Tóm t t: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
quốc tế, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và
công nghệ, giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên
nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục
phải đổi mới. Trong đó, đổi mới phương pháp giảng
dạy là một trong những vấn đề đang thu hút sự quan
tâm từ các cơ quan quản lý giáo dục, lãnh đạo các
trường đại học đến các giảng viên trực tiếp đứng lớp.
Bài viết này đề cập đến những vấn đề khó khăn của
cả giáo viên và sinh viên trong quá trình dạy và học
môn Tiếng Việt chuyên ngành Du lịch, từ đó đã đưa
ra một số đề xuất về đổi mới phương pháp và giáo
trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề xuất nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt chuyên ngành Du lịch cho sinh viên nước ngoài học tập tại khoa Việt Nam học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
377
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH CHO SINH VIÊN
NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI KHOA VIỆT NAM HỌC
Nguyn Hi Quỳnh Anh
Trường Đại học Hà Nội
Tóm t
t: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
quốc tế, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và
công nghệ, giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên
nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục
phải đổi mới. Trong đó, đổi mới phương pháp giảng
dạy là một trong những vấn đề đang thu hút sự quan
tâm từ các cơ quan quản lý giáo dục, lãnh đạo các
trường đại học đến các giảng viên trực tiếp đứng lớp.
Bài viết này đề cập đến những vấn đề khó khăn của
cả giáo viên và sinh viên trong quá trình dạy và học
môn Tiếng Việt chuyên ngành Du lịch, từ đó đã đưa
ra một số đề xuất về đổi mới phương pháp và giáo
trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Abstract: Vietnam requires an innovation in
education in the context of the international
integration, the rapid development of science and
technology, scientific education and the fierce
competition in many areas among countries. In
particular, innovation in teaching methods is one of
the issues which are attracting great attention of the
education agencies, university leaders and lecturers.
This report referred to the difficulties of learning and
teaching Vietnamese in Tourism for both teachers
and students, then made a number of proposals for
innovation in methods and training curricula to
improve the quality of teaching and learning.
1. Đặt vấn đề
Trong khung chương trình đào tạo cử nhân
ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cũng như
chương trình đào tạo tiếng Việt ngắn hạn (chủ yếu
được thiết kế theo yêu cầu của người học và của
các trường đối tác) của Khoa Việt Nam học,
Trường Đại học Hà Nội, sinh viên năm thứ 3 sẽ
được học môn tiếng Việt chuyên ngành du lịch
với tổng thời lượng 120 tiết (tương đương 8 đơn
vị học trình). Mặc dù đã qua 2 năm học thực hành
tiếng, và đã có được những hiểu biết chung về
Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nhưng khi tiếp xúc
với môn Tiếng Việt chuyên ngành du lịch, sinh
viên vẫn gặp khó khăn khi nghe giảng. Làm thế
nào để giúp sinh viên nước ngoài có hứng thú với
môn học này, làm thế nào để giảng dạy có hiệu
quả và đạt được các mục tiêu như khung chương
trình chi tiết môn học đã đề ra1 đang là vấn đề
được đặt ra với nhiều giáo viên đang giảng dạy tại
Khoa. Bài viết đề cập đến thực trạng dạy và học
môn Tiếng Việt chuyên ngành du lịch, và dựa trên
những kiến thức cũng như kinh nghiệm tích lũy
của người viết từ đó đã đưa ra một số đề xuất nâng
cao chất lượng dạy và học môn học này.
2. Thực trạng dạy và học môn Tiếng Việt
chuyên ngành du lịch tại khoa Việt Nam học
Trong khuôn khổ bài viết, người viết đề cập đến
phương pháp giảng dạy môn học của giáo viên, ý
thức học tập của sinh viên cũng như cuốn giáo trình
Tiếng Việt du lịch2 hiện đang được sử dụng tại Khoa
Việt Nam học.
2.1. Giáo trình giảng dạy
Như chúng ta đã biết, giáo trình có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc dạy và học. Giáo trình đảm
nhiệm nhiều vai trò, từ định hướng quá trình dạy,
học đến cung cấp nội dung cho người học, gợi mở
việc tự học thậm chí còn rèn luyện kỹ năng cho
1
Xem khung chương trình chi tiết môn học ở phần Phụ lục.
2
Tiếng Việt du lịch, Lê Đình Tư (chủ biên), Nguyễn Việt
Lê, Nguyễn Thùy Minh, Đỗ Thu Trang, Khoa Việt Nam
học – Đại học Hà Nội, Hà Nội, 2008 (tài liệu lưu hành
nội bộ).
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
378
giảng viên. Một giáo trình hữu ích phải được xây
dựng trên cơ sở xác định được một cách rõ ràng
đối tượng, mục tiêu, yêu cầu giảng dạy cùng với
nội dung phù hợp, khoa học, cập nhật, thiết thực.
Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều các giáo
trình, tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài với sự đa dạng về trình độ, về mục đích,
phạm vi đào tạo. Hầu hết tác giả của các giáo trình
này đều là những nhà nghiên cứu Việt ngữ, những
giảng viên giảng dạy ngôn ngữ học và Việt ngữ
học. Tuy nhiên những bộ giáo trình tiếng Việt
chuyên ngành có tính hệ thống vẫn còn rất thiếu.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhóm chuyên môn
của Khoa đã biên soạn giáo trình Tiếng Việt du
lịch dành cho người nước ngoài. Đến nay, cuốn
giáo trình này đã được dùng để giảng dạy ở Khoa
được gần 6 năm. Giáo trình gồm 20 bài được biên
soạn theo những nội dung có liên quan đến lĩnh
vực du lịch. Tuy nhiên các bài học trong giáo trình
lại được phân bổ một cách ngẫu nhiên mà không
theo bất kì phạm vi chủ đề, theo chương hay tiêu
chí nào. Theo khảo sát của người viết, nếu dựa
vào nội dung khái quát của mỗi bài được thể hiện
ở tiêu đề bài học thì 20 bài học trong cuốn giáo trình
có thể được phân bổ theo các chương như sau:
STT Tên chương Số bài mỗi chương/20 bài Tỉ lệ %
1. Luật Du lịch 4 bài 20%
2. Các loại hình du lịch 4 bài 20%
3. Các tiềm năng du lịch Việt Nam 9 bài 45%
4. Du lịch và môi trường 2 bài 10%
5. Mối quan hệ giữa du lịch và kinh tế 1 bài 5%
Bảng 1.Bảng phân bổ các bài học theo chương trong giáo trình Tiếng Việt Du lịch
Từ “Bảng 1”, người viết xin đưa ra “Biểu đồ tỉ
lệ % sự phân bổ các bài học theo chương” để
người đọc có thể thấy rõ hơn sự chênh lệch về số
lượng bài giữa các chương như sau:
Hình 1. Biểu đồ tỉ lệ % sự phân bổ các bài học theo chương
Dựa vào Hình 1, người viết xin nêu ra cụ thể số
lượng bài và tiêu đề của mỗi bài ở mỗi chương, cụ
thể như sau:
a) Chương Luật Du lịch: trong số 20 bài học
của giáo trình Tiếng Việt du lịch có 4 bài có nội
dung liên quan đến luật Du lịch, chiếm tỉ lệ 20%,
bao gồm các bài:
- Bài 1: Khái quát chung về luật Du lịch.
- Bài 7: Khách du lịch
20%
20%
45%
10%
5% Lu?t Du l?ch
Các lo?i hình du l?ch
Các ti?m nang du l?ch Vi?t Nam
Du l?ch và môi tru ?ng
M?i quan h? gi?a du l?ch và kinh t?
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
379
- Bài 14: Hướng dẫn du lịch
- Bài 17: Quy định chung về kinh doanh du lịch
b) Chương Các loại hình du lịch: có 4/20 bài
học có nội dung liên quan đến chương này, chiếm
tỉ lệ 20%, cụ thể như sau:
- Bài 3: Các loại hình du lịch
- Bài 13: Du lịch biển
- Bài 15: Du lịch miệt vườn
- Bài 16: Du lịch sông nước
c) Chương Các tiềm năng du lịch Việt Nam:
chương này có 9/20 bài, chiếm tỉ lệ cao nhất 45%.
Mỗi bài học trong chương giới thiệu về một địa danh
Du lịch nổi tiếng của Việt Nam, cụ thể như sau:
- Bài 2: Các tiềm năng du lịch Việt Nam
- Bài 5: Cúc Phương - Vườn quốc gia đa sắc màu
- Bài 6: Mai Châu – Thung lũng yên ả
- Bài 8: Nhà thờ đá Phát Diệm – Một công
trình kiến trúc độc đáo
- Bài 9: Trẩy hội Chùa Hương – Hành trình
về miền đất Phật
- Bài 11: Yên Tử - Kinh đô Phật giáo Việt Nam
- Bài 12: Tam Cốc Bích Động - Hạ Long trên cạn
- Bài 18: Du lịch Tây Nguyên
- Bài 19: Du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng
d) Chương Du lịch và môi trường: có 2/20 bài,
chiếm tỉ lệ 10%, bao gồm các bài sau:
- Bài 4: Du lịch và môi trường tự nhiên
- Bài 20: Du lịch và môi trường xã hội
e) Chương Mối quan hệ giữa du lịch và kinh
tế: chương này chiếm tỉ lệ thấp nhất 5%, chỉ có
1/20 bài, cụ thể:
- Bài 10: Vai trò của du lịch Việt Nam trong
phát triển kinh tế
Qua phân tích trên đây, chúng ta nhận thấy rõ
rằng sự phân bổ các bài ở mỗi chương trong giáo
trình Tiếng Việt du lịch không đồng đều. Như
trình bày ở trên, môn Tiếng Việt chuyên ngành du
lịch là môn học bắt buộc, có tác dụng hỗ trợ kỹ
năng ngôn ngữ của người học thông qua các kiến
thức về lĩnh vực du lịch, kỹ năng ứng xử với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội trong hoạt
động du lịch, giúp người học có thể hiểu rõ hơn
tầm quan trọng của du lịch với sự phát triển kinh
tế. Nhưng theo sự phân bổ các bài trong giáo trình
như hiện nay, nhóm tác giả quá chú trọng việc
giới thiệu các tiềm năng, địa danh du lịch của Việt
Nam, trong khi đó lại không mấy quan tâm đến
mối quan hệ giữa du lịch và sự phát triển kinh tế,
mà đây lại là một vấn đề vô cùng quan trọng, có
tính định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Ngoài
ra, như chúng ta đã biết để phát triển du lịch thì
điều kiện đầu tiên không thể thiếu là tài nguyên
thiên nhiên. Trong đó thì môi trường tự nhiên như
môi trường nước, không khí, là yếu tố chính nhằm
đem đến sự thoả mãn cho du khách du lịch, nhưng
số lượng bài trong chương môi trường và du lịch
lại quá ít, chưa đủ để nói lên tầm quan trọng của
môi trường trong quá trình phát triển du lịch.
Về cấu trúc mỗi bài học: tất cả các bài học
trong giáo trình đều được thiết kế theo cùng một
cấu trúc gồm ba phần: bài đọc, từ ngữ và bài tập.
Các dạng bài tập được khai thác chủ yếu là: điền
từ vào chỗ trống, hoàn thành câu, trả lời câu hỏi,
nối lời giải thích ở cột A với cột B, dựa vào nội
dung bài đọc cho biết thông tin đúng, sai, nghĩa
là hoàn toàn giống với các dạng bài tập của môn
thực hành tiếng mà sinh viên đã học ở 2 năm đầu.
Trong giáo trình, các dạng bài tập sử dụng ngữ
cảnh và tình huống giao tiếp gắn với nội dung
môn học, những bài tập để kiểm tra, đánh giá cũng
như nâng cao được kiến thức về lĩnh vực du lịch
cho sinh hầu như vắng bóng. Điều này hạn chế
đáng kể sự sáng tạo của giáo viên và hoạt động
tích cực của sinh viên.
Thực ra nếu căn cứ vào những tiêu chí của một
giáo trình theo đúng nghĩa thì khó có thể nói tài
liệu này là một giáo trình thực sự mà chỉ có thể
coi là một tập bài giảng, bởi chỉ xét riêng về
phương diện cấu trúc hình thức thì “tài liệu” này
lại thiếu một phần lẽ ra không thể thiếu là phần
mở đầu.
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
380
2.2. Trang thiết bị dạy-học
Trong xu thế dạy tiếng theo mô hình hiện đại
như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy là rất cần thiết, nhất là đối với một
môn học như môn Tiếng Việt chuyên ngành du
lịch. Không thể phủ nhận rằng các thiết bị trực
quan như: máy tính, máy chiếu, loa đài, tranh
ảnh, góp phần không nhỏ trong việc tạo ra hứng
thú học tập cho sinh viên và cho sự thành công
của buổi học. Nhưng trên thực tế, những thiếu
thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là
thiếu các phòng học đa phương tiện như hiện nay
đã khiến cho việc giảng dạy của giáo viên gặp
nhiều khó khăn. Tình trạng dạy chay, học chay
vẫn là phổ biến.
2.3. Phương pháp giảng dạy của giáo viên
Ai cũng biết, phương pháp giảng dạy là một
trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng đào tạo. Trên thực tế đã có rất
nhiều các cuộc hội thảo, các buổi tọa đàm, cũng
như các đề tài nghiên cứu, tài liệu luận bàn về vấn
đề này. Thế nhưng, cho đến nay, một bộ phận
không nhỏ giáo viên vẫn chưa thoát ra khỏi
phương pháp giảng dạy theo lối truyền thống “Lấy
giáo viên làm trung tâm”, dẫn đến hệ quả là học
sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập
và sang tạo. Bên cạnh đó, một số giáo viên còn
chưa đầu tư thời gian sưu tầm thêm tài liệu phụ trợ
(hình ảnh minh hoạ, video clip và một số tài liệu
tham khảo khác) để làm phong phú thêm cho bài
giảng, khiến bài giảng thiếu sinh động, không thu
hút được sự chú ý của sinh viên.
2.4. Ý thức học tập và trình độ tiếp thu của
sinh viên
Hiện nay, Khoa Việt Nam học đang giảng dạy
cho sinh viên đến từ 25 quốc gia trên thế giới. Đặc
thù của các sinh viên học tập tại Khoa là không
phải thi tuyển đầu vào, chính vì vậy chất lượng
đầu vào của sinh viên rất không đồng đều. Sự
chênh lệch về trình độ của sinh viên trong cùng
một lớp đã gây ra không ít khó khăn cho người
dạy. Thêm nữa, 2/3 số sinh viên trong khoa là sinh
viên Trung Quốc. Theo quan sát của chúng tôi,
phần đông các sinh viên này đã quen với lối học
thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái
hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì
giáo viên truyền đạt mà chưa quen với việc chủ
động nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu liên quan
đến bài học để từ đó có thể phản biện lại giáo viên.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy
và học môn Tiếng Việt chuyên ngành du lịch
tại khoa Việt Nam học
Với thực trạng như đã nêu trên, có thể thấy, để
nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt
chuyên ngành du lịch tại khoa Việt Nam học, đòi
hỏi phải có một sự thay đổi lớn về nhiều phương
diện. Qua thực tiễn giảng dạy, người viết xin đề
xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình giảng
dạy và học tập môn học này như sau:
3.1. Xây dựng và chỉnh sửa giáo trình
Theo khung chương trình chi tiết môn học hiện
hành tại Khoa thì môn Tiếng Việt chuyên ngành
du lịch hướng đến mục tiêu cung cấp cho sinh
viên nước ngoài một cái nhìn tổng quan về một số
loại hình du lịch, cách thức giao tiếp, văn hóa,
trong du lịch, đồng thời giúp họ có được kỹ năng
sử dụng tiếng Việt chuyên ngành một cách chuyên
sâu. Như vậy, khi biên soạn hay chỉnh sửa giáo
trình môn học này, người biên soạn cần chú ý đến
những vấn đề sau:
+ Trước khi bắt tay vào biên soạn hay chỉnh
sửa, cần xác định rõ bố cục của giáo trình (giáo
trình gồm bao nhiêu chương, quan hệ giữa các
chương, số lượng bài trong mỗi chương,).
+ Trong mỗi bài học cần có bảng từ để giới
thiệu những thuật ngữ chuyên ngành về chủ đề có
liên quan. Hệ thống bảng từ cần được thống nhất,
tránh bị lặp lại giữa các bài.
+ Kết cấu trình bày dễ hiểu, bắt mắt (có thể đưa
tranh, ảnh minh họa) nhằm tạo ấn tượng cho sinh viên.
+ Hệ thống bài tập cần phải bổ sung thêm các
dạng bài tập trắc nghiệm khách quan, các bài tập
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
381
thực hành giao tiếp gắn với lĩnh vực du lịch, các
dạng bài tập thảo luận, bài luận chuyên sâu về lĩnh
vực du lịch
3.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy
Như đã trình bày ở trên, phương pháp giảng
dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Bản chất,
mục tiêu của phương pháp giảng dạy ở đại học là
dạy làm sao để sinh viên có thể tự học, biết cách
tự học, tự đọc sách, tự nghiên cứu, tự suy nghĩ. Để
đạt được mục tiêu giảng dạy này, người giáo viên
luôn phải tìm tòi, sáng tạo và tham khảo những
cách thức giảng dạy phù hợp với đối tượng trong
từng hoàn cảnh cụ thể để giúp sinh viên có thể
tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, hiệu quả.
Trong bài viết này, người viết xin phép chỉ đề cập
đến một số phương pháp giảng dạy đặc thù mà
người viết đã áp dụng thử nghiệm một trong
những phương pháp đó trong quá trình giảng dạy
môn Tiếng Việt chuyên ngành du lịch cho sinh
viên nước ngoài và nhận được phản hồi tích cực từ
phía sinh viên.
3.2.1. Phương pháp vấn đáp
Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo
viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để sinh viên trả
lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề
mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái
hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh
nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm
giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết,
hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và
nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học
sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.
Trong quá trình lên lớp, giáo viên có thể áp dụng
phương pháp này theo các quy trình như sau:
- Trước giờ học: Thông thường bài học nào
cũng có tiêu đề riêng, và tiêu đề của mỗi bài học
cũng chính là nội dung khái quát của bài học đó.
Để sinh viên nắm rõ và hiểu được nội dung mình
sẽ học trong buổi học hôm đó, giáo viên nên viết
tiêu đề mỗi bài học lên bảng sau đó đặt câu hỏi
theo tiêu đề bài học đó, như vậy sinh viên sẽ phần
nào có được cái nhìn khái quát về nội dung buổi
học, và sẽ gây được hứng thú, tò mò cho sinh viên
trong quá trình học tập. Ví dụ trong giáo trình
Tiếng Việt du lịch (dành cho sinh viên nước ngoài
do giáo viên Khoa Việt Nam học biên soạn), bài 4
có tiêu đề “Du lịch và môi trường tự nhiên”. Vậy
để dẫn dắt sinh viên vào bài học, giáo viên có thể
đặt một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học
như “Theo em, du lịch và môi trường tự nhiên có
mối quan hệ như thế nào? Môi trường tự nhiên có
tác động gì đối với sự phát triển du lịch? Chúng ta
cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường
du lịch?”
- Trong giờ học: Trong quá trình giảng bài đọc,
giáo viên có thể chủ động chuẩn bị trước một hệ
thống câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
Hoặc giáo viên nên cho sinh viên một khoảng thời
gian từ 10-15 phút để các em đọc lướt qua bài đọc,
sau đó khi tiến hành giảng bài đọc, giáo viên yêu
cầu sinh viên đặt câu hỏi theo nội dung bài đọc và
gọi sinh viên khác trả lời.
- Kết thúc buổi học: giáo viên lại đưa ra một số
câu hỏi để tổng kết nội dung bài học và cũng là
một hình thức kiểm tra, đánh giá xem sinh viên
nắm được nội dung của bài học hay không.
Nói tóm lại, phương pháp này có thể kích thích
tư duy độc lập của sinh viên, dạy sinh viên cách tự
suy nghĩ và hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt,
thuộc lòng. Ngoài ra, còn lôi cuốn sinh viên tham
gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi,
sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự
tin của sinh viên, rèn luyện cho sinh viên năng lực
diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt
của người khác.
3.2.2. Phương pháp hoạt động nhóm
Phương pháp hoạt động theo nhóm là một
trong những phương pháp dạy học phát huy được
tính tích cực của người học. Phương pháp này là
một hình thức xã hội của dạy học, trong đó sinh
viên của một lớp học được chia thành các nhóm
nhỏ (từ 3 đến 5 người), trong khoảng thời gian
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
382
giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm
vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm
việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được
trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Tuỳ mục
đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được
phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy
trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết
học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những
nhiệm vụ khác nhau. Phương pháp hoạt động
nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các
băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau
xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những
điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ
hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình
cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá
trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp
nhận thụ động từ giáo viên.
Chính vì vậy, khi áp dụng phương pháp hoạt
động nhóm vào giảng dạy, giáo viên phải là người
đưa ra định hướng cho sinh viên. Giáo viên phải là
người có năng lực lập kế hoạch và tổ chức. Trước
khi áp dụng phương pháp này, giáo viên phải
chuẩn bị trước, phải xem chủ đề của buổi học đó
có hợp với dạy học nhóm hay không? Nên để các
nhóm làm việc với nhiệm vụ giống nhau hay khác
nhau? Cần tổ chức lớp học, kê bàn ghế như thế
nào? Thời gian 1 tiết học hoặc 2 tiết học có đủ để
hoạt động theo nhóm hay không? Việc chia nhóm
nên dựa theo tiêu chí gì? Thông thường, nếu trình
độ của sinh viên trong lớp tương đương như nhau
thì giáo viên có thể cho sinh viên chủ động chọn
nhóm và phân nhóm, nhưng nếu trình độ của sinh
viên không đồng đều, có sự chênh lệch lớn thì
giáo viên nên tham gia vào việc phân nhóm.
Ngoài ra, thành công của công việc nhóm còn phụ
thuộc vào việc các yêu cầu công việc mà giáo viên
đề ra phải rõ ràng và phù hợp với sinh viên.
3.2.3. Phương pháp tọa đàm – Serminar
Phương pháp serminar là một hình thức tự học
kết hợp với thảo luận khoa học, thường được sử
dụng ở các trường đại học, cao đẳng. Serminar
được xem như một loại bài tập tự học bắt buộc,
khi giáo viên sử dụng phương pháp serminar thì
sinh viên buộc phải đọc tài liệu, tìm kiếm thông
tin để hoàn tất nhiệm vụ học tập. Qua các buổi
serminar, sinh viên được rèn luyện kỹ năng tự
học, biết