Thời gian vừa qua, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước như: Cầu Văn Thánh, lắp đặt điện kế điện tử, các dự án do PMU 18 quản lý đã không đạt được mục tiêu đầu tư ban đầu do chất lượng quá kém, công trình xuống cấp, gây bất bình trong dư luận xã hội, nên Chính phủ đã phải chi thêm tiền để thực hiện việc cải tạo, sửa chữa, thậm chí là thay mới để khắc phục hậu quả nói trên. Vậy, chi phí thực tế phải bỏ ra trong năm để khắc phục những sai sót trong quá trình đầu tư các công trình nêu trên có được phép tính vào trong giá trị GDP của đất nước trong năm tài khoá đó hay không?
147 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3049 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số đề thi và các dạng câu hỏi vào các ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐỀ THI VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀO CÁC NGÂN HÀNG
Phần I: KIẾN THỨC CHUNG (31 câu)
Câu 1: Thời gian vừa qua, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước như: Cầu Văn Thánh, lắp đặt điện kế điện tử, các dự án do PMU 18 quản lý đã không đạt được mục tiêu đầu tư ban đầu do chất lượng quá kém, công trình xuống cấp, gây bất bình trong dư luận xã hội, nên Chính phủ đã phải chi thêm tiền để thực hiện việc cải tạo, sửa chữa, thậm chí là thay mới để khắc phục hậu quả nói trên. Vậy, chi phí thực tế phải bỏ ra trong năm để khắc phục những sai sót trong quá trình đầu tư các công trình nêu trên có được phép tính vào trong giá trị GDP của đất nước trong năm tài khoá đó hay không?
Không, vì đây là việc khắc phục những sai sót do chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư không đúng theo qui định hiện hành của nhà nước;
Có, vì những chi phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả tại các dự án nêu trên cũng được xem là những khoản chi tiêu của Chính phủ trong năm tài khoá;
Chỉ được tính vào GNP chứ không tính vào GDP;
Cả 3 phương án trên đều sai.
Hãy giải thích:
Đáp án: Phương án b
Công thức xác định GDP theo luồng sản phẩm như sau: GDP = C + I + G + NX, Chính phủ chi thêm tiền để khắc phục hậu quả do sai sót trong quá trình đầu tư các dự án hạ tầng nêu trên được tính vào khoản mục G - Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ. Những khoản chi ra này tương ứng với/gắn với việc tạo ra những hàng hoá dịch vụ mới.
Câu 2: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam phát hành trái phiếu không trả lãi có thời hạn 10 năm và mệnh giá là 1.000 USD. Nếu tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư là 12%, nhà đầu tư sẽ chấp nhận mua trái phiếu này ở mức giá nào dưới đây:
322 USD;
3.106 USD;
Một mức giá khác.
Biết rằng:
Giá trị tương lai theo nhân tố lãi suất của 1 USD tại mức lãi suất 12% trong thời hạn 10 năm là 3,106;
Giá trị hiện tại theo nhân tố lãi suất của 1 USD tại mức lãi suất 12% trong thời hạn 10 năm là 0,322.
Hãy giải thích:
Đáp án: Phương án a, giá trái phiếu:
Câu 3: Theo Anh/Chị, giá trái phiếu phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây:
Lãi cố định được hưởng từ trái phiếu (I);
Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư (Kđ);
Mệnh giá trái phiếu (MV);
Số năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn (n);
Cả 4 phương án trên.
Hãy giải thích:
Đáp án: Phương án e.
Theo phương pháp DCF, giá trái phiếu được xác định theo công thức như sau:
Câu 4: Nhận định về sự biến động của giá trái phiếu, người ta cho rằng:
Khi lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu thấp hơn mệnh giá;
Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu sẽ tăng;
Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm;
Khi lãi suất thị trường cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu cao hơn mệnh giá.
Theo Anh/Chị, nhận định nào là đúng?
Hãy giải thích:
Đáp án: Phương án b và c. Khi lãi suất thị trường bằng lãi suất trái phiếu, lúc này giá trái phiếu xác định theo mô hình DCF sẽ đúng bằng với mệnh giá trái phiếu.
Câu 5: Trong hoạt động ngân hàng, bên cạnh các công cụ như: Hợp đồng trao đổi lãi suất, các hợp đồng kỳ hạn, áp dụng lãi suất thả nổi, ... một công cụ khá quan trọng trong ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất là thực hiện việc quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất (interest rate sensitive gap management). Theo đó:
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, khi lãi suất trên thị trường tăng lên, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất tăng;
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, khi lãi suất trên thị trường giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất giảm;
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm, khi lãi suất trên thị trường tăng lên, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất giảm;
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm, khi lãi suất trên thị trường giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất tăng;
Cả 4 phương án trên.
Theo Anh/Chị, nhận định nào trên đây là chính xác?
Hãy giải thích:
Đáp án: Phương án e
Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất - Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
Câu 6: Mục tiêu được đặt ra ngay từ đầu năm đối với Ngân hàng AMZ là phải đạt chỉ tiêu ROE = 15%, tuy nhiên đến cuối năm Ngân hàng này đạt được một số chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu: ;
Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản 1%;
Như vậy, AMZ đã:
Đạt được chỉ tiêu ROE = 15% như kế hoạch đặt ra;
ROE thực tế cao hơn so với mức đặt ra từ đầu năm;
ROE thực tế thấp hơn so với mức đặt ra từ đầu năm.
Hãy giải thích:
Đáp án: Phương án c, vì:
Câu 7: Trong ba loại thâm hụt ngân sách sau đây, loại thâm hụt nào được coi là xuất phát từ chính sách chủ quan của chính phủ.
Thâm hụt ngân sách thực tế;
Thâm hụt ngân sách cơ cấu;
Thâm hụt ngân sách chu kỳ.
Hãy giải thích:
Đáp án: Phương án b. Hàm ngân sách có dạng B = - G + tY. Thâm hụt ngân sách cơ cấu là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, để đạt mục tiêu giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiền năng với mức việc làm đầy đủ, chính phủ sẽ tăng chi tiêu (G) hoặc giảm thuế (T) hoặc thực hiện đồng thời cả hai biện pháp. Đổi lại, ngân sách sẽ bị thâm hụt, thâm hụt đó gọi là thâm hụt do chính sách chủ quan của chính phủ khi thực hiện chính sách tài khoá ngược chiều.
Câu 8: Theo Anh/Chị, các biện pháp của chính sách tài khoá chủ động gây nên thâm hụt ngân sách cơ cấu, thì có kéo theo hiện tượng thoái lui đầu tư hay không?
Chắc chắn có;
Có dẫn đến hiện tượng tháo lui đầu tư nếu như không có sự điều chỉnh kịp thời và hiệu quả của chính sách tiền tệ;
Không ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư.
Hãy giải thích:
Đáp án: Phương án b. Chính sách tài khóa chủ động, G tăng hoặc T giảm, làm cho GNP tăng theo hệ số nhân, nhu cầu tiền tăng theo. Với mức cung tiền cho trước (không đổi), lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt một số hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.
Câu 9: Khi các biện pháp tăng thu, giảm chi không giải quyết được toàn bộ thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể sử dụng được những biện pháp nào dưới đây để tài trợ thâm hụt?
Phát hành trái phiếu chính phủ trong nước (vay dân);
Vay nợ nước ngoài;
Sử dụng dự trữ ngoại tệ;
In thêm tiền;
Cả 4 phương án trên.
Hãy giải thích:
Đáp án: Phương án e.
Câu 10: Đối với một quốc gia nếu GNP lớn hơn GDP, thì:
Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở nước đó nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người nước đó tạo ra ở nước ngoài.
Giá trị sản xuất mà người nước đó tạo ra ở nước ngoài nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở nước đó.
GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa.
Giá trị hàng hoá trung gian lớn hơn giá trị hàng hoá cuối cùng.
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án b
Giải thích
GNP là tổng sản phẩm quốc dân, gồm tổng giá trị thị trường của mọi hàng hoá dịch vụ được tạo ra bởi các công dân của một quốc gia, bất kể hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành ở trong hay ngoài biên giới trong một thời kỳ nhất định.
GDP là tổng sản phẩm quốc nội, gồm tổng giá trị thị trường của mọi hàng hoá dịch vụ được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, không phân biệt nguồn vốn và chủ sở hữu trong nước hay ngoài nước trong một thời kỳ nhất định.
Vì vậy, GNP lớn hơn GDP chỉ khi giá trị sản xuất mà người nước đó tạo ra ở nước ngoài nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở nước đó
Câu 11: Nếu GDP thực tế của nước A bằng 60% GDP thực tế của nước B, tỷ lệ tăng trưởng của hai nước lần lượt là 3,5% và 1,0% thì sau 10 năm GDP thực tế của nước A bằng bao nhiêu % GDP thực tế của nước B?
72,88%.
76,62%.
79,52%
81,15%.
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án b
Giải thích:
Sau 10 năm, GDP nước A bằng: 60%x(1,035)10 và bằng 76,62%.
1x (1,01)10
Câu 12: Lạm phát thực tế cao hơn mức lạm phát dự kiến ban đầu có xu hướng phân phối lại thu nhập có lợi cho:
Những nhóm người có thu nhập cố định
Những người cho vay theo lãi suất cố định
Những người đi vay theo lãi suất cố định
Những người gửi tiền tiết kiệm
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án c
Giải thích:
Những người đi vay theo lãi suất cố định chỉ phải chịu lãi thực bằng lãi suất cho vay trừ tỷ lệ lạm phát.
Những người có thu nhập cố định chỉ được hưởng bằng thu nhập/(1+i%), trong đó i là tỷ lệ lạm phát.
Những người còn lại chỉ được hưởng lãi bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Câu 13: Khi giá dầu tăng:
GDP thực tế ở các nước nhập khẩu dầu mỏ giảm.
Tỷ lệ lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu mỏ tăng.
Thu nhập quốc dân được phân phối lại từ các nước nhập khẩu dầu sang các nước xuất khẩu dầu.
Tất cả các câu trên đều đúng.
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án d
Giải thích:
Tại quốc gia nhập khẩu dầu: GDP = C + I + G + X - M. Khi M tăng thì GDP giảm;
Tại quốc gia xuất khẩu dầu: Giá dầu tăng, tại quốc gia xuất khẩu dầu có X tăng, nên GDP tăng;
Dầu mỏ là nguyên liệu đầu vào. Khi giá nguyên liệu đầu vào tăng tạo nên lạm phát chi phí đẩy.
Câu 14: Không giống các trung gian tài chính khác:
Các ngân hàng tạo ra phương tiện cất trữ.
Các ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Các ngân hàng cung cấp dịch vụ cho vay.
Các ngân hàng in ra tiền.
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án b
Giải thích:
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, chỉ các tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện các dịch vụ thanh toán, tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa tổ chức tín dụng là ngân hàng với các loại hình tổ chức tín dụng khác.
Câu 15: Câu nào dưới đây là đúng:
Cổ phiếu thường có thu nhập thấp hơn trái phiếu.
Trái phiếu dài hạn thường có lãi suất thấp hơn giấy tờ có giá ngắn hạn.
Trái phiếu Chính phủ thướng có lãi suất thấp hơn trái phiếu Công ty xét trong cùng một quốc gia.
Đầu tư qua quỹ tương hỗ (mutual fund) thường rủi ro hơn mua cổ phiếu đơn lẻ.
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án c
Giải thích:
Câu a) chưa chính xác vì cổ phiếu có thu nhập không cố định, do cả cổ tức và thị giá cổ phiếu đều thay đổi, mức độ rủi ro cao hơn nên, trong khi trái phiếu có thu nhập cố định, thường chỉ thay đối giá trái phiếu khi lãi suất thị trường tăng giảm, mức độ rủi ro thấp hơn nên mức thu nhập thường thấp và ít biến động hơn.
Câu b) sai, vì về nguyên tắc lãi suất các công cụ nợ phụ thuộc vào kỳ hạn, kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao.
Câu c) đúng, vì Chính phủ có mức độ rủi ro thấp hơn công ty, nên lãi suất trái phiếu Chính phủ thường thấp hơn trái phiếu công ty.
Câu d) sai, vì đầu tư vào một quuỹ tương hỗ tức là đầu tư vào một danh mục các cổ phiếu, trái phiếu công ty khác nhau, nên mức độ rủi ro thấp hơn đầu tư vào cổ phiếu đơn lẻ.
Câu 16: Ngân hàng có thể tạo tiền cho nền kinh tế bằng cách:
Tăng mức dự trữ.
Cho vay phần dự trữ vượt mức.
Phát hành thêm séc.
Bán chứng khoán của nó.
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án b
Giải thích:
Số nhân tiền tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ vượt mức trên tiền gửi, vì vậy khi thực hiện theo phương pháp b) ngân hàng làm giảm tỷ lệ dự trữ vượt mức, làm tăng số nhân tiền, qua đó tạo thêm tiền trong nền kinh tế.
Các biện pháp khác không làm ảnh hưởng đến số nhân tiền, do đó không tạo thêm tiền.
Câu 17: Ba biện pháp mà Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng để làm tăng cung tiền:
Tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu và mua trái phiếu Chính phủ.
Giảm dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu và mua trái phiếu Chính phủ.
Giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu và mua trái phiếu Chính phủ.
Giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu và bán trái phiếu Chính phủ.
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án c
Giải thích: Đây là 3 công cụ thực thi chính sách tiền tệ của NHTW:
Giảm dự trữ bắt buộc làm tăng cung tiền và ngược lại.
Giảm lãi suất chiết khấu làm tăng cung tiền và ngược lại.
Mua trái phiếu Chính phủ làm tăng cung tiền và ngược lại.
Câu 18: Hoạt động thị trường mở:
Là việc Ngân hàng trung ương mua/bán các trái phiếu công ty.
Liên quan đến việc Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay tiền.
Liên quan đến việc Ngân hàng trung ương mua/bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn (tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng trung ương).
Có thể làm thay đổi lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại nhưng không làm thay đổi lượng cung tiền.
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án c
Giải thích:
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ Ngân hàng trung ương mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, chủ yếu là tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng trung ương để làm tăng/giảm lượng tiền cung ứng tiền tệ, kiểm soát cung ứng tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ.
Câu 19: Khoản mục nào dưới đây không thuộc tài sản có của ngân hàng:
Dự trữ thanh toán.
Cho vay.
Phát hành giấy tờ có giá.
Đầu tư.
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: câu c
Giải thích
Phát hành giấy tờ có giá thuộc tài sản nợ của ngân hàng, các khoản mục khác thuộc tài sản có.
Câu 20: Giả sử ngân hàng yết các tỷ giá như sau:
JPY/AUD = 135,50 – 135,60
DEM/AUD = 1,6410 – 1,6415
Vậy tỷ giá chéo JPY/DEM mà ngân hàng sẽ yết là:
82,57 – 82,61
82,55 – 82,63
82,56 – 82,62
82,58 – 82,60
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án b
Giải thích
Tỷ giá mua JPY/DEM bằng giá mua JPY/giá bán DEM, = 135,50/1,6415 = 82,55
Tỷ giá bán JPY/DEM bằng giá bán JPY/giá mua DEM, = 135,60/1,6410 = 82,63
Câu 21: Một ngân hàng yết giá như sau: USD/GBP = 1,8020 – 1,8025, câu nào dưới đây là sai:
Khách hàng có thể mua GBP với tỷ giá 1 GBP = 1,8025 USD
Ngân hàng sẵn sàng mua GBP với tỷ giá 1 GBP = 1,8020 USD
Khách hàng có thể mua USD với tỷ giá 1 GBP = 1,8025 USD
Ngân hàng sẵn sàng mua USD với tỷ giá 1 GBP = 1,8025 USD
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án c
Theo tỷ giá niêm yết, ngân hàng sẵn sàng mua GBP/bán USD với tỷ giá 1 GBP = 1,8020 USD, và bán GBP/mua USD với tỷ giá 1 GBP = 1,8025 USD. Đối với khách hàng thì ngược lại.
Câu 22: Một trái phiếu vĩnh viễn (perpetual bond) – trái phiếu không có ngày đáo hạn, không hoàn trả vốn gốc – được thanh toán coupon định kỳ hàng năm là 100 USD, nếu lãi suất thị trường là 10%, giá của trái phiếu là:
1.111 USD
1.000 USD
909,1 USD
Không xác định
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án b
Giải thích
Công thức tính giá trái phiếu vĩnh viễn: P = C/i
Trong đó: P: giá trái phiếu
C: tiền coupon
i: lãi suất thị trường, năm.
Câu 23: Trong mô hình IS - LM trong nền kinh tế đóng, nếu chính phủ tăng chi tiêu thì đường IS sẽ dịch chuyển như thế nào:
a./ Dịch sang trái
b./ Dịch sang phải
c./ Không dịch chuyển
Hãy giải thích ngắn gọn.
Đáp án: Phương án b.
Để cân bằng trên thị trường hàng hoá thì trong nền kinh tế đóng thì:
Y = C + I + G
Ta lại có phương trình đầu tư I = I* - di và phương trình của đường chi tiêu C = a + b(Y-TA)
Thay các số liệu đầu bài đã cho vào ta có:
Y = a + b(Y-TA) + I* -di + G = a + bY -bTA + I* -di + G
Û di = a + I* + G - bTA + (b-1)Y(1)
Û i = (a+I* + G -bTA)/d + (b-1)/d * Y(2).
Ta có thể nhận thấy với phương trình này nếu tăng chi tiêu chính phủ G lên một lượng thì đồ thị dạng tuyến tính (i = a + by; a sẽ tăng lên) sẽ dịch chuyển sang phải.
Câu 24: Đối với một nước nhỏ (không làm ảnh hưởng đến giá thế giới), khi thuế quan nhập khẩu của loại hàng hoá đó tăng lên làm giá trong nước tăng từ Pw lên Pt làm sản xuất trong nước bán được sản phẩm từ S1 tăng lên S2 và tiêu thụ trong nước giảm từ D1 xuống D2. Tổng lợi ích của các nhóm lợi ích được biểu diến trên đồ thị sau với các khối được đánh ký hiệu là a, b, c, d phía dưới như sau:
P
D S
Pt
a b c d
Pw
S1 S2 D2 D1 Q
Theo Anh/Chị, tổng lợi ích xã hội bị mất mát trong trường hợp này là:
a./ Là phần diện tích a
b./ Là phần diện tích (b + d)
c./ Là phần diện tích của (a + b + c + d)
d./ Là phần diện tích c
d./ Là phần diện tích (b + c + d)
Đề nghị có phân tích, giải thích rõ sự lựa chọn của bạn
Đáp án: Phương án b, Là phần diện tích (b + d)
- Khi sản lượng bán của nhà sản xuất trong nước tăng từ S1 lên S2 thì tổng lợi ích của nhà sản xuất trong nước thu được là a.
- Khi đó phần lợi ích do thu thuế của chính phủ sẽ tăng lên một khoản là c
- Trong khi đó tổng thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng là cả a, b, c, d
Vì vậy tổng mất mát lợi ích xã hội (DWL) là b và d
Câu 25: Đối với trường hợp độc quyền bán trên thị trường đối với một loại sản phẩm, nhà sản xuất quyết định mức sản lượng sản xuất và giá của sản phẩm dựa vào việc tìm ra điểm:
a./ Chi phí trung bình bằng doanh thu trung bình
b./ Chi phí biên bằng doanh thu biên
c./ Chi phí biên bằng chi phí trung bình
d./ Doanh thu biên bằng chi phí trung bình.
Hãy giải thích ngắn gọn:
Đáp án: Phương án b
Như chúng ta đã biết việc quyết định sản xuất thêm sản phẩm để bán ra hay không doanh nghiệp đều phải dựa vào việc sản xuất ra sản phẩm đó có lãi hay không tức là chi phí để sản xuất thêm sản phẩm đó có nhỏ hơn doanh thu thu được từ sản phẩm đó hay không. Nếu chi phí sản xuất thêm một sản phẩm lớn hơn doanh thu thu được từ việc sản xuất thêm sản phẩm đó thì doanh nghiệp sẽ không sản xuất. Vì vậy câu trả lời sẽ là chi phí biên bằng doanh thu biên.
Câu 26: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay thì đối tượng cho vay của các Ngân hàng sẽ là:
a./ Các pháp nhân và cá nhân trong nước
b./ Các cá nhân và pháp nhân trong và ngoài nước
c./ Các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước
d./ Cả 3 nội dung trên đều không đúng
Hãy giải thích ngắn gọn:
Đáp án: Phương án c
Theo qui định hiện nay của Quyết định 127 chỉnh sửa quy chế cho vay ban hành kèm quyết định 1627 của NHNN Việt Nam thì đối tượng cho vay của các Ngân hàng thương mại sẽ là Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Vì vậy đáp án c là đúng.
Câu 27: Trên thực tế có đối tượng khách hàng có hai nhóm khách hàng sau:
Nhóm 1: Có tình hình tài chính tốt, mức độ rủi ro thấp, nhưng có nhiều ngân hàng đồng ý tài trợ, do đó lợi nhuận thấp.
Nhóm 2: Doanh nghiệp có độ rủi ro cao nhưng có thể chấp nhận mức lãi suất vay cao.
Nếu Anh/Chị là nhà quản trị ngân hàng anh chị sẽ lựa chọn:
a./ Cho vay nhóm 1
b./ Cho vay nhóm 2
c./ Cho vay cả hai nhóm
d./ Tuỳ thuộc vào phân đoạn thị trường và chiến lược của Ngân hàng đó.
Hãy giải thích ngắn gọn:
Đáp án: Phương án d
Như chúng ta đã biết nguyên lý chung là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, rủi ro cao thì lợi nhuận cao và rủi ro thấp thì lợi nhuận thấp. Mỗi ngân hàng với thế mạnh của chính mình trong một phân đoạn thị trường nhất định sẽ tập trung vào nhóm khách hàng có rủi ro cao hoặc rủi ro thấp. Ví dụ nếu một ngân hàng mạnh về XNK thì họ sẽ tập trung vào nhóm khách hàng đó và họ sẽ có khả năng quản lý rủi ro tín dụng ở lĩnh vực đó tốt hơn Ngân hàng khác; Hoặc một ngân hàng mạnh về xử lý tài sản đảm bảo thì có thể cho vay trong các lĩnh vực khách hàng có mức lãi suất vay cao, nhưng lợi nhuận cao (cho vay bất động sản); Hoặc có các Ngân hàng chuyên cho vay bán buôn với khối lượng lớn cho các khách hàng lớn có độ an toàn cao thì phải chấp nhận mức rủi ro thấp (cho vay ngành điện). Vì vậy, các Ngân hàng sẽ lựa chọn khách hàng của mình trên cơ sở cân bằng được rủi ro và lợi ích của danh mục cho vay theo chiến lược và phân đoạn thị trường của chính Ngân hàng đó. Do đó đáp án là câu d.
Câu 28: Khách hàng vay vốn ngắn hạn với thời gian 6 tháng theo qui định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khách hàng được gia hạn với thời gian tối đa là bao lâu?
a/ 6 tháng
b/ 12 tháng
c/ Tuỳ theo khả năng tài chính của Ngân hàng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay.
d/ Bằng một chu kỳ sản suất kinh doanh
Hãy giải thích ngắn gọn:
Đáp án: Phương án c
Theo qui định tại Quyết định 127 chỉnh sửa qui chế cho vay ban hành kèm quyết định 1627 của NHNN Việt Nam thì Ngân hàng sẽ thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của Ngân hàng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay.
Câu 29: Theo bạn một thị trường chứng khoán hiệu quả là một thị trường:
a./ Huy động được nhiều vốn cho nền kinh tế nhất.
b