Một số câu hỏi ôn tập môn Quản lý nguồn nhân lực

Câu 1.Trình bày khái niệm quản lý nguồn nhân lực.Phân biệt với khái niệm quản lý nhân sự. * Khái niệm: Quản lý nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo- phát triển và duy trì con người trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. * Phân biệt QLNNL với QLNS

docx7 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số câu hỏi ôn tập môn Quản lý nguồn nhân lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Câu 1.Trình bày khái niệm quản lý nguồn nhân lực.Phân biệt với khái niệm quản lý nhân sự. * Khái niệm: Quản lý nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo- phát triển và duy trì con người trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. * Phân biệt QLNNL với QLNS Tiêu chí QLNNL QLNS Khái niệm Quản lý nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo- phát triển và duy trì con người trong 1 một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. Quản lý nhân sự là tổ hợp toàn bộ mục tiêu, chiến lược và công cụ mà qua đó các nhà quản trị và nhân viên trong doanh nghiệp dùng làm nền tảng cho cung cách ứng xử để phát triển doanh nghiệp Nguồn gốc Là sự phát triển cao hơn của QLNS là khái niệm ra đời từ trước Triết lý về nhân sự Coi con người là nguồn vốn của tổ chức Coi con người là chi phí Mục tiêu Đạt được mục tiêu của tổ chức và người lao động Đạt được mục tiêu của tổ chức Phạm vi Quản lý một cách toàn diện liên quan đến con người Thiên về khía cạnh hành chính Các yếu tố động viên Tính chất công việc + Thăng tiến + Tiền Tiền và thăng tiến nghề nghiệp Thái độ đối với sự thay đổi Nguồn nhân lực có thể thích ứng, đối mặt với sự thách thức. nhân viên thường chống lại sự thay đổi Mục tiêu đào tạo Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực Giúp nhân viên thích nghi ở vị trí của họ Câu 2.Phân tích quy trình tuyển dụng nhân lực cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước Tuyển dụng là qúa trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn và quyết định tiếp nhận người lao động vào 1 vị trí của tổ chức 1 cách phù hợp nhất với tiêu chuẩn và yêu cầu của vị trí cần tuyển. Quy trình tuyển dụng nhân sự cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Xác định nhu cầu tuyển dụng Xác định yêu cầu của vị trí cần tuyển Xác định nguồn cần tuyển dụng Thu hút ứng viên Chọn người phù hợp Tập sự Quyết định tuyển dụng. Phân tích: Xác định nhu cầu tuyển dụng là khâu đầu tiên quan trọng đối với hoạt động tuyển dụng. Ở bước này sẽ xác định được số lượng là bao nhiêu, những vị trí nào cần bổ sung. Nhu cầu tuyển dụng xuất hiện khi có vị trí trống hoặc có vị trí mới ( người lao động nghỉ hưu, người lao động làm việc, thuyên chuyển, luân chuyển, thăng tiến, thay đồi môi trường chiến lược hoạt động, thay đổi cơ cấu tổ chức) Xác định yêu cầu vị trí cần tuyển giúp lựa chọn được các tiêu chí chọn người phù hợp nhất, cung cấp các thông tin để áp dụng kỹ thuật và công cụ chọn người phù hợp, từ đó chọn được người đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc. Căn cứ xác định các yêu cầu: Bản mô tả công việc Bản tiêu chuẩn nhân sự thực hiện công việc Bản tiêu chuẩn kết quả thực hiện công việc Bản tiêu chuẩn chức danh cấp bậc kỹ thuật. Nội dung xác định nhu cầu gồm: Thể chất ( tâm sinh lý, hình thức, sức khỏe, giọng nói..) Trình độ đào tạo bằng cấp Kinh nghiệm làm việc ( quá trình kiến tập, thực tập, công việc làm thêm, công tác xã hội trong trường) Năng lực trí tuệ Về các hành vi đặc biệt Sự quan tâm đối với công việc Khả năng thích ứng với công việc Các đặc điểm cá nhân khác ( tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân) Xác định nguồn tuyển dụng +Nguồn nội bộ: đây là nguồn nhân lực bên trong tổ chức bao gồm những người đang làm việc cho tổ chức. Ưu điểm: quen với công việc trong tổ chức qua thử thách về lòng trung thành tiết kiêm thời gian và quá trình thực hiện công việc không bị gián đoạn hạn chế tối đa các quyết định sai trong đề bạt và thuyên chuyển. Nhược điểm dễ hình thành nhóm ứng viên không thành công, không phục lanh đạo, không hợp tác, dẫn đến cung đột tâm lý bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ. không làm thay đổi được chất lượng công viêc. + Nguồn bên ngoài tổ chức: người lao động trên thị trường lao động sinh viên đã tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo và ngoài nước người đang làm việc ở các tổ chức khác Ưu điểm: cơ hội tuyển được những người được trang bị kiến thức tiên tiến có hệ thống. khả năng tạo ra đươc sự cải cách trong tổ chức Nhược điểm: tốn thời gian để người mới làm quen với công việc, tổ chức có khả năng tác động tiêu cực đối với người làm việc cho tổ chức rủi ro gặp phải khi tuyển dụng người đã làm việc cho đối thử cạnh tranh hay tiềm năng ảo. thu hút ứng viên tham gia dự tuyển - là bước quan trọng nhằm tập hợp những người có năng lực đảm bảo yêu cầu với vị trí công việc cần tuyển dụng, gia tăng cơ hội chọn người phù hợp nhất. - Cần đưa ra các hình thức thu hút hấp dẫn. Tuy nhiên cần tránh việc tô hồng công về hình ảnh tổ chức và công việc để tránh cứ sốc tâm lý cho ứng viên sau khi học được tuyển dụng. - các nội dung về thu hút ứng viên của các cơ quan hành chính nhà nước: thông tin chung về tổ chức loại công việc mà tổ chức đang đảm nhận, sẽ bổ sung. Yêu cầu đối với công việc người lao động. Quyền lợi và thông tin mà người lao động nhận được. Những thông tin khác ( cách thức giao tiếp, lien lạc đơn từ) - Hoạt động thông báo nhu cầu nguồn nhân lực nhằm thu hút các ứng viên của CQHCNN thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là 1 đói hỏi mang tính pháp lý nhằm bảo đảm cơ hội tiếp cận bình đẳng với việc làm trong CQHCNN. Chọn người phù hợp - đây là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu công việc tại vị trí trống để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những ứng viên nộp đơn ứng tuyển. - Các bước chọn người: + sơ tuyển: được thực hiện thông qua đọc hồ sơ hoặc phòng vấn sơ bộ. giúp cho việc lựa chọn tiếp theo đơn giản hơn, ít tốn kém hơn. Tập trung vào những ứng viên có chất lượng. + sang lọc nhanh: phân loại hồ sơ theo vị trí công việc, nghiên cứu lý lịch, hồ sơ cá nhân, so sánh với bản tiêu chuẩn nhân sự thực hiện công việc. Đánh giá tính trung thực của các loại giấy tờ. + Tổ chức chọn:là bước tiếp theo và được thực hiện dựa trên kết quả của bước sơ tuyển, nhằ tìm ra người tốt nhất đáp ứng yêu cầu công việc. - các phương pháp: + thi viết + bài tập tình huống và thử việc + sử dụng trung tâm đánh giá + phỏng vấn + đóng vai. Tập sự: Là tập làm quen với công việc của tổ chức là quá trình cơ quan hóa người mới được tuyển chọn. 1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. 2. Thời gian tập sự được quy định như sau: a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C; b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D; c) Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự; d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự. 3. Nội dung tập sự: a) Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng; b) Trao dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng; c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng Mục đích của hoạt động tập sự: Giảm sự căng thẳng lo âu của người mới được tuyển dụng Tạo sự dễ chịu để nhận thức tốt hơn về tổ chức và công việc Mở rộng sự hiểu biết về tổ chức và công việc Giảm những sai sót không cần thiết Giảm hiện tượng bỏ việc bất ngờ Hiện thực hóa mong muốn của người mới tuyển qua việc tiếp xúc với công việc. Quyết định tuyển dụng Lãnh đạo tổ chức hành chính nhà nước ký quyết định tuyển dụng chính thức đối với nhân viên mới. Câu 3.Trình bày những hoạt động cơ bản trong quy trình quản lý nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động đó? Những hoạt động cơ bản trong quy trình quản lý nguốn nhân lực của các cơ quan QLHCNN: + kế hoạch hóa nguồn nhân lực +tuyển dụng nhân sự + sử dụng và định hướng phát triển chức nghiệp cho nhân sự + Đào tạo bồi dưỡng +tạo dộng lực làm việc +đánh giá nhân sự Câu 4.Tập sự là gì?Những vấn đề cần quan tâm khi tiến hành tập sự cho người mới được tuyển vào cơ quan quản lý hành chính nhà nước? Tập sự: Là tập làm quen với công việc của tổ chức là quá trình cơ quan hóa người mới được tuyển chọn. Những vấn đề cần quan tâm khi tiến hành tập sự cho người mới được tuyển vào cơ quan quản lý hành chính nhà nước mục đích của tập sự : Giảm sự căng thẳng lo âu của người mới Tạo sự dễ chịu để nhận thức tốt hơn tổ chức và công việc. Mở rộng sự hiểu biết về tổ chức và công việc. Tập làm quen với công việc ; bổ sung những kiến thức cần thiết. Giảm những sai sót không cần thiết. Giảm hiện tượng bỏ việc bất ngờ(sau 1 tháng, vài tuần Hiện thực hoá mong muốn của người tuyển qua tiếp xúc công việc. Đặc biệt nhiều người khi phải làm việc trong các cơ quan nhà nước, kỳ vọng với tổ chức là rất lớn. Những kỳ vọng như :tiền lương, địa vị, đi học nước ngoài bằng học bổng của nhà nước, nhà ở không mất tiền Người dẫn dắt chương trình tập sự Chức năng dẫn dắt người mới tuyển thực hiện tập sự thuộc về các nhà quản lý tác nghiệp. Các nhà quản lý chuyên môn cần sử dụng đội ngũ chuyên gia, những người làm việc lâu năm trong tổ chức cùng tham gia chương trình tập sự; xây dựng nội dung tập sự. Thời gian tập sự: +Tuỳ thuộc vào công việc; +Tuỳ thuộc vào mức độ kỹ năng, kiến thức; +tuỳ thuộc vào môi trờng tổ chức; cách thức tiến hành chương trình tập sự. Bắt đầu từ việc làm quen với các thông tin cơ bản nhất về tổ chức, những nội dung cơ bản và lịch sử của tổ chức; chính sách nhân sự của tổ chức;điều kiện làm việc và một số quy tắc quy chế đang đợc lưu hành. Cần chú ý tới một số yêu cầu đối với người hướng dẫn. Người hướng dẫn thực tập phải có ít nhất thâm niên 6 năm trong lĩnh vực chuyên môn: có kinh nghiệm hướng dẫn; được hưởng phụ cấp trách nhiệm và chịu trách nhiệm hướng dẫn tập sự và báo cáo kết quả của người tập sự trước lãnh đạo cơ quan. Xây dựng chương trình tập sự. Mỗi người tập sự cần xây dựng chương trình tập sự của cá nhân trên cơ sở sự hướng dẫn của người hướng dẫn. Các yêu cầu về công việc. quy tắc quy chế tổ chức; hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngành, cơ quan ; kiến thức cần bổ sung; chế độ chính sách; cách ứng sử giao tiếp; các công vụ khác. Câu5: phân tích mục tiêu của hoạt động QLNNL trong các cơ quan HCNN. Giúp cho tổ chức vươn đến mục tiêu của tổ chức khi 3 yếu tố: mục tiêu mục đích, cơ cấu tổ chức và con người được kết hợpvới nhau và được quản lý tốt. Khai thác năng lực, kiến thức của người lao động một cách hiệu quả, làm thế nào để sức mạnh của từng người cụ thể phải được tạo ra và khai thác để đem lại lợi ích chung cho tổ chức. Cung cấp cho tổ chức những người lao động được đào tạo tốt và có động cơ rõ ràng. Gia tăng sự hài lòng và tự thoả mãn của người lao động. Xây dựng và duy trì tiền lương và chính sách tốt nhằm làm cho công việc đạt được hiệu quả. Phổ biến chính sách QLNNL cho mọi người lao động trong tổ chức. Tạo điều kiện duy trì đạo đức, cách ứng xử trong tổ chức. mọi người lao động trong tổ chức đều được đối xử một cách bình đẳng với nhau, không được sử dụng các hình thức phân biệt. Tạo điều kiện để duy trì đạo đức, cách ứng xử trong tổ chức. Mọi người lao động trong tổ chức đều được đối xử một cách bình đẳngvới nhau và không phân biệt đối xử. Quản lý sự thay đổi nhằm giảm thiểu sự tác động tiêu cực của thay đổi. Bởi vì hoạt động của tổ chức vươn đến những mục tiêu mang những tính định hướng tương lai, chứa đựng trong nó nhiều yếu tố chắc chắn, mang tính rủi ro. Nhằm ngăn chặn sự tác động tiêu cực của thay đổi, làm cho tổ chức thích ứng với thay đổi đó một cách hiệu quả nhất. Mở rộng quan hệ giao tiếp, cần thiết trao đổi nguồn nhân lực; tăng cạnh tranh trên thị trường lao động. Ngời lao động trong tổ chức cần đặt mình trong thị trường lao động rộng hơn tức trong thị trường xã hội. Họ cần xem xét, so sánh thường xuyên mình với người khác để nhận thức được mức độ cạnh tranh trong thị trường lao động phong phú trong xã hội. Vậy mục tiêu QLNNL của cơ quan QLHCNN là kết quả cụ thể mà tổ chức phấn đấu đạt được để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức, đưa tổ chức đi lên.
Tài liệu liên quan