Khi nói về mục tiêu giáo dục, Bác Hồ đã chỉ rõ “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết”. Người nhắc nhở: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Như vậy nguồn nhân lực là vốn quý giá nhất, có vai trò quyết định sự thành công của nền Công nghịêp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Để có nguồn nhân lực có hiệu quả thì vai trò của người thấy giáo trong công tác đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ là hết sức quan trọng.
Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục đào tạo ở nước ta được toàn xã hội quan tâm. Khi nói đến vai trò người thầy Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới XHCN. Vậy người thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo XHCN”. Đồng thời Thủ tướng nhấn mạnh: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của nước ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình”.
13 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4398 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp về nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Kim Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
Đặt vấn đề
Khi nói về mục tiêu giáo dục, Bác Hồ đã chỉ rõ “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết”. Người nhắc nhở: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Như vậy nguồn nhân lực là vốn quý giá nhất, có vai trò quyết định sự thành công của nền Công nghịêp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Để có nguồn nhân lực có hiệu quả thì vai trò của người thấy giáo trong công tác đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ là hết sức quan trọng.
Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục đào tạo ở nước ta được toàn xã hội quan tâm. Khi nói đến vai trò người thầy Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới XHCN. Vậy người thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo XHCN”. Đồng thời Thủ tướng nhấn mạnh: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của nước ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành nguồn nhân lực có đủ tài đủ đức để xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh ,sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới , là môi trường giáo dục , theo tôi ,việc đầu tiên BLĐ nhà trường cần làm là phải tập trung chỉ đạo thật tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà truờng . Để làm được điều này , BLĐ nhà trường còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố , song yếu tố cơ bản có tính quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường tiểu học là đội ngũ giáo viên . Một đội ngũ giáo viên có năng lực , có trình độ , có phẩm chất đạo đức tốt ,có tâm huyết với nghề nghiệp chắc chắn sẽ tạo ra những sản phẩm giá trị có chất lượng cao . Xác định rõ trọng tâm của vấn đề trên , BLĐ trường tiểu học Kim Đồng nhận thấy : con đường duy nhất để trường tiểu học Kim Đồng luôn đứng đầu trong phong trào giáo dục bậc tiểu học của huyện nhà và là trường trọng điểm chất lượng cao thì việc bồi dưỡng đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là việc làm cấp thiết và cũng là việc làm thường xuyên . Sau đây là một số biện pháp ,giải pháp mà BLĐ trường tiểu học Kim Đồng áp dụng để tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên của trường .
Giải quyết vấn đề:
Báo cáo gồm 4 vấn đề chính : --- Lập kế hoạch khảo sát - GV
- HS
--- Xây dựng kế hoạch cụ thể
--- Tổ chức thực hiện (Chú trọng khâu kiểm tra)
--- Đánh giá , Tổng kết , thi đua khen thưởng
Trước khi xây dựng kế hoạch cụ thể , ban lãnh đạo dựa vào tình hình thực tế của trường , những yếu tố cơ bản về thuận lợi và khó khăn .
Về CSVC :
Trường gồm 2 dãy nhà hai tầng với 10 phòng học và một số phòng chức năng: Phòng ban giám hiệu, phòng thư viện, thiết bị, văn phòng, phòng đội, phòng tin học( gồm 15 máy ) phòng tài vụ, 7 phòng học cấp bốn và 1 nhà bếp có tổng diện tích 70m2 để phục vụ cho học sinh học bán trú.
Trường có 18 lớp với tổng số 503 học sinh: Nữ 246. Tổng số cán bộ giáo viên là 37 trong đó 32 giáo viên biên chế, 5 giáo viên hợp đồng.
a. Về thuận lợi :
- Học sinh thuộc địa bàn thị trấn nên các em có điều kiện, ngoan, học giỏi, ăn mặc sạch sẽ.
- Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên dày dặn về kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm , đồng lòng đồng sức để xây dựng khối nhất trí cao.
- Trường luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời về mọi hoạt động của PGD –ĐT , sở GD – ĐT
- Trường có sự hỗ trợ đắc lực và sự đồng thuận nhất trí cao của hội cha mẹ học sinh
b. Về khó khăn.
- Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập các em.
- Cơ sở vật chất cho dạy và học của trường còn thiếu.
- 7 phòng học cấp 4 xuống cấp trầm trọng.
- Đội ngũ giáo viên đa số tuổi đời cao.
Dựa vào tình hình thực tế của trường ,căn cứ vào nhiệm vụ năm học của BGD – ĐT ban hành, sự chỉ đạo trực tiếp của PGD –ĐT, căn cứ vào đặc điểm tình hình của trường và thực tế của địa phương, ban lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch năm học với mục đích: Nâng cao lực lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường tiểu học Kim Đồng, xứng đáng là trường trọng điểm chất lượng cao, là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục bậc tiểu học của huyện nhà.
Để đáp ứng được yêu cầu trên ban lãnh đạo nhà trường phải xây dựng một chương trình hành động hết sức cụ thể và khoa học với nhiều yếu tố cơ bản và nhiều giải pháp tích cực. Trong đó yếu tố quan trọng có tính quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh đó chính là đội ngũ giáo viên. Đây là vấn đề cốt lõi mà nhà quản lý phải quan tâm.
Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là học tập thực chất của học sinh. Vì vậy muốn chất lượng học sinh cao thì đội ngũ giáo viên phải mạnh. Trong thực tế không thể có một đội ngũ giáo viên cân bằng nhau về trình độ và giống nhau về nhận thức, vì vậy khi phân công giáo viên chủ nhiệm đối với bậc tiểu học thì “cô nào, trò nấy”, kết quả của học sinh chính là sản phẩm của thầy cô giáo, như vậy sẽ xảy ra tình trạng: giáo viên có năng lực trình độ sẽ đào tạo ra nhiều học sinh học tốt và ngược lại, số học sinh không may sẽ gặp các thầy cô giáo hạn chế về năng lực và sẽ thiệt thòi rất lớn cho các em.
Để chất lượng giáo dục được đồng đều ở các lớp trong trường học và ngày càng được nâng cao thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy là việc làm quan trọng và cấp thiết của ban lãnh đạo nhà trường.
Chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường về việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên với một số biện pháp như sau:
I. Lập kế hoạch khảo sát
1. Về đội ngũ giáo viên
a. Trình độ đào tạo
Năm
TSGV
Nữ
Hệ đào tạo
Ghi chú
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
2004 – 2005
34
30
22
7
5
2005 - 2006
34
30
23
7
4
2006 - 2007
33
30
23
6
4
2007 - 2008
32
29
21
5
6
Đang học ĐH:6
b. Năng lực sư phạm
Giáo viên dạy giỏi các cấp
Năm
Giáo viên dạy giỏi
CSTĐ các cấp
Cấp trường
Cấp huyện
Cấp tỉnh
Huyện Tỉnh
2004 2005
19
13
3
1 1
2005- 2006
19
6
2
2 1
2006 - 2007
18
7
3
2 1
2007- 2008
18
8
Không thi
Chưa xét
2. Chất lượng học tập của học sinh.
Năm
Tổng số
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2004 2005
582
256
232
94
0
2005- 2006
547
276
153
117
1
2006 - 2007
522
269
126
127
0
2007- 2008
503
292
125
86
0
3. Học sinh giỏi văn hoá lớp 5 đạt cấp huyện - tỉnh
Năm
Tổng số
Học sinh giỏi
Cấp huyện
Cấp tỉnh
2004-2005
582
17
11
2005- 2006
547
36
31
2006 - 2007
522
41
36
2007- 2008
503
55
Không thi
Trên cơ sở khảo sát thực tế về chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học tập của học sinh qua 2 năm tôi nhận thấy: chất lượng đội ngũ càng được nâng cao về trình độ và nhận thức thì kết quả học tập của học sinh cũng được nâng cao, kết quả năm sau cao hơn năm trước.
Dựa vào yếu tố cơ bản này Ban lãnh đạo lập ra kế hoạch cụ thể
II. Xây dựng kế hoạch cụ thể.
v Những điểm cần chú ý khi lập kế hoạch
Kế hoạch lập ra phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên, sự nổ lực phấn đấu của từng giáo viên, năng lực, trình độ chuyên môn của từng giáo viên, khả năng giảng dạy của từng người để sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ một cách hợp lý, đúng người, đúng việc, phân bố tổ chuyên môn và giáo viên đứng lớp phù hợp.
v Kế hoạch đề ra phải đạt được những yêu cầu sau:
- Bám sát nhiệm vụ năm học của BGD – ĐT, Sở GD – ĐT , P GD – ĐT.
- Phải tập trung xây dựng một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra.
- Phải đề ra kế hoạch cụ thể cho cá nhân và tập thể, quy định tất cả giáo viên phải hoàn thành chương trình BDTX CK III. Định ra cho từng tổ chuyên môn, từng giáo viên mức danh hiệu cần đạt và chỉ tiêu nhà trường cần đạt.
Cụ thể: Danh hiệu tập thể: năm học 2007 - 2008
+ Trường đạt tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh.
+ Công đoàn đề nghị tổng liên đoàn lao động Việt Nam khen.
+ Liên đội mạnh xuất sắc cấp tỉnh.
+ Chi bộ TSVM xuất sắc
+ Các phong trào: văn hoá , văn nghệ - thể dục thể thao đạt giải nhất huyện , tham gia dự thi tỉnh
Cá nhân:
+ 100% giáo viên đạt giáo viên lao động giỏi
+ Trên 2/3 tổng số giáo viên đạt lao động giỏi xuất sắc
+ 3 chiến sĩ thi đua các cấp
+ Đề nghị xét công nhận 1 Nhà giáo ưu tú
+ Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 8 người
+ Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: bảo lưu không thi
Chỉ tiêu của học sinh:
+ Hạnh kiểm: thực hiện đầy đủ: 100%
+ Văn hoá : Giỏi: 55%, Khá: 25%, TB: 20%
Hoàn thành chương trình tiểu học 124 em đạt 100%
Học sinh giỏi văn hoá lớp 5 cấp huyện : 50 em với 3 phân môn
Tiếng việt, toán, mĩ thuật .
Thi tin học trẻ không chuyên cấp huyện lần 3 đạt nhất huyện .
III. Tổ chức - thực hiện :
Như chúng ta biết , nhân cách của người thầy giáo được biểu hiện trên 2 mặt :
- Phẩm chất
- Năng lực
Để thực hiện tốt điều này , BLĐ nhà trường cần chỉ đạo tốt đội ngũ giáo viên :
v Về phẩm chất chính trị :
Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng , nhà nước và ngành đề ra .
- Phải xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao .
- Thực hiện tốt 3 cuộc vận động của ngành .
+ Cuộc vận động 2 không với 4 nội dung
+ Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
+ Cuộc vận động : Dân chủ - kĩ cương – tình thương – trách nhiệm
- Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương về đạo đức và tự học .
- Tôi không tham vọng nói nhiều , chỉ nêu một số điểm cơ bản , điều chúng tôi muốn trao đôi , đề cập là năng lục sư phạm của người thầy .
v Về công tác chuyên môn nghiệp vụ
+ Tất cả giáo viên đều phải tham gia tích cực BDTXCKIII và việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 đạt kết quả cao
+ Thực hiện nghiêm túc việc triển khai, đổi mới chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực, tránh lối dạy áp đặt , tạo môi trường thân thiện dân chủ giữa thầy và trò. Mối quan hệ tác động qua lại giữa người thầy và người trò , để người học lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái , chủ động .
+ Khai thác triệt để thế mạnh của thiết bị dạy học.
+ Tăng cường dự giờ thăm lớp, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, coi trọng nề nếp, kỉ cương trường học. Muốn vậy: Ban lãnh đạo nhà trường phải xây dựng một nề nếp sinh hoạt cụ thể:
· Đề ra nội dung quy chế chuyên môn ngay từ đầu năm học.
· Thành lập tổ chuyên môn (chú trọng chọn người tổ trưởng giỏi về chuyên môn, có năng lực quản lý lãnh đạo, có bề dày thành tích…)
Chia thành 5 tổ chuyên môn theo 5 khối trong đó cử ban lãnh đạo về sinh hoạt theo tổ.
Quy định số lần sinh hoạt trên tuần của tổ chuyên môn (1 buổi/tuần). Nội dung sinh hoạt chuyên môn được thông báo theo tháng (chú trọng thao giảng, thống nhất phương pháp và hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học).
· Lên kế hoạch dự giờ thăm lớp và thanh tra toàn diện giáo viên. Ban lãnh đạo phải có kế hoạch thanh tra giáo viên ngay từ đầu năm (số lượng giáo viên được thanh tra, giáo viên nào? thời điểm?) để chuẩn bị chu đáo hồ sơ.
Kế hoạch dự giờ thăm lớp phải thường xuyên cụ thể (có thể báo trước và đột xuất) để nắm bắt thực lực giảng dạy của giáo viên, kịp thời góp ý để giáo viên rút kinh nghiệm.
Trước khi thanh tra giáo viên hoặc dự giờ thăm lớp ban lãnh đạo phải nghiên cứu, xem trước bài dạy chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp. Tránh tình trạng góp ý không đúng trọng tâm làm ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo và chất lượng giảng dạy của giáo viên, đồng thời qua đó nắm bắt chính xác những giáo viên thực sự có năng lực và những giáo viên còn non về tay nghề để phân loại và bồi dưỡng.
· Tích cực tổ chức các chuyên đề:
Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp ban lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch thường xuyên, triển khai một số chuyên đề cần thiết phục vụ cho một số môn, hoặc dạy một môn với nhiều phương pháp. Đặc biệt chú trọng những môn giáo viên giảng dạy thường mắc như: Lịch sử, địa lý, tập làm văn…Sau các tiết triển khai chuyên đề, ban lãnh đạo thường cho giáo viên xem lại băng những môn chuyên đề đã thể hiện để giáo viên so sánh, cân nhắc và rút kinh nghiệm. Những tiết chuyên đề ban lãnh đạo thường tổ chức vào thứ 7 hàng tuần để nhận được sự góp ý của đông đảo giáo viên dự (tất cả giáo viên các khối) và mời được chuyên viên PGD – ĐT để nhận được sự chỉ đạo đúng hướng về chuyên môn.
Đối với một chuyên đề ban lãnh đạo thường tổ chức theo các bước sau:
- Xây dựng một tiết để giáo viên dạy
- Rút kinh nghiệm, thống nhất lại quy trình, phương pháp, bổ sung nội dung
- Triển khai dạy đại trà
- Tổng kết chuyên đề (so sánh giữa phương pháp này với phương pháp kia, giữa các ưu và cái tồn tại) để giáo viên áp dụng thực hiện có hiệu quả những tiết dạy tiếp theo.
· Đẩy mạnh việc sử dụng và làm đồ dùng dạy học
- Chỉ đạo các tổ trưởng phải lên kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học ngay trên chương trình (bài nào ứng vào đồ dùng nào).
- Ban lãnh đạo kiểm tra đột xuất việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên (đối chiếu chương trình).
- Động viên giáo viên tích cực soạn giảng bằng giáo án điện tử.
- Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học bằng nhiều hình thức: tuyên dương - thưởng - xét thi đua.
· Động viên khuyến khích giáo viên tự học để nâng cao trình độ:
- Phát động phong trào tự học - tự bồi dưỡng trong giáo viên. Bởi vì tự học là cách làm giàu kiến thức vừa nhanh vừa đơn giản mà hiệu quả. Tổ chức thực hiện cho giáo viên dưới nhiều hình thức:
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tự học giúp giáo viên định hướng việc tự học, tự bồi dưỡng như thế nào? Cung cấp cho giáo viên một số thông tin, một số tài liệu, xây dựng thư viện đầy đủ các loại sách nâng cao, sách tham khảo và một số sách truyện khác để giáo viên có điều kiện nghiên cứu , thường xuyên mở phòng vi tính vào các buổi sáng trong tuần ( phòng vi tính có 15 máy ) để giáo viên tự học trong những giờ rảnh rổi.
+ Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học, xây dựng một cơ chế gắn thời gian lợi ích vật chất với việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên
IV.Tăng cường công tác kiểm tra giám sát
Sau khi lập kế hoạch và tổ chức thức hiện kế hoạch thì khâu kiểm tra, giám sát của ban lãnh đạo trường là việc làm không kém phần quan trọng
- Kế hoạch kiểm tra phải thường xuyên và công tác giám sát phải chặt chẽ .Vậy kiểm tra và giám sát cái gì ? và hính thức như thế nào ?
- Cái gì kế hoạch đề ra , phong trào phát động thì phải kiểm tra .
- Việc kiểm tra giám sát không chỉ có ban lãnh đạo mà phải xây dựng hệ thống từ trong giáo viên : + giáo viên giám sát giáo viên
+ Tổ trưởng kiểm tra tổ viên
+ Tổ chuyên môn giám sát tổ chuyên môn
- Ban lãnh đạo nghe tổ chuyên môn báo cáo và trực tiếp kiểm tra giáo viên . Các đoàn thể kiểm sát lẫn nhau .
- Việc kiểm tra được đánh giá ở hai khía cạnh : + Kế hoạch đề ra đã thực hiện chư và đã làm đến đâu . Kết quả ?
+ Đối với trường học phải kiểm tra giám sát các công việc sau :
- Kiểm tra công tác chấm, chữa, soạn giảng của giáo viên.
- Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh.
- Thanh tra toàn diện giáo viên.
- Kiểm tra vở sạch chữ đẹp của học sinh. Việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
- Kiểm tra các hoạt động của đoàn thể (hoạt động công đoàn, đội…)
- Kiểm tra công tác sinh hoạt chuyên môn của tổ công tác chủ nhiệm của giáo viên.
- Kiểm tra kế hoạch và hoạt động ngoại khoá ngoài giờ lên lớp của học sinh.
Việc tiến hành kiểm tra được thể hiện dưới nhiều hình thức: Đột xuất, báo trước vài ngày, báo trước 5 hoặc có thể đang hoạt động giữa chừng. Sau kiểm tra có đánh giá nhận xét, công bố kết quả xếp loại. Công tác kiểm tra phải tiến hành đồng thời, thương xuyên và phải thực chất. Yêu cầu đối với người kiểm tra phải chính xác rõ ràng, minh bạch, vô tư và khách quan nhằm mục đích phát hiện điểm mạnh, điểm tồn tại của giáo viên để giáo viên ngày càng hoàn thiện mình hơn.
V.Công tác đánh giá, tổng kết – thi đua khen thưởng.
Mọi kế hoạch đưa ra để thực hiện đều phải được đánh giá, nhận xét, xếp loại và phải đưa vào tiêu chí thi đua để khen thưởng – đây chính là điểm mấu chốt của ban lãnh đạo nhà trường. Bởi vì sự nổ lực phấn đấu của mỗi một giáo viên có sự khác nhau, năng lực sư phạm của họ cũng không đồng đều. Kế hoạch đưa ra có người hoàn thành xuất sắc nhưng cũng có người chỉ mới hoàn thành. Chính vì thế mà công tác nhận xét đánh giá của ban lãnh đạo nhà trường là hết sức quan trọng. Có nhận xét đánh giá chính xác phù hợp mới có khen thưởng đúng, khen thưởng đúng mới động viên khuyến khích và phát huy tối đa năng lực sẵn có của giáo viên, thúc đẩy được quá trình vươn lên trong công tác của họ. Đánh giá nhận xét kịp thời buộc giáo viên phải có nhiều cố gắng, phải tìm giải pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng thời với việc đánh giá nhận xét, cần đẩy mạnh khuyến khích vật chất “một ngàn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng” - Phần thưởng tuy nhỏ nhưng thể hiện được mức độ đóng góp sức lực vào công tác giảng dạy của từng giáo viên.
Ban lãnh đạo nhà trường cần có phần thưởng xứng đáng để thưởng các giáo viên dạy giỏi, các thầy cô giáo có nhiều học sinh giỏi.
- Ban lãnh đạo chú trọng quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên: thăm hỏi, động viên tạo điều kiện thuận lợi trong công tác, giải quyết kịp thời những vướng mắc, những khó khăn thường ngày của đội ngũ,
giúp họ yên tâm công tác, phấn khởi, tự tin để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ø Kết quả
Qua một số biện pháp về quản lý đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên trường tiểu học Kim Đồng đã nêu ở trên. Trường tiểu học Kim Đồng ngày một nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh
Cụ thể: Năm học 2006 – 2007:
Đạo đức: Học sinh thực hiện đầy đủ : 522 em đạt 100%
Học tập:
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Tổng số
Đạt
Tổng số
Đạt
Tổng số
Đạt
522 em
269 em
50,6%
126 em
24,6%
127 em
24,8%
Mũi nhọn học sinh giỏi:
Học sinh giỏi văn hoá cấp huyện: 44 em
Cấp tỉnh: 36 em
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 6
Cấp tỉnh: 3
Chiến sĩ thi đua cấp huyện: 2
Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh : 1
Trường đạt tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh
Công đoàn mạnh cấp tỉnh
Liên đội mạnh cấp tỉnh
Chi bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc
Kết quả học kì I 2007 – 2008
Đạo đức:
Thực hiện đầy đủ 503 em đạt 100%
Học tập:
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Tổng số
Đạt
Tổng số
Đạt
Tổng số
Đạt
503
269
50,6%
126
24,6%
127
24,8
Mũi nhọn học sinh giỏi: Văn hoá lớp 5 cấp huyện: 55 giải
Học sinh giỏi cấp tỉnh: Tỉnh không tổ chức thi
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 12 đồng chí
Vở sạch chữ đẹp: Nhất huyện
Thể dục thể thao: nhất huyện
Ø Bài học kinh nghiệm
Muốn làm tốt công tác nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên Ban lãnh đạo cần rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn như sau :
- Vai trò lãnh đạo của ban lãnh đạo nhà trường đối với tập thể hội đồng sư phạm
- Năng lực uy tín của ban lãnh đạo đối với