Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực về ngôn ngữ cho học viên của các cơ sở đào tạo báo chí

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá một nhà báo chính là năng lực vềngôn ngữcủa anh ta. Không thểcó tác phẩm hay, đạt hiệu quảtác động lớn nếu trình độsửdụng ngôn từyếu kém. Tuy nhiên, năng lực ngôn ngữkhông phải tựnhiên mà có, đó là thường là kết quả của một quá trình học tập và rèn luyện nghiêm túc, công phu. Do vậy, không phải tình cờmà mọi cơsở đào tạo vềbáo chí-truyền thông trên thếgiới đều rất chú trọng việc giảng dạy, bồi dưỡng các kiến thức vềngôn ngữcho học viên. Trong bài viết này, chúng tôi xin đềxuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao năng lực vềngôn ngữcho học viên trong quá trình đào tạo nhà báo ởnước ta. 1. ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC MÔN HỌC VỀNGÔN NGỮCHO HỢP LÍ, ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGHỀNGHIỆP SAU NÀY CỦA NGƯỜI HỌC Hiện tại, trong chương trình đào tạo cửnhân báo chí hệ4 năm có 3 môn học vềngôn ngữlà Tiếng Việt thực hành (45 tiết), Ngôn ngữbáo chí (dao động từ30 đến 60 tiết tuỳtheo từng đối tượng học viên cụthể) và Biên tập văn bản báo chí (45 tiết). Trong khi đó, trước đây sinh viên được học 4 môn liên quan tới ngôn ngữvà với thời lượng cao hơn: Cơsởngôn ngữhọc (60 tiết), Tiếng Việt thực hành (60 tiết), Ngôn ngữbáo chí (60 tiết), Biên tập văn bản báo chí (60 tiết). Nhưvậy, rõ ràng chương trình hiện nay có sựcắt giảm đáng kểso với trước kia. Tất nhiên, trong bối cảnh phải đưa thêm những môn học mới vào chương trình đào tạo thì sựcắt giảm một sốmôn học nào đó là không tránh khỏi. Nhưng nếu xuất phát từquan niệm rằng ngôn ngữlà công cụ đặc biệt quan trọng (nhiều trường hợp là duy nhất) của nhà báo thì việc cắt giảm nói trên chưa thực sựthoả đáng. Một người không giỏi vềsửdụng ngôn ngữthì không thểtrởthành nhà báo giỏi. Mà muốn giỏi, anh ta rất cần được học hành đến nơi đến chốn.

pdf4 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực về ngôn ngữ cho học viên của các cơ sở đào tạo báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ NGÔN NGỮ CHO HỌC VIÊN CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO BÁO CHÍ Hoàng Anh1 Một trong những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá một nhà báo chính là năng lực về ngôn ngữ của anh ta. Không thể có tác phẩm hay, đạt hiệu quả tác động lớn nếu trình độ sử dụng ngôn từ yếu kém. Tuy nhiên, năng lực ngôn ngữ không phải tự nhiên mà có, đó là thường là kết quả của một quá trình học tập và rèn luyện nghiêm túc, công phu. Do vậy, không phải tình cờ mà mọi cơ sở đào tạo về báo chí-truyền thông trên thế giới đều rất chú trọng việc giảng dạy, bồi dưỡng các kiến thức về ngôn ngữ cho học viên. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực về ngôn ngữ cho học viên trong quá trình đào tạo nhà báo ở nước ta. 1. ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC MÔN HỌC VỀ NGÔN NGỮ CHO HỢP LÍ, ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGHỀ NGHIỆP SAU NÀY CỦA NGƯỜI HỌC Hiện tại, trong chương trình đào tạo cử nhân báo chí hệ 4 năm có 3 môn học về ngôn ngữ là Tiếng Việt thực hành (45 tiết), Ngôn ngữ báo chí (dao động từ 30 đến 60 tiết tuỳ theo từng đối tượng học viên cụ thể) và Biên tập văn bản báo chí (45 tiết). Trong khi đó, trước đây sinh viên được học 4 môn liên quan tới ngôn ngữ và với thời lượng cao hơn: Cơ sở ngôn ngữ học (60 tiết), Tiếng Việt thực hành (60 tiết), Ngôn ngữ báo chí (60 tiết), Biên tập văn bản báo chí (60 tiết). Như vậy, rõ ràng chương trình hiện nay có sự cắt giảm đáng kể so với trước kia. Tất nhiên, trong bối cảnh phải đưa thêm những môn học mới vào chương trình đào tạo thì sự cắt giảm một số môn học nào đó là không tránh khỏi. Nhưng nếu xuất phát từ quan niệm rằng ngôn ngữ là công cụ đặc biệt quan trọng (nhiều trường hợp là duy nhất) của nhà báo thì việc cắt giảm nói trên chưa thực sự thoả đáng. Một người không giỏi về sử dụng ngôn ngữ thì không thể trở thành nhà báo giỏi. Mà muốn giỏi, anh ta rất cần được học hành đến nơi đến chốn. Do vậy, theo chúng tôi, cần khôi phục lại môn Cơ sở ngôn ngữ học trong chương trình đào tạo với thời lượng tối thiểu 45 tiết. Đây là môn học trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lý luận ngôn ngữ, giúp họ xác định được vai trò, chức năng và ý nghĩa của ngôn ngữ (nhất là tiếng mẹ đẻ) trong đời sống nói chung và trong nghề nghiệp của học nói riêng; đồng thời, có được căn cứ vững chắc để lý giải một cách khoa học nhiều tình huống liên quan đến thực tiễn sử dụng ngôn ngữ sau này. Đặc biệt, môn Cơ sở ngôn ngữ học sẽ là nền móng không thể thiếu để để các học viên dựa vào khi phải tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức của các môn thiên về thực hành ngôn ngữ như Tiếng Việt thực hành, Ngôn ngữ báo chí, Biên tập văn bản báo chí. Với môn “Tiếng Việt thực hành”, ngoài những nội dung hiện có, nên bổ sung thêm một phần nói về các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong thuyết trình. Thực tế cho thấy, những kiến thức về phương diện này luôn là nhu cầu bức thiết đối với các nhà báo, nhất là trong bối cảnh giao tiếp bằng lời nói miệng nói chung, bằng lời nói miệng trực tiếp nói riêng đang ngày càng khẳng định rõ nét vai trò quan trọng của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu quỹ thời gian dành cho môn học không tăng (vẫn 45 tiết), có thể giảm bớt thời lượng của các thành tố nội dung truyền thống (tạo lập văn bản, đặt câu, dùng từ) vốn được học viên làm quen từ chương trình phổ thông, để có ít nhất 10 tiết cho phần nói về các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong thuyết trình. Bên cạnh đó, cần tăng thời lượng cho môn Ngôn ngữ báo chí. Như chúng ta đều biết, ngôn ngữ báo chí hiện nay bao gồm nhiều mảng, tuỳ thuộc vào loại hình báo chí: Ngôn ngữ báo in, ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ truyền hình, ngôn ngữ báo mạng điện tử; rồi trong mỗi loại hình lại có rất nhiều thể loại (phóng sự, tin, bình luận, phỏng vấn ,) với những đặc điểm riêng về ngôn ngữ cần được khảo sát. Mặt khác, trong bối cảnh đào tạo nhà báo-chuyên gia đang ngày càng được chú trọng và trở thành xu hướng mang tính tất yếu trên phạm vi toàn cầu, việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ báo chí theo những chuyên đề gắn với các lĩnh vực mà nó phản ánh như: Ngôn ngữ báo chí viết về môi trường, ngôn ngữ báo chí viết về thể thao, ngôn ngữ báo chí viết về khoa học-giáo 1 PGS. TS, Học viện Báo chí Tuyên truyền Email: hoangbao2602@yahoo.com dục, ngôn ngữ báo chí viết về văn hoá-văn nghệ, v.v. là hết sức cần thiết. Vĩ thế, theo chúng tôi, thời lượng dành cho môn học này không thể dưới 60 tiết. Ngoài ra, các môn học về ngôn ngữ nên được sắp xếp theo trình tự như sau trong quá trình đào tạo: Năm thứ nhất, học Cơ sở ngôn ngữ học, năm thứ hai học Tiếng Việt thực hành, năm thứ ba học Ngôn ngữ báo chí và năm thứ tư học Biên tập văn bản báo chí. Đây có lẽ là sự phân bố khoa học hơn cả: đi từ lý luận đến thực tiễn, từ phổ quát đến chuyên biệt, thể hiện được mức độ tiếp cận ngày càng sâu hơn của học viên đối với lĩnh vực nghiệp vụ của mình. Hơn nữa, bởi lẽ các môn học về ngôn ngữ thường khó, lại khô khan, nên nếu bắt sinh viên học hai môn như vậy trong một năm hay một học kỳ, chắc chắn họ sẽ thấy căng thẳng, thậm chí nhàm chán, không lĩnh hội được các tri thức như mong muốn. Với chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ báo chí học cần có những chuyên đề riêng về ngôn ngữ học để học viên tự chọn theo nhu cầu, chẳng hạn: Xu hướng vận động của ngôn ngữ báo chí, Các loại hình ngôn ngữ truyền thông hiện đại, Ảnh hưởng của tiếng Anh đối với ngôn ngữ báo chí tiếng Việt, v.v. 2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA CÁC GIẢNG VIÊN NGÔN NGỮ HỌC Để làm việc này, theo chúng tôi, theo chúng tôi, các cơ sở đào tạo báo chí cần lưu ý một số điểm sau: Thứ nhất, các giảng viên phải là những người không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng (bao gồm cả những kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học và cả những kiến thức cơ bản về báo chí học), có khả năng sư phạm tốt, mà còn phải tích cực tham gia vào đời sống báo chí. Nói cách khác, họ thường xuyên phải có các tác phẩm được đăng tải, và các tác phẩm đó phải thật sự mẫu mực về sử dụng ngôn từ. Bằng việc này, họ đã làm gương cho học viên về ý thức và khả năng thực hành các kiến thức họ truyền giảng trên lớp. Mặt khác, cũng thông qua đó, họ sẽ hiểu rõ hơn những góc cạnh, những khó khăn, vất vả của nghề cầm bút. Từ đây, họ sẽ có sự chắt lọc, chọn lựa kiến thức cũng như tư liệu phục vụ giảng dạy, tìm ra những phương diện cần ưu tiên để bài giảng của mình gần gũi, thiết thực hơn với công việc của nhà báo. Thứ hai, cần áp dụng triệt để và đồng bộ phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm. Ngoại trừ môn Cơ sở ngôn ngữ học, ở các môn khác, lớp học phải trở thành nơi để học viên sáng tạo và hoàn thiện tác phẩm báo chí (trước hết là ở góc độ ngôn ngữ) dưới sự điều hành, hướng dẫn của giảng viên. Những giờ học sống động, bổ ích, mang tính rèn nghề rõ nét sẽ khơi dậy trong học viên niềm ham thích đối với môn học, và qua đó củng cố hoặc làm tăng thêm tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng của họ đối với tiếng Việt - thứ ngôn ngữ mà hơn ai hết, họ có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng và thúc đẩy sự phát triển.Thứ ba, cần đổi mới cách biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ các môn học về ngôn ngữ. Đây là những môn học được giảng dạy cho sinh viên báo chí cho nên các giáo trình, tài liệu tham khảo phải có những nét đặc thù của nghề báo. Chúng cần được biên soạn phù hợp với phương pháp giảng dạy mới, mang nặng tính thực hành, có tính hướng nghiệp cao. Những thành tố nội dung thiết thực hơn cả với nghề báo phải được đặc biệt chú trọng. Các ví dụ minh hoạ phải được lấy từ thực tiễn báo chí, mang đậm dấu ấn thời sự và có tính tiêu biểu cao. Trong trường hợp lý tưởng, những tài liệu như vậy phải thực sự trở thành cẩm nang để các nhà báo tra cứu, tìm ra những chỉ dẫn cần thiết trong quá trình tác nghiệp của mình. Thực tiễn hoạt động báo chí đòi hỏi các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập trong lĩnh vực này cần được chỉnh sửa, bổ sung chậm nhất là 5 năm 1 lần. Các ví dụ minh họa cần có độ “mở” và “động” cao: trong sách, các ví dụ này có thể tồn tại 5 năm hoặc lâu hơn nhưng những ví dụ được đưa ra trong các bài giảng phải thay đổi thường xuyên, không nên sử dụng quá 2 năm. 3. HOÀN THIỆN VỀ KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT CHO CÁC GIẢNG VIÊN DẠY MÔN KHÁC Thực tế cho thấy, có không ít giáo viên giảng dạy các môn học khác vẫn mắc phải một số sai sót nhất định trong sử dụng ngôn từ: phát âm thiếu chính xác; viết câu sai ngữ pháp; dùng từ không đúng về ý nghĩa, phong cách; vi phạm các quy tắc chính tả,v.v. Các sai sót này tất yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc trau dồi các tri thức về ngôn ngữ của nhiều học viên. Những sinh viên có năng lực khá, giỏi về sử dụng ngôn từ (số này không nhiều) có thể nhận diện được ngay cái gì đúng, cái gì sai, và chỉ lựa chọn tiếp thu những cái đúng. Trong khi đó, những sinh viên có năng lực kém hơn (số này chiếm phần đông) sẽ tiếp thu cả những cái sai. Điều đó gây ra những khó khăn không nhỏ cho quá trình giảng dạy các môn học về ngôn ngữ. Do vậy, các giảng viên cần không ngừng hoàn thiện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Ngôn ngữ của bất kỳ giảng viên nào cũng phải trong sáng, mẫu mực. Sống và học tập trong môi trường lý tưởng như vậy, chắc chắn sinh viên sẽ có xu hướng nói đúng, viết đúng và nhanh chóng đạt được sự tiến bộ trong sử dụng ngôn từ. 4. TĂNG CƯỜNG CÁC CHUYÊN GIA GIỎI VỀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ, CÁC NHÀ BÁO CÓ NĂNG LỰC CAO VỀ SỬ DỤNG NGÔN TỪ THAM GIA GIẢNG DẠY VÀ TRUYỀN ĐẠT KINH NGHIỆM Hiện nay, ở nước ta, các chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí không nhiều. Và do ngôn ngữ báo chí vẫn còn là một địa hạt tương đối mới mẻ, những khám phá bước đầu của họ khó tránh khỏi gây tranh cãi, cho nên không phải mọi thành quả của các nhà nghiên cứu đều được công bố. Song, khi giảng dạy, để gia tăng tính thuyết phục cho bài giảng, họ có thể hé mở những thông tin hết sức bổ ích, có giá trị cao cả về lý luận lẫn thực tiễn.Một đối tượng nữa mà các cơ sở đào tạo báo chí cần quan tâm khai thác là các nhà báo bậc thầy trong sử dụng ngôn từ. Họ là "người trong cuộc", là “nhân chứng sống” cho nên những buổi nói chuyện, trao đổi của họ về các kỹ năng viết báo nói chung và từng tác phẩm cụ thể nói riêng chắc chắn sẽ có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với học viên. 5. CHỈ TUYỂN CÁC THÍ SINH CÓ NĂNG LỰC NGÔN NGỮ TỪ KHÁ TRỞ LÊN VÀO KHOA BÁO CHÍ Hiện nay, có một số sinh viên báo chí sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn chưa có được trình độ sử dụng ngôn ngữ như mong đợi. Các bài viết của họ mắc phải không ít lỗi sai cả về chính tả, cả về từ vựng, cả về ngữ pháp, cả về phong cách. Trong bối cảnh như vậy, nếu được tham gia tác nghiệp báo chí, chắc chắn họ sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Trước hết là họ làm cho thông tin trở nên khó hiểu, không hiểu nổi, thậm chí bị hiểu sai (điều này có thể gây ra những tác hại khó lường vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội). Kế đó, họ làm phương hại đến sự trong sáng của tiếng việt, tức là phương hại đến bản sắc văn hoá của dân tộc. Nguyên nhân của tình trạng trên là bởi ngay từ đầu vào, các cơ sở đào tạo chưa thật sự chú ý đúng mức đến vai trò quan trọng của ngôn ngữ đối với nghề làm báo, tiếp nhận cả những sinh viên có năng lực trung bình, thậm chí yếu kém về phương diện ngôn ngữ (sở dĩ họ thi đỗ là nhờ các môn khác đạt điểm cao). Từ đây, chúng tôi kiến nghị nên chú trọng năng lực sử dụng ngôn ngữ của thí sinh ngay khi tuyển đầu vào. Chẳng hạn nên tổ chức sơ tuyển để loại những người nói ngọng, thường xuyên mắc các lỗi chính tả đơn giản, diễn đạt yếu, v.v. Và trong các điểm thi, riêng điểm môn Ngữ văn nên được tính hệ số 2 để tăng cơ hội đỗ cho những người có năng lực ngôn ngữ tốt. Có một điều các cơ sở đào tạo báo chí không thể không lưu tâm: các sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học thường có khả năng viết báo rất tốt. Và nếu như được trang bị thêm các kiến thức nền tảng về báo chí học thì chắc chắn họ sẽ là lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ đối với sinh viên báo chí trên con đường trở thành nhà báo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Anh, Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí,Nxb Lao động, H.2003. 2. Hoàng Anh, Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb Đại học quốc gia, H.2008. 3. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, Nxb Trẻ, TP. HCM.2003. 4. Loic Hervouet - Viết cho độc giả (Lê Hồng Quang dịch), Hội Nhà báo Việt Nam, 1999. 5. Viện Ngôn ngữ học, Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, H.1980. SUMMARY Some solutions to improve language competence of learners at journalism schools Hoang Anh Academy of Journalism and Communication Journalists’ language ability is not innate but achieved through a serious and painstaking process of study and practice. In this article, we propose some solutions to improve journalism learners’ language competence in Vietnam. 1. Reasonably adjust language teaching schedule to meet actual demand of learners. At present, the Bachelor course of Journalism (within 4 years) consists of 3 language subjects including Practical Vietnamese (45 hours), Journalism language (from 30 to 60 hours, depending on particular kind of learners) and Editing journalism writing (45 hours). In the past, there were four language-relating subjects with longer time of learning which are The basis of language study (60 hours), Practical Vietnamese (60 hours), Journalism language (60 hours) and Editing journalism writing (60 hours). In our opinion, it is necessary to restore The basis of language study with at least 45 hours. As for Practical Vietnamese, apart from the present content, the subject should have another part about language skills in giving talks with at least 10 hours. Moreover, the time for Journalism language should be up to 60 hours due to the various aspects of different kinds of journalism. In addition, it would be helpful to put The basis of language study in the First year, Practical Vietnamese in the Second year, Journalism language in the Third year and Editing journalism writing in the Fourth year. The Master and Doctor courses of Journalism should include optional special subjects about language study for learners to choose, for example, The trend of journalism language, Different kinds of modern communication language, The influence of English to Vietnamese journalism language, etc. 2. Improve teaching quality of language lecturers Firstly, lecturers must be those who have not only profound specialized knowledge in both language and journalism but also good teaching methods and actively participate into journalism events. Secondly, in language classes, learners should be encouraged to create and complete their work under the operation and instruction of lecturers. Thirdly, there is a need to renovate the course book and reference materials focusing on practical skills for learners. 3. Improve Vietnamese language competence of lecturers in other subjects. 4. Regularly invite experts in journalism language and journalists who have good ability of language using to give talks and lectures about their experience. 5. Give priority to choose students who have good language competence to study journalism.
Tài liệu liên quan