Một số định hướng phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại các trường đại học Việt Nam

Abstract: The purpose of this study is to to analyze the internal quality assurance (IQA) system as well as the need for conducting internal quality assurance at the university. In addition, the research also aims to analyze and evaluatethe university quality assurance system based on the conception of some educational organizations in regions around the world, and at the same time, it reviews some models of internal quality assurance in Vietnamse universities. points out the advantages and limitations to suggest some solutions for the development of internal quality assurance system for Vietnamese universities.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số định hướng phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại các trường đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 16-21 16 Email: nguyenhien101179@yahoo.com.vn MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Nguyễn Thị Hiền - Trường Đại học Thủ Dầu Một Ngày nhận bài: 31/11/2019; ngày chỉnh sửa: 28/02/2020; ngày duyệt đăng: 01/3/2020. Abstract: The purpose of this study is to to analyze the internal quality assurance (IQA) system as well as the need for conducting internal quality assurance at the university. In addition, the research also aims to analyze and evaluatethe university quality assurance system based on the conception of some educational organizations in regions around the world, and at the same time, it reviews some models of internal quality assurance in Vietnamse universities. points out the advantages and limitations to suggest some solutions for the development of internal quality assurance system for Vietnamese universities. Keywords: Quality, university quality assurance, Internal quality assurance system at the university. 1. Mở đầu Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho việc phân tích chất lượng giáo dục đại học luôn là yếu tố quan trọng có tác động lớn đến sự phát triển của nhà trường, nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, các trường đại học đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng kiểm định, đánh giá bên trong. Để thực hiện được điều này, xu thế chung trong những năm gần đây ở các trường đại học đã chủ động xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong khá toàn diện. Theo Trần Anh Vũ, từ năm 1990 đến nay, đảm bảo chất lượng trở thành vấn đề quan trọng trong giáo dục đại học. Đến năm 2000, thuật ngữ “đảm bảo chất lượng” trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và trở nên phổ biến trong các cơ sở giáo dục đại học tư nhân. Ở Việt Nam, có thể thống kê rất nhiều bài viết về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trên các tạp chí, luận án, công trình nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại đây [1]. Điều đó cho thấy, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ngày càng trở thành mối quan tâm của các trường đại học trên thế giới cũng như ở các trường đại học tại Việt Nam. Ngày 4/11/2013, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế vấn đề đảm bảo chất lượng không chỉ có ý nghĩa đối với các trường đại học mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt, vấn đề đảm bảo chất lượng trong các trường đại học càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các trường trong khâu tuyển sinh đầu vào. Vì vậy, đảm bảo chất lượng, nhất là đảm bảo chất lượng bên trong là khâu không thể thiếu để đào tạo được đội ngũ nhân lực có chất lượng phục vụ quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Theo quan niệm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO): “Đảm bảo chất lượng bên trong là hệ thống cải cách chính sách và cơ chế để vận hành một trường đại học hoặc một chương trình giáo dục nhằm đảm bảo rằng nhà trường hoặc chương trình giáo dục đáp ứng đầy đủ các mục tiêu và chuẩn mực được áp dụng cho trường đại học hoặc chương trình giáo dục đó” [2; tr 139]. Quan niệm của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á cho rằng: “Đảm bảo chất lượng bên trong của các trường đại học là tổng thể các hệ thống, nguồn lực và thông tin dành cho việc thiết lập, duy trì và cải thiện chất lượng và tiêu chuẩn của hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Đó là một hệ thống mà dưới sự tác động của nó, các nhà quản lí và nhân viên hài lòng với cơ chế kiểm soát đang hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại học” [3; tr 45]. Các quan niệm trên đều chỉ ra những tiêu chí và quy trình tương đối đa dạng của hệ thông đảm bảo chất lượng bên trong của trường đại học và hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong một số trường đại học trên thế giới Theo Boele, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học châu Âu được xây dựng theo các cấp độ: chất lượng của sản phẩm, quá trình, tổ chức hay chính chất lượng của hệ thống đảm bảo chất lượng, tức là từ yếu tố đầu vào tới đầu ra [4]. Tại Ba Lan và châu Âu, đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong các trường đại học thể hiện chính sách và thủ tục đảm bảo chất lượng, cũng là chiến lược nâng cao liên tục chất lượng, phê duyệt, giám sát và đánh giá định kì các chương trình và giải thưởng, đánh giá học sinh theo tiêu chí được phê duyệt, đảm bảo chất lượng của đội ngũ giảng VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 16-21 17 viên, tài nguyên học tập và hỗ trợ sinh viên, hệ thống thông tin để thu thập, phân tích và sử dụng thông tin liên quan để quản lí hiệu quả các chương trình nghiên cứu, cung cấp thông tin công khai về các chương trình nghiên cứu [5]. Rõ ràng, mô hình này cũng đi theo cách truyền thống từ khâu tuyển chọn đầu vào cho đến đầu ra, nhưng các nội dung chương trình, học thuật được công khai rộng rãi. Gần đây, UNESCO (2017) đã giới thiệu mô hình đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học ở 8 nước trải rộng ở nhiều châu lục gồm: Trung Quốc, Áo, Kenya, Đức, Bahrain, Bangladesh, Nam Phi và Chile thông qua các nghiên cứu cụ thể, trong đó chỉ ra thế mạnh của hệ thống giáo dục đại học mỗi nước. Chẳng hạn ở Bangladesh: Đại học Quốc tế Hoa Kì, ảnh hưởng của đảm bảo chất lượng bên trong đến chất lượng và việc làm; Đức: Đại học Duisburg-Essen, từ các công cụ đến một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; Chile: Đại học Talca, đảm bảo chất lượng bên trong với công tác quản lí; Trung Quốc: Đại học Hạ Môn, tăng cường dạy và học thông qua đảm bảo chất lượng bên trong; Áo: Đại học Kinh tế và Kinh doanh Vienna, phát triển văn hóa chất lượng thông qua đảm bảo chất lượng bên trong,... Các mô hình đảm bảo chất lượng khác nhau khá rõ rệt, song đều nhấn mạnh vào chất lượng đầu ra qua đánh giá việc làm sau đào tạo và nhấn mạnh vào hệ thống quản lí diễn ra ngay trong quá trình đào tạo [6]. Martin (2018) - một chuyên gia của UNESCO và là lãnh đạo dự án nghiên cứu kế hoạch giáo dục quốc tế về đảm bảo chất lượng bên trong - cùng với Viện Kế hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) của UNESCO tổ chức một dự án liên quan đến việc khám phá thực tiễn đổi mới và các nguyên tắc tốt cho đảm bảo chất lượng bên trong đã chứng minh tác dụng của việc đảm bảo chất lượng bên trong, bên ngoài và điều kiện hoạt động hiệu quả của các trường đại học để cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức giáo dục đại học khác trong việc phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của 400 trường đại học. Kết quả cho thấy, động lực lớn nhất đối với hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong là đáp ứng các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng bên ngoài, song cũng như các trường đại học họ đều tập trung vào việc dạy và học. Nghiên cứu cũng chỉ ra lỗ hổng trong việc phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong, như việc giám sát các hệ thống đánh giá sinh viên, môi trường vật lí và mối quan tâm với việc làm của sinh viên tốt nghiệp chưa được quan tâm thỏa đáng [7]. Bên cạnh các nghiên cứu trên, đảm bảo chất lượng bên trong theo mang lưới Hệ thống các trường đại học Đông Nam Á (The ASEAN University Network - AUN) gồm 3 cấp, từ cấp cơ sở giáo dục (QA at Institutional), đảm bảo chất lượng bên trong (Internal QA system) đến cấp độ chương trình đào tạo (QA at Programme Level), gồm cả đảm bảo chất lượng bên trong và đảm bảo chất lượng bên ngoài (xem mô hình 1). Mô hình 1. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của AUN Nguồn: Dẫn theo Trần Anh Vũ, 2015 [8; tr 28-30] Với việc đảm bảo chất lượng bên trong ở cấp cơ sở giáo dục, AUN đưa ra mô hình (xem mô hình 2): Qua mô hình của AUN, đảm bảo chất lượng ở cấp trường bắt đầu từ các bên có liên quan phụ thuộc vào tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và mục đích cuối cùng là thành tựu đạt được. Có thể khẳng định, mô hình đảm bảo chất lượng ở nhiều trường đại học trên thế giới hiện đi theo hướng khá toàn diện, đồng thời chú trọng vào sự tham gia của các bên có liên quan, song trọng tâm đi theo mô hình chú trọng vào cấp chương trình đào tạo với việc liên tục cập nhật tri thức mới trong đào tạo, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, học viên và giảng viên, đồng thời tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, chứng minh cho chính phủ và xã hội thấy trường đại học là nơi VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 16-21 18 cung cấp dịch vụ giáo dục có chất lượng tốt. Chất lượng giáo dục xứng đáng nhận kinh phí đảm bảo từ chính phủ và sự đóng góp kinh phí của người học cũng hoàn toàn xứng đáng, các cơ sở tuyển dụng là những người hưởng lợi và các cơ sở hoàn toàn có thể tham gia vào việc tài trợ cho nhà trường. Mô hình giáo dục chú trọng vào mô hình cấp chương trình đào tạo thể hiện rõ điểm mạnh vào tính mới của tri thức, thương hiệu của nhà trường còn được gắn với những công bố. Đồng thời, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong, thông tin quản lí, nâng cao chất lượng, kết quả dịch vụ, kết quả tài chính và thị trường được công khai, khẳng định được vị thế của giáo dục đại học, là cơ sở nghiên cứu và đào tạo, các trường có thể nhận được sự tài trợ rất lớn của xã hội. Tuy có những ưu điểm như vậy, nhưng vẫn bộc lộ hạn chế là khi học phí quá cao, người học khó có thể tiếp cận, tính dân chủ trong trường học có thể không được đánh giá cao. 2.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong một số trường đại học ở Việt Nam Mô hình đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học ở Việt Nam được quan tâm trên nhiều bình diện, được xây dựng trên cơ sơ học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước có nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới như: Mạng lưới các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (INQAAHE), Hiệp hội đảm bảo chất lượng giáo dục đại học châu Âu (ENQA), Mạng lưới chất lượng châu Á Thái Bình Dương (APQN), Hệ thống đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) [8; tr 28-30]. Mô hình đảm bảo chất lượng của các trường đại học hiện dựa trên Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GD-ĐT (2008) với 9 nội dung, đồng thời đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong thể hiện khá rõ tính đặc thù như các nội dung về tổ chức Đảng, và đoàn thể, quyền dân chủ trong trường học, việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho người học [9]. Như vậy, việc đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học vẫn theo những tiêu chuẩn mà Bộ GD-ĐT đã đưa ra, có thể thấy rõ điều này qua mô hình 3. Tuy nhiên, mô hình đảm bảo chất lượng của từng trường đại học hiện có những biến thể mới, vừa có sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, đồng thời có sự tiếp thu, kế thừa một số mô hình của các tổ chức, các trường đại học trên thế giới. Trường Đại học Cần Thơ có ứng dụng mô hình Deming (PDCA), mô hình đảm bảo chất lượng của AUN để đảm bảo chất lượng, quản lí chất lượng và kiểm định chất lượng (xem mô hình 4, trang bên). Mô hình này chưa cho cho thấy có sự hợp tác quốc tế trong đảm bảo chất lượng theo như quan điểm của Bộ GD-ĐT, chưa chỉ ra sự hợp tác với Mạng lưới chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APQN), Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (INQAAHE), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hiệp hội quốc tế về đánh giá và các thành tựu giáo dục (IEA). Cách triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng vừa có yếu tố chung của Bộ GD-ĐT, vừa có yếu tố riêng, chưa thể hiện rõ một tiêu chuẩn nào cụ thể. Mô hình đảm bảo chất lượng của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng cho thấy cách tiếp cận theo hướng đầu vào và đầu ra. Điều này khá tương đồng với mô hình đảm bảo chất lượng của các trường đại học tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là mô hình đảm bảo chất lượng do AUN đưa ra, song có thể thấy mô hình này không quá nhấn mạnh vào cấp chương trình đào tạo, nên điều mà lâu nay chúng ta cần đến chương trình giáo dục tiên tiến - Công khai các thông tin về giảng dạy, chương trình và kết quả đào tạo Hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học Việt Nam VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 16-21 19 không thể hiện rõ, trong khi đó với nhiều trường đại học tiên tiến trên thế giới thì đây lại là điểm nổi trội dễ nhận thấy (xem mô hình 5). Cho nên, khó tìm thấy “điểm nhấn” đảm bảo chất lượng bên trong để khi nói đến đảm bảo chất lượng bên trong của trường mọi người sẽ nhận biết được đặc sắc là gì không thể hiện rõ. Tóm lại, hệ thống đảm bảo chất lượng của một số trường đại học được đề cập hiện vẫn tuân theo khá chặt Mô hình 5. Hệ thống ĐBCL của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Nguồn: Dẫn theo Phan Thị Yến (2017) [10; tr 23] VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 16-21 20 chẽ tiêu chuẩn kiểm định của Bộ GD-ĐT, đồng thời có sự kế thừa, kết hợp với hệ thống đảm bảo chất lượng của một số tổ chức, một số trường đại học trên thế giới, song vẫn thể hiện khá rõ tính đặc thù của Việt Nam theo xu hướng chung, có thể khái quát thành: 1) Giá trị cốt lõi, với sứ mệnh; 2) Tổ chức và nhân sự đảm bảo chất lượng bên trong; 3) Thể chế và quy định; 4) Thông tin đảm bảo chất lượng; 5) Văn hóa đảm bảo chất lượng. Hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ này cho thấy còn những hạn chế, chủ yếu trong phạm vi nội bộ của trường đại học, chưa có sự kết nối, liên thông trong kiểm định, điều này, chưa tương xứng với vị thế của các trường đại học trước yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, chưa có sự kết nối với các tổ chức giáo dục và trường đại học lớn trên thế giới. 2.3. Một số định hướng phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học Hiện nay, trong các trường đại học đều có trung tâm hoặc phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng. Song, cách kiểm định chưa đồng bộ hoặc chưa theo kịp với yêu cầu của thực tiễn, chưa mang tính hệ thống và cơ bản, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Để có cơ sở xác định năng lực và phẩm chất người học chắc chắn rất cần đến các hoạt động kiểm định, đánh giá chất lượng bên trong. Đó cũng là một trong rất nhiều lí do làm cho các trường đại học của Việt Nam ý thức được việc đảm bảo chất lượng bên trong là nhiệm vụ quan trọng mà bản thân mỗi trường luôn phải chủ động nâng cao hiệu quả đảm bảo chất lượng bên trong trước khi có các hoạt động đánh giá bên ngoài. 2.3.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách đảm bảo chất lượng bên trong mạnh về chất lượng Đội ngũ cán bộ chuyên trách về đảm bảo chất lượng của các trường đại học về cơ bản có thể đáp ứng được những yêu cầu về kiểm định trong phạm vi kiểm định của một trường đại học, nhưng trong bối cảnh hội nhập quốc tế về giáo dục ngày càng sâu rộng. Hiện một số trường đã thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo, kiểm định với các trường đại học tiên tiến trên thế giới, cần thường xuyên và có sự phối hợp chặt chẽ, và tăng cường các hội thảo chuyên môn, giới thiệu cán bộ khảo thí đến học tập, nghiên cứu, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm định am hiểu về công tác kiểm định, có khả năng sử dụng được các phần mềm tiên tiến vào công tác kiểm định, đánh giá chất lượng bên trong và phối hợp kiểm định đánh giá bên ngoài. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập quốc tế, các trường đại học không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong có khả năng làm việc độc lập với các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế, đội ngũ ngày có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các chuyên gia nước ngoài. 2.3.2. Thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng theo định hướng chuẩn mực của các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến Từng bước xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo những tiêu chuẩn quốc tế đa dạng, nhiều chiều. Hiện công tác đảm bảo chất lượng bên trong chủ yếu theo các quy định của Bộ GD-ĐT, theo quy định của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á. Trong tương lai gần, cần vươn tới những tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, có như vậy các trường đại học mới có thể vươn tầm ảnh hưởng ra phạm vi khu vực và thế giới. Hơn nữa, các trường đại học có thể có nghiên cứu trường hợp như một số trường đại học trên thế giới đã làm, để tìm ra điểm cốt lõi trong công tác đảm bảo chất lượng như các trường đại học Bahrain chú trọng vào phân cấp ra quyết định đảm bảo chất lượng bên trong, các trường đại học của Nam Phi tích hợp đảm bảo chất lượng bên trong với các quy trình cốt lõi học thuật để kết quả được tạo ra từ hệ thống đảm bảo chất lượng có thể trực tiếp đưa vào kế hoạch học tập, Đại học Talca ở Chile đã tích hợp đảm bảo chất lượng bên trong với quản trị chiến lược. 2.3.3. Xây dựng chuẩn chất lượng đào tạo và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học Chất lượng đào tạo gắn liền với toàn bộ quy trình đào tạo, từ việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lí, đội ngũ giảng viên, quản lí hoạt động đào tạo, chuẩn đầu ra,..., điều này có ý nghĩa quan trọng đến chất lượng đầu ra của sinh viên. Đây là việc làm đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức nhưng có ý nghĩa quyết định đến sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường. Thường xuyên rà soát, đánh giá lại nội dung chương trình đào tạo, cập nhật chương trình giáo dục mới và có thể phối hợp đào tạo với các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến để hợp tác giảng dạy, trao đổi học thuật và đi liền với đó là tăng cường công tác kiểm định đảm bảo chất lượng bên trong, kết hợp với đánh giá bên ngoài. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và có những công bố trên các tạp chí có uy tín trên thế giới. Chất lượng kiểm định của một trường đại học không thể thiếu các công bố, do vậy, cùng với hoạt động giảng dạy, nhà trường cần đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, qua đó giảng viên có sự gắn kết giữa nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 3. Kết luận Hệ thống đảm bảo chất lượng trong các trường đại học hiện được quan tâm tương đối toàn diện, mặc dù đều dựa trên sự chỉ đạo chung của Bộ GD-ĐT, song cách tổ chức triển khai còn có nhiều điểm khác biệt, hoạt động các trung VJE Tạp chí Giáo dục, Số 474 (Kì 2 - 3/2020), tr 16-21 21 tâm, phòng khảo thí còn những hạn chế trong kiểm định, đánh giá, phân tích chất lượng giáo dục. Do vậy, các trung tâm, các phòng này cần được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là sự quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển và mở rộng hợp tác quan hệ với các các bộ phận kiểm định ở các trường đại học uy tín trên thế giới, nhằm đánh giá chất lượng bên trong ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế, uy tín các trường đại học của Việt Nam đạt tầm khu vực và ngày càng khẳng định vị thế lớn mạnh trên thế giới về chất lượng giáo dục. Tài liệu tham khảo [1] Trần Anh Vũ (2017). Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong ở một số trường đại học công lập Việt Nam dựa theo tiêu chí đánh giá chất lượng của AUN-QA. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Nguyễn Tiến Dũng - Nguyễn Thanh Trọng - Nguyễn Minh Trí (2015). Phát triển và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học - Thực tiễn tại trường Đại học Kinh tế - Luật. Kỉ yếu hội thảo Chất lượng đào tạo của trường Đại học Kinh tế- Luật 15 năm xây dựng và phát triển (tr 134-139). Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Hồ Tấn Sinh (2014). Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong Trường Đại học Ngoại ngữ- Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT). Kỉ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Khoa họ
Tài liệu liên quan