Một số căn cứ quan trọng của nghĩa quân Hương Khê trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp trên đất Hà Tĩnh

TÓM TẮT Bài viết nhằm giúp người đọc hiểu thêm về một số căn cứ quan trọng của nghĩa quân Hương Khê, đó là các căn cứ Thượng Bồng – Hạ Bồng, Vụ Quang – Ngàn Trươi. Khi hưởng ứng Dụ Cần Vương của vua Hàm Nghi lập căn cứ chống Pháp, Phan Đình Phùng, với tầm nhìn xa trông rộng của một lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896), đã nhận thấy rõ địa thế hiểm yếu của vùng rừng núi phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, nên đã lệnh cho Cao Thắng chỉ huy nghĩa quân xây dựng nơi đây thành những trung tâm căn cứ đầu não kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại những căn cứ này, nghĩa quân đã xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, luyện tập quân sự và tổ chức đánh địch rất hiệu quả, trong đó nổi bật là trận Vụ Quang diễn ra ngày 26 tháng 10 năm 1894.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số căn cứ quan trọng của nghĩa quân Hương Khê trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp trên đất Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 67 (01/2020) No. 67 (01/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 3 MỘT SỐ CĂN CỨ QUAN TRỌNG CỦA NGHĨA QUÂN HƯƠNG KHÊ TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TRÊN ĐẤT HÀ TĨNH Some important bases of Huong Khe insurgent army in The Can Vuong Movement against French colonialism in Ha Tinh province PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng(1), Nguyễn Thị Thanh Thúy(2) (1),(2)Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Bài viết nhằm giúp người đọc hiểu thêm về một số căn cứ quan trọng của nghĩa quân Hương Khê, đó là các căn cứ Thượng Bồng – Hạ Bồng, Vụ Quang – Ngàn Trươi. Khi hưởng ứng Dụ Cần Vương của vua Hàm Nghi lập căn cứ chống Pháp, Phan Đình Phùng, với tầm nhìn xa trông rộng của một lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896), đã nhận thấy rõ địa thế hiểm yếu của vùng rừng núi phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, nên đã lệnh cho Cao Thắng chỉ huy nghĩa quân xây dựng nơi đây thành những trung tâm căn cứ đầu não kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại những căn cứ này, nghĩa quân đã xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, luyện tập quân sự và tổ chức đánh địch rất hiệu quả, trong đó nổi bật là trận Vụ Quang diễn ra ngày 26 tháng 10 năm 1894. Từ khoá: căn cứ, Cao Thắng, Hương Khê, Phan Đình Phùng, Thượng Bồng – Hạ Bồng, Vụ Quang – Ngàn Trươi ABSTRACT The article aims to introduce some of the most important bases of Huong Khe insurgent army: Thuong Bong - Ha Bong and Vu Quang - Ngan Truoi bases. In response to Cần Vương Edict of Ham Nghi King for establishing the bases against France, Phan Dinh Phung, with the foresight of the most outstanding leader in the Cần Vương movement (1885-1896), having clearly realized the dangerous terrain of the western mountainous region of Ha Tinh province, ordered Cao Thang to command the army to build this place into the center of the resistance base against the French colonialism. At these bases, the insurgency built forces, stored food, trained military and organized effective combat against the enemy, of which the prominent battle of Vu Quang took place on October 26, 1894. Keywords: bases, Cao Thang, Huong Khe, Phan Dinh Phung, Thuong Bong - Ha Bong, Vu Quang - Ngan Truoi 1. Mở đầu Hà Tĩnh là vùng đất nổi tiếng bởi truyền thống anh hùng bất khuất trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885 – 1896) được đánh giá là đỉnh cao của phong Email: tatthangsp@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 4 trào Cần Vương cả nước. Một trong những nguyên nhân giúp nghĩa quân Hương Khê có thể kéo dài được cuộc khởi nghĩa hơn 10 năm và gây cho kẻ thù nhiều khó khăn tổn thất đó chính là nhờ vào hệ thống căn cứ được xây dựng vững chắc. Trong điều kiện chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều lần, Phan Đình Phùng và Cao Thắng đã sớm chú ý tới việc tổ chức xây dựng căn cứ làm cơ sở cho nghĩa quân phòng ngự và tấn công tiêu diệt kẻ thù. Là một người có nhãn quan quân sự sắc sảo, có nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh, Phan Đình Phùng ý thức được rằng: "Muốn thắng giặc mà chỉ dựa vào sự dũng cảm và hy sinh thôi thì chưa đủ mà phải có các căn cứ làm chỗ dựa vững chắc" (Nhiều tác giả, 1971, tr. 57). Nhận nhiệm vụ từ vị thủ lĩnh Phan Đình Phùng, Cao Thắng đã nhanh chóng tổ chức xây dựng các căn cứ địa dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở rất thuận lợi cách đánh du kích của nghĩa quân. "Tài năng của Cao Thắng được thể hiện ở chỗ đã biết triệt để lợi dụng điều kiện thuận lợi này để xây dựng thành những căn cứ vững chắc, nơi mà nghĩa quân có thể công thủ toàn diện, là nơi giúp nghĩa quân luyện tập, ổn định lực lượng và cũng là nơi nghĩa quân sử dụng để chống lại kẻ thù hoặc có thể rút lui an toàn nếu gặp tình huống nguy cấp" (Nguyễn Văn Khánh, 1986, tr. 58). Một số căn cứ tiêu biểu được nghĩa quân Hương Khê xây dựng trong thời kỳ này cho đến nay vẫn còn dấu tích là căn cứ Thượng Bồng - Hạ Bồng, căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi. 2. Một số căn cứ tiêu biểu của nghĩa quân Hương Khê 2.1. Căn cứ Thượng Bồng – Hạ Bồng Sau khi rời căn cứ Cồn Chùa1, tháng 6 năm 1889, bộ chỉ huy nghĩa quân Hương Khê đã quyết định chọn Thượng Bồng - Hạ Bồng xây dựng thành căn cứ mới. Căn cứ Thượng Bồng – Hạ Bồng thuộc hai xã Đức Bồng và Đức Lĩnh nằm phía Tây Nam huyện Đức Thọ. Chọn khu vực này làm căn cứ, Phan Đình Phùng và Cao Thắng có thể phát huy được bốn yếu tố thuận lợi của nhà binh: Nhân - Thời - Địa - Thế. Ở đây, nghĩa quân của Cao Thắng có thể phát huy được thuận lợi của địa hình tự nhiên, bên cạnh lợi dụng được thế mạnh "nhân hoà" là vùng nông thôn rộng lớn, đông dân cư, trù phú và giàu truyền thống yêu nước. Hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố bao quanh, cùng với dãy Trường Sơn trùng điệp ở phía Tây, vô tình đã làm một chướng ngại vật rất khó vượt qua hơn bất cứ một hệ thống hào luỹ nào do con người tạo dựng. Nhờ vậy, cả ba mặt của khu căn cứ đã được che chở, khiến kẻ địch khó có thể tấn công, còn nghĩa quân lại rất dễ phòng bị và đánh trả. Lập căn cứ ở vùng Thượng Bồng - Hạ Bồng, nghĩa quân đã chiếm được một điểm cao có tầm quan trọng chiến lược, có thể khống chế cả một vùng đồng bằng rộng lớn. Đây là nơi có địa hình khá hiểm trở, đường đi lại khó khăn, cây rừng rậm rạp che kín bốn mặt. Ngay cạnh trung tâm Thượng Bồng còn có những dãi rừng rậm hoang vu. Trong hoàn cảnh chiến đấu với vũ khí thô sơ, thiếu thốn, vùng Thượng Bồng - Hạ Bồng thực sự là một căn cứ lý tưởng của nghĩa quân (Thường vụ huyện uỷ Đức Thọ, 1998, tr. 45). Với nhãn quan tài trí sáng suốt của một người chỉ huy quân sự có tài, Cao Thắng đã phát huy đến mức tối đa ưu thế của địa hình để phục vụ cho ý đồ xây dựng lực lượng nghĩa quân và tổ chức chiến đấu. Không chỉ chú trọng xây dựng căn cứ Thượng Bồng - Hạ Bồng, ông còn cho xây dựng thêm các NGUYỄN TẤT THẮNG - NGUYỄN THỊ THANH THÚY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 5 căn cứ đã có từ trước để làm phòng tuyến từ xa hỗ trợ và bảo vệ cho căn cứ chính. Ở vùng căn cứ chính, "Dựa vào đặc điểm địa hình, Cao Thắng đã đặt hai trại quân ở hai phía cửa ngõ vào căn cứ. Một đội nghĩa quân khoảng độ 30 người do ông Hiệp Cứ chỉ huy đóng ở Hạ Bồng trên tả ngạn sông Ngàn Sâu, cách trung tâm Thượng Bồng khoảng 4 km. Đội nghĩa quân này chốt giữ cửa ngõ Đông - Bắc chặn con đường từ Linh Cảm lên, cả đường bộ và đường thuỷ. Một đội nghĩa quân khác 50 người do ông Đề Châu chỉ huy đóng ở Phương Duệ, về phía đông - nam Thượng Bồng cách chừng 5 km chốt giữ cửa ngõ đông - nam và bảo vệ mặt nam của căn cứ" (Trần Thanh Tâm - Ninh Viết Giao,1975, tr. 82). Phía sau các trại quân ở Hạ Bồng và Phương Duệ còn có hai đội nghĩa quân khác, một đội đóng ở Bàng Hô (gần chợ Bồng) và một đội đóng ở mé Tây bàu Xương Ni (phía Nam Thượng Bồng), chủ yếu là để bảo vệ trung tâm chỉ huy và ứng cứu cho các trại nghĩa quân ở phía trước khi cần thiết. Trung tâm chỉ huy của nghĩa quân được Cao Thắng đặt ở Rú Cộng (Xóm Điếm). Rú Cộng thực chất là một ngọn đồi cao chừng 30 mét từ chân đến đỉnh, nằm ngay cạnh đường đi Hương Khê hiện nay, cách chợ Bồng 2 km. Dưới chân Rú Cộng có một con suối chảy vòng từ Tây sang Bắc. Đặt trung tâm chỉ huy ở đây, những người lãnh đạo nghĩa quân có điều kiện để theo dõi và chỉ huy hoạt động của toàn bộ nghĩa quân trong vùng căn cứ. Đây cũng là điểm sâu nhất được bảo vệ bằng nhiều lớp vị trí đóng quân xung quanh. Hơn nữa, khi cần thiết cơ quan chỉ huy có thể dễ dàng rút về an toàn. Phía sau Rú Cộng là một bãi đất rộng, có nhiều lạch nước nhỏ chạy qua. Ngày nay nhân dân đã khai phá thành đồng ruộng trồng lúa và hoa màu, nhưng vào thời điểm nghĩa quân đóng ở đây, bãi này là một bãi tập lớn (Bá Sĩ Tâm, 1997, tr. 187). Với căn cứ này, Cao Thắng đã tạo được thế vừa "công" vừa "thủ" cho nghĩa quân trong chiến thuật đánh du kích, vốn là sở trường đánh giặc của cha ông ta từ ngàn xưa khi phải đối chọi với kẻ thù đông và mạnh hơn ta nhiều lần. Từ căn cứ này, Cao Thắng có thể cho nghĩa quân toả xuống tấn công địch ở vùng đồng bằng, cũng có thể rút về để bảo vệ khu căn cứ khi bị địch tấn công. Cũng từ đây, nghĩa quân có thể phân tán lực lượng vào rừng rậm tránh những mũi đột kích lớn của địch để bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội tấn công. So với căn cứ Cồn Chùa trước đây, căn cứ Thượng - Hạ Bồng là khu căn cứ được xây dựng hoàn chỉnh và được sắp đặt bố trí một cách khoa học hơn. Nó không chỉ là khu trung tâm hậu cần quan trọng, nơi sản xuất ra những loại vũ khí, mà nó còn tạo thế phát triển cho cuộc khởi nghĩa. Vùng Thượng Bồng - Hạ Bồng đã trở thành “nơi bộ chỉ huy nghĩa quân Hương Sơn đóng đại bản doanh suốt từ năm 1889 đến cuối 1891” (Trần Huy Nhượng, 1983, tr.81). Nhờ vào điều kiện tự nhiên cùng cách thức xây dựng khoa học, đảm bảo tính công – thủ toàn diện nên trong hai năm 1889 – 1890, trước nhiều trận càn ác liệt của thực dân Pháp, nghĩa quân Hương Khê vẫn bám trụ vững chắc tại căn cứ Thượng Bồng – Hạ Bồng, không chỉ bảo vệ được cứ địa mà còn tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch. Căn cứ Thượng Bồng – Hạ Bồng cũng là nơi nghĩa quân tổ chức sản xuất và cất dấu rất nhiều lương thực; đặc biệt, trong hai năm kể trên, tại căn cứ này, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Cao Thắng, hàng trăm khẩu súng trường kiểu 1874 của Pháp đã được những người SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 6 thợ rèn sản xuất, đánh dấu một bước tiến vượt bậc về chất của nghĩa quân Hương Khê. 2.2. Căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi Với kế hoạch xây dựng “dè phân ly” và đóng các “đồn phòng triệt”, thực dân Pháp thực hiện âm mưu chia tách nghĩa quân Hương Khê với nhân dân địa phương để cắt đứt nguồn tiếp tế của nhân dân cho nghĩa quân, đồng thời chúng tiến hành các cuộc hành quân càn quét dài ngày vào khu căn cứ chính của nghĩa quân nhằm tiêu diệt lực lượng khởi nghĩa. Lúc này, căn cứ Hói Trùng, Hói Trí bị địch uy hiếp mạnh, trước tình hình đó bộ chỉ huy quyết định chuyển căn cứ lên Vụ Quang - Ngàn Trươi. Tháng 2 năm 1890, Phan Đình Phùng và Cao Thắng gấp rút cho xây dựng Vụ Quang - Ngàn Trươi từ hậu cứ thành căn cứ địa kháng chiến chính của nghĩa quân với yêu cầu được đặt ra là nghĩa quân có thể chủ động đánh địch, vừa có thể rút lui dễ dàng trước tình thế nguy ngập để bảo toàn lực lượng. Đồng thời, đây cũng là nơi có thể nghỉ ngơi, củng cố lực lượng sau những trận đánh, có thể tránh được những trận càn lớn của địch. Cách xa vùng Trùng Khê - Trí Khê hơn 20km, Vụ Quang - Ngàn Trươi được phân bố trên một địa bàn rộng lớn nằm sâu trong khu rừng nguyên sinh hoang sơ và đầy bí hiểm, xung quanh có núi và khe suối bao bọc thành một thung lũng thuộc xã Vụ Quang, cách trung tâm huyện Hương Khê 70km về phía Bắc, cách tỉnh lỵ Hà Tĩnh 160km về phía Tây. Sở dĩ, Phan Đình Phùng quyết định dời hẳn đại bản doanh lên Vụ Quang - Ngàn Trươi là những lý do sau: - Thứ nhất, Vụ Quang - Ngàn Trươi có một địa thế rất hiểm trở, muốn vào được căn cứ phải đi theo một con đường độc đạo vượt qua nhiều thác ghềnh, khe suối, qua nhiều phòng tuyến canh gác mới đến được đại bản doanh của nghĩa quân. - Thứ hai, về mặt chiến thuật và chiến lược, đây là địa điểm cơ động rất thuận tiện cho việc dụng binh của nghĩa quân. Mặt trước của khu căn cứ nhìn ngay ra đồng bằng, từ đây có thể quan sát được cả một vùng rộng lớn phía Tây tỉnh Hà Tĩnh; đằng sau là rừng rậm, có đường bí mật đi qua đất Lào và Xiêm. Ngoài ra, Vụ Quang – Ngàn Trươi còn có một con đường khác đi thông qua núi Đại Hàm, đây là một dãy núi hiểm hóc, sơn mạch liên tiếp nhau và đột ngột khuất khúc. Cứ mỗi trái núi là một khe suối, hai bên bờ đều có lau sậy mọc quá đầu người, lối đi vào rất ngoằn nghèo, nếu ai không thông thạo địa hình thì khó có thể tìm được đường vào hoặc đường ra. Các tác giả Hoàng Văn Lân và Ngô Thị Chính trong cuốn: “Lịch sử Việt Nam” đánh giá: “Đây (chỉ căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi NTT) là một vị trí hết sức hiểm yếu, núi non trùng điệp, trong đó có dãy Vụ Quang hiểm trở với khe suối quanh co, lau sậy um tùm, có chỗ lầy lội bùn sâu đến bụng” (Hoàng Văn Lân - Ngô Thị Chính, 1976, tr.135). Theo tư liệu của Đinh Xuân Lâm và Phan Trọng Báu: “Khu căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi sát biên giới Việt - Lào là một vùng núi cao quanh co khuất khúc, xen lẫn với các khu đầm lầy lội, sông suối chằng chịt và những cánh rừng rậm rạp. Từ Vụ Quang có hai con đường chính tỏa ra xung quanh, một chạy về phía Tây qua Lào, một chạy về phía Đông. Trung tâm của khu căn cứ là thành Vụ Quang (tục gọi là Thanh Lù), nằm trên đỉnh núi Thanh Lù ở thượng nguồn, từ dưới nhìn lên là vách đá cao thẳng đứng. Dòng khe Sa Vanh và một nhánh của nó bao quanh có tác dụng như NGUYỄN TẤT THẮNG - NGUYỄN THỊ THANH THÚY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 7 hai con hào ôm chặt lấy chân thành” (Đinh Xuân Lâm, Phan Trọng Báu, 1975, tr.49). Ngoài ra, căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi nằm gần hai xã giàu truyền thống đấu tranh là Minh Hương và Hương Thọ nên được nhân dân hết lòng ủng hộ, che chở, đặc biệt “dân chúng trong vùng tham gia lực lượng nghĩa quân và tiếp vận rất đông” (Di tích “Khu căn cứ Vụ Quang”, 1976, tr.5). Trải qua bao biến động của thời gian và hoàn cảnh lịch sử, khu trung tâm của nghĩa quân ở Vụ Quang - Ngàn Trươi hiện nay còn sót lại bao gồm hệ thống thành lũy bao quanh bên ngoài, bãi tập của nghĩa quân và một số dấu tích có liên quan đến những trận đánh nổi tiếng. Thành Vụ Quang được tạo bởi một lớp đá tự nhiên có tổng chiều dài 8.010m, rộng 150m, mặt tiền của thành dựng đứng có độ cao trung bình 30m. Hiện nay, thành còn dấu tích của hai cổng chính và cổng Đông Bắc. Tại cổng chính, có hai hòn đá lớn kích thước 2 x 3m, tương truyền đây là nơi nghĩa quân cụ Phan thay nhau đứng gác, phía dưới tảng đá là vực thành có khe nước chảy xiết và nhiều vực thác. Đối diện với vực thành là dãy núi Giăng Màn tạo thành thế vững chắc, an toàn cho khu căn cứ. Ngoài hệ thống đồn lũy, nghĩa quân đã xây dựng ở đây một bãi tập khá hoàn chỉnh, bãi tập là một bãi đất rộng, có diện tích 418 x 228m. Phía Tây bãi tập giáp sông Trươi, phía Đông giáp núi Khê, phía Nam giáp khu vực xã Hương Điền - đây là nơi nghĩa quân tập luyện võ nghệ, tập bắn súng và cưỡi ngựa. Dưới chân núi Giăng Màn có khe Rào Rồng, ôm lấy chân thành gặp khe Vách Rào tạo thành dòng sông Trươi. Tại Vụ Quang - Ngàn Trươi, nghĩa quân của Phan Đình Phùng đã xây dựng một hệ thống đồn lũy mang tính chất dã chiến. Các đồn thường được xây dựng gần sông, suối, vừa thuận tiện trong vận chuyển lương thực, vũ khí, lại vừa dễ cơ động chiến đấu. Trên đỉnh núi Vụ Quang, tục gọi là Thanh Lù, cao hơn hẳn các ngọn núi trong vùng, nghĩa quân xây dựng một đồn lũy khá kiên cố gọi là thành Vụ Quang. Đại bản doanh của Phan Đình Phùng đóng ở Vụ Quang với khoảng 500 nghĩa quân trấn giữ. Bên ngoài có các đội nghĩa quân đóng ở làng Trong, Khe Công, Cồn Bội, sẵn sàng chiến đấu theo lệnh của Phan Đình Phùng. Ngoài ra, ông còn cử một đội nghĩa quân tới Trùng Khê - Trí Khê xây dựng thêm đồn trại để hỗ trợ chiến đấu. Cùng với việc xây dựng hệ thống đồn lũy, bố trí nghĩa quân đóng giữ và tác chiến, Phan Đình Phùng còn xây dựng chính quyền bí mật bên cạnh chính quyền địch. Chính quyền bí mật của Phan Đình Phùng có nhiệm vụ chiêu mộ nghĩa quân, huy động lương thực và vân chuyển về căn cứ. Ngoài ra, nghĩa quân dưới sự chỉ huy của viên tướng trẻ tài năng và dũng cảm Cao Thắng còn tự nghiên cứu chế tạo vũ khí, trong đó đã chế được hàng trăm súng trường kiểu 1874 của Pháp. Dựa vào núi rừng hiểm trở, vào hệ thống công sự kiên cố ở căn cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi và sử dụng chiến thuật đánh du kích, nghĩa quân của Phan Đình Phùng đã phát động nhiều đợt tác chiến nhằm gây thanh thế, mở rộng khu căn cứ và tiêu hao sinh lực địch, trong đó có nhiều cuộc tập kích táo bạo, đánh hạ nhiều đồn bốt, diệt nhiều toán viện binh, giải thoát nhiều nghĩa quân bị địch giam giữ, giành nhiều thắng lợi giòn giã, khiến cho quân giặc phải nhiều phen kinh hồn bạt vía. Hoạt động tác chiến mạnh của nghĩa quân làm cho thực dân Pháp hết sức bối rối, lo sợ. Trong những năm 1890 - 1894, chúng SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 8 đã nhiều lần đem quân đàn áp cuộc khởi nghĩa nhưng đều thất bại trước lối đánh du kích của nghĩa quân. Nửa cuối năm 1894, thực dân Pháp bắt đầu huy động lực lượng mở cuộc càn quét lớn vào Vụ Quang - Ngàn Trươi nhằm tiêu diệt nghĩa quân và lãnh tụ Phan Đình Phùng, triệt hạ khu căn cứ, dập tắt phong trào kháng chiến ở miền Trung. Ngày 26-10-1894, giặc Pháp ồ ạt tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Biết trước kế hoạch của địch, Phan Đình Phùng bí mật cho quân lính phục kích ở hai bên bờ sông Trươi với kế “sa nang úng thủy” của Hàn Tín đánh Sở ngày xưa để diệt quân Pháp. “Biết rằng tiến quân vào căn cứ, thế nào giặc cũng lội qua sông, cụ bèn cho nghĩa quân lên rừng đẵn những cây gỗ to rồi dùng làm kẻ chặn đầu nguồn, ngăn nước sông lại. Nguồn bị chắn, lòng sông cạn, nước chảy yếu dần” (Phòng văn hóa - Cục Tuyên huấn, 1960, tr.34). Đúng như dự kiến của cụ Phan, quân Pháp thấy nước sông cạn liền kéo nhau vượt sông để tấn công vào căn cứ. Khi giặc mới lội đến giữa dòng, nghĩa quân được lệnh của cụ Phan liền phá kè. Thác nước và thân cây từ nguồn cao đổ xuống không sức gì cản nổi2. Đồng thời, quân mai phục hai bên bờ cũng nhằm quân địch mà bắn. Bị bất ngờ, quân giặc không thể đối phó kịp bị nước cuốn đi rất nhiều. Chỉ một số ít quân còn lại đâm đầu chạy thục mạng rồi cuối cùng cũng bị bắn chết hoặc bị bắt. Kết quả, 3 sĩ quan chỉ huy và hơn 100 lính Pháp bị tiêu diệt. Vũ khí, trừ một số chìm xuống sông, còn bao nhiêu nghĩa quân thu hết. Tác giả Trần Thu Hà trong tác phẩm “Diễn ca” (Bài khởi nghĩa Phan Đình Phùng) đã có đoạn miêu tả về chiến thắng vang dội này của nghĩa quân Hương Khê: “Lệnh truyền vang cả núi rừng “Phá kè!” nước xoáy cuốn dòng như lao Thân cây xô xuống ào ào Hàng trăm lính giặc lạc vào thủy cung Giết ba thiếu úy giặc xong Cướp trăm súng giặc chiến công sáng ngời Càng thêm tỏ mặt anh tài Nức danh chiến thuật tuyệt vời cụ Phan” (Thu Hà, 1959, tr. 21). Chiến thắng Ngàn Trươi gây một tiếng vang lớn trong lòng dân, củng cổ tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Tại căn cứ Vụ Quang, Phan Đình Phùng phấn khởi ghi lại cảm xúc của mình: “Non rất cao mà núi rất xinh Núi non linh hiểm giúp cho mình Nếu không bên ít bên nhiều thế Sao đến đầu khe đã hoảng kinh” (Đào Trinh Nhất, 1974, tr. 11). Ở đây, chúng ta cần xem lại mốc thời gian khi trận đánh Vụ Quang xảy ra, bởi vì cho đến hiện nay đã có nhiều tư liệu trình bày về trận chiến ở Vụ Quang với các khoảng thời gian khác nhau. Vì vậy, theo chúng tôi, cần đưa ra một mốc thời gian chính xác cho sự kiện này. Các tác giả sách "Quân dân Việt Nam chống Tây xâm" cho rằng trận đánh này xảy ra vào khoảng giữa năm 1892 (Nhiều tác giả, 1971, tr. 275, 276). Chúng ta cũng bắt gặp mốc thời gian này ở tư liệu chép tay "Hà Tĩnh Ất Dậu Ký" của dòng họ Lê ở xã Trung Lễ, Đức Thọ, Hà Tĩnh: "Năm Thành Thái thứ tư (1892), chính phủ bảo hộ đem đại quân lên đánh cụ Phan ở núi Vụ Quang" (Hà Tĩnh Ất Dậu Ký, tr.34). Trong khi đó, tác giả Đào Trinh Nhất chép trận đánh dùng kế "sa nang úng thuỷ" này xảy ra sau khi Cao Thắng đã hy sinh ở Nghệ An, nghĩa là phải sau năm 1893 (Đào Trinh Nhất, 1974, tr. 210). Các tác giả Hoàng Văn Lân, Ngô Thị Chính, Trần Bá Đệ viết: "... Địch tấ
Tài liệu liên quan