Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của tân sinh viên trường Đại học Xây dựng miền Trung

Tóm tắt: Một trong những yếu tố nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề tự học - tự nghiên cứu của sinh viên. Trong thực tế hiện nay, tính tự giác cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chưa được đánh giá cao tại hầu hết các cơ sở giáo dục. Thông qua bài viết này, chúng tôi mong muốn trao đổi các giải pháp tổ chức một khóa học bắc cầu cho sinh viên mới trúng tuyển đại học; xây dựng đề cương bài giảng theo hướng dạy sinh viên tự học và kế hoạch hóa việc học. Bên cạnh đó cần hình thành một phương hướng dạy học với những chương trình huấn luyện giúp sinh viên chủ động và sự tự giác nắm bắt các công cụ lĩnh hội tri thức của mình.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của tân sinh viên trường Đại học Xây dựng miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 6 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ VÀ KỸ NĂNG TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CỦA TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG TS. Nguyễn Văn Cường Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Một trong những yếu tố nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề tự học - tự nghiên cứu của sinh viên. Trong thực tế hiện nay, tính tự giác cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chưa được đánh giá cao tại hầu hết các cơ sở giáo dục. Thông qua bài viết này, chúng tôi mong muốn trao đổi các giải pháp tổ chức một khóa học bắc cầu cho sinh viên mới trúng tuyển đại học; xây dựng đề cương bài giảng theo hướng dạy sinh viên tự học và kế hoạch hóa việc học. Bên cạnh đó cần hình thành một phương hướng dạy học với những chương trình huấn luyện giúp sinh viên chủ động và sự tự giác nắm bắt các công cụ lĩnh hội tri thức của mình. Từ khóa: Chất lượng, tự học, định hướng 1. Tổ chức một khóa học bắc cầu cho tân sinh viên mới trúng tuyển đại học Xây dựng khóa học “bắc cầu” là một trong những kinh nghiệm của các trường đại học của những quốc gia phát triển. Hàng năm, có nhiều sinh viên nước ngoài thuộc khối các quốc gia kém phát triển theo học tại các trường bằng học bổng do chính phủ họ tài trợ. Để giúp các sinh viên nước ngoài này có thể tiếp cận và thích ứng với môi trường học đại học của một nước có nền giáo dục tiên tiến hơn, các trường đại học này tổ chức một khóa học kéo dài từ ba đến sáu tháng nhằm hình thành cho các sinh viên nước ngoài này những kỹ năng, những thái độ, và phẩm chất thiết yếu cho những hội nhập vào quá trình học tập có tính chất tự học - tự nghiên cứu ở bậc đại học. Có lẽ nhiều điều cơ bản về nội dung, hình thức triển khai của khóa học cần phải xem xét khi vận dụng để phù hợp với điều kiện học tập ở nhà trường. Thế nhưng, điều then chốt của khóa học mà chúng ta có thể xem xét là tạo một cầu nối giúp cho người học thích nghi và đáp ứng hiệu quả với phương pháp dạy học ở trường đại học. Thực trạng quá trình học tập của sinh viên chúng ta trong thời gian qua cho thấy, nhìn chung hoạt động học tập ở bậc đại học hiện nay vẫn còn nhiều sinh viên chưa thực sự đi vào quỹ đạo của quá trình học tự học - tự nghiên cứu. Xu thế và nhu cầu phát triển về kinh tế - xã hội và hội nhập của khu vực đòi hỏi sinh viên sau khi ra trường phải đáp ứng yêu cầu của xã hội; đó là tính năng động, có kiến thức nền tảng và chuyên môn phù hợp, có kỹ năng mềm để dễ dàng thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Vì vậy cần có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn theo từng giai đoạn và đưa ra các kế hoạch phù hợp trong đào tạo. Từ nhận thức này chúng tôi tin rằng việc thiết kế và phát huy một số chuyên đề học bắc cầu từ đầu khóa học là một phương thức có ý nghĩa chiến Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 7 lược góp phần giải quyết sự bất cập giữa thực tiễn về thói quen thụ động và sức ỳ trong học tập của một số sinh viên, nhằm đổi mới quá trình đào tạo ở bậc đại học: phải cho người học làm chủ quá trình lĩnh hội tri thức rồi sau đó mới có được tri thức, tức là học cách chiếm lĩnh tri thức. Căn cứ vào những nét chủ yếu của thực trạng học tập của sinh viên hiện nay, theo chúng tôi những khóa học “bắc cầu” trong thời gian đến có thể bao gồm những nội dung cơ bản như sau: 1.1. Rèn kỹ năng đọc hiểu và làm việc với văn bản - Truy cập thư viện điện tử, thông tin từ internet theo từng chủ đề; - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu: đọc lướt nắm ý chung; đọc nắm ý chi tiết; đọc tìm thông tin theo chủ đề; đọc ghi lại thông tin đọc được dưới các hình thức khác nhau như tóm tắt; ghi nhận xét; báo cáo, lược sử vấn đề, giới thiệu sách, 1.2. Rèn kỹ năng lập luận, trình bày giải quyết vấn đề Kỹ năng lập luận, trình bày giải quyết vấn đề có thể thực hiện theo hình thức học tập cá nhân dưới dạng viết hay dạng độc thoại. Bên cạnh đó, khả năng giải quyết vấn đề có thể được thực hiện dưới hình thức thảo luận hay tranh luận theo nhóm. Trước khi tổ chức các hoạt động thảo luận, tranh luận, cần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về thể thức, kỹ thuật cũng như thái độ cần thiết trong hoạt động học nhóm. Quá trình tổ chức rèn kỹ năng lập luận, trình bày giải quyết vân đề cho sinh viên theo cách trên là phương thức đa chức năng: giúp phát triển năng lực lập luận kết hợp với năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giúp phát triển nhân cách từng cá nhân người học, giúp phát triển kỹ năng giao tiếp thành ý thức và cách làm việc với cộng đồng theo tinh thần hợp tác trên cơ sở trách nhiệm cá nhân. Việc tổ chức thực hiện khóa học theo chuyên đề cần được thực hiện thống nhất ở cấp trường, cho toàn thể các khoa. Hàng năm, các khoa nên có kế hoạch chi tiết về các chuyên đề này cho từng ngành đào tạo. 1.3. Học ngoại ngữ theo hướng rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tài liệu chuyên môn và phát triển khả năng giao tiếp trong công việc liên quan đến hoạt động chuyên môn Đối với sinh viên thuộc các ngành không chuyên ngoại ngữ, ngoại ngữ trước hết và trên hết nên được xem là công cụ để sinh viên dùng đọc tham khảo tài liệu chuyên môn nhằm mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao chất lượng học tập. Do vậy việc học ngoại ngữ bằng cách học đọc các tài liệu chuyên ngành từ đơn giản đến phức tạp để tích lũy và phát triển vốn từ về chuyên môn cũng như hiểu biết chuyên môn là thích hợp. Mặt khác, chương trình học giúp sinh viên cải thiện khả năng Tiếng Anh nói chung theo xu hướng giúp sinh viên gia tăng khả năng giao tiếp trong công việc liên quan đến những vấn đề chuyên môn. 1.4. Học sử dụng máy vi tính để cho máy tính trở thành công cụ không thể tách rời công việc của người học hiện tại cũng như tương lai Soạn thảo văn bản để trình bày bài tập/ khóa luận và tìm kiếm và lưu trữ Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 8 thông tin liên quan đến chuyên môn sẵn sàng cho truy cập để vận dụng. Việc sử dụng vi tính để lưu trữ thông tin liên quan đến chuyên môn một cách hệ thống là cách giúp sinh viên mở rộng bộ nhớ của mình. Thông tin/ kiến thức được lưu trữ trong máy vi tính vừa giúp giảm tải lưu trữ của trí nhớ người, vừa dễ dàng truy cập lại khi sử dụng. Hiện nay, trong trường đại học vi tính được học như một trong những học phần thuộc kiến thức cơ bản. Vấn đề quan trọng là sau khi học, sinh viên phải được duy trì sử dụng và phát triển những kỹ năng vi tính ấy. 2. Xây dựng đề cương bài giảng theo hướng dạy sinh viên tự học và kế hoạch hóa việc học tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Trường Đại học Xây dựng Miền Trung trong những năm qua đã rất quan tâm đến việc đổi mới trong thiết kế bài giảng và biên soạn giáo trình giảng dạy là một đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao vấn đề tự học, năng lực nghiên cứu của sinh viên. Giáo trình/ bài giảng nhất thiết phải là phương tiện tạo cơ hội cho người học tự nghiên cứu, tự học để giải quyết những tình huống có vấn đề. Do vậy, không chỉ tri thức lý thuyết được đề cập, mà tri thức phương pháp phải là một nội dung quan trọng trong giáo trình/ bài giảng. Trí thức phương pháp được thể hiện thành các quy trình hướng dẫn phương thức hoạt động nhận thức, phương thức giải quyết vấn đề, phân phối tương ứng với các đơn vị tri thức lý thuyết. Thông qua việc thực hành tri thức quy trình ấy, người học từng bước hình thành và phát triển năng lực tự học và tự nghiên cứu. Để tiến trình tự học của người học được dễ dàng, tri thức lý thuyết cần được chọn lọc chuẩn phù hợp với quá trình đào tạo. Các đơn vị kiến thức được trình bày phải là những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất, cập nhật và có tính tích hợp. Mỗi học phần trong chương trình đào tạo có đề cương chi tiết được cung cấp tới từng sinh viên trên trang web của trường, trong đó có đầy đủ các nội dung: (1) Mục tiêu của học phần, trong đó có phần xác định rõ mục tiêu đề ra cho người học, do người học thực hiện; (2) Kế hoạch học tập học phần: Môn học gồm bao nhiêu phần, yêu cầu cần đạt được của mỗi phần, thời gian học, tài liệu phục vụ cho học tập từng phần học, hình thức học, bài giảng lý thuyết, thực hành thí nghiệm, đề cương thảo luận; (3) Kế hoạch làm bài tập và thi kiểm tra: Số lượng bài tập, tên đề bài của bài tập, thể thức làm bài tập, tài liệu tham khảo, thời hạn nộp bài; cách tính điểm bài tập, thi giữa học phần, điểm thi cuối học phần và điểm trung bình học phần. Đổi mới cách biên soạn giáo trình/ bài giảng và tường minh đề cương giảng dạy cho người học cần được xem là bước đột phá để tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập (Trần Văn Lưu, 2000). Bởi vì qua thiết kế bài giảng, từng giáo viên sẽ thể hiện nhận thức đổi mới phương pháp của mình bằng những phương án cụ thể cho từng bài dạy, cho từng khâu trong triến trình bài học. Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 9 Để điều khiển bài dạy theo thiết kế, giảng viên nhà trường luôn tổ chức, dẫn dắt, khơi gợi và phát triển nhận thức cho người học thông qua việc tạo lập các bài tập/ tiểu luận với những tình huống có vấn đề, hoặc nắm bắt các vấn đề cho sinh viên nêu lên trong các buổi học để thảo luận tìm phương án giải quyết. Nhận thức, tư tưởng dạy học được hiện thực hóa dưới dạng có hoạt động thực hành nghiệp vụ thường xuyên. Nhờ vậy, trình độ về phương pháp, bản lĩnh về sư phạm phù hợp với hướng đổi mới ngày càng vững vàng trong từng giảng viên. Chất lượng dạy và học nhờ đó biến đổi cụ thể và sâu sắc. Đặc biệt, sinh viên được tạo điều kiện học tập có kế hoạch và hình thành thói quen kế hoạch hóa việc học của mình. 3. Hình thành phương hướng và chương trình huấn luyện để sinh viên chủ động và sự tự giác nắm bắt các công cụ lĩnh hội tri thức Nhiều nghiên cứu về tâm lý học đã nhận thức về sự ứng dụng trong hoạt động học tập nhằm kiến tạo tri thức, thì hầu hết những người học thành công là những người có khả năng điều chỉnh khi thực hiện một nhiệm vụ hay giải quyết một vấn đề. Năng lực điều chỉnh tạo cho người học kỹ năng kiểm soát và sự theo dõi quá trình thực hiện hoạt động nhận thức của minh (Brown, 1987). Năng lực này bao gồm những biện pháp/ chiến lược như là dự đoán kết quả, hoạch định trước và ghi nhận thất bại để hiểu nguyên nhân. Các cá nhân có những kỹ năng theo dõi tốt có thể đánh giá công dụng của các chiến lược khi sử dụng chúng, và thay đổi chiến lược trong tiến trình giải quyết vấn đề hoặc cố gắng hiểu một tình huống. Trong thực tiễn, chiến lược xây dựng kế hoạch và tổ chức là những phương diện quan trọng của hoạt động học tập. Những chiến lược như thế được xem là công cụ của quá trình lĩnh hội kỹ năng và nội dung của một lĩnh vực kiến thức. Các kỹ năng này đều là những kỹ năng học tập được triển khai sao cho phù hợp với lĩnh vực chuyên biệt được dạy, được học và được thực hành trong lúc sử dụng để giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực đó. Các nhà nghiên cứu lý thuyết học tập cho rằng mặc dù những học sinh giỏi sử dụng các kỹ năng này một cách tự phát, nhưng hầu hết các cá nhân khác cần được học và rèn luyện chúng. Một vấn đề quan trọng lớn đặt ra đó là các kỹ năng này được lĩnh hội như thế nào và chúng có tính chất chung hay chuyên biệt đối với quá trình thực hiện ở những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trong tiến trình giảng dạy những kỹ năng nhận thức cho sinh viên, giảng viên đóng vai trò của một trọng tài. Sau khi tạo lập mẫu mô hình các chiến lược hoạt động cụ thể, giảng viên dần dần chuyển sang vai trò hỗ trợ, hướng dẫn người học, và đảm nhiệm vai trò trọng tài, chỉ can thiệp để cho sự giúp đỡ khi cần thiết. Đồng thời, tiến trình giảng dạy này cần thực hiện ba nguyên tắc sau: (1) Sinh viên phải nhận diện được các chiến lược để có thể sử dụng chúng nhằm theo dõi tiến trình hoạt động của mình (đọc hiểu, hay lập luận, giải quyết vấn đề). Những chiến lược này có thể biến đổi theo bản chất của lĩnh vực môn học và nhiệm vụ thực hiện; Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 10 (2) Các nhóm sinh viên chia sẻ trách nhiệm trong tiến trình thực hoạt động; (3) Các cá nhân chia sẻ một nhiệm vụ phức tạp. Nhờ vậy, nhiệm vụ có thể được thực hiện dễ dàng hơn mà không cần đơn giản hóa chính nhiệm vụ ấy. Kết quả là nhóm sinh viên sẽ đạt được sự hiểu biết khi các thành viên trong nhóm cùng hợp tác để đạt các kỹ năng. Mỗi người đọc đều đóng góp và học hỏi từ những đóng góp của người học khả năng chuyên môn giỏi hơn. Vùng phát triển gần của Vygotsky được tạo ra ở chỗ người học thể hiện phạm vi khả năng của mình, đồng thời được hỗ trợ để thực hiện hóa những trình độ tiềm ẩn của một năng lực cao hơn (Glaser & Bassok, 1989). Điều kiện thực hiện, duy trì và phát triển phương hướng dạy học trên - Những giảng viên vừa chuyên sâu một chuyên ngành, vừa am hiểu về tâm lý học nhận thức hình thành chương trình huấn luyện cho sinh viên. - Nội dung huấn luyện này được thực hiện tích hợp trong hoạt động rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và làm việc với văn bản và kỹ năng lập luận, trình bày giải quyết vấn đề trong khóa học bắc cầu. - Mỗi giảng viên giảng dạy đại học cần được trang bị hiểu biết về những kiến thức về Tâm lý học nhận thức, về khoa học nhận thức liên quan đến quá trình kiến tạo tri thức để tiếp tục hướng dẫn người học thực hành phát triển những kỹ năng nhận thức đã có khi học các lĩnh vực môn học chuyên biệt. Nhận thức về tầm quan trọng của phương hướng dạy học giúp sinh viên chủ động và tự giác nắm bắt các công cụ lĩnh hội tri thức của đội ngũ đào tạo sẽ là một điều kiện quan trọng trong việc cải thiện thực trạng học tập của sinh viên. Thật vậy, phương hướng giảng dạy tập trung người học vào sự chiêm nghiệm chính quá trình hoạt động nhận thức, quá trình lĩnh hội diễn ra bên trong mình cũng là một cách thức hình thành cho người sinh viên năng lực cơ bản trong tự học, tự nghiên cứu nhận thức vấn đề, rèn luyện các kỹ năng để làm việc hiệu quả. 4. Kết luận. Nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay luôn là vấn đề cần được quan tâm trong xu thế hội nhập. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy học, thì việc nâng cao chất lượng tự học của sinh viên là yếu tố quyết định “sản phẩm” của quá trình đào tạo. Trong xu thế đổi mới, cách tiếp cận từ học cái gì sang học như thế nào và hướng tới học để làm gì? Với giáo dục chuyên nghiệp thì học để làm gì càng chiếm ưu thế. Bài viết được trình bày với mong mỏi xây dựng và đào tạo sinh viên có năng lực, có khả năng thích ứng với công việc một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, cải thiện thực trạng học tập của sinh viên, giúp họ thích ứng hội nhập nhanh là vấn đề cần thiết và cần được quan tâm đúng mức.
Tài liệu liên quan