Một Số Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Ô Nhiễm Môi Trường

Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun ), các kim loại nặng như chì, đồng cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian. Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do: Bão, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa acid, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác; Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ. Ô nhiễm môi trường đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả đối với con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Ô nhiễm môi trường là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên 200 năm nay. Ô nhiễm hiện nay đã lan tràn vào mọi nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến các lớp sâu của đất và của đại dương.

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một Số Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Ô Nhiễm Môi Trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một Số Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Ô Nhiễm Môi Trường Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian. Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do: Bão, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa acid, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác; Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ. Ô nhiễm môi trường đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả đối với con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực  đến  toàn  cầu.  Ô nhiễm môi trường là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên 200 năm nay. Ô nhiễm hiện nay đã lan tràn vào mọi nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến các lớp sâu của đất và của đại dương. Dưới đây là các hình thức ô nhiễm: Ô nhiễm không khí xảy ra khi xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa. Ô nhiễm phóng xạ. Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp. Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. Ô nhiễm ánh sáng,hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật. Ô nhiễm môi trường đất. Ô nhiễm môi trường đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm môi trường đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất (theo nước mưa),… Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường đất: Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng phát sinh do việc sản xuất chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân tươi bón cây, .... Các loại chất thải rắn, phóng xạ, nhựa dẻo, bao bì nilon, kim loại, amiăng phát sinh từ các nguồn thải công nghiệp đưa vào đất. Các loại hoá chất độc hại sinh ra do sự phân huỷ các loại hoá chất sử dụng trong nông nghiệp (như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng,...), trong chiến tranh hoá học... ngấm vào đất. Đất bị ô nhiễm sẽ dễ xuống cấp,dễ bị xói mòn do nước, giảm khả năng hấp thụ và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu. Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn. Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất. Các phân bón hóa học theo thời gian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác tiếp tục được. Việc sử dụng thuốc trừ sâu có tác dụng làm giảm tác động phá hoại của sâu bệnh, tăng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng là một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật và tử vong cho nhiều loài động vật nhất là loài chim. Nguyên nhân là do thuốc trừ sâu và diệt cỏ tồn tại lâu trong đất (từ 6 tháng đến 2 năm) và gây tích tụ sinh học. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất, tồn đọng trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-động vật-người. Một số chất còn bị nghi là nguyên nhân của bệnh ung thư. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm ... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí... Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực. Hiện nay, nước bị ô nhiễm phần lớn là do nước thải từ các nguồn sinh hoạt, dịch vụ, chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. Chất ô nhiễm gồm các chất dạng vô cơ, hữu cơ và các vi sinh vật. Đáng chú ý là các chất có nhu cầu oxy, các chất dầu mỡ, chất rắn có thể khử được thông qua xử lý sơ cấp và thứ cấp; muối, kim loại nặng, hữu cơ khó phân hủy thường khó xử lý bằng các biện pháp sơ cấp; các bùn thải dạng cặn (sản phẩm của quá trình xử lý nước thải, có chứa nhiều lượng hữu cơ phân hủy chậm chạp và các kim loại nặng). Số lượng bùn thường rất lớn và hay đọng lại ở các kênh rạch. Ô nhiễm môi trường không khí. Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường không khí có thể có nguồn gốc từ tự nhiên như núi lửa, lửa, đại dương, bụi, phấn hoa, thực vật, vi sinh vật hoặc do chính các hoạt động của con người như sản xuất hóa chất, hạt nhân, khai khoáng, nông nghiệp. Nguồn gốc và tác hại của các loại khí trong khí quyển: Ô nhiễm sóng điện từ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sóng điện từ có những ảnh hưởng nguy hại đối với sức khỏe, sóng càng ngắn thì năng lượng bức xạ được cơ thể người hấp thu càng nhiều, tác hại đến sức khỏe càng lớn. Đối với con người, nó có thể làm nóng sâu vào bên trong cơ thể hàng chục cm, gây sốt. Với năng lượng thấp, nó không gây sốt nhưng có thể làm rối loạn điện tích và sự chuyển hóa trong tế bào... Sóng cực ngắn có thể gây những biến đổi chức năng và bệnh lý ở các hệ thống thần kinh, tim mạch, nội tiết và nhiều cơ quan khác. Sóng ngắn làm giảm số lượng bạch cầu, gây các rối loạn ở tuyến yên, vỏ thượng thận, tim mạch, nội tiết... Các dải sóng dài và sóng trung làm giảm các quá trình hưng phấn thần kinh, giảm các phản xạ có điều kiện, gây rối loạn chức năng tạo glucozen của gan, rối loại dinh dưỡng ở não và các cơ quan nội tạng, sinh dục... Điều nguy hiểm là các giác quan của con người không thể nhận biết tình trạng ô nhiễm sóng điện từ. Với các tác động khác như ánh sáng, tiếng động, mùi vị, nhiệt độ..., chúng ta có thể cảm nhận và nếu các yếu tố trên có liều lượng vượt quá sức chịu đựng, cơ thể sẽ có những phản xạ như nhắm mắt, bịt tai, bịt mũi. Còn với sóng điện từ, ngay cả khi ta đứng trong trường bức xạ cường độ rất cao, các giác quan đều vô cảm và do đó cơ thể không thể phát sinh các phản ứng tự vệ. Ngoài ra, các tác hại do ô nhiễm điện từ gây ra lại xuất hiện âm thầm sau một thời gian khá dài nên con người hầu như không biết đến nó. Ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng được định nghĩa là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cần thiết so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường. Ô nhiễm ánh sáng được phân chia thành 4 loại. Bốn loại ô nhiễm ánh sáng này không đơn lẻ mà thường kết hợp hoặc chồng lắp nhau: Ánh sáng xâm nhập: việc chiếu sáng quá mức cần thiết vào các khu dân cư về đêm. Lạm dụng ánh sáng: chiếu sáng ở những nơi không cần ánh sáng, chiếu sáng ngoài ý muốn gây lãng phí. Ánh sáng chói lòa: chiếu sáng với cường độ sáng quá mức gây hiệu ứng tiêu cực về mặt thị giác. Mức độ chói lòa quá cao có thể làm giảm thị lực. Ánh sáng lộn xộn: nhiều nguồn sáng được sử dụng quá mức cùng một lúc. Loại ô nhiễm ánh sáng này phổ biến ở các khu đô thị, góp phần gây ra các loại ô nhiễm ánh sáng còn lại. Ô nhiễm phóng xạ. Ô nhiễm phóng xạ gây ra bởi các chất phóng xạ nguy hiểm. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm do các chất phóng xạ không bị tiêu huỷ hay không bị vô hiệu hoá bởi con người, mà nó tự phân huỷ theo thời gian, do đó không thể loại trừ chất phóng xạ khi bị nhiễm. Các chất phóng xạ nguy hiểm hơn rất nhiều so với chất độc nguồn gốc động vật hay thực vật có độc tính cao nhất. Ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến di tryền gây biến đổi gen tạo ra quái thai và gây khuyết tật cho trẻ sơ sinh Ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người. Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tuỳ thuộc từng người mà có cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng sẽ khác nhau. Hiện nay đồng thời với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, vấn đề tiếng ồn càng trở nên nan giải, tiếng ồn đã vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của con người. Tiếng ồn 50dB: làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc. Tiếng ồn 70dB: làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động. Tiếng ồn 90dB: gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh. Tiếng ồn 120dB trở lên có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí thủng màng nhĩ. Một số biện pháp để bảo vệ môi trường: Xử lý các chất gây ô nhiễm gây từ nguồn phát sinh. Tập trung: - Chống ô nhiễm không khí bởi bụi, các khí thải của động cơ đốt trong, các hợp chất CFC, lưu huỳnh, oxid nitơ. - Chống ô nhiễm các nguồn nước bởi các chất thải sinh hoạt, kim loại nặng, phosphat, nitrat, cianur, thuốc trừ sâu, trừ cỏ … Xử lý nước thải sinh hoạt - Nếu lượng nước ít và không chứa các thành phần độc hại thì dùng các quá trình tự nhiên như sa lắng, oxi hóa sinh học… - Nếu lượng nước thải nhiều và có chứa các thành phần độc hại thì phải qua các giai đoạn như xử lý sơ bộ để loại bỏ các tạp chất rắn có kích thước tương đối lớn và giai đoạn loại bỏ các tạp chất hữu cơ bằng cách dùng quá trình oxi hóa sinh hóa. Sau giai đoạn này có thể thải nước thải vào môi trường. Tăng cường quản lý chất thải, không cho chất thải lan truyền ra các quyển đặc biệt là chất thải ngành công nghiệp và xử lí nhiên liệu hạt nhân. Thay thế các chất gây ô nhiễm bằng các chất không gây hay ít gây ô nhiễm. Tuy nhiên, con người cũng hết sức thận trọng vì một số trường hợp, chưa dự đoán được tác động của chất thay thế. Thay thuốc trừ sâu, trừ cỏ như DDT, 666… bằng các chế phẩm sinh học. Sử dụng xăng không pha chì. Dùng dầu thực vật thay một phần các sản phẩm dầu mỏ trong nhiên liệu của các động cơ đốt trong. Tìm kiếm các công nghệ không có chất thải - sản xuất sạch. Trồng cây hai bên đường vào các khu công nghiệp để giảm tiếng ồn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình môi trường và con người của TS. Lê Thị Thanh Mai Tài liệu về ô nhiễm đất và ô nhiễm không khí của GS. Huỳnh Thu Hòa - Võ Văn Bé
Tài liệu liên quan