Một số khái niệm về nhân cách và sự phát triển nhân cách khái niệm con người

The o Từ điể n Tiế ng Việ t, con người được hiể u : • L à độn g vật t iến h óa n h ất • Có k h ả n ăn g n ói , t ư du y , sán g t ạo • Sử dụ n g côn g cụ t ron g qu á t rìn h lao độn g sán g t ạo. T ron g L u ận cươn g về Ph ơ bách , K. Mác đã k h ẳn g địn h về bản ch ất con n g u ời : “bản ch ất con n g ười k h ôn g ph ải là cái t rừu t ượn g , vốn có củ a m ỗi cá n h ân riên g biệt . T ron g t ín h h iện t h ực củ a n ó, bản ch ất con n g ười là t ổn g h òa củ a các m ối qu an h ệ x ã h ội”. Qu a sự k h ẳn g địn h củ a củ a Mác, ch ún g t a t h ấy có ba điều cần lưu ý : • Con n g ười t ồn t ại t ron g rầt n h iều m ối qu an h ệ x à h ội m à n g ời đó t h am g ia. • Bản ch ất con n g ưòi k h ôn g ph ải là cái t rưù t ượn g , vốn có củ a m ỗi cá n h ân . Bản ch ất con n g ười bao g iờ cũ n g được t h ể h iện t ron g cu ộc sốn g , t ron g lao độn g , n ói m ột cách k h ác là t ron g h oạt độn g t h ực t iển . • Nh ấn m ạn h t ín h x ã h ội t ron g con n g ười k h ôn g có n g h ĩa là ph ủ n h ận ph ần t h ể x ác, ph ần t ự n h iên củ a con n g ười .

pdf30 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số khái niệm về nhân cách và sự phát triển nhân cách khái niệm con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: Giáo Dục Và Sự Phát Triển Nhân Cách Một Số Khái Niệm Về Nhân Cách Và Sự Phát Triển Nhân Cách Khái Niệm Con Người 1 . Theo Từ điển Tiếng Việt, con người được hiểu : • Là động vật tiến hóa nhất • Có khả năng nói, tư duy, sáng tạo • Sử dụng công cụ trong quá trình lao động sáng tạo. Trong Luận cương về Phơ bách, K. Mác đã khẳng định về bản chất con nguời : “bản chất con người không phải là cái trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Qua sự khẳng định của của Mác, chúng ta thấy có ba điều cần lưu ý : • Con người tồn tại trong rầt nhiều mối quan hệ xà hội mà ngời đó tham gia. • Bản chất con ngưòi không phải là cái trưù tượng, vốn có của mỗi cá nhân. Bản chất con người bao giờ cũng được thể hiện trong cuộc sống, trong lao động, nói một cách khác là trong hoạt động thực tiển. • Nhấn mạnh tính xã hội trong con người không có nghĩa là phủ nhận phần thể xác, phần tự nhiên của con người. Trong một con người, bao giờ cũng bao gồm hai bộ phận : Phần tự nhiên và phần xã hội. Chính K. Mác đã chỉ ra : ”Con người là một thực thể tự nhiên trực tiếp, với tư cách là thực thể tự nhiên sống, con người được phú cho những sức mạnh tự nhiên, những sức sống đã trở thành thực thể tự nhiên hoạt động.” 2. Trái với quan điểm của K. Mác về bản chất con người, có một số quan niệm phiến diện về con người sau : • Con người như một tồn tại thần bí. Quan điểm này cho rằng trong con người ta có một con người nhỏ xíu tồn tại và nó điều khiển con người thể xác mà ta thấy. • Con người tồn tại như một sinh vật. Họ cho rằng cuộc sống của con người đều do bản năng quyết định. Đó là các bản năng sống, chết, duy trì nòi giống • Con người tồn tại như một cái máy. • Con người chính trị. • Con ngưòi xã hội. • Con người là cái máy biết suy nghĩ biết yêu đương Khái Niệm Cá Nhân Cá nhân là một con người cụ thể, là một thành viên của một xã hội nhất định, sinh sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội nhất định. Cá nhân bao gồm hai phần: - Về mặt thể chất. Cá nhân là một cơ thể sống, có đặc điểm chung về mặt hình thái và sinh lí của loài người. Cá nhân có những đặc trưng cho riêng mình. - Về mặt tâm lí. Mỗi cá nhân đều có một đời sống tâm lí nhất định. Tâm lí người khác về chất so với tâm lí động vật. Đó là đời sống tâm lí có ý thức. Tâm lí người là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là não bộ – các giác quan (hệ thần kinh) Thực chất tâm lí người là sự phản ánh thế giới khách quan vào não bộ bằng hoạt độnh của bản thân mỗi người. Năng lực phản ánh tâm lí của con người được thể hiện: Các quá trình tâm lí ; Các trạng thái tâm lí; Các thuộc tính tâm lí. Các thuộc tính tâm lí của con người được hình thành thông qua các quá trình, trạng thái tâm lí. Hệ thống những thuộc tính tâm lí của con người là bộ phận quan trọng nhất trong đời sống tâm lí của mỗi cá nhân con người. Khái Niệm Nhân Cách 1. Con người sống, hoạt động trong các mối quan hệ đa dạng. Khi con người được nhìn nhận là một đại diện cho loài người thì đó là một cá nhân. Khi con người tham gia vào các hoạt động có mục đích có ý thức thì con người được xem như một chủ thể. Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội, tham gia tích cực vào các mối quan hệ xã hội thì con người được xem như là nhân cách. Có thể biểu diễn cách hiểu trên theo sơ đồ sau: 2. Như vậy, khi nói tới khái niệm nhân cách, phải xem xét: - Nó bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. - Những thuộc tính này được hình thành trong quá trình tác động qua lại giữ con người và con người trong xã hội Khi nói tới nhân cách, cần nhấn mạnh đến một trong những yếu tố quan trọng nhất của nó, đó là các giá trị, bao gồm: Các giá trị tư tưởng. Các giá trị đạo đức. Các giá trị nhân văn. Hệ thống các giá trị này được hình thành và cũng cố bởi năng lực nhận thức kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân trong quá trình thể nghiệm lâu dài. Nội dung của định hướng giá trị là niềm tin, thế giới quan đạo đức, nguyên tắc sống của con người. 3. Khi nói tới nhân cách con người Việt Nam, ta thấy có sự thống nhất biện chứng giữa các mặt phẩm chất (đức) và năng lực (tài) . - Đức : Hệ thống thái độ của con người. - Tài : Hiệu quả tác động của nhân cách tới các đối tượng xung quanh. Đức bao gồm các mặt: Các phẩm chất xã hội : Các quan điểm niềm tin tư tưởng – chính trị, thế giới quan khoa học, thái độ đới với các hoạt động. Các phẩm chất cá nhân: Nếp sống, thói quen, những ham muốn Các phẩm chất ý chí: Tính kỉ luật, tính tự giác, tính tự chủ, tính mục đích Tài bao gồm các mặt: Khả năng thích ứng, năng lực sáng taọ, linh hoạt, mềm dẽo trong cuộc sống, hoạt động. Khả năng biểu hiện tính độc đáo, biểu hiện cái riêng cái bản lĩnh của cá nhân. Khả năng hành động Hành động có mục đích, có điều khiển, chủ động, tích cực, sáng tạo, đạt kết quả tốt + Khả năng giao tiếp Xây dựng, duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp vời mọi người xung quanh. 4. Như vậy, chúng ta có thể hiểu nhân cách là bộ mặt xã hội – tâm lí của mỗi người, là tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc và giá trị tinh thần của mỗi người. Khái Niệm Cá Thể - Cá Tính - Sự Phát Triển Nhân Cách 1. Khái niệm cá thể Cá thể là chỉ một con vật riêng lẻ, phân biệt với chủng loại. Như vậy khái niệm cá thể hiểu giống khái niệm cá nhân nhưng nó chỉ dùng chỉ con vật. (Khái niệm cá nhân dùng chỉ một người cụ thể ; khái niệm cá thể dùng để chỉ một con vật cụ thể ). 2. Khái niệm cá tính Chỉ tính cách đặc trưng của mỗi người, nó phân biệt giữa người này và người khác. 3. Khái niệm sự phát triển nhân cách Con người sinh ra chưa có nhân cách. Chính trong quá trình sống, hoạt động, giao lưu mà con người tự hình thành và phát triển nhân cách của mình bằng con đường xã hội : Lĩnh hội các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của loài người. 3.1. Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự phát triển được hiểu là: Là sự tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự phủ định cái cũ và xuất hiện cái mới. Động lực của sự phát triển là giải quyết các mâu thuẩn bên trong của sự vật hiện tượng. 3.2. Cần chú ý, sự phát triển nhân cách và sự phát triển cá nhân không phải là một. - Sự phát triển cá nhân bao gồm các mặt phát triển sau: • Sự phát triển về mặt thể chất. • Sự phát triển về mặt tâm lí. • Sự phát triển về mặt xã hội. Sự phát triển cá nhân là quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh thể chất và tinh thần, các sức mạnh bản chất của con người. - Vì nhân cách là bộ mặt xã hội – tâm lí của mỗi người nên sự phát triển nhân cách phải được hiểu sự phát triển mặt tâm lí xã hội của con người. Trong các sách giáo dục học trước đây, một số tác giả có sự hiểu biết lẫn lộn giữa sự phát triển nhân cách và sự phát triển cá nhân. Nếu quan niệm như vậy thì có thể hiểu khái niệm cá nhân là khái niệm nhân cách. Nhưng trong thực tế, hai khái niệm này không phải là một! Sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi không chỉ về lượng mà cả những biến đổi về chất trong mỗi nhân cách. Đó là quá trình nảy sinh cái mới và hủy diệt cái cũ. 3.3. Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có hai nhân tố cơ bản sau: - Nhân tố sinh học - Nhân tố xã hội Các nhân tố này tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách không phải có giá trị song song hoặc bằng nhau hoặc độc lập đối với nhau. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố thúc đẩy đến sự hình thành và phát triển nhân cách cần phải thật sự khách quan, đúng đắn và khoa học. Vai Trò Các Yếu Tố Bẩm Sinh Di Truyền, Môi Trường Trong Sự Phát Triển Nhân Cách Vai Trò Yếu Tố Bẩm Sinh Di Truyền Bẩm sinh là sinh ra đã có. Di truyền là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những đặc điểm giống chúng (sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học của cha mẹ). Vai trò của bẩm sinh – di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách: Vấn đề di truyền những tư chất và nhất là các năng lực (nghệ thuật, khoa học, kiến trúc) ở trẻ em là một vấn đề quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Di truyền tạo sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định. Nhà giáo dục cầøn quan tâm đúng mức để phát huy hết bản chất tự nhiên đó của con người ; cần phát hiện sớm, có kế hoạch chăm sóc, bồi dưỡng kịp thời nhằm phát triển tài năng cho trẻ em. Di truyền không quyết định những giới hạn tiến bộ của xã hội loài người. Di truyền tạo ra tiền đề cho sự phát triển nhân cách. Trên cơ sở tiền đề ấy, phải có môi trường sống thích hợp, hoạt động tích cức và được sự giáo dục đúng đắn thì bẩm sinh di truyền mới trở thành hiện thực. Quá trình phát triển con người xét về mặt sinh lí cũng là một quá trìnhphức tạp. Cần chú ý : Chú ý đúng mức đến vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu xem nhẹ yếu tố bẩm sinh di truyền thì chúng ta đã bỏ qua một tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển tâm lí. Nếu đánh giá quá cao yếu tố bẩm sinh di truyền sẽ dẫn tới sai lầm về mặt nhận thức, phủ nhận khả năng biến đổi bản chất của con người, phủ nhận vai trò của giáo dục và tự giáo dục. Vai Trò Của Môi Trường Sống Trong Sự Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Môi trường sống được chia thành 2 loại : Môi trường tự nhiên : bao gồm các điều kiện tự nhiên – sinh thái phục vụ cho hoạt động của con người. Môi trường xã hội, bao gồm : Môi trường chính trị : chế độ chính trị, giai cấp Môi trường kinh tế sản xuất : chế độ kinh tế, quan hệ sản xuất, cơ sở sản xuất – kinh doanh Môi trường sinh hoạt xã hội: gia đình, các tổ chức phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Môi trường văn hóa: hệ tư tưởng, nhà trường, cơ quan văn hóa - giáo dục, phương tiện thông tin đại chúng Môi trường xã hội được chia thành 2 loại : Môi trường lớn : đặc trưng chủ yếu bởi tính chất của Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, hệ thống các quan hệ sản xuất Môi trường nhỏ : là một bộ phận của môi trường lớn trực tiếp bao quanh trẻ, đó là : gia đình, nhà trường, bạn bè, đoàn - đội, người lớn thân thuộc, cơ sở sản xuất mà trẻ tham gia, cơ sở văn hóa địa phương Vai trò môi trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, cung cấp phương tiện, điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hóa để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách tùy thuộc : Lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó (tiếp thu, chấp nhận hay phủ định phản đối) Xu hướng, năng lực của cá nhân tham gia vào cải biéân môi trường (tích cực hay tiêu cực, mạnh hay yếu) Trong sự tác động qua lại giữa môi trường và nhân cách, cần chú ý đến hai mặt của vấn đề : Tính chất tác động của hoàn cảnh sống đã phản ánh vào nhân cách. Tính tích cực của nhân cách tác động đếùn hoàn cảnh nhằm mục đích làm cho hoàn cảnh phục vụ nhu cầu và lợi ích của cá nhân. (Quan hệ giữa môi trường sống và nhân cách là mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ hai chiều) Khi bàn về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người, K.Mác đã khẳng định : “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh”. Khi bàn về việc xây dựng con người mới XHCN Việt Nam, Đảng CS Việt Nam cũng đã khẳng định : Con người mới vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể có ý thức của xã hội. Con người mới Việt Nam là kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng, đặc biệt việc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa to lớn và quyết định đối với sự hình thành con người mới. Song con người mới là chủ thể có ý thức của xã hội. Phải bằng kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng, phải thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua lao động và đấu tranh thì những thành viên của xã hội mới cải tạo được mình và dần dần trở thành con người mới. Trong quá trình giáo dục con người, cần gắn chặt từng bước việc học tập và giáo dục với thực tiễn cải tạo và xây dựng xã hội và đấu tranh cách mạng. Trong quá trình giáo dục học sinh, cần lưu ý một số điểm sau : Từng bước gắn việc giáo dục và học tập của học sinh với việc cải tạo và xây dựng xã hội. Xây dựng cho học sinh có các giá trị đúng đắn. Giúp học sinh chiễm lĩnh những ảnh hưởng tích cực của môi trường sống, phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến học sinh. Tổ chức cho học sinh tích cực tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường có tác dụng giáo dục. Xã hội kết hợp với nhà trường có kế hoạch “sư phạm hóa” từng bước môi trường, quan tâm đến việc bảo vệ học sinh trước ảnh hưởng xấu Cần đánh giá đúng đắn vai trò của môi trường sống trong sự phát triển nhân cách. Tuyệt đối hóa vai trò của môi trường trong sự phát triển nhân cách là sai lầm về mặt nhận thức, cho rằng mọi cái đều do hoàn cảnh, rơi vào thuyết “Định mệnh do hoàn cảnh”. Thuyết này hạ thấp, thủ tiêu vai trò của giáo dục Hạ thấp, phủ nhận vai trò của môi trường trong sự phát triển nhân cách dẫn đễn “thuyết giáo dục là vạn năng”, giáo dục con người theo xu hướng cải lương Vai Trò Của Giáo Dục Trong Sự Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách 1. Khái niệm về giáo dục 1.1. Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. 1.2. Theo nghĩa hẹp : giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. 2.. Vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân cách Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách : Giáo dục định hướng, dẫn dắt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Tính định hướng và dẫn dắt của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách được thể hiện ở các điểm sau : Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó. Điều này được thể hiện qua : mục đích giáo dục, mục tiêu cấp học. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố di truyền, môi trường sống không thể có được. Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật. Nhờ có giáo dục mà nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Giáo dục không chỉ thích ứng, mà còn đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Sự phát triển tâm lí trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong điều kiện của dạy học và giáo dục. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển tâm lí con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” : “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Nhật kí trong tù) 3. Để phát huy vai trò chủ đạo của mình, giáo dục đảm bảo các yêu cầu sau - Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục Giáo dục không chỉ là sự tác động một chiều của những người làm công tác giáo dục tới thế hệ trẻ mà nó còn bao gồm cả hoạt động tích cực, đa dạng của người được giáo dục trong mối quan hệ hai chiều giữa nhà giáo dục và học sinh. - Giáo dục chỉ có thể đảm bảo sự phát triển nhân cách nếu có được chõ dựa là : Tư chất vốn có ở mồi người. Hoạt động tích cực (tự vận động) của mỗi người trước khi tác động bên ngoài. Ở đây ta thấy có sự thống nhất giữa tác động bên ngoài (giáo dục) và điều kiện bên trong (tư chất - hoạt động tích cực cá nhân). - Dạy học và giáo dục phải được xây dựng theo nguyên tắc phát triển và đón trước được sự phát triển tâm lí. - Giáo dục không phải là vạn năng, nó cũng không hạ thấp, thủ tiêu các yếu tố khác. 4. Công tác giáo dục sẽ thành công khi người được giáo dục ý thức được, chấp nhận các yêu cầu của nhà giáo dục, biến chúng thành của bản thân, làm cho họ tự đề ra mục đích phấn đấu, rèn luyện Điều đó có nghĩa là người được giáo dục phải tích cực hoạt động. Hoạt động cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tự thân vận động, về động lực của sự phát triển nhân cách. Trong quá trình giáo dục, nhà trường cần tổ chức được các hoạt động phong phú, đa dạng để cuốn hút học sinh tham gia. Đặc Điểm Phát Triển Nhân Cách Học Sinh Trung Học 1. Sự phát triển nhân cách trẻ em diễn theo thời gian, mang tính quy luật, chu kỳ nhất định trong sự luân phiên các hình thái phản ánh các dạng hoạt động chủ đạo Nếu chụp ảnh một người lớn rồi sau đó thu nhỏ lại thì dù cho làm cách nào chăng nữa cũng không thể có được hình ảnh của một đứa trẻThân hình người lớn khác thân hình trẻ em không chỉ về độ lớn mà còn ở các đường nét, tỉ lệ(có sự khác nhau về chất). Đó là nói về mặt thể chất. Còn về mặt nhân cách, người ta thấy rằng nhân cách người lớn không phải là nhân cách trẻ em được phóng to, tăng lên số lượng, trình độ mà chúng khác nhau về chất giữa một người trưởng thành và một đứa trẻ, thậm trí giữa lứa tuổi này và lứa tuổi khác. Như vậy, cho phép ta khẳng định: Sự hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra theo một quá trình biện chứng. Mỗi giai đoạn phát triển nhân cách đều có sự nhảy vọt về chất và tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. Mỗi giai đoạn lứa tuổi đều có liên quan đến: • Số năm đã sống • Sự trưởng thành thể chất • Sự tích lũy những kinh nghiệm sống • Hoạt động. Các giai đoạn lứa tuổi là chặng đường tất yếu trong sự phát triển của mỗi con người bình thường. Thời gian (số năm) của mỗi giai đoạn không hoàn toàn giống nhau. Giáo dục phải được xây dựng mang tính chất của một quá trình: • Xây dựng được nội dung • Lựa chọn các hình thức tổ chức • Xây dựng được các phương pháp, phương tiện tác động Giáo dục phải phù hợp với các giai đoạn phát triển nhân cách trẻ em. 2. Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em thường được chia thành các mốc sau 2.1. Thời kì trước khi đến trường phổ thông. Thời kì này được chia làm ba giai đoạn: Tuổi sơ sinh Tuổi nhà trẻ Tuổi mẫu giáo 2.1.1. Tuổi sơ sinh (từ lúc ra đời đến khoảng 12 tháng). Trong những ngày tháng đầu tiên của cuộc đời, sự phát triển trẻ em gắn với hai hoạt động sau: Giao lưu của trẻ em với cha mẹ, người lớn Hành động của trẻ với đồ vật Trong những ngày tháng đầu đời này, hoạt động nhận thức của trẻ hết sức sơ đẳng. Trẻ chỉ có thể tri giác được các đối tượng (đồ vật) nổi bật, tách biệt so với các đồ vật khác. Hoạt động phản ánh và vận động còn đơn giản song nó là tiền đề cho giai đoạn sau (tuổi nhà trẻ), làm phát triển các hình thái đơn giản nhất của thao tác đối với đồ vật, chuẩn bị cho trẻ tham gia hoạt động chơi và sáng tạo sau này. 2.1.2. Tuổi nhà trẻ (từ 1 tuổi đến 3 tuổi) Đặc trưng cơ bản của tuổi nhà trẻ là các em đã biết nói, biết đi. Chính điều đó đã giúp cho trẻ mở rộng phạm vi tiếp xúc với các vật thể xung quanh, quan sát các đồ vật ở nhiều góc độ khác nhau. Việc biết nói, nắm được ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ em. Trẻ nắm được những tín hiệu cơ bản về kích thích cà ức chế (nên và không nên, được và không được) , các tín hiệu đánh giá (tốt, xấu). Trẻ đã biết tách mình ra khỏi những ngời xung quanh, hạn chế sự làm thay của người lớn 2.1.3. Tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi đến khoảng dưới 6 tuổi) Ở tuổi này, tốc độ phát triển và tăng trưởng về chiều cao và cân nặng vẫn còn cao (nhưng so với hai giai đoạn trước thì không bằng) cùng với sự biến đổi về giải phẫu sinh là cơ thể. Chính điều này đã tạo điều kiện cho t
Tài liệu liên quan