · Nếu Norah Jones sẽ tới Hồng Kông ngày hôm nay, báo chí sẽ báo cáo về điều này. Nhưng không có báo cáo nào như vậy ở trên báo, vì vậy Norah Jones sẽ không đến Hồng Kông ngày hôm nay. Nhưng hãy phân biệt Modus Tollens với mẫu lý lẽ sai sau đây: · Phủ nhận tiền đề - Nếu P thì Q, không-P. Do đó, không-Q. · Nếu Elsie có trình độ, cô ấy sẽ tìm được một việc làm tốt. Nhưng Elsie không có trình độ. Vì vậy cô ta sẽ không có được một việc làm tốt. (TQ hiệu đính: Elsie không có trình độ, nhưng cô ta may mắn có công việc tốt thì sao?) Suy Luận Giả Thuyết (Hypothetical Syllogism) · Nếu P thì Q, nếu Q thì R. Do đó, nếu P thì R. · Nếu Chúa tạo ra vũ trụ thì vũ trũ sẽ hoàn hảo. Nếu vũ trụ là hoàn hảo thì sẽ không có cái ác. Vậy nếu Chúa tạo ra vũ trụ thì sẽ không có cái ác. Suy Luận Phân Biệt (Disjunctive Syllogism) · P hay Q. Không-P. Do đó, Q; P hay Q, không-Q. Do đó, P. · Hoặc là chính phủ đưa ra những cải cách giáo dục mà có thể thấy được nhiều hơn nữa, hoặc những trường tốt sẽ chỉ là truờng tư nhân cho những học sinh giàu có. Chính phủ thì không dự định thực hiện cải tạo giáo dục trong những ngày gần đây. Vì vậy những trường tốt sẽ chỉ là những trường tư nhân cho những học sinh giàu có. Song Đề (Dilemma) · P hay Q. Nếu P thì R. Nếu Q thì S. Do đó, R hay S. Khi R thì tương tự như S, chúng ta có một cấu tạo đơn giản: P hay Q. Nếu P thì R. Nếu Q thì R. Do đó, R. · Chúng ta gia tăng thuế suất hoặc không. Nếu chúng ta tăng thuế suất, người dân sẽ không vui. Nếu chúng ta không tăng, người dân sẽ cũng không vui. (Bởi vì chính phủ sẽ không đủ tiền để cung cấp những dịch vụ công cộng.) Vì vậy dù thế nào thì người dân cũng không vui. Chứng Minh Bởi Reductio Ad Absurdum Tên Latin ở đây đơn giản có nghĩa là "suy luận ra điều vô lý". Nếu như bạn muốn chứng minh rằng một câu S nào đó là sai thì theo cách thức sau: · Đầu tiên giả sử rằng S đúng. · Từ sự giả định là nó đúng, chứng minh rằng nó sẽ dẫn đến bất trắc hay những yêu cầu khác mà nó sai hay vô lý. · Kết luận S phải là sai. Những bạn mà có thể phát hiện ra mối liên hệ một cách nhanh chóng thì có thể chú ý rằng điều này không phải là cái gì khác hơn mà chính là việc ứng dụng Modus Tollens. Ví dụ, giả sử người nào đó yêu cầu quyền được sống, thì chắc chắn là giết người trong bất cứ tình huống nào thì cũng là sai. Bây giờ giả sử rằng điều này là đúng. Thì chúng ta sẽ phải kết luận rằng giết người do tự vệ thì cũng sai. Nhưng chắc chắn điều này là đúng. Nếu ai đó đe dọa cuộc sống của bạn và chỉ có một cách để tự cứu mình là giết kẻ tấn công mình thì hầu hết người ta sẽ đồng ý rằng điều này có thể chấp nhận được, và nó như là một điều theo pháp luật. Vì yêu cầu ban đầu dẫn đến một kết quả không thể chấp nhận được nên chúng ta sẽ kết luận rằng quyền được sống không phải là tuyệt đối. Những Mẫu Khác Dĩ nhiên là có những mẫu lý lẽ có giá trị suy luận khác. Một số thì quá rõ ràng để mà đề cập tới, ví dụ: · P và Q. Do đó Q. Có thể hiểu rằng bạn có thể không nhớ tên của những cái mẫu này. Điều quan trọng là bạn có thể nhận ra những mẫu lý lẽ này khi bạn tình cờ bắt gặp chúng trong cuộc sống hằng ngày, và bạn có thể xây dựng các ví dụ của những mẫu này. 10. Quan Hệ Nhân Quả "Người ta không nên nhầm lẫn giữa sự tương quan và quan hệ nhân quả", đây là một lời khuyên rất quan trọng của quan hệ nhân quả mà chúng ta phải nhớ. Giả sử những sự kiện A thì liên quan trực tiếp với những sự kiện B. Một sai lầm chung trong nguyên nhân tranh luận là nhảy vọt đến kết luận rằng A là do B. Điều này sẽ là một kết luận hấp tấp bởi vì có những sự giải thích có thể khác mà nó bị bác bỏ từ đầu: Trật Tự Nhân Quả Bị Đảo Ngược Giả sử chúng ta tìm thấy rằng ai mà sử dụng sổ điện tử và sổ địa chỉ điện toán có khuynh hướng là trí nhớ họ kém hơn. Tự nhiên chúng ta nghĩ rằng giảm trí nhớ là do quá dựa dẫm vào những dịch vụ điện toán. Nhưng nó có thể là một cách khác. Có lẽ có một sự tương quan như vậy là do ai mà không có trí nhớ tốt (do di truyền hay những nguyên nhân khác) thì có thể dựa dẫm vào những dịch vụ như thế nhiều hơn. Những Sự Kiện Liên Quan Có Chung Một Nguyên Nhân Giả sử một nghiên cứu cho thấy rằng những cặp kết hôn có quan hệ tình dục nhiều hơn thì có thể là ít ly hôn hơn. Có phải một người quan hệ tình dục nhiều hơn thì sẽ tránh được việc ly hôn không? Trước khi đưa ra một kết luận như vậy, chúng ta phải xem xét khả năng là có thể có một nguyên nhân chung bên dưới những sự kiện liên quan. Trong trường hợp đặc biệt này, lý do cho sự tượng quan có lẽ là nếu 2 người yêu thương lẫn nhau, họ có quan hệ nhiều hơn và ít có thể tách rời nhau. Vì vậy tình yêu là nguyên nhân chung đằng sau những sự kiện liên quan. Một cách đơn giản thì quan hệ tình dục nhiều hơn vẫn có thể dẫn đến ly hôn. Nó có thể có hiệu quả ngược lại. Sự Tương Quan Là Một Sự Trùng Hợp Ngẫu Nhiên Một sự tương quan cung cấp bằng chứng cho mối quan hệ nhân quả chỉ khi sự tương quan mạnh và có thể quan sát được nhiều lần. Chỉ vì tôi mất vật gì đó 2 lần vào một ngày thứ sáu xui xẻo không thể chứng thực rằng là có ma quỷ. Một cách tương tự, một người đàn ông hết bị bệnh đầy bụng mỗi lần anh ta uống một viên thuốc Trung Quốc nào đó sẽ không đưa tới kết luận rằng thuốc làm cho anh ta cảm thấy tốt hơn. Có lẽ chứng đầy bụng của anh ta không liên quan nhiều và chúng sẽ hết nhanh chóng cho dù anh ta có làm gì đi nữa. Vì vậy anh ta thấy có vẻ tốt hơn chỉ là một sự ngẫu nhiên và thuốc không cung cấp bất kỳ lợi ích nào cả. Để thấy thuốc thật sự có hiệu quả hay không, người đàn ông nên quan sát xem điều gì sẽ xảy ra nếu anh ta không uống thuốc, và khi thay đổi số lượng thuốc có thể có những hiệu quả khác nhau hay không. 11. Giá Trị Đạo Đức Đạo đức nói về một cái gì đó là sai hay đúng,và cái gì thì nên hay không nên làm, và chúng ta có thể có những quyền lợi và trách nhiệm gì. Đạo đức vạch ra những tiêu chuẩn như vậy và không phải là một sự miêu tả hoàn toàn. Những câu miêu tả diễn tả những sự kiện mà không có bất kỳ sự đánh giá giá trị nào. "Mũi của bạn thì dài hơn tai của bạn" là một câu miêu tả. Không có sự đánh giá giá trị nào liên quan hết vì câu nói đó không đề cập đến tốt hay xấu. Trái lại, những câu sau là những điều được tiêu chuẩn hóa: · Một xã hội dân chủ sẽ không đưa ra những luật không công bằng. · Nạo thai được cho phép trong những tình huống nào đó. · Chúng ta không nên phân biệt những người đồng tính. Chú ý rằng các câu miêu tả những niềm tin về đạo đức của bản thân thì không vạch ra những tiêu chuẩn. Câu "Peter nghĩ rằng nạo thai là sai" là một câu miêu tả về một trong những niềm tin của Peter. Không có sự đánh giá về việc Peter đúng hay sai vì đây không phải là một tiêu chuẩn. Cho rằng những câu miêu tả không liên quan đến bất kỳ sự đánh giá đạo đức nào, chúng ta nên cẩn thận những lý lẽ mà nó dựa vào những giả định miêu tả để đưa ra một kết luận được tiêu chuẩn hóa. Ví dụ, lý luận rằng sinh sản bằng dòng vô tính (cloning) là sai bởi vì nó không tự nhiên. Cái được tính như là không tự nhiên thì Mơ Hồ, nhưng nếu nó là một vấn đề về việc nào đó xảy ra trong môi trường một cách có tự nhiên hay không thì vế mà việc đó có tự nhiên hay không là một vế miêu tả, và chúng không có một kết quả được tiêu chuẩn hóa. Điều này có thể đúng, chỉ khi những giả định được tiêu chuẩn hóa như là "những thứ không tự nhiên là sai" được thêm vào. Một cách tương tự, nhiều người thường chứng tỏ rằng chúng ta nên ích kỷ hay những động vật có thể được dùng làm thức ăn bởi vì đây là những chuyện tự nhiên, hay "sư tồn tại củ
Tài liệu liên quan