Một số hình thức lừa đảo tài chính quốc tế

Phần lớn bọn tội phạm có tổchức, bọn khủng bố đều dùng “nguyên tắc tếbào” mà các tổchức gián điệp sửdụng rộng rãi. Tếbào: là nhóm thấp nhất và có khảnăng mởrộng nhất trong mạng lưới gián điệp. Các tếbào được sửdụng đểbảo vệnhững người ởtrên đỉnh của Kim tựtháp khỏi bịphát hiện và quan trọng hơn là khỏi bịtruy tố đối với các tội ác mà chúng phạm phải. Những người thực hiện vai trò tếbào thường được trảtiền đểthực hiện các chức năng nhất định, ví dụnhững người môi giới giới thiệu các khách hàng giàu có của họvới các hoạt động đầu tưbất hợp pháp.

pdf21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số hình thức lừa đảo tài chính quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (Thông tin được sưu tầm từ Phòng Thương mại Quốc tế ICC và tổng hợp từ những trường hợp thực tế đã xảy ra tại Việt Nam và nước ngoài) I. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ LỪA ĐẢO THÔNG QUA CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 1. Mô hình lừa đảo 1.1. Nguyên tắc “tế bào” và “hình tháp” Phần lớn bọn tội phạm có tổ chức, bọn khủng bố đều dùng “nguyên tắc tế bào” mà các tổ chức gián điệp sử dụng rộng rãi. Tế bào: là nhóm thấp nhất và có khả năng mở rộng nhất trong mạng lưới gián điệp. Các tế bào được sử dụng để bảo vệ những người ở trên đỉnh của Kim tự tháp khỏi bị phát hiện và quan trọng hơn là khỏi bị truy tố đối với các tội ác mà chúng phạm phải. Những người thực hiện vai trò tế bào thường được trả tiền để thực hiện các chức năng nhất định, ví dụ những người môi giới giới thiệu các khách hàng giàu có của họ với các hoạt động đầu tư bất hợp pháp. Mô hình dưới đây mô tả cách thức đơn giản của hành vi lừa đảo thông qua các công cụ tài chính. Trong thực tế, nó có thể liên quan đến nhiều người. Cách thức gian lận này đã được bọn tội phạm thực hiện rất thành công, đặc biệt là tội phạm trí thức (cổ cồn trắng), khiến cho các cơ quan điều tra rất khó khăn để phác họa được mô hình lừa đảo, như với các loại tội phạm buôn bán ma túy, rửa tiền, khủng bố tống tiền… Mục tiêu lựa chọn lừa đảo Các công cụ tài chính được sử dụng Danh nghĩa của người đứng tên giao dịch Ngân hàng Công ty bảo hiểm Công ty tài chính Nhà đầu tư Quỹ tài chính Công ty chứng khoán Tổ chức từ thiện Thư tín dụng dự phòng Thư tín dụng Bảo lãnh ngân hàng Trái phiếu người cầm giữ Chứng chỉ tiền gửi Cổ phiếu Trái phiếu kho bạc Mỹ Hối phiếu Chứng nhận ký gửi tài sản (vàng, chứng từ có giá…) Nhà tư vấn tài chính Người môi giới Người thương lượng Đại diện tài chính Địa chỉ trên trang Web Hộp thư điện tử 1.2. Mục tiêu lựa chọn lừa đảo Cột thứ nhất trên mô hình trên đây bao gồm những đối tượng có nguy cơ bị lừa đảo cao, những người sẽ mất tiền (mất ngay hoặc cuối cùng sẽ phải mất). Chiêu thức lừa đảo không có gì hơn là mời chào những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lớn, hoặc những dịch vụ tài chính đơn giản nhưng có hoa hồng cao. 2. Những công cụ tài chính thường được sử dụng Bọn tội phạm thường dùng những công cụ tài chính còn ít phổ biến tại những nơi chúng thực hiện hành vi lừa đảo nhằm lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân. Ví dụ như: Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) Thư tín dụng thương mại (Commercial L/C) 2 Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee) Trái phiếu người cầm giữ (Bearer Bond) Chứng chỉ tiền gửi (Certificates of Deposit) Cổ phiếu (Shares) Trái phiếu kho bạc Mỹ (US Treasury Bills) Kỳ phiếu (hối phiếu) (Promissory Notes) Chứng nhận ký gửi tài sản (vàng, chứng từ có giá…) (Safekeeping Receipt) Những loại công cụ trên (hoặc loại tương tự) đôi khi có thể được làm cho phức tạp hoặc đơn giản bớt, tùy theo đối tượng lừa gạt có thuộc loại cả tin hay không. Nếu phát hiện thấy khách hàng không am hiểu về lĩnh vực tài chính này, bọn chúng sẽ thực hiện âm mưu lừa đảo. Ngược lại, trường hợp khách hàng cảm thấy nghi ngờ, lập tức chúng sẽ chuyển sang loại công cụ tài chính khác, ví dụ như loại Thư tín dụng dự phòng gần đây hay được chúng sử dụng để chứng minh rằng bọn chúng được một ngân hàng nổi tiếng đứng ra bảo trợ. Đôi khi, chúng cũng tự giới thiệu rằng chúng được các tổ chức quốc tế hỗ trợ như: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Cục ngân khố Mỹ… nhằm tài trợ cho những mục đích nhân đạo (vì quyền con người, dự án xóa đói giảm nghèo…) 3. Người bán hàng (người đứng tên giao dịch) Những người bán hàng mà bọn lừa đảo sử dụng thường là những người chuyên nghiệp, như các chuyên gia tư vấn tài chính, luật sư, kế toán…, những người có điều kiện tiếp cận với các khách hàng giàu có và có độ tin cậy. Tầng lớp này thường bao gồm các tội phạm chuyên nghiệp, có kỹ năng thuyết phục khách hàng. Bọn chúng thường chào mời tiền hoa hồng cao và trong nhiều trường hợp, có thể chi trước tiền hoa hồng. Chúng thường có rất nhiều tầng bậc, khi cần thì có thể làm vật hy sinh. Chúng được che chở như là một cái kén và khi bị bắt thì sẽ khó có kết quả cho bất kỳ một cuộc điều tra nào. Gian lận bằng các công cụ tài chính sử dụng mọi kỹ thuật tiếp thị có sẵn kể cả công nghệ cao. Một trong những phương tiện trung gian phổ biến nhất và được sử dụng ngày càng tăng là Internet. Nếu như trước đây chúng thường quảng cáo trên các báo tài chính và hiện giờ một số tên vẫn làm như vậy thì ngày nay mạng Internet có thể giới thiệu chúng với một số lượng lớn khán giả ở khắp mọi nơi. Ngoài ra có rất nhiều cộng đồng, phường, hội nối mạng trực tuyến, họ giao tiếp với nhau bằng rất nhiều kênh khác nhau ví dụ tin, bảng tin, phòng nói chuyện phiếm qua mạng, các nhóm tin tức, họ trao đổi thông tin về rất nhiều chủ đề kể cả các sản phẩm tài chính. Ngoài ra còn có các hình thức gửi thư điện tử mà bọn tội phạm sử dụng để lôi kéo các nạn nhân vào các Kế hoạch làm giàu nhanh chóng, câu lạc bộ đầu tư hay các chương trình vốn đầu tư. Xu thế hiện nay là rút một số tiền nhỏ từ một số lớn khách hàng, vì thế giảm bớt rủi ro bị bắt. Sẽ rất khó khăn trong công việc điều tra khi phải thu nhặt bằng chứng liên quan đến việc phạm tội từ các nạn nhân nằm rải rác trên toàn thế giới ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Mỗi người chỉ mất một số tiền nhỏ, nhưng tổng cộng lại có thể lên tới hàng triệu USD. Nhiều trường hợp gần đây cho thấy bọn chúng thường sử dụng mạng để giả làm những nhà cung cấp các thông tin tài chính nổi tiếng, ví dụ Euroclear, Bloomberg và đưa ra các chứng từ giả mạo để trợ giúp cho quá trình phê chuẩn và thuyết phục khách hàng rằng những công cụ tài chính đó là có thật. Đối tượng của bọn tội phạm là các công ty được niêm yết công khai trong lĩnh vực phần cứng và phần mềm máy tính, giá trị cổ phiếu của các công ty này chỉ đáng giá vài xu. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các công ty này rất khó huy động vốn. Họ đã kiệt sức với các 3 kỹ thuật truyền thống để huy động vốn như vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu và quay sang những người môi giới để giải quyết các vấn đề tài chính của họ. Khi tiếp cận, những người môi giới đều nói rằng họ có khả năng cung cấp vốn và chỉ cho bên quan tâm trang Web có giới thiệu các chứng từ giả mạo, trong phần lớn các trường hợp là một bảo lãnh do một ngân hàng nổi tiếng nước ngoài phát hành với số tiền khoảng 50 triệu USD hoặc lớn hơn. Sau đó, một bản hợp đồng sẽ được một luật sư của bên môi giới thảo ra nêu rõ rằng tiền sẽ được cung cấp bằng cách phát hành một thư tín dụng dự phòng cho việc thanh toán tiền phí môi giới và phát hành vài triệu cổ phiếu của công ty. Trong bối cảnh này, thư tín dụng dự phòng là cơ chế thanh toán để cung cấp bổ sung tiền mặt như đã hứa chứ không phải là một sản phẩm đầu tư do ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cung cấp. Để đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý của mình, công ty phải đưa ra tuyên bố với thị trường là công ty đã tìm được một nguồn vốn mới dưới hình thức thư tín dụng dự phòng. Kết quả thông thường của tuyên bố này là việc tăng giá đột biến các cổ phiếu của công ty, thúc đẩy bọn tội phạm thu xếp khoản vay từ một tổ chức hợp pháp bằng cách đưa ra tài sản thế chấp là các cổ phiếu. 4. Những thủ đoạn lừa đảo thông thường 4.1. Thỏa thuận vay mượn, đầu tư Đây là yếu tố điển hình của một vụ lừa đảo thành công để bảo vệ bọn lừa đảo khỏi bị các nạn nhân trừng phạt về pháp lý. Bọn lừa đảo thường sử dụng một luật sư để dự thảo một hợp đồng, những người mà danh tiếng của họ có thể làm tăng thêm tính tin cậy của giao dịch. Nhiều hợp đồng trong thực tế đã dùng những lời lẽ giống nhau và người ta cho rằng các hợp đồng này được bọn lừa đảo cung cấp cho các luật sư để chuyển đổi thành một tài liệu. Cách tiếp cận tương tự cũng thường gặp khi các ngân hàng nhận được lời mời phát hành các thư bảo lãnh bằng cách sử dụng các từ ngữ giả mạo (xem Các mẫu chứng từ - chương 4) Trong nhiều trường hợp, văn phòng của các luật sư được sử dụng để tổ chức các cuộc họp dẫn đến việc ký kết các tài liệu. Điều này có thể diễn ra trong vài tháng hoặc vài năm. Bọn tội phạm không bao giờ vội vã vì chúng muốn đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng của chúng đã bị mắc bẫy và rất tha thiết thực hiện giao dịch đó. Cách tiếp cận này cũng được sử dụng khi chiến thuật trì hoãn được sử dụng vào phần cuối của quá trình phạm tội để đảm bảo rằng các nạn nhân không chạy đến các cơ quan có thẩm quyền hoặc đại diện pháp lý khác khi có dấu hiệu rắc rối đầu tiên. Trong các hợp đồng này có hai yếu tố phổ biến gần đây thường được sử dụng: - Điều khoản/thỏa thuận bí mật, không được lưu hành - Thư ủy quyền 4.2. Điều khoản/thỏa thuận bí mật, không được lưu hành Điều khoản này được sử dụng để đảm bảo rằng các khách hàng của bọn lừa đảo không đưa ra kiến nghị chính thức với một công ty thực thi pháp luật hoặc tìm kiếm sự tư vấn pháp lý độc lập. Điều khoản này cản trở các nạn nhân trao đổi giao dịch này với bất kỳ bên có liên quan nào nếu không có sự đồng ý của bọn lừa đảo, hoặc ngăn cản họ không tiết lộ kế hoạch này với bất kỳ ai. 4.3. Thư ủy quyền Một văn bản pháp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong các giao dịch lừa đảo bằng các công cụ tài chính và đây là điểm mà Ủy ban phòng chống tội phạm thương mại tin rằng việc rửa tiền có thể được thực hiện. 4 Thư ủy quyền là một văn bản pháp lý ủy quyền cho một người khác hành động thay mặt cho người chủ. Trong trường hợp lừa đảo bằng các công cụ tài chính, văn bản pháp lý này ủy quyền cho một cá nhân mà bọn lừa đảo sử dụng, thường là một chuyên gia như một luật sư hoặc kế toán làm việc tại văn phòng của họ - mở tài khoản ngân hàng tại một tổ chức hợp pháp nơi mà các nguồn vốn được dùng cho đầu tư hoặc vay mượn được hạch toán, như được nói đến trong thỏa thuận/hợp đồng. Khi sử dụng phương pháp này, bọn tội phạm có thể kiểm soát mọi tài khoản ngân hàng một cách dễ dàng. Chúng có thể gửi, rút tiền từ những tài khoản được mở bằng tên của nạn nhân những người có tín nhiệm về tài chính và không liên quan đến các nhóm tội phạm. Ủy ban phòng chống tội phạm thương mại đã biết rất nhiều tài khoản kiểu này trên khắp Thế giới và các tài khoản này đang hoạt động bình thường với quy mô lớn nếu những dòng tiền được tuân thủ theo đúng như ủy quyền nghĩa là số tiền chuyển vào ngân hàng nằm trong giới hạn quy định của quốc gia đó. Ngoài ra, khi các nguồn vốn được nhận về, chúng có thể sử dụng như tài sản thế chấp tăng thêm nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư cá nhân/các nhà đầu tư chuyên nghiệp – các Ngân hàng… hoặc là “phí ứng trước” có liên quan đến các sản phẩm tài chính mà bọn tội phạm đề ra. Thư ủy quyền là một phần mẫu của yêu cầu ngân hàng khi mở tài khoản, thường do người được ủy quyền của bọn lừa đảo đứng ra ký vào cùng thời gian của hợp đồng. Nếu sự gian lận này là sự đề xuất một khoản vay, khoản “phí ứng trước” sẽ được trao tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hình thức này đã tăng trong vài năm trở lại đây, nó đã liên quan đến 3.500 hoạt động đầu tư khác nhau và đã mở 3.500 tài khoản tương ứng với tổng số tiền là 8 tỷ USD. Trong trường hợp này, chỉ cần mỗi món khoảng 2.300 USD gửi vào tài khoản ngân hàng là đủ để rửa một số tiền lớn như vậy mà không bị phát hiện. Hiện nay, các quốc gia sở tại đã được cảnh báo về những trường hợp này và nó đã được ngăn chặn hiệu quả. Nhưng vấn đề đặt ra là có bao nhiêu trường hợp tương tự được chuyển vào hệ thống ngân hàng mà không được phát hiện? 5. Các bên liên quan đến giao dịch lừa đảo 5.1. Người môi giới Những cá nhân này là những người cộng tác với kẻ lừa đảo. Trong những trường hợp cụ thể, những người môi giới sẽ ở nhà và chỉ dẫn nặc danh thông qua các kênh liên lạc thông thường hoặc thông qua bên thứ ba. Bọn lừa đảo thường chọn luật sư bởi vì họ có thể thực hiện rất nhiều các chức năng hữu ích, ví dụ như soạn thảo các văn bản pháp lý, rót tiền vào tài khoản của khách hàng. Khoản tiền này được sử dụng như một công cụ để rửa tiền. Địa vị của những người này tạo ra sự tin tưởng và làm tăng mối quan hệ tin cậy được tạo ra giữa các bên. 1% của giao dịch này sẽ được trả cho những người môi giới để đảm bảo sự trung thành nhưng các hình thức khác để gây sức ép cũng được áp dụng như đe dọa, tống tiền. Một công ty bình phong đã được tạo nên. Nó có thể là có thực nhưng các hoạt động của nó không có sự ghi chép và xuất hiện như là một công ty được thiết lập để có thực hiện chương trình với người môi giới và nạn nhân là người quản lý. Những công ty bình phong này có thể được thành lập ở nước ngoài. Các công ty này thường là các công ty giấy. Bọn chúng giải thích cho khách hàng rằng việc tạo ra một công ty như vậy để trốn thuế và thư ủy quyền có thể được khách hàng trao cho các nhà môi giới để sử dụng các tài khoản ngân hàng để nhận tiền như đã đề cập ở trên. Hình thức này khá phổ biến đối với những nạn nhân là người đang cố gắng mượn tiền được yêu cầu phải nộp khoản “phí ứng trước” nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch 5 sau này và để ký kết các hợp đồng được soạn thảo cẩn thận. Sau đó, họ có thể được yêu cầu cung cấp nhiều tiền hơn nữa để bù đắp cho sự chuẩn bị các thư xác nhận vốn không có thật và “các giấy biên nhận cất giữ an toàn”, tất cả các hình thức trên đều là hành vi lừa bịp. 5.2. Các tài khoản ngân hàng Các tội phạm thường sử dụng 3 loại tài khoản để tiến hàng gửi tiền, quá trình chuyển tiền bắt đầu là: • Tài khoản khách hàng của luật sư • Tài khoản treo • Tài khoản ngân hàng Tài khoản khách hàng của luật sư (Attorney’s Clients’ Account) Cách thức phổ biến nhất là mở tài khoản tại các ngân hàng để nhận tiền từ các nạn nhân. Những khoản tiền này sau đó được trộn lẫn với những khoản tiền khá lớn thu được từ các hoạt động thương mại. Do đó, bọn tội phạm có thể chống được các quy định về hạn chế việc rửa tiền và làm cho các cán bộ ngân hàng không thể phát hiện ra bất kỳ nghi vấn vào. Theo nguyên tắc tế bào, người được ủy quyền tin tưởng rằng anh ta đang tiến hành kinh doanh với tư cách là đại diện của khách hàng và không phạm pháp. Nếu các ngân hàng có tiến hành điều tra thì anh ta sẽ trình bày toàn bộ sự việc để làm giảm sự nghi ngờ. Tài khoản phong tỏa (Escrow Account) Cụm từ này là một thuật ngữ ưa thích thường được bọn lừa đảo sử dụng trong rất nhiều trường hợp. Hợp đồng gửi giữ là một thỏa thuận bằng văn bản ủy quyền nắm giữ tiền cho một ngân hàng hay một công ty ủy thác. Các tài khoản phong tỏa sẽ vận hành qua tài khoản khách hàng của luật sư hoặc thông qua chi nhánh ngân hàng với một thư ủy quyền được trao cho người môi giới hoặc đến các công ty ma. Tài khoản ngân hàng Các ngân hàng được thông báo về giao dịch đầu tư của họ là “không rủi ro” và số tiền đó sẽ được chuyển vào tài khoản phong tỏa, có thể được gửi ở một ngân hàng nổi tiếng hoặc một tổ chức ở nước ngoài được tạo ra để phục vụ cho mục đích này. “Phí ứng trước” cũng được thông báo sẽ được hạch toán vào những tài khoản như vậy. Một bức thư ủy quyền được cung cấp cho một người trung gian hoặc một công ty nhằm giúp bọn tội phạm có thể sử dụng phương tiện này để ăn cắp tiền của khách hàng hoặc rửa tiền từ các hoạt động tội phạm khác. 5.3. Các công ty tài chính Đây là giai đoạn thứ hai của quá trình rửa tiền_gài bẫy Rất nhiều công ty tài chính có các tài khoản ở các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài bị dính líu vào các cuộc rửa tiền phát sinh từ các hoạt động của bọn lừa đảo. 6. Các nguyên tắc để hợp thức hóa nguồn tiền bất hợp pháp Công đoạn cuối cùng của quá trình rửa tiền – hợp nhất mọi nguồn tiền Một khi tiền có nguồn gốc tội phạm đã được sàng lọc đầy đủ thông qua quá trình xử lý nói trên thì nó sẽ được chuyển đến các tổ chức tội phạm để thu lợi hoặc tái đầu tư vào các hoạt động khác. Các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh được tuân thủ trong giai đoạn này như mọi doanh nghiệp khác. Hài hước là có rất nhiều trường hợp bọn tội phạm đầu tư tiền kiếm được rất khó khăn từ các hoạt động buôn bán thuốc phiện, mãi dâm… đầu tư vào các vụ lừa đảo bằng các công cụ 6 tài chính nhưng cuối cùng đã bị mất tiền vì chúng không biết cách thức rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng. Mô hình công cụ tài chính có thể được sử dụng ở bất kỳ tổ chức tội phạm hoặc khủng bố nào để tạo ra doanh thu cho các hoạt động của chúng. Các trường hợp lừa đảo thường liên quan đến séc, thẻ tín dụng. Không may là sau vụ 11/9, môi trường kinh tế rất thuận lợi cho bọn lừa đảo để có thể lợi dụng các công ty và các cá nhân bằng cách đưa ra các chương trình đầu tư hấp dẫn hoặc các khoản đầu tư với lãi suất thấp để có thể ăn cắp tiền của họ. Và sau đó là môi trường Internet tạo cho bọn lừa đảo có cơ hội để giăng bẫy một số lượng lớn các nạn nhân. Khi doanh nghiệp sử dụng Internet như là một phương tiện để kinh doanh thông thường thì cần phải cẩn thận trong lĩnh vực này để luôn biết mình đang giao dịch với ai. II. QUAN ĐIỂM CỦA BỌN LỪA ĐẢO ĐỐI VỚI THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO THÔNG QUA CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH Cách tốt nhất để hiểu bằng cách nào kẻ lừa đảo sử dụng hệ thống tài chính ngân hàng làm lợi cho mình là nhìn vấn đề từ quan điểm của chính bọn lừa đảo. Chương này chỉ phác thảo và giải thích các kỹ thuật, phương pháp, quá trình suy nghĩ và các thuật ngữ chính các loại mà tội phạm chuyên nghiệp khác nhau sử dụng và đang kiếm lợi thành công cho mình bằng cách sử dụng các khoản đầu tư giả mạo. Các phương pháp này có thể được biến đổi để dàn dựng nhiều vụ phạm tội trong thương mại. Cuối chương có đưa ra một mục chỉ ra bằng cách nào các cá nhân có thể học các bài học này và tự bảo vệ chống lại những kẻ lừa đảo tài chính bằng cách hỏi đúng các câu hỏi 1. Đầu tư là gì? Một định nghĩa trong từ điển về “sự đầu tư” là sự vận động của tiền đầu tư. Còn đầu tư là việc đặt cược (tiền vốn hay tư bản vào 1 doanh nghiệp với hy vọng thu được lợi nhuận. Tất cả các nhà đầu tư đều mong muốn nguồn vốn của họ ngày càng sinh sôi. Tuy nhiên, 2 cảm xúc thống trị trong xét đoán khi đầu tư là Nỗi sợ và Lòng tham. Mỗi cảm xúc kéo nhà đầu tư đến các hướng khác nhau. Ví dụ, khi giá cổ phiếu giảm trên thị trường chứng khoán, nỗi sợ lỗ vốn khiến các nhà đầu tư bán các khoản đầu tư của mình. Khi giá cổ phiếu tăng, khát khao kiếm tiền nhắc nhà đầu tư mua thêm. Đây là chỗ để bọn lừa đảo thi thố nghệ thuật của mình, sử dụng hai loại cảm xúc này và kiếm lời bằng cách mời chào “khoản đầu tư tuyệt hảo” – 1 khoản HYIP (chương trình đầu tư sinh lời cao). Họ giải thích rằng khoản đầu tư là “ít rủi ro” tiếp đó xóa nỗi sợ bị thua lỗ trong khi lòng tham được câu nhử bằng khả năng hoàn vốn mà khoản đầu tư có thể mang lại – 10% mỗi chương trình tuần, 5% mỗi vụ mua bán, 3 vụ mua bán trong 1 chương trình ngày, chương trình 30 ngày do FED quy định trả tới 100%; 1 chương trình Liên hợp quốc trả tới 1000%/năm. 2. Xác định nạn nhân Tất cả các kế hoạch đầu tư lừa đảo đều có liên quan đến ít nhất một nạn nhân và thường tập trung vào xác định nạn nhân tiềm năng với các đặc điểm nhất định. Kẻ lừa đảo thường kiếm tìm các yếu tố sau: 7 1. Tiền: Tiền là điều dễ gây cuốn hút nhất để lừa đảo. Số tiền liên quan có thể từ vài ngàn đô la đến vài triệu đô la, trong đó bọn lừa đảo ưa thích các khoản dưới 10 triệu USD; đối với các khoản trên mức này, các nhà đầu tư thường có các cố vấn. Thậm chí trong đàm phán các chương trình hàng trăm triệu USD hoặc trong vài trường hợp hàng tỷ USD, kiểu lừa ảo giác này từng được sử dụng để làm các nhà đầu tư cảm thấy “số tiền nhỏ” này là không quan trọng và do vậy họ thường có xu hướng không quản lý vốn của mình. 2. POF – Proof of Funds (Bằng chứng về vốn): tất cả các chương trình đầu tư thường yêu cầu bằng chứng về vốn để lọc ra những người thực sự có sẵn tiền vốn. Đồng thời nó chỉ ra cho bọn lừa đảo tìm thấy con đường mà các
Tài liệu liên quan