Rất nhiều loài tre, ngoài việc cung cấp thực phẩm rất nguyên liệu,
vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp, xây dựng, thủ công mỹ
nghệ, còn là một nguồn thực phẩm có giá trị. Măng của nhiều loài
tre được coi là rau sạch, ăn ngon bổ và còn có thể có tác dụng
chữa bệnh. Theo Victor cusack (1977), kết quả phân tích thành
phần các chất dinh dưỡng trong măng tre như sau:
17 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kiến thức và mô hình trồng tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kiến thức và mô hình
trồng tre
Rất nhiều loài tre, ngoài việc cung cấp thực phẩm rất nguyên liệu,
vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp, xây dựng, thủ công mỹ
nghệ, còn là một nguồn thực phẩm có giá trị. Măng của nhiều loài
tre được coi là rau sạch, ăn ngon bổ và còn có thể có tác dụng
chữa bệnh. Theo Victor cusack (1977), kết quả phân tích thành
phần các chất dinh dưỡng trong măng tre như sau:
Carbohydrate 4.2 - 6.1 %
Protein 2.6 - 4 %
Fat 0.3 - 0.5 %
Ash (Silica) 0.8 - 1.3 ' %
Fibre 0.5 - 0.9 %
Glucose 1.8 - 4.1 %
Nước 89 - 93 %
Calories (Joules) 118 - 197
Và bao gồm:
Thiamine và niacin
(Vi tamin B1, B2 complex) 0.7 - 1.4 %
Calcium 81 - 86 mg
Phosphorus 42 - 59 mg
Iran 0.5 - 1.7 mg
Magnesium 32 mg
Sodium 91 mg
Chlorine 76 mg
Copper 0.19 mg
Thiamine 0.08 mg
Rhiboflavin 0.19 mg
Niacin 0.2 mg
Vitamin C5 3.2 - 5.7 mg
Choline 8 mg
Oxalic acid 2 mg
Nước 89 - 93 %
FU MAOYI (1999) so sánh kết quả phân tích về hàm lượng dinh
dưỡng của 27 loài măng tre với trên 10 loài rau, đã đánh giá:
trong măng tre có 2,65g protein (đứng thứ hai trong 12 loại rau
được phân tích về protein), o,49g lipid (cao nhất) 0,58g fibre (trung
bình), 2,50g sugar (thấp). Ngoài ra, trong măng còn chứa hơn 17
axit amin, hàm lượng phosphor cao, sắt và can xi thấp.
Từ lâu, măng tre đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị của
nhiều nước trên Thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan,...
Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu tuyển chọn
được một số loài tre lấy măng và trồng theo phương thức thâm canh
cao.
Ở Việt Nam, măng tre rất quan thuộc đối với nhân dân từ bao đời
nay. Sản phẩm măng cũng phong phú: măng tươi, măng chua, măng
dấm ớt, măng khô, măng hộp Rất nhiều loài tre của nước ta cho
măng ngon như Luồng (Dendrrocalamus membranaceus), Lồ
ô (Bambusa . procera), Mai ống(Dendrocalamus giganteus), Là
ngà (Bambusa blumeana)Trúc sào (Phyllostachys pubescens) Vầu
đắng (Indosasa amabilis), Tre gầy (Dendrocalamus sp.),... hầu hết
măng tre được nhân dân khai thác tự do trong rừng, trừ rừng Luồng
trồng. Cho đến nay việc tuyển chọn loài và trồng để chuyên măng
chưa được chú trọng, cũng vì vậy chúng ta có rất ít các công trình
nghiên cứu về tre chuyên măng nội địa.
Việc trồng tre nhập nội lấy măng có năng suất và chất lượng cao ở
miền Nam nước ta đã có từ lâu. Riêng ở miền Bắc tre nhập nội
chuyên măng mới bắt đầu phát triển từ năm 1997 và chủ yếu là một
số giống tre nhập lừ Trung Quốc. Đến nay, tre nhập nội lấy măng
đã được trồng ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước, tập trung nhiều
nhất là ở một số tỉnh giáp biên giới Việt - Trung. Ở nhiều nơi, tre
nhập nội lấy măng đã góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập
cho người dân và được coi là một trong những "cây xoá đói, giảm
nghèo" có hiệu quả.
2. Vài nét về tình hình gây trồng tre lấy măng trên thế giới:
Trung Quốc là quốc gia rất giầu tiềm năng về tre. Riêng về tre cho
măng ăn được có trên 50 loài, nhưng chủ yếu có 30 loài chính
như: Phyllostachys edulis, Ph. praecox, Ph. vivax, Ph. iridenscens,
Dendrocalamus latiflorus, D. oldhamii, D. giganteus, D.
beecheynus var pubescens,...Diện tích trồng tre chuyên măng có
khoảng 100.000 ha với năng suất trung bình từ 10 đến 20
tấn/ha.năm. Năng suất măng ở một số diện tích có thể lên đến 30-35
tấn/ha.năm. Trung Quốc có khoảng trên 3 triệu ha tre để sản xuất
thân tre kết hợp với thu hoạch măng.
Thái Lan cũng là nước sản xuất măng lớn trên Thế giới. Một số loài
cho măng như: Dendrocalamus asper (Pai Tong), D. brandisii (Pai
Bongyai), D. strictus (Pai sang doi), Bambltsa blumenana (Pai
Seesuk), Thyrsostachys siamensis (Pai Ruak),T.
oliveni (Pai Ruakdum) và Gigantochloa albociliata (Pai Rai).
Trong số đó, loài D. asper là loài chủ lực trồng để sản xuất măng.
Năm 1994, D. asper được trồng ở 67 trong tổng số 76 tỉnh, với diện
tích 424.169 rai. Trong giai đoạn 1996 đến 1997, Thái Lan đã xuất
khẩu măng D. asper với tổng giá trị, trên nghìn triệu bath. Sản
lượng măng các loại của Thái Lan trong thời gian từ 1990 đến 1994
được tập hợp trong bảng 1.
Đài Loan có ít nhất 9000ha tre D. latiflorus và xuất khẩu hàng năm
trên 40.000 tấn măng. Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Myanma, Úc và
một vài nước khác cũng là những nước đã và đang đẩy mạnh việc
phát triển tre lấy măng đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển
công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu.
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và
Singapore là những nước tiêu thụ lớn về măng tươi, măng ướp lạnh,
măng muối. Sản phẩm măng hộp hầu như có mặt trên khắp thị trường
thế giới. Riêng một tỉnh ở Thái Lan chế biến khoảng 68.000 tấn măng
mỗi năm và xuất khẩu trên 40.000 tấn/năm. Nhật Bản tung ra thị
trường khoảng 90.000 tấn măng Moso và nhập khẩu khoảng 100.000
tấn măng từ Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Đài Loan hàng năm
xuất sang Nhật Bản khoảng 40.000 tấn măng Dendrocalamus
latiflorus. Trung Quốc xuất khẩu khoảng 140.000 tấn măng D.
latiflonus và lượng lớn măng Moso (Victor cusack, 1977).
Như vậy, sản phẩm măng tre ngày nay được rất nhiều nước trên Thế
giới biết đến. Nhiều quốc gia đã và đang đầu tư mạnh vào việc gây
trồng, kinh doanh măng tre để tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
Bảng 1. Số lượng măng tre ở Thái Lan được khai thác từ (1990
đến 1994)
1
9
9
1
9
9
1
9
9
1
9
9
1
9
9
0 1 2 3 4
M
ă
n
g
h
ộ
p
4
2
.
3
9
6
6
.
9
6
0
4
8
.
6
8
3
6
4
.
6
5
8
7
1
.
1
9
9
M
ă
n
g
k
h
ô
3
1
3
0
3
4
1
6
1
0
9
M 1 1 2 3 5
ăn
g
t
ư
ơ
i
6
8
0
5
9 3 4
C
ộ
n
g
4
2
.
8
0
8
9
7
.
0
9
5
4
8
.
7
4
6
6
4
.
7
0
7
7
1
.
3
6
9
(Tài liệu: Rungnapar Pattanavibool, 1998)
3. Tình hình gây trồng và kinh doanh tre nhập nội lấy măng ở
Việt Nam
3 .1 . Một số loài tre nhập nội:
Tại miền Nam trước đây, tre Mạnh tông chuyên măng đã được đưa
từ Thái Lan về gây trồng. Mạnh tông có tên khoa
học:Denldrocalamus asper và là loài tre có măng lớn, được trồng
thành rừng thuần loài chuyên sản xuất măng để xuất khẩu. Hiện
nay, Mạnh tông cũng đã được trồng ở rất nhiều nơi kể cả ở miền
Bắc như ở Quỳnh Côi - Thái Bình (Mạnh tông được trồng ngoài đê
ven sông để chắn sóng kết hợp lấy măng). Trong điều kiện thuận
lợi, Mạnh tông là loài tre mọc cụm, yêu cầu nhiều ánh sáng mặt
trời và có thể chịu được nhiệt độ đến 0oC. Đường kính thân gần
gốc đến 20cm. Măng rất to và là loại thực phẩm có chất lượng rất
cao.
Tre Điềm trúc Dendrocalamus latiflorus (nhiều nơi gọi thành
"Điền trúc"). Theo Anh Tùng (1999), tre Điềm trúc có tên tiếng
Anh: Taiwan giant bamboo và theo tiếng Trung Quốc còn gọi là
"Ma trúc", "Trúc đen lá to" hay "Trúc ngọt". Loài này phân bố tại
Myanma và Nam Trung Quốc. Điềm trúc mọc cụm, yêu cầu nhiều
ánh sáng mặt trời. Đường kích thân gần gốc đến 20cm, đặc biệt lá
có màu lục sẫm, kích thước lớn (chiều dài đến 40cm, chiều rộng từ
7 đến 10cm. Măng to và có chất lượng cao, rất được ưa chuộng
trên thị trường Trung Quốc, Đài Loan. Giống khi nhập về dạng
thân gốc 1 năm tuổi.
Tre Bát độ là một loài tre có đặc điểm hình thái giống với Điềm trúc.
Giống loài này khi nhập về dạng củ khác với giống tre Điềm trúc ở
dạng thân gốc. Giáo sư Xia Niannhe - Viện thực vật học Nam Trung
Quốc (tại Quảng Châu) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc
khi sang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hợp tác giám định về
tre trúc đã xác định: Bát độ thực chất là "Tre tàu”Dendrocalamuls
latiflorus. Như vậy có thể "Điềm trúc" và "Bát độ" chỉ là một loài
với hai xuất xứ, tên địa phương được dịch từ tiếng Trung Quốc khác
nhau. Trong khi chưa có kết quả so sánh giải phẫu hoa của hai loài
này, chúng tôi vẫn tạm gọi:Dendrocalamus sp. và vẫn tạm coi là một
loài riêng biệt.
Tre Lục trúc có tên khoa học: Bambusa oldhamii và tên tiếng
Anh. Oldham bamboo, Green bamboo (Anh Tùng, 1999). Đây là
loài tre trồng lấy măng ở Trung Quốc và Thái Lan. Lục trúc là loài
mọc cụm, yêu cầu nhiều ánh sáng mặt trời, chịu được tới –5 oC.
Thân tre có đường kính đến 10cm, thẳng. Măng tuy nhỏ, nhưng ăn
ngon và có thể dùng thay rau sống.
Tre Tạp giao là giống lai giữa “Chưởng cao trúc” với “Đại lục
trúc” (tin Dự án 5 trồng mới triệu ha rừng, 1999), đó là loài
Bambusa pervasiabilis với Dendrrocalamus mopisis (Bùi Chính
Nghĩa, 2004). Tạp giao sinh trưởng mạnh, có năng suất và chất
lượng măng cao, có khả năng chống sâu bệnh tốt. Tạp giao mọc
cụm, thân nhỏ nhưng thẳng.
3.2. Tình hình gây trồng và kinh doanh tre nhập nội lấy măng ở
nước ta:
Có thể nói: việc trồng tre nhập nội chuyên măng ở nước ta hiện
nay đang trên đà phát triển mạnh và rộng khắp. Tre nhập nội đang
được coi là một trong một số đối tượng chính cần phát triển và phù
hợp với mục đích của nhiều dự án, chương trình là nhằm góp phần
xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
Theo con số thống kê ban đầu của Cục Lâm nghiệp - Bộ
NN&PTNT, đến năm 2003 chương trình khuyến lâm đã đầu tư
trồng khoảng gần 1.500 ha, chia ra cho trên 3.000 hộ dân.
Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến thuộc Tổng
công ty rau quả, nông sản từ 2001 đến 2003 đã cung cấp 191.000
cây giống cho 28 Trung tâm khuyến nông - khuyến lâm của một số
tỉnh để trồng trên tổng diện tích khoảng 2.700ha.
Tổng diện tích trồng tre nhập nội lấy măng ở nước ta trên thực tế
cao hơn con số thống kê được. Bên cạnh các chương trình, dự án
trồng tre lấy măng của Nhà nước còn có thêm một số dự án của
nước ngoài cũng đầu tư cho phát triển tre măng. Một số địa
phương và thậm chí nhiều cá nhân cũng đã tự bỏ vốn đầu tư để mở
rộng thêm diện tích trồng tre lấy măng.
Tình hình thực tế việc gây trồng và kinh doanh tre nhập nội lấy
măng trên cả nước được đánh giá qua kết quả điều tra khảo sát
năm 2004 trên 21 tỉnh thành với một số điểm chính như sau:
a) Tre Mạnh tông chủ yếu được trồng ở một số nơi ở miền Nam và
hiện nay chủ yếu được trồng rải rác. Qua một số điểm khảo sát tại
Cà Mau, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước
cho thấy tre Mạnh tông đã không còn được trồng tập trung với
mục đích chuyên măng mà chỉ còn thấy rải rác và không được
chăm sóc. Măng loài tre này cũng không được ưa chuộng.
Riêng ở Quỳnh Phụ, Vũ Thư - Thái Bình, tre Mạnh tông được
trồng ven sông phía ngoài đê nhằm mục đích chắn sóng và lấy
măng và mô hình này đang được phát động mở rộng cho các địa
phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên, mô hình này cần phải được
nghiên cứu đánh giá về mức độ chắn sóng cũng như hiệu quả kinh
tế cũng như các giá trị khác.
Nhìn chung tre Mạnh tông không được ưa chuộng và tương lai có
thể bị một số loài tre chuyên măng khác thay thế.
b) Tre Lục trúc hầu như ít được ưa chông vì măng nhỏ, năng suất
thấp. Mô hình của Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản -
chế biến với diện tích khoảng 20 ha (giống từ Đài Loan), được
trồng từ năm 1997 tại Tân Yên – Bắc Giang là mô hình tập trung
lớn nhất trong các điểm được điều tra khảo sát. Cho đến thời điểm
này chưa thấy có mô hình nào kể cả mô hình nói trên được đưa
vào để sản xuất măng đại trà. Các đơn vị, cá nhân trồng Lục trúc
mới chỉ tập trung vào để sản xuất giống để bán. Trước đây giống
được nhân bằng cách tách thân gốc 1 năm tuổi (giống thân gốc) là
chính. Sau này kỹ thuật nhân giống hom cành đã được áp dụng.
Giá giống gốc tại thời điểm 2001 khoảng 14.O00đ/gốc và năm
2002 khoảng 8.000 - 10.000đ/hom cành.
c) Loài tre được quảng cáo nhiều nhất và được phát triển mạnh
nhất là loài Bát độ và Điềm trúc. Diện tích trồng tập trung lớn nhất
trong các điểm khảo sát thuộc Công ty TNHH Nuôi trồng thuỷ hải
sản Đông Thành (Bình Phước): 247ha Điềm trúc, trồng từ 1993;
Công ty Fang Fuh (Đồng Nai): 180 ha (1999) và năm 2004 lên đến
300ha cũng là loài tre Điềm trúc. Đây là hai cơ sở đã và đang sản
xuất măng chủ yếu để xuất khẩu với hai dạng sản phẩm: măng
muối chua và muối dòn. Giá măng dòn: 12000đ/kg (chế biến từ
cây măng cao từ 0,8 đến 1,2m so với mặt đất) và măng chua:
8000đ/kg (chế biến măng củ cao chừng 30cm so với mặt đất).
Thân tre già được lấy ra để bán cho nhà máy giấy với giá: 400đ/kg
(thời điểm năm 2004). Qua khảo sát đánh giá: đó là hai mô hình
điển hình cho việc kinh doanh tre lấy măng có quả.
Các mô hình còn lại, nhất là các mô hình thuộc chương trình
khuyến lâm, khuyến nông hầu như có quy mô nhỏ theo hộ gia
đình, lớn nhất chỉ vài ha và phân bố rải rác. Hầu hết mô hình đều
mới được trồng và lợi nhuận trước mắt mà mô hình mang lại chỉ
sau 1 đến 2 năm trồng là tiền bán giống. Giá cây giống vào khoảng
từ 8.000đ đến 15.000đ tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng nơi. Có
nhiều hộ gia đình vài năm gần đây đã thu hàng chục triệu đồng
mỗi năm qua việc bán giống. Tuy nhiên, với việc phát triển tre lấy
măng với quy mô nhỏ theo hộ gia đình và phân tán như thực tế
hiện nay khó có thể quy hoạch thành vùng nguyên liệu sau này.
Chỉ trong thời gian ngắn nữa, nhu cầu về giống không còn, chắc
chắn sản phẩm măng và thân tre già sẽ là đối tượng được quan
tâm. Cũng chính vì vậy đa số các hộ gia đình trồng tre hiện đang
quan tâm lo lắng đến đầu ra cho sản phẩm của mình.
e) Ở những vùng du lịch như Quảng Ninh, Thanh Hoá có một số
mô hình đã khai thác măng bán chủ yếu cho nhà hàng, khách sạn.
Giá măng cũng tuỳ thuộc vào mùa vụ.
Đầu vụ giá măng khoảng 8.000đ/kg và giữa vụ khoảng 4.000đ/kg
(măng tươi còn cả bẹ mo). Nhiều nơi, do măng rừng còn đang dễ
khai thác và cũng đã quen khẩu vị của nhân dân địa phương nên
măng tre nhập nội không được ưa chuộng trên thị trường.
d) Một số địa phương như Bình Dương, Thanh Hoá,
Lạng Sơn, Lào Cai,. . . đang có kế hoạch phát triển mở rộng tre
lấy măng với quy mô lớn và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến
măng để xuất khẩu. Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chính
là cơ sở quan trọng, có tính quết định đến việc phát triển tre nhập
nội lấy măng lâu bền. Trên thực tế, việc phát triển mô hình tre
măng với quy mô hộ gia đình sẽ khó có thể đảm bảo việc cung
cấp nguyên liệu đều đặn và đủ chất lượng cho các nhà máy chế
biến măng. Hầu hết các hộ gia đình trồng tre hiện nay đang hết
sức quan tâm đến đầu ra cho sản phẩm sau này: măng tre, thân
cây tre già. Với đà phát triển tre măng như hiện nay thì chỉ vài
năm nữa nhiều địa phương sẽ có hàng ngàn ha tre và hàng năm sẽ
có một lượng lớn măng và thân tre già được khai thác. Như vậy
thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây tre măng trong tương lai gần
sẽ trở thành thách thức đối với người sản xuất.
4. Kết luận:
Tre lấy măng có xuất xứ từ các nước láng giềng là những loài
chuyên măng đã được tuyển chọn có năng suất và chất lượng
măng cao, sản phẩm măng đã được thị trường thế giới chấp nhận
và hàng năm các nước Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan đã xuất
khẩu lượng lớn măng sang Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước
châu Âu, châu Mỹ
· Những loài tre được nhập vào nước ta đều có khả năng thích
nghi với các vùng sinh thái khác nhau. Hiện nay tre Bát độ và
Điềm trúc rất được ưa chuộng vì măng to, ngon. Những vùng đất
tơi xốp, ẩm và thoát nước tốt rất phù hợp cho tre lấy măng phát
triển tốt.
Việc phát triển trồng tre nhập nội lấy măng đang được nhiều
chương trình, dự án và địa phương tiến hành. Cho đến nay, hầu
hết tre được trồng theo hộ gia đình với diện tích nhỏ, rải rác.
Bước đầu lợi nhuận do tre mang lại cho nhiều đơn vị, cá nhân
thông qua việc bán giống. Diện tích trồng rải rác, manh mún rất
khó có thể tạo thành vùng nguyên liệu cho việc sản xuất măng
sau này. Hầu hết các hộ trồng tre rất quan tâm đến đầu ra cho
cây măng trong thời gian tới.
Nhiều địa phương đã và đang có dự kiến xây dựng nhà máy chế
biến măng và quy hoạch vùng trồng với diện tích lớn. Đây có
thể mới là cơ sở đảm bảo cho việc kinh doanh tre măng có hiệu
quả. Hai cơ sở: Công ty TNHH Nuôi trồng thuỷ hải sản Đông
Thành (Bình Phước) và Công ty Fang Fuh (Đồng Nai) là ví dụ
điển hình về việc gây trồng và kinh doanh tre lấy măng có hiệu
quả.