Tóm tắt
Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hóa, văn minh lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch
sử, vùng đất này đã bồi tụ những trầm tích văn hóa độc đáo, phong phú, góp phần tạo nên bản sắc,
truyền thống văn hóa dân tộc. Ngày nay, trước những tác động từ bối cảnh trong và ngoài nước, nhất
là công cuộc xây dựng nông thôn mới, vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng đã có những biến chuyển
mạnh mẽ. Nhìn nhận những đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân vùng châu thổ
sông Hồng để khơi dậy, phát huy những giá trị tiến bộ, khắc phục những bất cập, hạn chế là việc làm
có ý nghĩa.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biến đổi văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 31 (Tháng 3 - 2020)62
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
MỘT SỐ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
NGUYỄN HUY PHÒNG*
Tóm tắt
Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hóa, văn minh lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch
sử, vùng đất này đã bồi tụ những trầm tích văn hóa độc đáo, phong phú, góp phần tạo nên bản sắc,
truyền thống văn hóa dân tộc. Ngày nay, trước những tác động từ bối cảnh trong và ngoài nước, nhất
là công cuộc xây dựng nông thôn mới, vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng đã có những biến chuyển
mạnh mẽ. Nhìn nhận những đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân vùng châu thổ
sông Hồng để khơi dậy, phát huy những giá trị tiến bộ, khắc phục những bất cập, hạn chế là việc làm
có ý nghĩa.
Từ khóa: Biến đổi văn hóa, nông thôn mới, đồng bằng sông Hồng
Abstract
The Red River Delta is the cradle of wet rice culture and civilization. Over thousands of years
of history, this land has fostered unique and rich cultural sediments, contributing to the creation of
national identity and cultural traditions. Today, due to the impacts from the domestic and foreign
contexts, especially the building process of modern rural areas, the cultural region of the Red River
Delta has undergone dramatic changes. Recognizing the changes in the material and spiritual life of
the inhabitants of the Red River Delta to arouse, promote progressive values, overcome inadequacies
and limitations is a meaningful work.
Keywords: Cultural change, modern rural area, Red River Delta
Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) bao gồm 11 tỉnh thành (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải
Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình và Quảng Ninh)
nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng. Đây
là vùng có diện tích nhỏ nhất trong các vùng
của cả nước “với 21.260 km2 (chiếm 6,4% diện
tích cả nước) nhưng lại là nơi tập trung đông
dân cư với 21.566,4 nghìn người, mật độ dân
số cũng cao nhất nước với 1.014 người/km2”
[7, tr.53]. Nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng
nên mỗi bước tiến của vùng đều có ý nghĩa
lớn đến phát triển chung của cả nước. Trong
lịch sử, nơi đây từng diễn ra sự đổi dời, thay
thế của các triều đại; nơi ghi dấu những trận
đánh oai hùng và những chiến công rực rỡ của
cha ông trong cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ
non sông. Đồng thời, nơi đây cũng chứng kiến
những sáng tạo không ngừng của người dân
trong sinh hoạt, lao động, trong kháng chiến
kiến quốc để kiến tạo lên những giá trị vững
bền, tốt đẹp về mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị,
xã hội và văn hóa. Tiếp nối truyền thống văn
hóa ngàn đời, những thế hệ người dân vùng
châu thổ sông Hồng ngày nay vẫn luôn nỗ lực,
tiếp tục phát huy, viết lên những trang sử mới.
Trong quá trình phát triển, cũng như nhiều
vùng miền khác, đồng bằng sông Hồng luôn
phải đối diện với biến động (trong đó có cả
* TS., Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh
63Số 31 (Tháng 3 - 2020)
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
VĂN HÓA TRUNG - CẬN - ĐƯƠNG ĐẠI
những thời cơ và thách thức) đến từ bối cảnh
trong và ngoài nước để kiếm tìm con đường
phát triển nhanh và bền vững. Một trong
những yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình
vận động, phát triển của vùng thời gian qua
là công cuộc xây dựng nông thôn mới. Đây là
chương trình được Đảng, Nhà nước phát động
vào năm 2010, sau khi Nghị quyết Hội nghị
lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
được ban hành (Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
5/8/2008). Trong đó, một trong những nhiệm
vụ quan trọng mà Nghị quyết đưa ra là: “Tiếp
tục triển khai có hiệu quả các chương trình
mục tiêu quốc gia trên địa bàn nông thôn,
nhất là xoá đói, giảm nghèo ở các huyện, xã
có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Khắc phục nhanh
những vấn đề bức xúc ở nông thôn, trước hết
là những tồn tại liên quan tới vấn đề thu hồi
đất. Triển khai chương trình xây dựng nông
thôn mới, trong đó thực hiện xây dựng kết cấu
hạ tầng đi trước một bước” [1].
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện
mạo làng quê vùng đồng bằng sông Hồng có
những chuyển biến tích cực cả về đời sống vật
chất lẫn tinh thần. Chương trình đã đem đến
một luồng gió mới, tạo không khí hồ hởi, phấn
khởi trong toàn dân với khát vọng về một vùng
nông thôn ngày càng trù phú, giàu đẹp, văn
minh. Nhìn nhận, đánh giá một cách khái quát
những tác động của chương trình đến sự biến
đổi văn hóa trên một số phương diện tiêu biểu
là việc làm có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
1. Biến đổi trong tập quán mưu sinh
Nằm ở khu vực hạ lưu sông Hồng, cư dân
nơi đây từ xa xưa đã biết tận dụng những ưu
thế của điều kiện tự nhiên, môi trường để canh
tác, sinh tồn với nghề nông trồng lúa nước. Để
thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở
vùng nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều, chống lại
thiên tai lũ lụt, hệ thống đê điều đã được kiến
thiết, xây dựng, tạo nên những công trình bề
thế, kiên cố bảo vệ người dân, xóm làng. Vì thế
nét đặc trưng, độc đáo trong văn hóa sinh tồn
của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng là hình
ảnh của những con đê uốn lượn bên những
dòng sông, bao quanh những thôn làng; là
những chòm xóm dân cư đông đúc với những
rặng tre, cây gạo, cổng làng; là không gian của
những cánh đồng thẳng cánh cò bay
Trước và sau đổi mới (1986), đa phần cư
dân vùng đồng bằng sông Hồng sống ở nông
thôn với nghề nghiệp chủ yếu là trồng trọt,
chăn nuôi. Nghề nông gắn bó lâu đời là nghề
trồng lúa nước, vì thế, với người nông dân, đất
đai gắn bó mật thiết, quyết định đến quá trình
mưu sinh của họ.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và đô thị hóa diễn ra vào những thập
niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, gần đây
nhất, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới đã có những tác động
lớn làm thay đổi tập quán mưu sinh của nhiều
người dân trong vùng.
Trước đây, người dân canh tác trên nhiều
thửa ruộng với tâm lý cào bằng, ai cũng có phần
đất cao, đất trũng. Người dân quanh năm bán
mặt cho đất bán lưng cho trời, vất vả, tất bật.
Những lúc nông nhàn, bằng đôi bàn tay khéo
léo, tinh xảo, họ lại sáng chế ra nhiều nghề thủ
công truyền thống phục vụ nhu cầu sinh hoạt,
lao động và trao đổi giao thương trong vùng
như nghề dệt lụa, đan lát, may mặc, thêu thùa,
nghè rèn, nghề mộc, khảm trai Hiện nay, với
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đầu
tư về nhân lực, tài lực của Nhà nước và những
cách làm sáng tạo của các địa phương, nhiều
tỉnh thành đã thực hiện tốt việc dồn điền đổi
thửa, tích tụ đất đai nông nghiệp, kênh mương
hóa nội đồng; ứng dụng mạnh mẽ cơ khí hóa,
tự động hóa và những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật trong trồng trọt, hình thành nên những
cánh đồng mẫu lớn, tạo ra những vật phẩm
đặc trưng theo mô hình “mỗi làng một sản
phẩm”. Những cách tân, sáng tạo đó làm năng
suất lao động, thu nhập của người dân không
ngừng được nâng cao.
Hầu hết các tỉnh thành trong vùng như Hà
Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Ninh
Bình, đã đi đầu cả nước trong việc dồn điền
đổi thửa, tích tụ ruộng đất để hình thành
cánh đồng lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất
để nâng cao năng suất lao động, từ đó, hình
thành các vùng sản xuất tập trung, như: “vùng
trồng cà rốt ở Gia Bình rộng 700 ha và vùng
Số 31 (Tháng 3 - 2020)64
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
trồng khoai tây ở Quế Võ rộng gần 1.500 ha
(Bắc Ninh); vùng trồng cà rốt ở Cẩm Giàng (Hải
Dương) rộng trên 500 ha, vùng trồng hành, tỏi
tại Kinh Môn (Hải Dương) rộng trên 3.000 ha;
vùng trồng hoa, cây cảnh ở Văn Giang (Hưng
Yên) rộng trên 250 ha” [4]. Về chăn nuôi, các
tỉnh thành trong vùng cũng đi đầu cả nước về
việc từng bước giảm mạnh chăn nuôi quy mô
hộ, hình thành nhiều trang trại, doanh nghiệp
chăn nuôi tập trung quy mô lớn, nhất là chăn
nuôi gà và lợn (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Hà Nam); bò sữa (Hà Nam, Hà Nội). Trong nuôi
trồng thủy sản, các tỉnh ven biển đã và đang
phát huy tốt lợi thế để đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển, hình thành nhiều vùng sản xuất
đạt hiệu quả kinh tế cao, như: Vùng nuôi cá
vược, tôm công nghệ cao ở Hải Phòng; vùng
nuôi ngao giống và thương phẩm chất lượng
cao ở Thái Bình, Nam Định; mô hình nuôi tôm
ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới ở Kim
Sơn, Ninh Bình Nhờ đó, cuộc sống, thu nhập
của người dân không ngừng được cải thiện.
Đến hết năm 2018, “thu nhập bình quân đầu
người khu vực nông thôn ở vùng ước đạt 43,3
triệu đồng/người/năm, cao thứ hai trong cả
nước (sau vùng Đông Nam Bộ)” [3].
Những đổi thay trong cơ chế, chính sách
đem lại cho người dân nhiều cơ hội thuận lợi
để canh tác, mưu sinh với chất lượng cuộc
sống ngày càng được nâng cao. Quá trình
dịch chuyển từ thâm canh nông nghiệp sang
sản xuất dịch vụ, từ làm ăn nhỏ lẻ, manh mún
chuyển sang chuỗi sản xuất cung ứng dịch vụ
với sự cân đối đầu vào, đầu ra theo quy luật
thị trường cùng sự liên kết bền chặt của 4
nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà
doanh nghiệp, đã đem lại luồng sinh khí mới
cho nông dân, nông thôn vùng đồng bằng
sông Hồng.
Mức sống và thu nhập được tăng cao, hạ
tầng giao thông thuận tiện, mạng internet
phủ khắp các xóm thôn, nhiều loại hình dịch
vụ mới xuất hiện, đáp ứng tốt nhu cầu, đòi hỏi
thiết yếu của người dân. Không chỉ vậy, những
năm gần đây, với những cơ chế thông thoáng,
chính sách kêu gọi, mở rộng đầu tư của Nhà
nước với các quốc gia trong khu vực và quốc
tế, nhiều tập đoàn, công ty, doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài đã tìm đến các làng quê
vùng đồng bằng sông Hồng để xây dựng nhà
máy, thành lập công ty nhằm tận dụng tận
dụng nguồn nguyên vật liệu dồi dào, nguồn
lao động rẻ tại chỗ để mở rộng sản xuất kinh
doanh. Sự xuất hiện của các công ty, nhà máy
với quy mô hiện đại, dây chuyền sản xuất tập
trung đã thu hút lớn lượng lao động, biến
những người nông dân trở thành công nhân,
họ được đào tạo, được sống trong môi trường
mới, tiếp cận với kỹ nghệ hiện đại, nâng cao
trình độ tay nghề và thu nhập của bản thân.
Không chỉ tham gia vào các công ty ở ngay
tại địa phương, nhiều thanh niên ở các vùng
quê đã từng bước vượt ra khỏi lũy tre, cổng
làng để vươn đến những môi trường làm việc
mới ở các quốc gia tiên tiến. Sự dịch chuyển
của người nông dân từ làng quê đến thành thị
và xa hơn là đến các nước lớn, ngoài nỗ lực của
cá nhân còn có sự hỗ trợ lớn từ các chính sách
về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhà
nước. Sự chuyển đổi nghề nghiệp, phương
thức mưu sinh và những tác động của đô thị
hóa kéo theo hiện tượng người nông dân dần
bỏ ruộng, rời làng để tìm kiếm những không
gian sống và môi trường lao động mới.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương, xu hướng sử dụng đất
nông nghiệp tại các tỉnh đồng bằng sông
Hồng đang có sự thay đổi rõ rệt trong những
năm gần đây, theo hướng số hộ nông nghiệp
ngày càng giảm. Năm 2011, “toàn vùng có
1.999.522 hộ nông nghiệp, đến năm 2016 còn
1.546.211 hộ, giảm 22,7% số hộ (mức giảm
của cả nước là 10,5%). Ðồng bằng sông Hồng
cũng là khu vực có mức giảm cao nhất so với
các vùng khác trong cả nước. Bên cạnh đó, số
hộ sản xuất quy mô lớn ngày càng tăng. Năm
2011, số hộ quy mô sản xuất từ 2 đến 5 ha là
13.997 hộ; quy mô từ 5 ha trở lên là 7.998 hộ
thì đến năm 2016 con số tương ứng là 15.088
và 8.050, tăng tương ứng 7,8 và 0,7%” [9].
Những con số thống kê trên phản ánh phần
nào bức tranh ly nông, ly hương của người
nông dân hiện nay, điều vốn ít khi xảy ra trong
quá khứ. Về nhiều làng quê ở vùng đồng bằng
sông Hồng rất khó để tìm thấy những thanh
niên trong độ tuổi lao động, bởi phần lớn họ ra
thành thị mưu sinh hay làm công nhân trong
65Số 31 (Tháng 3 - 2020)
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
VĂN HÓA TRUNG - CẬN - ĐƯƠNG ĐẠI
những khu công nghiệp, sống ở quê chủ yếu là
người già, trẻ con. Đây là một sự chuyển biến
nhanh tích cực, một xu thế phát triển tất yếu
trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, cho thấy sự
linh hoạt, thích ứng, dung hòa với những điều
kiện, môi trường làm việc mới của người nông
dân vùng đồng bằng sông Hồng - những
người cần cù, chịu khó, thông minh và sáng
tạo. Mặc dù bên cạnh đó, hệ quả của vấn đề
hoang hóa đất đai nông nghiệp, ô nhiễm làng
quê đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn cần được
giải quyết để sinh kế của người nông dân được
bền vững, an toàn.
2. Biến đổi trong cảnh quan, không gian cư trú
Mục tiêu tổng quát mà Chương trình xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020
hướng đến là “nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát
triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ;
gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội
nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái
được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự
được giữ vững” [6]. Đến nay, sau 10 năm thực
hiện, diện mạo nông thôn vùng đồng bằng
sông Hồng đã có nhiều đổi thay với không
gian, cảnh quan văn hóa ngày càng khang
trang, sạch đẹp, không ngừng hướng tới
những giá trị văn minh, tiến bộ. Từ khi Chương
trình được khởi xướng đã làm lan tỏa, thay đổi
tâm lý, thói quen và hành vi ứng xử của nhiều
tầng lớp xã hội. Từ việc nâng cao nhận thức về
gìn giữ, bảo vệ môi trường, cuộc sống xung
quanh đến những hành động nhỏ làm đẹp
cho đường làng ngõ xóm được người dân thực
hiện như một thói quen, hành vi đẹp không
thể thiếu trong cuộc sống đời thường.
Những con đường đất nhỏ hẹp, lầy lội xưa
kia giờ được bê tông, rải nhựa với khổ đường
theo tiêu chuẩn quy định. Nhiều tuyến đường
chính, đại lộ của làng được đặt tên; nhiều con
đường được bà con trang trí, trồng hoa, treo
cờ, lắp đèn thắp sáng cùng những pano, khẩu
hiệu tuyên truyền, tạo không gian sáng, xanh,
đẹp, mang lại luồng sinh khí mới cho người
dân nông thôn.
Nhờ sự chung sức, đồng lòng của người
dân và quyết tâm cao của chính quyền địa
phương nhằm kiến tạo một vùng quê phồn
vinh, hạnh phúc, đáng sống, nhiều tỉnh thành
vùng đồng bằng sông Hồng đã tạo được sức
hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài
nước bởi không khí trong lành, quang cảnh
yên bình, thoáng đãng với những nét vừa cổ
kính, nguyên sơ, vừa pha lẫn yếu tố hiện đại,
văn minh.
Một trong những biến đổi lớn trong văn
hóa cư trú là sự thay đổi kiểu dáng trong kiến
trúc thiết kế của những ngôi nhà. Trước đây,
trong văn hóa cư trú truyền thống, cư dân còn
thưa vắng, ruộng đất nhiều, nếp sống của nhà
nho chi phối đậm nét trong tính cách gia chủ
với ngôi nhà cấp bốn điển hình ba gian hai chái,
nhà lợp ngói hoặc mái tranh với những kèo cột
rui mè được lắp ráp tinh xảo, công phu, không
dùng đinh vít; chất liệu để xây dựng nhà cửa
chủ yếu được người dân tận dụng từ những
vật liệu sẵn có như đất nung, tre nứa trong tự
nhiên, không quá cầu kỳ. Kiểu nhà cấp bốn có
mái gianh, nhiều cột kèo, bậc cửa, trước nhà là
khoảng không rộng với cây cối um tùm, xum
xuê; nhiều thế hệ (tam tứ đại đồng đường)
cùng chung sống dưới một mái nhà là kiểu
không gian sinh tồn, cư trú chủ yếu của nhiều
gia đình ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trong
giai đoạn hiện nay, việc kiến thiết, kết cấu nhà
cửa của người dân nông thôn có nhiều đổi
khác do tác động của nhiều nhân tố như sự gia
tăng dân số, áp lực của quá trình đô thị hóa, tư
hữu hóa khiến diện tích đất đai cho xây dựng
nhà cửa bị thu hẹp. Những căn nhà ngang cấp
bốn giờ thưa dần, thay vào đó là những ngôi
nhà ống, nhà cao tầng mặt tiền nhỏ, chiều dài
lớn được xây dựng san sát nhau với kiến trúc
hình khối, chất liệu bê tông cốt thép và những
kiểu hình trang trí nội thất hiện đại.
Trong xu thế phát triển hiện nay, do ảnh
hưởng của những trào lưu văn hóa phương
Tây, kiểu gia đình hạt nhân (vợ chồng và con
cái) là phổ biến, nên nhiều gia đình chia đất,
xây nhà, cho con ra ở riêng khi con cái lập gia
đình. Đồng thời với mức sống, thu nhập tăng
cao, sự giao lưu, tiếp cận thông tin của người
dân được mở rộng nên việc áp dụng các mô
Số 31 (Tháng 3 - 2020)66
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
hình, kiểu kiến trúc mới trong thiết kế không
gian cư trú cũng được người dân quan tâm áp
dụng. Bên cạnh những ngôi nhà ống, những
dãy phố mới trang hoàng, hiện đại là sự xuất
hiện của những căn biệt thự, những ngôi nhà
kiểu dáng đẹp, hiện đại xuất hiện nhiều ở làng
quê vùng đồng bằng sông Hồng, mang lại bức
tranh tươi sáng cho vùng quê, phản ánh cuộc
sống tiện nghi, đầy đủ của người dân nơi đây.
Hình ảnh những ngôi nhà cao tầng nằm san
sát giữa không gian của làng quê cho thấy diện
mạo mới của đời sống văn hóa nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng có nhiều khởi sắc, xứng
đáng là một trong những vùng đi đầu trong
việc thực hiện và hoàn thành các tiêu chí mà
Chương trình xây dựng nông thôn mới đề ra.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông
thôn mới Trung ương, đến hết tháng 2/2019,
vùng đồng bằng sông Hồng có 1.537 xã đạt
chuẩn nông thôn mới, tương đương 81,4%,
vượt xa mức bình quân cả nước là 46,4%.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích
cực, cách ứng xử của người dân trong văn
hóa cư trú cũng nảy sinh những bất cập. Việc
hình thành những ngôi nhà ống, nhà hộp đã
vô hình tạo nên những không gian khép kín,
người dân ít tương tác, giao lưu, quan tâm
đến hàng xóm láng giềng. Vì muốn tự do, theo
đuổi mục đích cá nhân, nhiều bạn trẻ cương
quyết muốn tách khỏi gia đình lớn, đề cao chủ
nghĩa cá nhân, đồng tiền và lối sống hơn tình
thân ruột thịt nên ở nhiều tỉnh thành đã xảy
ra những vụ mâu thuẫn, sát phạt lẫn nhau vì
tranh giành, phân chia đất đai, của cải. Do tâm
lý “con gà tức nhau tiếng gáy”, thích khoe mẽ,
trang hoàng bề ngoài cùng thói sĩ diện, nhiều
gia đình phải vay mượn ngân hàng, bán bớt đất
đai để xây nhà lầu. Ở vùng quê hiện nay còn có
sự xuất hiện của các loại nhà, quán dịch vụ như
nhà nghỉ, quán internet, karaoke, cầm đồ, tạo
nên những gam màu tương phản với khoảng
cách giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Cùng với đó
là những hoạt động trá hình của các loại hình
dịch vụ, sự xuất hiện của những băng nhóm xã
hội đen, khiến cho nhiều làng quê trở nên
kém an toàn với những tệ nạn xã hội mới, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường văn hóa và
việc giáo dục, hình nhân cách con người.
3. Biến đổi trong tập quán, lối sống
Chương trình xây dựng nông thôn mới
không chỉ làm thay đổi diện mạo văn hóa vật
chất làng quê theo hướng văn minh, hiện đại
mà sâu xa hơn, mục đích lâu bền của Chương
trình là đảm bảo cuộc sống an toàn, hạnh
phúc, phồn vinh với đời sống tinh thần phong
phú, vui tươi, lành mạnh của người dân, để họ
được thừa hưởng những thành quả của công
cuộc đổi mới, vững tin vào đường lối lãnh đạo
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
và đặc biệt là thêm trân quý giá trị cuộc sống.
Đồng bằng sông Hồng trong quá trình
triển khai xây dựng nông thôn mới có nhiều
điều kiện thuận lợi so với các vùng miền khác,
bởi nơi đây là cái nôi của nền văn minh nông
nghiệp lúa nước, nơi đóng đô của nhiều triều
đại, nơi có Thủ đô Hà Nội anh hùng, thành
phố vì hòa bình, nơi có những thành phố
năng động, đóng vai trò là cửa ngõ trong giao
thương buôn bán với nước ngoài. Đồng thời,
trên chính mảnh đất này, những sáng tạo văn
hóa của các thế hệ cha ông không ngừng được
sản sinh với những loại hình di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể độc đáo được UNESCO ghi
danh công nhận; những giá trị văn hóa truyền
thống luôn được các thế hệ gìn giữ, phát huy.
Đây cũng chính là mục tiêu hướng đến của
Chương trình xây dựng nông thôn mới, đó là
gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc, bồi
đắp thêm những giá trị mới để làm phong phú
nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc.
Sự gặp gỡ giữa Phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” với Chương
trình xây dựn