Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng soạn giáo án cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trong dạy học và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

Among the skills needed to form and develop for pedagogical students, lesson planning skills play a very important role that greatly affects the effectiveness and success of each lesson, especially at primary school level. However, in reality, there are still students preparing to graduate from the Pedagogical colleges but lesson plan skill is not good. Improving the skills of preparing lesson plans for students is always an important goal and task in the process of teacher training of pedagogical colleges. The article studies and proposes some measures to train lesson plan design skill for students of Primary Education in teaching and training pedagogical practice regularly.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng soạn giáo án cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trong dạy học và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 20-24 ISSN: 2354-0753 20 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN Lê Thị Thanh Hà Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Email: thaiha98@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 05/01/2020 Accepted: 17/3/2020 Published: 20/4/2020 Among the skills needed to form and develop for pedagogical students, lesson planning skills play a very important role that greatly affects the effectiveness and success of each lesson, especially at primary school level. However, in reality, there are still students preparing to graduate from the Pedagogical colleges but lesson plan skill is not good. Improving the skills of preparing lesson plans for students is always an important goal and task in the process of teacher training of pedagogical colleges. The article studies and proposes some measures to train lesson plan design skill for students of Primary Education in teaching and training pedagogical practice regularly. Keywords Competency, lesson planning, pedagogical student, primary education. 1. Mở đầu Trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường sư phạm là cơ sở đào tạo giáo viên (GV), cung cấp nguồn nhân lực chính cho các trường phổ thông. Để nguồn nhân lực này đảm bảo đạt chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, mỗi nhà trường sư phạm, mỗi giảng viên sư phạm phải luôn xác định rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP), bởi đây là hoạt động đặc thù quyết định “tay nghề” của các GV tương lai. Thông qua hoạt động này, sinh viên (SV) không chỉ được củng cố kiến thức mà còn được trang bị một hệ thống kĩ năng nghề nghiệp như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giáo dục, kĩ năng dạy học Những kĩ năng này hết sức quan trọng và cần thiết đối với SV khi đến trường phổ thông thực tập sư phạm, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa “học” và “hành”; từ đó hình thành, phát triển năng lực sư phạm của người GV tương lai bao (gồm cả năng lực dạy học và năng lực giáo dục). Trong năng lực sư phạm cần hình thành và phát triển cho SV, kĩ năng soạn giáo án (SGA) là rất quan trọng, đặc biệt là SV ngành Giáo dục tiểu học (GDTH). Vì thế, khi tuyển dụng viên chức làm giáo viên tiểu học (GVTH) những năm gần đây, đề thi của các cơ sở tuyển dụng dành cho thí sinh luôn có yêu cầu SGA và thuyết minh giáo án. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những SV chuẩn bị tốt nghiệp trường sư phạm ngành GDTH nhưng kĩ năng SGA chưa tốt. Bài viết tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng SGA cho SV hệ cao đẳng ngành GDTH trong dạy học và rèn luyện NVSP thường xuyên. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Tầm quan trọng của giáo án và việc hướng dẫn sinh viên soạn giáo án Đối với SV sư phạm ngành GDTH từ năm thứ hai trở đi, khi các em bắt đầu được học các học phần phương pháp chuyên ngành thì giáo án (bài soạn/thiết kế bài giảng/kế hoạch bài giảng) được xem là một trong những sản phẩm phải hoàn thành của một quá trình học tập và rèn luyện. Giáo án chính là kế hoạch thực hiện từng tiết dạy, bài dạy của GV sao cho đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất. Giáo án thể hiện rõ nội dung của bài học, đồng thời đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra phương pháp dạy học (PPDH) và kĩ năng học tập cần được hình thành, phát triển cho học sinh (HS) trong giờ dạy cùng các phương tiện hỗ trợ tương ứng cần thiết. Trong mỗi giáo án đều thể hiện sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố của quá trình dạy học, như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và điều kiện dạy học; đồng thời, giúp GV quản lí thời gian dành cho mỗi tiết dạy, bài dạy được tốt hơn, đề phòng các trường hợp “cháy” giáo án hoặc thừa thời gian dạy. Tầm quan trọng của giáo án trong việc giảng dạy là không thể phủ nhận, nhất là đối với SV sư phạm đang học tập, rèn luyện để trở thành những GV tương lai. Trong trường sư phạm, việc hình thành và phát triển năng lực SGA cho SV phụ thuộc rất lớn vào năng lực hướng dẫn của các giảng viên trực tiếp giảng dạy các bộ môn về PPDH và giảng viên tham gia rèn luyện NVSP thường xuyên. Để SV soạn được những giáo án tốt, vai trò hướng dẫn của giảng viên là rất quan trọng. Người hướng dẫn sẽ giúp SV nắm được những hình thức trình bày và cấu trúc nội dung của mỗi giáo án, yêu cầu vận dụng thực hành VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 20-24 ISSN: 2354-0753 21 SGA để hình thành kĩ năng SGA thông qua việc thực hiện một loạt các kĩ năng cụ thể, như: xác định mục tiêu dạy học; lựa chọn, xây dựng nội dung bài học; vận dụng phương pháp, hình thức dạy học; thiết kế các hoạt động học tập cho HS; phân bổ thời gian dạy học... Đặc biệt, việc hướng dẫn của giảng viên còn giúp mỗi SV biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đã được học vào bài giảng, định hình được cách triển khai các hoạt động, việc làm cụ thể trên lớp ngay trong khi SGA, gắn liền “lí thuyết với thực hành” nghề nghiệp. Muốn hướng dẫn SV SGA và sử dụng giáo án đó đạt kết quả tốt, giảng viên phải nắm được thực trạng việc SGA của SV hiện nay để có những phương pháp, biện pháp hướng dẫn phù hợp, hiệu quả. 2.2. Thực trạng soạn giáo án của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định 2.2.1. Thuận lợi và khó khăn với sinh viên khi soạn giáo án - Thuận lợi: Việc SGA của SV sư phạm hiện nay có nhiều thuận lợi, đó là: Trước khi thực hành SGA, các em đều được giảng viên hướng dẫn những vấn đề lí thuyết cơ bản liên quan đến việc SGA (cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung, các kiểu giáo án). SV có đầy đủ các tài liệu để SGA, như: sách giáo khoa, sách GV, thiết kế bài giảng, giáo án hoặc video tiết dạy tham khảo trên Internet... Ngoài ra, SV có nhiều nguồn tài liệu tham khảo về nội dung kiến thức khi SGA từ các kênh thông tin khác nhau và đều đã được học học phần Tin học để sử dụng được máy vi tính, các phương tiện kĩ thuật, phương tiện truyền thông hiện đại khác. - Khó khăn: Bên cạnh thuận lợi, việc SGA của SV còn gặp một số khó khăn: + Số lượng các môn học ở tiểu học mà SV sư phạm ngành GDTH phải học về PPDH và rèn NVSP là khá nhiều, trong đó có cả các môn học văn hóa và một số môn năng khiếu. Việc SGA cho các môn học có những điểm chung nhất định, nhưng ở mỗi môn học, mỗi dạng bài cũng có những đặc trưng riêng làm cho việc SGA giữa các môn/phân môn cũng có sự khác biệt mà không phải SV nào cũng nắm bắt đầy đủ và vận dụng tốt ngay được khi mới học về PPDH; + Có quá nhiều tài liệu tham khảo để SGA nên dễ gây “nhiễu” cho SV khi lựa chọn. Nếu không có kiến thức vững chắc về lí luận dạy học bộ môn thì việc sử dụng tài liệu cũng không đạt hiệu quả; + Việc đổi mới nội dung, PPDH hiện nay diễn ra thường xuyên, liên tục, tốc độ nhanh, có nhiều điểm khác biệt so với chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học hiện hành khiến các em chưa thể cập nhật, vận dụng kịp thời và hiệu quả; + SV đã biết sử dụng máy vi tính nhưng còn chưa thành thạo, chưa nắm bắt, vận dụng được nhiều kĩ thuật cần thiết để SGA văn bản và SGA trình chiếu nên bài soạn còn nhiều lỗi. Bên cạnh đó, bản thân một số giảng viên lớn tuổi sử dụng máy vi tính và các phần mềm SGA vẫn còn hạn chế nên cũng khó hướng dẫn, sửa được các bài soạn trình chiếu cho SV được như ý; + Một số giảng viên khi hướng dẫn SV SGA còn thiếu nhiệt tình, chưa đi sâu chỉ dẫn tỉ mỉ; chưa xem và sửa kĩ giáo án cho SV (kể cả những giáo án soạn lần đầu) để đưa ra nhận xét, góp ý cụ thể, thiết thực giúp các em học hỏi và rút kinh nghiệm cho tốt; + Phương tiện, cách thức để SV có thể sử dụng thuận lợi, hiệu quả được nhiều nguồn tài liệu (máy vi tính, máy chiếu, kết nối mạng Internet, điện thoại đa năng...) vẫn ít và chất lượng còn hạn chế. 2.2.2. Ưu điểm và hạn chế của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học khi soạn giáo án - Ưu điểm: Phần lớn các em chịu khó học tập, có ý thức tích cực học hỏi và hoàn thành bài tập thực hành SGA do giảng viên yêu cầu. SV khá nhanh ý khi vận dụng những lí thuyết vào quá trình thực hành SGA. Sau khi được GV hướng dẫn, đa số các em đều lựa chọn được hình thức trình bày giáo án, xây dựng được cấu trúc nội dung bài soạn tương đối phù hợp với đặc điểm của dạng bài, kiểu bài cụ thể (đặc biệt là từ lần SGA thứ hai trở đi). Một số SV đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào SGA trình chiếu, thể hiện sự công phu, niềm say mê trong việc soạn bài, như: chèn âm thanh, tranh ảnh, video... để bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn HS và đạt hiệu quả cao hơn. - Hạn chế: + Khi SGA, SV còn lệ thuộc quá nhiều vào các tài liệu hướng dẫn dạy học (sách GV, thiết kế bài giảng hoặc giáo án trên mạng) nên chưa linh hoạt trong việc thiết kế các hoạt động hoặc nội dung để đảm bảo được hiệu quả dạy học. Vẫn còn những SV chưa chịu học hỏi để nắm bắt đầy đủ lí thuyết của việc SGA nên chưa định hình được các bước SGA dẫn đến phải soạn đi soạn lại nhiều lần; + Việc xác định mục tiêu bài dạy thường chưa được rõ ràng, đầy đủ: SV còn nhầm lẫn giữa mục tiêu về kiến thức với mục tiêu về kĩ năng hoặc mục tiêu về giáo dục; thường hay bị thiếu mục tiêu giáo dục và một số mục tiêu theo hướng đổi mới (mục tiêu phát triển năng lực người học, mục tiêu tích hợp...); + Khi xác định phần chuẩn bị cho một bài học, nhiều giáo án còn ghi chung chung, không tách biệt phần chuẩn bị của GV với phần chuẩn bị của HS. Khá nhiều SV chưa xác định đúng, đủ được những đồ dùng của GV và HS trong tiết dạy nên đã ghi thiếu những đồ dùng chính cần chuẩn bị... Ngoài ra, SV cũng lúng túng trong việc dự kiến lựa chọn phương pháp, biện pháp chung và xác định phương pháp, biện pháp chủ đạo cho từng bài dạy; + Về nội dung giáo án: Cấu trúc nội dung của nhiều bài soạn chưa rõ ràng, chưa logic giữa các phần, có nhiều ý/câu diễn đạt lủng củng, thường bị thiếu phần chốt ý sau mỗi nội dung hoặc mỗi hoạt động dạy học; nhiều giáo án có xác định đủ mục tiêu nhưng khi soạn lại thiếu nội dung để thực VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 20-24 ISSN: 2354-0753 22 hiện cho đủ các mục tiêu đó; còn nhầm lẫn giữa tên của hoạt động dạy học với tên của nội dung dạy học; phần “Củng cố, dặn dò” thường có ghi đề mục nhưng nội dung củng cố không rõ ràng hoặc chưa có nội dung để củng cố mà chỉ có nội dung dặn dò. Còn nhiều giáo án soạn sơ sài về nội dung, thiếu chính xác về kiến thức, không thể hiện được tri thức của người soạn bài; + Hình thức trình bày giáo án của SV còn chưa cẩn thận: Bìa giáo án trình bày còn tùy tiện, thiếu cân đối; kiểu chữ không thống nhất, trong giáo án viết sai nhiều lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp; các cột chia không hợp lí; không bố phân thời gian hoặc phân bố thời gian không phù hợp cho các nội dung/hoạt động dạy học, chữ viết còn xấu, viết tắt nhiều... Tóm lại, không có giáo án nào do SV soạn mà đạt được các yêu cầu ngay từ lần soạn đầu tiên. Thực tế này càng khẳng định việc cần thiết phải hướng dẫn để nâng cao năng lực SGA cho SV ngành GDTH khi giảng dạy các học phần chuyên ngành trong quá trình đào tạo GVTH của các trường sư phạm. 2.3. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng soạn giáo án cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định 2.3.1. Giảng viên giúp sinh viên nắm bắt được những căn cứ, cơ sở liên quan đến việc soạn giáo án Những căn cứ, cơ sở liên quan đến việc SGA sẽ giúp SV có đầy đủ hiểu biết để xác định đúng, đủ mục tiêu; xây dựng nội dung bài học đạt yêu cầu và lựa chọn được phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học phù hợp, cụ thể: - Những văn bản, tài liệu cho việc SGA như: văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục của cơ quan quản lí giáo dục và đơn vị chuyên môn, phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, sách GV, các tài liệu tham khảo chính, nét đặc thù của môn học/phân môn/dạng bài; - Đặc điểm nội dung của bài học, tiết học (dạng bài lí thuyết hay bài thực hành, hay kết hợp cả lí thuyết với thực hành? Tiết thứ mấy của bài dạy? Đặc điểm cấu trúc nội dung bài học theo sách giáo khoa đó như thế nào?). Mối quan hệ về kiến thức của bài đang soạn với các bài học trước và sau đó; - Điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện dạy và học: cảnh quan của địa phương và nhà trường, không gian lớp học, bàn ghế, đồ dùng thiết bị dạy học...; - Đặc điểm của HS lớp mình dạy: đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức, khả năng lĩnh hội và mức độ vận dụng của HS 2.3.2. Giảng viên hướng dẫn sinh viên nắm vững các loại giáo án, nội dung, cách thức soạn giáo án Đây là biện pháp quan trọng nhất để giúp SV SGA theo đúng với yêu cầu (cả về hình thức, nội dung cũng như quy trình dạy học) của từng môn học/phân môn đang được thực hiện ở bậc tiểu học. - Về các loại giáo án: + Dựa vào nội dung, giáo án có: giáo án cụ thể chi tiết (dạng kịch bản giáo án) và giáo án ngắn gọn; + Dựa vào phương tiện, cách thức có: giáo án văn bản viết tay, giáo án văn bản đánh máy, giáo án trình chiếu, giáo án điện tử. Khi tổ chức cho SV tìm hiểu, phân biệt các loại giáo án này, GV cần có đủ các mẫu giáo án. Có những bài khi dạy chỉ cần soạn một giáo án nhưng cũng có nhiều bài cần soạn nhiều giáo án thuộc nhiều loại giáo án khác nhau giúp việc giảng dạy mang lại hiệu quả cao hơn; thông thường, giáo án văn bản cần phải soạn trước và sẽ là cơ sở để SGA trình chiếu hoặc giáo án điện tử. - Về nội dung, cách thức hướng dẫn SV SGA: Hướng dẫn SV nắm được cấu trúc cơ bản của một giáo án văn bản và phân tích kĩ các bước SGA. Một giáo án văn bản, ngoài phần đầu tiên (tên bài, tên lớp, người soạn, thời gian soạn, thời gian dạy) và phần cuối cùng (ghi nội dung rút kinh nghiệm sau tiết dạy), cấu trúc thường gồm 3 phần chính: Mục tiêu (mục đích, yêu cầu); Chuẩn bị (đồ dùng dạy học); Các hoạt động dạy - học chủ yếu (tiến trình giờ dạy/tiến trình lên lớp). Dựa vào cấu trúc cơ bản này, giảng viên hướng dẫn SV soạn cụ thể từng phần theo các bước sau: Bước 1: Xác định “Mục tiêu bài học”: Việc xác định mục tiêu bài học phải trả lời được cho câu hỏi: Sau khi kết thúc bài học/tiết học, học sinh cần đạt được những gì? (về kiến thức, kĩ năng, thái độ - phẩm chất, năng lực) và đạt được ở mức độ nào? (bước đầu hình thành, phát triển hay rèn luyện, củng cố hay phát triển, nâng cao hay có sự sáng tạo). Bởi vậy, trước khi xác định “Mục tiêu bài học”, giảng viên cần yêu cầu SV đọc kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa. Ở bước này, giảng viên cần phải phân tích kĩ để SV không nhầm lẫn giữa mục tiêu về kiến thức với mục tiêu về kĩ năng và thái độ thông qua cách diễn đạt nội dung của từng mục tiêu. Các mục tiêu cụ thể cần đạt trong mỗi mục tiêu này cũng nên sắp xếp theo thứ tự phù hợp (từ dễ đến khó/từ chính đến phụ) Bước 2: Xác định phần “Chuẩn bị” cho bài dạy, tiết dạy, thường gồm 2 phần: Đối với phần “Đồ dùng dạy, học”, giảng viên yêu cầu SV ghi cụ thể sự chuẩn bị về đồ dùng, thiết bị dạy học của GV và của HS, không ghi chung chung. Ví dụ: Sự chuẩn bị của GV (máy tính, máy chiếu, phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập, phần thưởng cho trò chơi...); Sự chuẩn bị của HS (tài liệu học, sản phẩm sưu tầm (tranh ảnh, vật thật...), nghiên cứu trước bài học....). Đối với phần “Dự kiến về PPDH”: SV nêu dự kiến về các PPDH sẽ sử dụng trong bài dạy và xác định đâu VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 20-24 ISSN: 2354-0753 23 là các phương pháp chủ đạo. Ví dụ, dự kiến PPDH gồm: quan sát, đàm thoại, thảo luận, đóng vai, trò chơi học tập...; trong đó, phương pháp quan sát và thảo luận là phương pháp chủ đạo. Ngoài ra, khi soạn đến từng hoạt động hoặc nội dung cụ thể của bài học, giảng viên cũng có thể yêu cầu SV chỉ ra các PPDH sẽ sử dụng phù hợp nhất với từng hoạt động/nội dung. Để xác định đúng các PPDH cần sử dụng cho mỗi bài dạy, giảng viên cần hướng dẫn SV căn cứ vào những cơ sở chính sau đây: Dạng bài học (mục tiêu, nội dung của bài học, tiết học); Đặc điểm cấu trúc của bài học theo sách giáo khoa (về kênh hình, kênh chữ); Đặc điểm tâm lí và trình độ tiếp thu của học sinh; Điều kiện dạy học của lớp học, trường học về cơ sở vật chất (phòng máy, trang thiết bị dạy học). Bước 3: Thiết kế “Các hoạt động dạy - học” (tiến trình giờ dạy/tiến trình lên lớp): Đây là bước quan trọng nhất của việc SGA. Ở bước này, ngoài phần “Khởi động” (ổn định tổ chức, kiểm tra/ôn kiến thức cũ hoặc nghiệm thu hoạt động ứng dụng của bài trước), trong phần “Bài mới”, sau khi giới thiệu bài, giảng viên cần hướng dẫn SV dựa vào loại bài/kiểu bài đang soạn (dạng bài dạy lí thuyết hay bài thực hành) để soạn theo các hoạt động dạy học hay soạn theo các nội dung dạy học. Thông thường, nếu bài học là dạng bài thực hành/bài có nhiều nội dung thực hành sẽ phù hợp với cách soạn theo các hoạt động dạy học, còn bài học là dạng bài dạy lí thuyết/bài có nhiều nội dung lí thuyết sẽ phù hợp với cách soạn theo các nội dung dạy học. Giảng viên cần lưu ý SV phân biệt cách diễn đạt tên của hoạt động với tên của nội dung khi SGA. Nếu soạn theo hoạt động, cần ghi rõ: “Hoạt động 1: (tên hoạt động)”, “Hoạt động 2: (tên hoạt động)” (tên của hoạt động thường được bắt đầu bằng động từ). Nếu soạn theo nội dung, cần ghi số thứ tự (1, 2, 3) kèm theo tên của nội dung (tên của nội dung có thể bắt đầu bằng từ loại khác). Về số lượng hoạt động dạy học hoặc nội dung dạy học: Giảng viên hướng dẫn SV căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học mà xác định số lượng hoạt động hoặc nội dung dạy học cho phù hợp; cần nhắc các em không nên tạo ra quá nhiều hoạt động hoặc chia thành quá nhiều nội dung đối với một bài học/tiết học ở tiểu học. Với mỗi hoạt động, SV cần dự kiến thời gian thực hiện, nêu rõ mục tiêu và cách tiến hành hoạt động đó như thế nào; đồng thời, xác định được hoạt động của GV, hoạt động của học sinh trong từng hoạt động dạy - học đó một cách chính xác và viết cụ thể trong giáo án. 2.3.3. Giảng viên nêu rõ cho sinh viên biết các yêu cầu cần đạt được khi soạn giáo án - Loại giáo án cần soạn: Thường có 2 loại: giáo án văn bản (gồm 2 loại nhỏ: giáo án chi tiết cụ thể (kịch bản giáo án, giáo án ngắn gọn) và giáo án trình chiếu. Trong đó, giáo án văn bản là giáo án bắt buộc phải soạn (có thể viết tay hoặc đánh máy). Với SV bắt đầu học các học phần phương pháp chuyên ngành có phần thực hành SGA hoặc lần đầu tiên SGA, giang viên cần yêu cầu các em SGA văn bản cụ thể, chi tiết (kịch bản giáo án), bởi kịch bản giáo án sẽ phản ánh được đầy đủ nhất năng lực SGA của SV (gồm kiến thức, các kĩ năng vận dụng và thái độ của SV đối với bài học, môn học đã soạn). Giảng viên có thể cho SV mượn một số giáo án mẫu để các em tham khảo trước khi soạn bài. Với SV đã thực hành SGA nhiều lần, có kinh nghiệm và đã tham gia tập giảng được đánh giá đạt yêu cầu trở lên hoặc đã tham gia thi giảng trong hội thi nghiệp vụ sư phạm các cấp thì giảng viên có thể cho SV tùy chọn loại giáo án văn bản để soạn (không nhất thiết phải yêu cầu soạn kịch bản giáo án); đồng thời, yêu cầu soạn thêm giáo án trình chiếu (dựa vào giáo án văn bản đã soạn và kĩ năng soạn bài trình chiếu đã được học trong các học phần về Tin học). Riêng giáo án điện tử thì chưa yêu cầu SV phải soạn. - Các yêu cầu cơ bản cần đạt khi SGA (dựa vào các tiêu chí đánh giá): + Về hình thức: phù hợp với đặc điểm bài dạy, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày bìa và nội dung giáo án theo một trong các mẫu đã giới thiệu ở trên, đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ; + Về cấu trúc nội dung: đảm bảo đầy đủ các phần của giáo án, phù hợp với quy trình dạy học cụ thể của môn học/phân môn/dạng bài và có dự kiến thời gian cho từng phần cụ thể. Giữa các phần phải đảm bảo tính logic, hợp lí; + Về nội dung cụ thể của từng phần theo cấu trúc: đảm bảo tính chính xác của kiến thức; viết câu, ý phải đảm bảo đúng chính tả, đúng ngữ pháp, ngắn gọn, dễ hiểu; đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục của việc sử dụng ngôn ngữ. Khi nắm vững được những yêu cầu trên, SV sẽ nâng cao ý thức trong việc SGA
Tài liệu liên quan