Một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu tang ma các tộc người

Tóm tắt Từ xưa đến nay, các nghiên cứu đã công bố đều tiếp cận tang ma theo trình tự các nghi thức của tang lễ: Quan niệm hồn vía /thể xác, sống/chết; thông báo có người chết; mời thày cúng (mo, tào,.); khâm liệm người quá cố; cúng dẫn đường,.; đưa ma; mai táng, đắp mộ, dựng nhà mồ,. Tiếp cận theo cách này không chú ý đến mục đích, chức năng của việc làm ma; ít đề cập tới tín ngưỡng liên quan và các nghi thức liên quan. Hiện nay, có một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu tang ma các tộc người là tiếp cận từ mục đích, nguyên tắc. của việc làm ma: Thông qua các nghi thức cúng tế, làm phép, bùa yểm,. người sống làm các thủ tục (bắt buộc), tạo điều kiện cho ma người chết chuyển sang thế giới ma và sau đó đầu thai làm kiếp người mới. Trên cơ sở mục đích bao trùm này, thông qua các nghi thức, ma chay phải thực hiện các mục tiêu cụ thể: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để ma đầu thai làm kiếp người mới; bảo vệ vía con cháu, những người tham gia đám ma, tránh chết trùng,.; ma mới cảm ơn vì được người sống đã làm ma cho họ.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu tang ma các tộc người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5Số 23 - Tháng 3 - 2018 VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU TANG MA CÁC TỘC NGƯỜI TRẦN BÌNH Tóm tắt Từ xưa đến nay, các nghiên cứu đã công bố đều tiếp cận tang ma theo trình tự các nghi thức của tang lễ: Quan niệm hồn vía /thể xác, sống/chết; thông báo có người chết; mời thày cúng (mo, tào,...); khâm liệm người quá cố; cúng dẫn đường,...; đưa ma; mai táng, đắp mộ, dựng nhà mồ,... Tiếp cận theo cách này không chú ý đến mục đích, chức năng của việc làm ma; ít đề cập tới tín ngưỡng liên quan và các nghi thức liên quan. Hiện nay, có một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu tang ma các tộc người là tiếp cận từ mục đích, nguyên tắc... của việc làm ma: Thông qua các nghi thức cúng tế, làm phép, bùa yểm,... người sống làm các thủ tục (bắt buộc), tạo điều kiện cho ma người chết chuyển sang thế giới ma và sau đó đầu thai làm kiếp người mới. Trên cơ sở mục đích bao trùm này, thông qua các nghi thức, ma chay phải thực hiện các mục tiêu cụ thể: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để ma đầu thai làm kiếp người mới; bảo vệ vía con cháu, những người tham gia đám ma, tránh chết trùng,...; ma mới cảm ơn vì được người sống đã làm ma cho họ. Từ khóa: Tang ma, mo tang, nhà mồ, chết trùng, người quá cố, tộc người thiểu số... Abstract So far, the published researches have approached funerals according to the funeral rituals: conception of the soul/body and life/death; death announcements; inviting shaman (mo, tao, ...); enshrouding and encoffining the death; worshipping to “pave the way” to the cemetery, taking the death to the cemetery, burying the death, tomb building, etc., However, little attention has been paid to the purposes and functions of funerals and the related belief and rituals if approaching this way. At present, there is a new approach in studying of the funeral is the approach from the purposes, principles ... of funerals: Through such rituals as worshipping, blessing, enchanting and others as condition for the death to move to another world and then reincarnate into a new life. On that basis, rituals in funeral must be carried out for concrete objectives: to make it sufficent for the death to reincarnate; to protect spirit of the relatives and people participarting the funeral, to avoid possible coincident death, and to make it possible for the death to thank those who organize the funeral. Keywords: Funerals, tombs, dead house, coincident dead, deceased people/death, ethnic minorities... 1. Tiếp cận truyền thống Phần lớn các nghiên cứu đã công bố đều tiếp cận ma chay của các tộc người thiểu số theo trình tự các nghi thức của tang lễ: Quan niệm hồn vía/thể xác, sống/chết; thông báo có người chết; mời thày cúng (mo, tào,...); khâm liệm người quá cố; cúng dẫn đường,...; đưa ma; mai táng, đắp mộ, dựng nhà mồ...; đưa cơm, mời về làm ma tổ tiên (ma nhà);... Mục đích làm ma, theo Mạnh Tử: Dưỡng sinh tang tử vô hám vương đạo chi thủy giả (Đạo trị thiên hạ cần nhất là khiến dân nuôi dưỡng người sống và tang ma cho người chết, không có điều gì hối hận). Theo X.A. Tocarev: Ma chay Số 23 - Tháng 3 - 20186 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA là khái niệm dùng để biểu thị toàn bộ các nghi lễ tôn giáo liên quan đến người chết và tín ngưỡng gắn liền với nó (27). Thực tế kết quả nghiên cứu tang ma ở các tộc người cho thấy hầu như các nghiên cứu đều đề cập đến quan niệm: con người có thể xác/hồn vía. Đây là hai thực thể độc lập, nhưng lại không thể tách rời nhau, tồn tại thống nhất trong một con người cụ thể: đó là sự sống. Khi chúng lìa nhau, không thống nhất, con người sẽ chết. Đó là nguyên nhân của sự chết. Trong một số nghiên cứu, cái chết được lý giải: - Người chết đi là sang thế giới của ma. Họ vẫn có mọi nhu cầu như người đang sống, nên trước khi chôn cất phải cử hành nhiều nghi lễ phức tạp (26, tr. 213). - Ở người Tày, “hệt phi” là tiễn đưa linh hồn người quá cố sang thế giới bên kia và chuẩn bị cho họ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Làm ma là rửa tội mà lúc sinh thời người quá cố phạm phải, giúp họ sống an nhàn, no đủ, sung túc,... ở thế giới ma. Vì thế, ma chay thường tổ chức linh đình, kéo dài nhiều ngày (28, tr. 286). - Người Dao quan niệm, người chết là vĩnh biệt những người thân thích, lìa khỏi trần gian sang với tổ tiên ở thế giới khác, cũng không khác gì ở thế giới trần gian. Vì thế, phải làm ma (10, tr.240). - Trên cơ sở quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và thể xác, tang ma của người Dao Tiền ở Ba Bể (Bắc Cạn) phải được tiến hành hai nghi lễ: Chôn cất xác chết (piuốp ca nai tải) và đưa người chết về với tổ tiên (piuốp miến) (24, tr. 250). - Theo người Si La, vũ trụ có 3 tầng. Người chết đi, hồn vía (lá tù) không ở tầng nào trong số đó và không đề cập tới tại sao phải làm ma, mục đích của việc làm ma (5, tr. 195). - Người Mảng tin rằng người chết đi hồn/vía sẽ tồn tại và sinh sống ở Mường Trời và được thần thánh chăm sóc, nên khi chết đi phải làm ma (chi plị). Người chết đi bắt buộc phải là người đã xăm miệng. Vì thế ai chết mà chưa xăm miệng, phải dùng than củi vẽ quanh miệng, vờ làm hình xăm (20, tr. 107). - Các dân tộc nhóm Hà Nhì – Lô Lô tin rằng người chết sau khi chôn cất sẽ sống lại dưới nhiều hình thức khác nhau, phổ biến là biến thành các con vật (gia súc hay muông thú) gây họa cho người. Vì thế, người ta phải tìm mọi cách tránh sự tái sinh này (15, tr. 188). - Theo quan niệm của người Ba Na, người chết đi linh hồn sẽ biến thành ma (cháh), sống với ma tổ tiên. Chưa làm ma, hồn người chết vẫn ở bên xác, nên phải làm ma (8, tr. 201-202). - Người Mường quan niệm chết là kết thúc một đời người, là sự vĩnh viễn ra đi không bao giờ gặp lại, là đem lại sự mất thăng bằng tới một nhóm gia đình do sự mất đi của một thành viên... Khi còn sống với nhau, đạo lý làm người của người Mường đã chỉ ra rằng nên đối xử tốt đẹp với nhau, thì khi chết đi đạo lý ấy cũng khuyên người sống phải chăm lo tận tình, nghĩa tử là nghĩa tận. Đó là trách nhiệm, bổn phận, đồng thời cũng thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người thông qua tang lễ (20, tr.107). - Đối với người Tày Mường, cái chết là sự khép lại một chu kỳ sống của con người, và chuyển sang sống ở một thế giới khác sung sướng hơn. Để linh hồn về được với thế giới tốt đẹp đó, cần phải có sự tiễn đưa và dẫn đường (làm ma) (9, tr. 212-213). - Chịu ảnh hưởng Phật giáo, người Khmer Nam Bộ quan niệm chết chưa phải là chấm dứt cuộc sống mà tiếp tục sống ở một thế giới khác bằng linh hồn bất diệt. Vì thế họ làm ma cho người chết với nhiều lễ tiết phức tạp (4, tr. 96-97). - Với người Gia Rai, Ba Na: Chết là sự tái sinh sang thế giới khác, sống ở một dạng khác. Ở thế giới bên kia, ngày là đêm, đêm là ngày, đẹp là xấu, cùn là sắc, ngược là thuận,... Người chết vẫn là người nhưng chỉ như cái bóng không có thân xác, vật chất như người sống, sống cuộc sống như người sống, nhưng ở dạng ma... (7, tr. 111-112). Sau khi lý giải việc vì sao phải làm ma cho người chết, các nghiên cứu mang tính chuyên đề đều mô tả đám ma theo trình tự các nghi thức. Trình tự đó thường như sau: Thông báo có người chết; mời thày cúng (mo, tào,...); khâm liệm người quá cố; làm quan tài; chọn đất, đào huyệt; cúng dẫn đường,...; đưa ma; mai táng, đắp mộ, dựng nhà mồ,...; đưa cơm, mời về làm ma tổ tiên; bỏ mả,... 7Số 23 - Tháng 3 - 2018 VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Một số nghiên cứu về tang ma của người Hmông, người Tày, người Nùng,... cơ bản cũng đều tiếp cận theo theo trình tự đó, bởi các tộc người này có những đặc thù riêng về tang ma, nên các nghiên cứu có thể thêm, hoặc bớt một số nghi thức. Trình tự tiếp cận như sau: * Trình tự các nghi thức tang ma của người Hmông: Mời thày cúng (Triz muav); đi mời trống; đi mời thầy khèn và kèn; đi mời tổng quản (trung ca); đi mời người nấu cơm; đi mời chủ trì đám (Zhua Zha); đi mời bên họ ngoại; cúng tế dẫn hồn người chết đi về với tổ tiên; nghi thức thổi khèn, treo trống; đưa quan tài vào nhà; khâm liệm; cho người chết ăn; đón khách đến phúng viếng; cúng tế đuổi ma Hán (Trươs tros); cúng tế vật hiến sinh; cúng đưa áo quan ra bãi rộng ngoài nhà (zhưv ztrax); cúng thu vía người sống (lăn trứng); cúng gói cơm trưa cho người chết; cúng tiễn biệt hồn người chết; cúng gọi và thu vía người tham gia đưa ma; hạ huyệt, mai táng, đắp mộ (18). * Trình tự các nghi thức trong đám ma người Tày: Đón thầy tào; khâm liệm (lồng phượn, lâm khốc); rửa mặt (dào nả); nhập quan (khẩu mạy); cúng cơm (pjầu ngài); phát tang (phát háo); cúng tế mở đường (khay tàng); cúng tế ba ngày (tam tian); cúng phá ngục (xiên đàn phả ngục); cúng xem phần mộ (tỵ huyệt); cúng tổ tiên (khao chỏ); tế ngựa bên ngoại; tế cây tiền (co xuông)/các con gái cúng bố/mẹ; tế mai hoa chi, thạch sơn/cháu gái, con nuôi cúng; tế đại trường (đại đăng đại tế); cúng tế hồi đăng; tế dọn đường cho ma đi (cải câu); cúng tế dẫn ma về cõi trời (mừa phạ); cúng tế xuất tang (Óc phi); cúng giao nhà táng (rườn bao); cúng hạ huyệt; tạ ơn bản làng,... (14). * Trình tự nghi thức trong đám ma nhóm Dao Quần Chẹt: Cúng rửa mặt, mặc quần áo mới; báo tang (đống pà xóa mìn sinh say), mời thầy cúng; làm quan tài (quyền dòi); cúng nhập quan (tắp pịa quya nòi); cúng dẫn đường cho ma mới (chẩu chê com); cúng chia tài sản cho người chết (pưm nền miền); đưa ma (pưm ken tậy); mai táng (phủng mình thảu chinh); lập bàn thờ; cúng cơm cho ma mới (sểng duấn đăm chúa hắng); cúng cấp đất cho ma mới (pua chảng sâu); làm chay (chảu chê lẳm); cúng treo tranh, lập đàn cúng; cúng phát tang, lập ban thờ, cúng cơm; Khoi tàn (do thầy khoi tàn cúng); cúng rửa tội, minh oan (poong sim sẹ đút); chia tài sản cho người chết (pưm nền miền); cúng đưa người chết lên thiên đàng (phào tằm tồng); cúng báo tổ tiên,... (11). * Trình tự nghi thức tang lễ của người Xinh Mun (Puộc Dạ): Bắn súng (con gò giắc ống pềnh); khâm liệm cho người chết (sắt xống, tà bắc gàng); nhuộm răng đen/nếu là đàn ông (xào tắp); phá ban thờ ma nhà (xướch xưl giềng); phát tang (khát lóp luốc); đi báo tang (du thằn); cúng trâu, lợn cho người chết (chình cà choòng); đưa ma (giắc dù ùng), mai táng; dựng nhà mồ (giềng hà miền); thu vía của những người đi đưa ma về nhà,... (22, tr. 47-48). * Trình tự nghi thức đám tang người Chăm Bani): Tắm rửa cho người chết; thày Char tế làm phép cho người chết uống nước; đưa tử thi ra ngoài sân, tắm lại ở buồng tắm mới; mặc quần áo mới cho người chết; đặt xác lên giàn, bó vải; đưa xác lên đòn, khiêng đi mai táng; các thầy cầu kinh dẫn hồn ra nghĩa địa (4 thầy ngồi trên đòn khiêng); mai táng (tay phải gối vào gáy, tay trái đặt úp sát miệng; không có quan tài); cúng tế rửa tội,... (2, tr.235-237). Đối với các luận văn, luận án, sau khi mô tả các nghi thức của đám tang theo một trình tự, các tác giả thường dành một chương bàn về những biến đổi của tập quán tang ma và nêu các giải pháp công tác, liên quan đến tang ma. Rất ít có các lý giải, phân tích về cơ sở xuất hiện, tồn tại của các nghi thức, hành vi được thực hiện trong đám tang. Kể cả các hành vi cúng tế của thầy mo, thầy tào và của con cháu thực hiện khi chịu tang ông bà, bố mẹ,... Nói cách khác, các tác giả ít quan tâm đến nguồn gốc, mục đích của các nghi thức và hành vi được thực hiện trong đám tang. Mục đích của việc làm ma chỉ được giải thích chung chung, thường không được lý giải trên một cơ sở tín ngưỡng, hoặc khẳng định nguồn gốc tín ngưỡng rõ ràng,... trong nhiều nghiên cứu. Với tiếp cận như trên, sẽ rất khó khăn cho việc tìm hiểu: Tại sao phải làm ma cho người Số 23 - Tháng 3 - 20188 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA chết; tín ngưỡng liên quan đến làm ma cho người chết của các tộc người là gì, khác nhau như thế nào; trong ma chay có các nguyên tắc bất di, bất dịch nào bắt buộc phải tuân thủ hay không; bản sắc tộc người thể hiện trong tang ma như thế nào. Vì thế chúng tôi thử nghiệm cách tiếp cận sau đây. 2. Một hướng tiếp cận thử nghiệm Đây là cách tiếp cận từ mục đích, nguyên tắc của việc làm ma. Theo chúng tôi, ngoài các yếu tố tâm lý, tình cảm, nghĩa tình,... của con cháu, người sống đối với người chết, mục đích chính của việc làm ma là: Thông qua các nghi thức cúng tế, làm phép, bùa yểm,... người sống làm các thủ tục (bắt buộc), tạo điều kiện cho ma người chết chuyển sang thế giới ma và đích là đầu thai làm kiếp người mới. Trên cơ sở mục đích bao trùm này, thông qua các nghi thức, ma chay phải thực hiện các mục tiêu: (1). Hỗ trợ bằng được ma mới đầu thai làm kiếp người mới (Bảo vệ ma mới, không cho quỷ bắt, dẫn ma mới trình báo tổ tiên, trả nợ chuộc tội, trình báo các cửa thánh thần, hướng dẫn cách đầu thai). (2). Bảo vệ vía con cháu, người sống, người tham gia đám ma, tránh chết trùng,... (3). Ma người chết phải được cảm ơn người sống đã làm ma, tạo điều kiện cho họ có đủ điều kiện cần thiết để đầu thai làm kiếp người mới. Có thể tạm minh họa việc thực hiện các mục tiêu, thông qua các nghi thức trong việc làm ma của một số tộc người. 2.1. Hỗ trợ bằng được để ma mới đầu thai kiếp người mới * Bảo vệ ma mới không cho quỷ bắt Các tộc người đều cho rằng, con người khi sống trên trần thế, không thể không vô tình hay hữu ý phạm phải tội lỗi, nên khi vừa chết thì quỉ tới bắt ngay (nhất là các tộc người chịu ảnh hưởng Đạo giáo). Để cho ma mới được đầu thai kiếp người mới, trước tiên, các tộc người đều thực hiện các nghi thức bảo vệ bằng được ma mới, không cho quỷ bắt. - Người Hmông ở Kỳ Sơn (Nghệ An) bắn súng và thổi tù và ngay sau khi nguời chết tắt thở (17, tr. 153). - Người Hmông Đen ở Sa Pa bắn súng khi người chết vừa tắt thở. Nếu người chết già thì bắn 9 phát, người chết còn trẻ bắn 3 phát (12). - Từ cổ xưa, khi người thân tắt thở, trước tiên con trai người Hmông ở Phan Thanh bắn ba phát súng kíp để đuổi quỷ dữ, bảo vệ ma vừa chết. Tiếng súng đó đã ăn sâu vào tâm thức người Hmông, nên đó cũng là tín hiệu thông báo đến cả cộng đồng (19, tr. 39). Rất nhiều tộc người, trong đó điển hình là người Hmông, Dao, Sán Dìu, Nùng,... thực hiện nghi thức tế đuổi quỷ (tua ke mùa) ngay khi thày cúng tới. Với người Hmông ở Phan Thanh (Bảo Lạc, Cao Bằng), nghi thức tế đuổi quỷ được thực hiện hàng ngày trong thời gian quàn linh cữu ở trong nhà. Mỗi ngày tế 3 lần: sáng, chiều, đêm. Khi tế, con cháu cầm gậy gộc, dao,... chạy 7 hoặc 9 vòng quanh nhà; thầy tào và 2 thợ khèn hành lễ, con cháu, anh em chạy đàn (19, tr. 39). Có thể dẫn ra được nhiều đề cập tới việc bắn súng báo hiệu khi có người chết. Nhưng các đề cập ấy đều cho rằng bắn súng chỉ để loan tin có người chết. Thực ra đó chỉ là hệ quả thứ yếu, đích chính của nghi thức này là đuổi quỷ bảo vệ ma mới chết, khi thầy cúng chưa tới. Có nhiều trường hợp, nhiều tộc người không bắn súng mà thổi tù và, đập phá gây tiếng động mạnh trong nhà, kể cả đập mạnh vào ban thờ, vào bếp cũng là để đuối quỷ, bảo vệ ma mới. Thực tế, ngoài việc bắn súng đuổi quỷ bảo vệ ma mới, dùng tiếng động mạnh, tiếng nổ,... để đuổi ma quỷ là tín ngưỡng của rất nhiều cộng đồng ở Trung Hoa, Đông Á và Đông Nam Á: Tục gõ nồi, nong nia, thúng mủng,... khi có nhật thực; tục đốt pháo khi làm lễ trừ tịch (cúng Giao thừa); khi đón dâu vào nhà chồng; khi đưa ma ra khỏi nhà và trên đường đưa ma,... (Choang ở Trung Hoa) (23, tr. 53). Bảo vệ ma mới chết, cũng được thực hiện thông qua nghi thức, cho tiền chinh vào mồm người vừa chết. Khi chưa có thầy cúng bảo vệ, con cháu phải cho người chết ngậm tiền. Nếu quỷ đến bắt, tra khảo, người chết mở miệng ra nói, quỷ nhìn thấy kim loại trong miệng người chết, sẽ bỏ chạy (24, tr. 221). Nhiều nghiên cứu khi đề cập tới nghi thức này chỉ giải thích là để người chết có tiền đi đường. 9Số 23 - Tháng 3 - 2018 VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Nhiều tộc người, ngoài việc cho tiền chinh vào miệng còn giắt liềm, hái, dao vào thắt lưng người vừa chết. Cũng nhiều tộc người có nghi thức: con trưởng đeo dao hoặc vác dao đứng túc trực bên linh cữu bố mẹ khi họ vừa qua đời. Một số tộc người còn thực hiện nghi thức treo dao ngay trên phía đầu người vừa chết. - Theo tập quán của các nhóm Hmông, ngoài các nghi thức bảo vệ ma mới, họ còn thực hiện nghi thức tế đuổi quỷ, ma Hán, bảo vệ ma mới (12, tr. 157). - Một thày cúng cho biết: Vào tế, thầy tào khấn báo ma mới: anh em chúng tôi đang chuẩn bị đi đuổi quỷ, đuổi tà, ông (bà) hãy đi theo chúng tôi. Đi sau thầy tào là hai người thổi khèn (tào khèn) có nhiệm vụ thổi bài khèn đuổi ma; con cháu và anh em cầm vũ khí làm động tác đuổi tà, đuổi quỷ. Tế đuổi quỷ được thực hiện trong suốt quá trình làm ma cho đến khi đắp xong mộ cho người quá cố1. Đuổi quỷ, bảo vệ ma mới còn được thầy cúng thực hiện trong các nghi thức nhập quan, hạ huyệt. Trong các nghi thức đó, thầy cúng dùng cành lá tươi có gai xua đuổi trong áo quan, dưới huyệt trước khi cho linh cữu nhập quan và trước khi hạ quan tài xuống huyệt (21, tr. 78). Bảo vệ hồn vía của ma mới còn được thực hiện trong nghi thức: Dùng sợi vải tết lại buộc hai ngón chân cái và hai ngòn tay cái của người vừa chết. Một số tộc người hiện vẫn thực hiện nghi thức bó người chết bằng võng gai. Khi mai táng xong xuôi lấy võng gai vắt trên vách nhà mồ (người Thổ). Khi người quá cố vừa tắt thở, sau khi làm thủ tục rửa mặt, thay quần áo thì cho người chết vào quan tài (cũi/trong) hình mắt cáo, làm bằng tre. Các nghi thức đó nhằm bảo vệ ma mới, ngăn không cho quỉ đến bắt. Khi thầy cúng tới sẽ thực hiện nghi thức giam ma mới vào ngục để bảo vệ không cho quỷ bắt. Nghi thức này có ở nhiều tộc người: Hmông, Dao, Sán Dìu, Tày, Nùng, Sán Chay (Cao Lan), Táy Khao (Thái Trắng),...(6, tr. 363) (21, tr. 69) (16, tr.54)... Khi đã xin được ấn kiếm, ma thuật, âm binh về, thầy sẽ làm nghi thức phá ngục, bảo vệ ma mới và dẫn đi làm các thủ tục ở ba tầng vũ trụ, do thày cúng đảm nhiệm...2 * Dẫn ma mới đi làm thủ tục ở 3 tầng vũ trụ Mục đích này được thực hiện thông qua các nghi thức tế lễ, mo dẫn đường,... trong tập quán làm ma của các tộc người. Theo tín ngưỡng của họ, thầy cúng là người đặc biệt, có khả năng đánh đuổi ma quỷ, bảo vệ ma mới, biết đường dẫn ma mới đi và giúp ma mới thực hiện các thủ tục rửa tội lỗi, trả nợ, hầu kiện, trình báo và xin phép các thế lực siêu nhiên, dặn dò ma mới cách sinh sống ở thế giới ma, chuẩn bị và thực hiện các nghi thức đầu thai làm kiếp người mới. Điều này thể hiện trong mo tang của các tộc người. + Người Mường (Mo Đường lên trời): (1). Sắm sửa ra đi: Đẻ gà: Sự tích con gà; Dặn con: Mua sắm, cúng tế, làm cỗ cảm ơn; Tiếng đồn Mường Trời; Bảo con sắm sửa ra đi: sắm sửa đồ đạc, tiền của,... ma mới đi; Dọn đồ con khang (người sang); Dọn đồ kẻ khó... (2). Ra đường: Dẫn hồn ra đường; Mượn thuyền xuôi thác Bờ; Xuôi sông Bờ; Thăm đình bến Tăl; Thăm chợ bến tăl; Từ bến Tăl đi; Lối vào chạu-rẹ; Gửi gà vàng lịt-vàng là; Lên Thanh Đồng; Thăm đình Chung Blơi... (3). Mở cổng vào Mường Trời: Mường Cul Thai-tả Thổng (cổng Trời); Bà Ngửi; Ông Tín Dín săn muông; Ông Miùn Ciù-Mành Cành (ông nghèo khổ); Bà Theng Mư/mụ (chợ Tồng Thì – Vi Thai);Chạu Rẹ-Thè Mu (Mường Chạu Rẹ-Thè Mu); Tạng Kha Tạng Khuôc, Lang tả chín tồng; Mượn thuyền qua sông Lang, bến Loỏng; Cầu kỳ Liêm La; Keo Reng (thăm sống Tùng, s.Tuộng, s. Khàng); Bắt kem nhỏ; Bắt Kem lớn; Sắm lễ lên hầu kiện; Muông thú lên kiện; Chuôc số; Ném còn; Kéo co; Xin tuông; Bán bông; Mường Lu Ly - Lu Lít... (4). Mở cổng trời về trần gian: Trở về trần gian; Nhòm kho tối kho sáng; Qua sông ly đò láng; Trả đồ Theng Mư; Xin đuốc vào chùa hàng Pịp; Mở cổng trời đi xuống; Xuống trần gian,...(1) Đối với các đám tang thường dân, việc tế lễ dẫn đường