Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên

Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các cháu mầm non cần được chăm sóc chu đáo, đảm bảo cho sự phát triển bình thường về trí tuệ và thể chất. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng đây là độ tuổi có tốc độ của sự phát triển thể chất, trí tuệ nhanh nhất. Cho nên để giúp các cháu phát triển thể chất và trí tuệ một cách tốt nhất thì phải cần có một đội ngũ giáo viên mầm non, dạy giỏi, có tay nghề vững vàng, có năng lực giảng dạy tốt, chính vì thế là Hiệu trưởng hơn ai hết tôi luôn quan tâm và suy nghĩ làm thế nào để bồi dưỡng “nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên” trong nhà trường.

pdf10 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5833 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các cháu mầm non cần được chăm sóc chu đáo, đảm bảo cho sự phát triển bình thường về trí tuệ và thể chất. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng đây là độ tuổi có tốc độ của sự phát triển thể chất, trí tuệ nhanh nhất. Cho nên để giúp các cháu phát triển thể chất và trí tuệ một cách tốt nhất thì phải cần có một đội ngũ giáo viên mầm non, dạy giỏi, có tay nghề vững vàng, có năng lực giảng dạy tốt, chính vì thế là Hiệu trưởng hơn ai hết tôi luôn quan tâm và suy nghĩ làm thế nào để bồi dưỡng “nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên” trong nhà trường. Nhìn lại thực trạng đội ngũ giáo viên từ năm học 2003 - 2004 đến đầu năm học 2004 - 2005 của trường tôi có nhiều thay đổi. 01 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 01 giáo viên dạy giỏi cấp huyện được thuyên chuyển và điều động về trường khác do yêu cầu công tác. 03 giáo viên có năng lực dạy khá nhưng không đủ chuẩn về chuyên môn quy định của ngành phải chuyển sang làm công tác khác (Thủ quỹ, Thư viện, Y tế trường), cho nên trong 17 giáo viên thực dạy có 09 giáo viên mới ra trường, trong đó có 02 giáo viên còn đang học công đoạn SPMG 12 + 2 và 01 giáo viên từ trường khác chuyển về, tổng cộng là 10 giáo viên mới, tất cả đều chưa tiếp cận với chương trình thử nghiệm “đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục” mầm non. Trong khi đó, năm học 2003 - 2004 trường đã dạy chương trình này cho học sinh khối Lá và đến năm 2004 - 2005 được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục trường bắt đầu thực hiện chương trình này cho học sinh cả 03 khối (Mầm - Chồi - Lá) đều đặt ra ở đây làm thế nào để đội ngũ giáo viên cũ còn lại tuy ít nhưng phát huy tốt năng lực giảng dạy, đồng thời làm thế nào để bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên mới khi phải thực hiện chương trình thử nghiệm, nhằm để làm sao giữ vững và nâng cao được chất lượng giảng dạy toàn trường, phát huy tác dụng trường trọng điểm của huyện. II- NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: * Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, trước tiên phải nắm được khả năng giảng dạy của từng giáo viên cụ thể, từ đó mới có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. Cho nên đầu năm học vào khoảng tháng 10 sau khi giáo viên thực dạy vào chương trình 03 tuần, tôi và đồng chí Phó Hiệu trưởng lên kế hoạch dự giờ tất cả giáo viên, nhất là giáo viên mới ra trường, hoặc ở đơn vị khác mới chuyển về. Sau khi đã dự giờ và phân loại được tay nghề của giáo viên, tôi báo cho Tổ trưởng chuyên môn biết những hạn chế của từng giáo viên trong Tổ, nhất là những giáo viên năng lực dạy còn yếu để phối hợp với Ban giám hiệu quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng. Chẳng hạn như ở Tổ mầm chồi có cô Nguyễn Thị Bích Ngọc về trường công tác từ năm học 2003 - 2004 nhưng do dư giáo viên, hơn nữa cô còn đang học công đoạn SPMG 12 + 2, nên được phân công làm xã hội Thủ quỹ. Sang đầu năm học 2004 - 2005 mới được phân công dạy lớp Chồi 1, vì vậy khi dạy chưa nắm vững phương pháp, còn lúng túng, gò bó. Còn cô Bé Năm và cô Tuyết Linh tuy là giáo viên cũ nhưng vẫn còn lúng túng khi tiếp cận chương trình thử nghiệm 3 - 4 tuổi. Cho nên khi dạy chưa linh hoạt và nhạy bén... Ở khối lá có cô Nguyễn Thị Kim Ngọc mặc dù đã dạy được 01 năm những vẫn chưa tiến bộ rõ nét trong việc quản lý nề nếp học sinh cũng như sự sáng tạo trong tiết dạy. Bên cạnh từng quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy còn yếu, tôi còn lưu ý và phát hiện ra những giáo viên tuy mới nhưng có năng lực dạy khá tốt để có thể bồi dưỡng bổ sung thêm đội ngũ giáo viên dạy giỏi cho trường như: Cô Ngoan, cô Tuyền, cô Thư, cô Xoàn... * Để cho việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả, điều quan trọng là sau khi đã phân loại tay nghề của từng giáo viên. Tôi chỉ đạo và yêu cầu các Tổ trưởng chuyên môn phải nâng cao chất lượng họp Tổ chuyên môn. Vì chỉ có thông qua Tổ chuyên môn, và Tổ chuyên môn hoạt động tốt thì mới có thể nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên trong Tổ. Hàng tháng trước khi họp Tổ, tôi đều có duyệt qua kế hoạch tháng của Tổ và yêu cầu Tổ trưởng bàn bạc xong về chương trình giảng dạy giúp giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp từng bài dạy. Để thực hiện được việc này, ngay từ tháng đầu tiên họp Tổ, dù giáo viên mới hay giáo viên cũ cũng đều được phân công phụ trách một môn học hay một hoạt động tùy theo năng khiếu của từng người, nếu khối nào ít giáo viên (như khối mầm có 04 giáo viên, thì sau khi 04 giáo viên được phân công phụ trách 04 môn học, còn lại 02 môn học và 01 hoạt động thì Tổ trưởng phụ trách). Sau đó hàng tháng họp Tổ, khi Tổ trưởng lên kế hoạch chuyên môn cho tuần kế tiếp sau xong thì đến phần thảo luận nội dung, phương pháp hay sử dụng ĐDDH-ĐC của bài dạy, môn dạy hoặc hoạt động góc của tuần sau, giáo viên phụ trách từng bộ môn hoặc hoạt động sau khi đã nghiên cứu trước, nội dung, phương pháp bày dạy sẽ nêu lên cho giáo viên trong Tổ cùng biết bàn bạc sâu hơn, chẳng hạn như Tổ mầm chồi cô Huỳnh Thư phụ trách môn giáo dục âm hát trước cho giáo viên trong Tổ nghe các bài hát trong chương trình của tuần dạy của chủ điểm. Nếu bài hát có yêu cầu vận động gõ phách (nhịp múa) thì cô Huỳnh Thư sẽ thị phạm trước và tập cho tất cả giáo viên trong Tổ cùng hát và vận động, đồng thời giới thiệu thêm các bài hát ngoài chương trình phù hợp chủ điểm để giáo viên tham khảo tích hợp vào các môn học khác. Tổ khối Lá cô Nguyễn Thị Minh Trang phụ trách môn làm quen chữ cái sẽ giới thiệu cách chơi của một số trò chơi chữ cái, và tích hợp bộ môn gì, câu đố, ca dao đồng dao phù hợp với chữ cái mới và chủ điểm đang dạy. Lần lượt các giáo viên trong Tổ được phân công phụ trách môn học (hoạt động) còn lại sẽ giới thiệu như thế. Sau đó, Tổ trưởng sẽ trao đổi và rút kinh nghiệm về bài soạn sau khi đã duyệt của giáo viên, làm thế nào để sau khi thay đổi hình thức bài soạn của chương trình thử nghiệm giáo viên soạn đúng nội dung phương pháp và trình bày đẹp về hình thức. Thỉnh thoảng tôi tham gia họp Tổ, cùng Tổ chuyên môn để nắm bắt nội dung cuộc họp, qua đó giúp giáo viên giải quyết những khó khăn vướng mắc về chuyên môn.  Ví dụ: Cung cấp tài liệu về bài hát, trò chơi, câu đố mà Tổ không có. Gợi ý làm một số đồ chơi mới của các góc chơi, hay sẽ vẽ tranh cho những truyện mới để giáo viên nhân mẫu... Với biện pháp này, qua học kỳ I hầu hết giáo viên đã nắm được chương trình thử nghiệm (nhất là khối Mầm chồi mới thực hiện năm đầu tiên), cùng thống nhất nội dung phương pháp dạy từng bộ môn, thống nhất việc soạn giáo án. * Tuy đã nắm chắc chương trình, và bài soạn, nhưng điều quan trọng là thể được trên tiết dạy có chất lượng hay không ? chính vì vậy tôi cho giáo viên đăng ký dạt tốt, thao giảng và dự giờ lẫn nhau. Cũng như nhiều năm qua, tôi cho giáo viên đăng ký dạy tốt, theo giảng: Tự do chọn đề tài, môn dạy, từ soạn và tự làm lên tiết dạy. Qua 02 tháng đầu dự giờ, tôi thấy kết quả các tiết dạy chưa cao (chỉ có một số giáo viên cũ dạy tương đối tốt). Qua đó, tôi suy nghĩ có lẽ là khi thực hiện chương trình mới, phương pháp mới và cách đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy đòi hỏi phải phong phú và sáng tạo hơn nên đối với giáo viên mới, nếu để cho họ tự chọn đề tài, tự chọn môn học, tự soạn và dạy thì tiết dạy khó thành công. Do đó, tôi bàn và thống nhất với đồng chí Phó Hiệu trưởng, Tổ chuyên môn cho giáo viên đăng ký dạy tốt, thao giảng cùng một môn cho một chủ điểm, từ đề tài dễ đến đề tài khó, có sự đầu tư xây dựng của Tổ trưởng hoặc giáo viên trong Tổ. Có thể Tổ trưởng sẽ đăng ký dạy tốt trước để giáo viên trong Tổ cùng dự rút kinh nghiệm, sau đó khi dạy đến bài khách của bộ môn này sẽ dạy đạt kết quả tốt.  Ví dụ: Tháng 11 chủ điểm gia đình giáo viên sẽ đăng ký dạy tốt, thao giảng môn làm quen văn học. Tháng 12 chủ điểm ngành nghề giáo viên đăng ký dạy tốt, thao giảng môn tìm hiểu môi trường xung quanh... Với biện pháp này qua dự giờ, tôi thấy giáo viên tiến bộ rõ nét, nắm vững phương pháp từng bộ môn, tiết dạy có linh hoạt sáng tạo, lồng ghép tích hợp phong phú. Đa số các tiết dạy đều đạt khá trở lên. * Ngoài ra, để phát huy tốt năng lực dạy của giáo viên dạy giỏi những năm qua, đồng thời nâng cao chất lượng giáo viên mới, giáo viên dạy còn yếu qua phong trào dự giờ lẫn nhau, tôi chỉ đạo giáo viên dạy còn yếu thường xuyên dự giờ những giáo viên dạy giỏi, ngoài số tiết quy định trong chỉ tiêu dự giờ hàng tháng là 06 tiết, có thể đổi buổi dạy để dự giờ thêm, rút kinh nghiệm không chỉ về nội dung phương pháp bài dạy mà học hỏi cả nghệ thuật phong cách đừng lớp, về hình tổ chức các bước trong tiết dạy, về quản lý nề nếp học tập của học sinh. Đồng thời, giáo viên dạy giỏi, nhất là Tổ trưởng chuyên môn phải thường xuyên quan tâm và dự giờ giáo viên dạy còn yếu, qua dự giờ yếu nếu thấy dạy chưa được thì sau khi đó góp ý đề nghị giáo viên đó dạy lại, dạy đến khi nào được thì thôi. Qua biện pháp này năm nay cô Kim Ngọc luôn đạt tiết khá, cô Bích Ngọc cũng có nhiều tiến bộ trong giảng dạy. * Bản thân tôi ngoài những lúc dự giờ, góp ý chung những ưu khuyết điểm trong nội dung, phương pháp bài dạy của giáo viên ở các lớp. Tôi thường gặp riêng từng giáo viên để trò chuyện, trao đổi về phong cách đứng lớp tùy theo từng nội của bài dạy, về cách chuyển đổi các hình thức giảng dạy trong một tiết học sau cho sinh động, hấp dẫn và nhất là động viên các cô khắc phục những nhược điểm của bản thân chẳng hạn như:  Cô Ngoan thì khi dạy hay liếc mắt.  Cô Cẩm Vân khi dạy hay nói đớt.  Cô Lam khi dạy hay chống nạnh.  Cô Dung khi dạy hay đôi lúc phát âm chưa chuẩn.  Cô Thy khi dạy hay từ nói “vậy thì”.  Cô Lâm Trang khi dạy hay nói và làm quá nhanh. Nhược điểm tuy nhỏ, nhưng nếu không khắc phục sẽ làm tiết dạy mất hấp dẫn, nhẹ nhàng, đôi lúc làm người dự cảm thấy khó chịu và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Cho nên sau khi góp ý kiến các cô có phấn đấu tự sửa chữa khoảng 80%, chỉ còn nói đớt là sửa chậm. * Ngoài những biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở tại trường, tôi còn tổ chức cho giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm giảng dạy ở trường bạn trong và ngoài tỉnh. Riêng năm học 2004 - 2005 được sự cho phép của Phòng giáo dục, tôi tổ chức cho giáo viên tham quan dự giờ Trường Mầm Non phường 15 và Trường Mầm Non Rạng Đông 7 - Tp. Hồ Chí Minh. Qua hình thức này giúp giáo viên tiếp cận được với nhiều cái mới lạ về phương pháp giảng dạy các môn học, ĐDDH-ĐC, trang trí lớp theo chủ điểm. Qua đó giúp giáo viên mở rộng nâng cao thêm nhận thức về ngành học, nâng cao lòng yêu nghề và nâng cao kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, vì “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Và sau khi tham gia hình thức giảng của các tiết học và làm nhiều ĐDDH- ĐC mới lạ cho lớp của mình. III- KẾT LUẬN: Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên hiện nay đang là vấn đề bức xúc của ngành giáo dục nói chung, đối với ngành học mầm non nói riêng, vì chỉ có nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên thì mới nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Chính vì vậy để có đội ngũ giáo viên giảng dạy tốt đòi hỏi nhà trường lúc nào cũng phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức dạy – học đối với giáo dục mầm non hiện nay. THÁI THỊ KIM HƯƠNG