Một số mâu thuẫn đặt ra về việc vận dụng phép biện chứng duy vật của Đảng ta trong xây dựng và thực hiện đường lối đổi mới

Tóm tắt: Thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước trong thời gian qua của Đảng cho phép khẳng định, việc quán triệt phép biện chứng duy vật vào việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới là một trong những điều kiện bảo đảm nâng cao tính hiệu quả lãnh đạo của Đảng và sự phát triển của đất nước. Muốn đạt được điều đó, Đảng ta phải không ngừng nâng cao hiệu quả vận dụng phép biện chứng duy vật trong quá trình lãnh đạo cách mạng bằng cách Đảng ta không ngừng trau dồi, nâng cao năng lực nhận thức về mâu thuẫn gắn với thực tiễn của đổi mới.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số mâu thuẫn đặt ra về việc vận dụng phép biện chứng duy vật của Đảng ta trong xây dựng và thực hiện đường lối đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 30 MỘT SỐ MÂU THUẪN ĐẶT RA VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA ĐẢNG TA TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐƢỜNG LỐI ĐỔI MỚI ThS. Nguyễn Thành Đạo Khoa Lý Luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước trong thời gian qua của Đảng cho phép khẳng định, việc quán triệt phép biện chứng duy vật vào việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới là một trong những điều kiện bảo đảm nâng cao tính hiệu quả lãnh đạo của Đảng và sự phát triển của đất nước. Muốn đạt được điều đó, Đảng ta phải không ngừng nâng cao hiệu quả vận dụng phép biện chứng duy vật trong quá trình lãnh đạo cách mạng bằng cách Đảng ta không ngừng trau dồi, nâng cao năng lực nhận thức về mâu thuẫn gắn với thực tiễn của đổi mới. Từ khóa: Nhận thức về mâu thuẫn. 1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu vận dụng phép biện chứng duy vật với việc chƣa thực sự quán triệt yêu cầu đó trong quá trình đổi mới. Xét về nguyên tắc, một khi chúng ta thừa nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng thì việc quán triệt những yêu cầu cơ bản của phép biện chứng duy vật trong mọi hoạt động xây dựng và chỉ đạo thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng phải được coi là công việc thường xuyên. Chúng ta đã từng có những bài học lớn về những thành công lẫn những thất bại trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình cũ. Những thành công, những thất bại đó đều liên quan trực tiếp đến việc Đảng ta vận dụng phép biện chứng duy vật trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội như thế nào. Nếu khi nào những yêu cầu cơ bản của phép biện chứng duy vật được quán triệt thì trong hoạch định cũng như chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đạt được những thành quả to lớn, hoạt động sáng tạo của Đảng và nhân dân ta được khẳng định. Ngược lại, nếu một chủ trương, nghị quyết nào đó ra đời một cách vội vàng, với giải pháp chung chung xa rời thực tiễn... thì khi đó chủ trương, nghị quyết của Đảng không thể thực hiện được, đồng thời tạo ra sự băn khoăn, nghi ngờ của dân đối với năng lực của Đảng và Nhà nước. Đành rằng, những yếu kém cũng như những sơ hở trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng, trong số nguyên nhân đó không thể không kể đến là sự vận dụng phép biện chứng duy vật của Đảng ta vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới có lúc, có nơi còn chưa thật khoa học. Bởi lẽ, một khi xác định Đảng luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó hạt nhân là phép biện chứng duy vật làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 31 hành động cách mạng của mình thì thực tiễn những hạn chế về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đều liên quan trực tiếp đến trách nhiệm lãnh đạo và hoạt động của Đảng. Trong đó có việc chưa vận dụng một cách khoa học vai trò to lớn vốn có của phép biện chứng duy vật với tư cách là cơ sở phương pháp luận phổ biến cho mọi hoạt động của Đảng, trong đó có hoạt động xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quyết định chính trị? Một trong những sai lầm trong lĩnh vực tư tưởng, lý luận của Đảng ta thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình cũ mà Đại hội lần thứ VI của Đảng đã chỉ ra là: sự lạc hậu về nhận thức lý luận và các quy luật đang vận động trong thời kỳ quá độ; đã mắc bệnh chủ quan duy ý chí, giản đơn hóa, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan. Có thể nói, những căn bệnh này của Đảng ta chưa được khắc phục triệt để trong thời gian đổi mới vừa qua. Những căn bệnh đó thực chất, xét về mặt tư tưởng là sự xa rời phép biện chứng duy vật, hoặc chưa thực sự quán triệt phép biện chứng duy vật trong quá trình đổi mới đất nước. Nếu phép biện chứng duy vật được Đảng ta chú trọng phát huy sức mạnh của nó thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ hạn chế những sai lầm chủ quan trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới. 2. Mâu thuẫn giữa việc đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật với sự thiếu hụt của Đảng ta trong việc nhận thức đúng đắn sâu sắc nội dung, thực chất phép biện chứng duy vật. Xét về nguyên tắc, việc vận dụng lý luận vào thực tiễn chỉ đạt hiệu quả khi lý luận đó được nhận thức sâu sắc, thấm sâu vào trong đầu óc của con người. Ngược lại, một khi lý luận chưa được nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn thì con người không thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào thực tiễn. Trong thực tiễn cải tạo xã hội, con đường gần nhất dẫn người ta đến chỗ vấp ngã là do thiếu sự chỉ dẫn của lý luận, phương pháp luận khoa học. Lý luận là "kim chỉ nam" cho hoạt động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Lênin khẳng định: Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng. Lý luận khoa học làm cho con người trong hoạt động của mình trở nên chủ động, hạn chế tình trạng mò mẫm. Vì vậy, Hồ Chí Minh ví "không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi" [7, tr. 234]. Cũng do thiếu lý luận và phương pháp luận khoa học mà trong hoạt động thực tiễn, con người dễ sa ngã vào bệnh chủ quan, bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm và sự tự ti, v.v... và v.v... Theo nhận xét của nhiều nhà khoa học thì, nếu không dừng lại ở từng cá nhân, nhìn chung tư duy lý luận của cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay còn những hạn chế đáng kể. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên trong suốt thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc cho đến trước đổi mới, hoạt động nghiên cứu lý luận của cán bộ, đảng viên còn rất hạn chế. Bước vào đổi mới, hoạt động nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh hơn, nhưng nhìn chung hiệu quả thu được còn ở mức khiêm tốn. Hoạt động nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có phép biện chứng duy vật cũng trong tình hình chung đó. Hơn nữa, khoa học Mác - Lênin nói chung, phép biện Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 32 chứng duy vật nói riêng với tính đặc thù về nội dung và hình thức vốn đã rất khó thấu hiểu ngay cả đối với những chuyên gia chuyên ngành thì lại càng khó khăn đối với những cán bộ, đảng viên trong những lĩnh vực chuyên biệt khác. Đảng ta xác nhận "Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo của Đảng có mặt còn chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới" [1, tr. 44]. Do đó Đảng ta chỉ ra biện pháp khắc phục là "mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt, phải gương mẫu học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt..." [2, tr. 50]. Nhìn chung, cùng với đổi mới và vì đổi mới, Đảng ta nói chung và cán bộ, đảng viên của Đảng nói riêng đã cố gắng nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin, trong đó có phép biện chứng duy vật, nhằm tăng cường sự linh hoạt trong xử lý những vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Tuy nhiên, mặc dù có sự cố gắng đó, nhưng nhìn chung mức độ nắm bắt khoa học Mác - Lênin nói chung, phép biện chứng duy vật nói riêng của Đảng ta còn chưa đáp ứng được sự nghiệp đổi mới, đòi hỏi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Thực tiễn lãnh đạo đổi mới đất nước cũng đã làm cho Đảng ta nhận thức rõ hơn về vai trò của phép biện chứng duy vật cũng như nhận thấy những thiếu hụt của mình trong quá trình vận dụng phép biện chứng duy vật và Đảng có trách nhiệm sửa chữa những yếu kém của mình. "Chúng ta không sợ sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm" [3, tr. 38]. Một trong những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên đây được Đại hội lần thứ IX của Đảng chỉ ra: "Từ nay đến năm 2005, phần lớn cán bộ, lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên học xong chương trình cao cấp về lý luận chính trị và có trình độ đại học về một chuyên ngành nhất định" [4, tr. 142]. Mặc dù nếu chỉ với một giải pháp này thì chưa đủ để Đảng ta nâng cao trình độ lý luận cũng như khả năng vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật của mình. Nhưng, chúng ta mong rằng giải pháp khả thi trên đây của Đảng ta sẽ được triển khai nghiêm túc trên thực tế, góp phần nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả việc vận dụng phép biện chứng duy vật trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay nói riêng. 3. Mâu thuẫn giữa việc vận dụng phép biện chứng duy vật với những huynh hƣớng tƣ tƣởng sai lầm trong Đảng. Trên thực tế, như đã đề cập, trong hoạch định và chỉ đạo đường lối, nghị quyết, chính sách đổi mới còn nhiều sai sót mang nặng thói quen trì trệ trong tư duy. Đảng ta chủ trương thiết lập cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới này với tư cách là cái khẳng định, nó phủ định cơ chế cũ - cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, đồng thời là sự phủ định đối với thói quen tư duy kiểu cũ - sản phẩm của chính cơ chế cũ. Nhưng trên thực tế, không những cơ chế cũ đã được hoàn toàn xóa bỏ mà ngược lại, như đã đề cập, xu hướng quay trở lại cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp ở một mức độ nào đó vẫn đang tồn tại ở nước ta hiện nay. Chừng nào chưa loại bỏ hoàn toàn cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ra khỏi đời sống kinh tế - xã hội thì chừng ấy những sản phẩm của nó, trong đó có thói quen tư duy "kiểu cũ" còn Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 33 chưa được khắc phục hoàn toàn. Thực tiễn đã chứng tỏ, chủ nghĩa chủ quan duy ý chí không những đã dẫn đến nhiều sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội mà còn là trở ngại cho việc nâng cao năng lực tư duy biện chứng khoa học, khả năng vận dụng linh hoạt phép biện chứng duy vật vào việc phát triển đất nước. Những hạn chế, những khuyết tật của chủ nghĩa xã hội hiện thực, do điều kiện lịch sử cũng như sai lầm chủ quan gây nên cũng được phản ánh vào tư duy lý luận, chi phối quá trình phát triển đất nước. Thực tế cũng đã chứng tỏ, cơ chế quản lý kinh tế và quản lý xã hội mang tính chất tập trung quan liêu là trở lực to lớn đối với sự phát triển năng lực sáng tạo của con người, của tư duy lý luận. Cơ chế đó cũng kéo theo thói quen "lười suy nghĩ" hành động theo lối cảm tính, thụ động, khi xuất hiện tình huống, những người làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo khó có thể nhanh nhạy trong phân tích thấu đáo vấn đề, và do đó không thể có giải pháp tích cực làm thay đổi tình hình theo chiều hướng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Hơn nữa, như V.I. Lênin đã viết: Những quan hệ kinh tế lạc hậu hay chậm phát triển thường xuyên dẫn tới chỗ là, trong phong trào công nhân, xuất hiện những phần tử chỉ lĩnh hội được một số khía cạnh của chủ nghĩa Mác, một số bộ phận riêng biệt của thế giới quan mới, hoặc một số khẩu hiệu và yêu sách riêng biệt, mà lại không thể đoạn tuyệt dứt khoát với tất cả những truyền thống của thế giới quan tư sản nói chung và thế giới quan dân chủ - tư sản nói riêng [5, tr. 77]. Chúng ta cũng biết rằng, chủ nghĩa chủ quan trong tư duy chính trị và bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm trong hoạt động chính trị thực tiễn là cản trở trực tiếp và chủ yếu đối với hoạt động chính trị thực tiễn. Đến lượt mình, hoạt động chính trị thực tiễn đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội ở nước ta thời kỳ trước đổi mới. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, chủ nghĩa chủ quan, bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục. Có thể nói, chừng nào chủ nghĩa chủ quan, bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm... chưa được khắc phục hoàn toàn thì chừng đó còn cản trở việc vận dụng phép biện chứng duy vật trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đổi mới. Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, sự nghiệp đổi mới của chúng ta càng đi vào chiều sâu thì càng làm xuất hiện những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải được lý giải sáng tỏ về mặt lý luận làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của đổi mới. Hơn nữa, đặc điểm của thời đại ngày nay là sự tương tác giữa hai quá trình cách mạng - cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng xã hội, đang tạo nên sự biến đổi rất năng động của đời sống thế giới. Đối với nước ta, cuộc cách mạng công nghệ đang mở ra một cơ hội lớn để chúng ta "đi tắt, đón đầu". Nhưng cũng chính cuộc cách mạng đó đem lại cho chúng ta những mâu thuẫn mới trong việc lựa chọn công nghệ sao cho phù hợp, đồng thời phải tính đến những hậu quả mà có thể cách mạng khoa học công nghệ đem lại. Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 34 Những đặc điểm trên đây là hiện thực khách quan của đổi mới. Bản thân hiện thực đó sẽ còn tiếp tục vận động vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của tư duy không biện chứng. Tính biện chứng của sự tiến hóa xã hội diễn ra trong những mâu thuẫn và thông qua các mâu thuẫn của sự nghiệp đổi mới cũng là một trong những nguồn gốc nảy sinh những khuynh hướng sai lầm khác nhau, thậm chí đi tới "xét lại" trong không ít cán bộ, đảng viên như Đảng ta đã từng cảnh báo. Do quá quen thuộc trong môi trường tập trung quan liêu, bao cấp, ưa hưởng thụ hơn là lao động, cống hiến, lại trì trệ bảo thủ trong việc rèn luyện trong thực tiễn, lười biếng trong tư duy lý luận, đứng trước những khó khăn tạm thời của đất nước mà sự nghiệp đổi mới đang phải trải qua, những người này dễ dẫn đến chỗ sa ngã, xét lại. Theo nhận xét của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương thì: Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, mơ hồ, dao động mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Tình trạng nhạt chính trị, ít quan tâm đến chính trị, nặng kinh tế, làm ăn, vun vén cá nhân diễn ra ở không ít cán bộ, đảng viên. Một số cán bộ, đảng viên có những biểu hiện cơ hội dưới nhiều hình thức. Trong đó có người bác bỏ toàn bộ, hoặc từng bộ phận, hoặc bác bỏ cái họ gọi là "vai trò độc tôn chân lý" của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặt ngang hàng chủ nghĩa Mác - Lênin với các học thuyết, lý luận chính trị, xã hội khác; quy kết sự lãnh đạo của Đảng là "chế độ đảng trị", có người công khai "sám hối", có kẻ "chia tay ý thức hệ", đòi đa nguyên, tự do, dân chủ tuyệt đối, phản đối nguyên tắc tập trung dân chủ, chủ trương tư nhân hóa nền kinh tế... Xong thực chất, quan điểm của số này là quan điểm tư sản đang được một số thế lực dùng để chống lại chúng ta. Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ ra: Một số ít cán bộ, đảng viên, có cả một số cán bộ hoạt động lâu năm, do bất mãn cá nhân, cơ hội, hoặc do thiếu thông tin, nhận thức không đầy đủ, được nước ngoài tâng bốc, tạo dựng, đã tự do phát tán tài liệu, truyền bá những quan điểm sai trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Hiến pháp Nhà nước. Số này không nhiều nhưng rất nguy hại. Thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước hết, phải thấm nhuần thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng khoa học của nó (cả những thành công cũng như những mặt còn hạn chế trong quá trình đổi mới chứng tỏ sự cần thiết phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại), đồng thời khắc phục chủ nghĩa chủ quan, bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm trong việc vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn đổi mới đất nước. Chúng ta không thể đổi mới thành công nếu xa rời phép biện chứng duy vật, rơi vào chủ nghĩa chủ quan, bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm và chủ nghĩa xét lại. Chủ nghĩa chủ quan và bệnh giáo điều còn dẫn đến sự vận dụng lý luận theo lối chủ nghĩa chiết trung, mà đó lại là cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin của chủ nghĩa cơ hội. Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 35 Trong việc xuyên tạc chủ nghĩa Mác theo cách cơ hội chủ nghĩa thì việc dùng chủ nghĩa chiết trung để xuyên tạc phép biện chứng là dễ đánh lừa quần chúng hơn cả, nó làm cho quần chúng tựa hồ như được thỏa mãn; nó làm ra vẻ xét đến mọi phương diện của quá trình, mọi xu hướng của sự phát triển, mọi ảnh hưởng có tính chất mâu thuẫn... nhưng kỳ thực, nó không đưa ra được một quan niệm nào hoàn chỉnh và cách mạng về quá trình phát triển của xã hội [6, tr. 27]. Đương nhiên, những vấn đề mà sự nghiệp đổi mới đang đặt ra không thể giải quyết được chỉ bằng phép biện chứng duy vật và bản thân việc Đảng ta vận dụng phép biện chứng duy vật trong quá trình đổi mới đất nước cũng cần được đổi mới để phát triển. Việc tìm giải pháp cho những vấn đề mà sự nghiệp đổi mới đất nước cũng như việc nâng cao hiệu quả vận dụng phép biện chứng duy vật của Đảng ta không thể không liên quan đến những giải pháp thích hợp. 4. Kết luận Nhờ vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật, Đảng ta đã thành công trong những quyết định chính trị của mình liên quan đến sự phát triển của đất nước với những nội dung lớn như sau: - Đổi mới quan niệm về chủ nghĩa xã hội và ngày càng làm sáng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, làm cơ sở cho mọi hoạch định trên những lĩnh vực lớn của công cuộc đổi mới. - Nhờ vận dụng phép biện chứng mà Đảng ta đã đi đến quyết định đổi mới căn bản và toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội. Quyết định này rất quan trọng bởi nó tránh cho Đảng ta những sai lầm về chính trị, đồng thời phản ánh đúng những nội dung phải đổi mới; từ đó mở ra định hướng cho sự phát triển toàn diện, sâu sắc và triệt để trên mọi bình diện của đất nước. - Kết hợp biện chứng giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là bước đột phá. Dựa trên sự phát triển của kinh tế mà từng bước đổi mới chính trị. Sự kết hợp hài hòa này phản ánh đúng đắn hiện thực của những vấn đề hệ trọng của đất nước. Thực tế đổi mới ở nước ta đã chứng tỏ sự lựa chọn trên đây của Đảng ta là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn. - Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội trong từng bước và trong cả quá trình. Trong điều kiện cụ thể của nước ta, nếu chúng ta lựa chọn hoặc là ưu tiên kinh tế, hoặc ưu tiên xã hội đều sai lầm, đều chệch định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết những vấn đề xã hội là một nội dung chủ yếu xuyên suốt của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời là biểu hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam. 1991. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, NXB Sự thật, Hà Nội. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam. 1996. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 36 [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam. 1996. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam. 1999. Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5]. V.I. Lênin. 1981. Toàn tập, tập 20, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. [6]. V.I. Lênin. 1976. Toàn tập, tập 33, NXB Tiến bộ, Mátxcơva. [7]. Hồ Chí Minh. 1996. Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.