Một số nét chính về kinh tế- Xã hội Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra trong hợp tác, liên kết phát triển vùng, liên vùng

Tây Nguyên là một vùng đất đầy tiềm năng và nhạy cảm vềchính trị, xã hội. Nơi đây tập trung 31,9% diện tích rừng của cả nước và chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp, thuỷ điện và khai thác khoáng sản. Là địa bàn cực kỳ quan trọng vềmôi trường sinh thái không chỉcho khu vực mà còn đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ- Thành phố Hồ Chí Minh và vùng hạ lưu sông Mê Kông. Địa bàn Tây Nguyên cũng là nơi hội tụchung sống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn bó với văn hoá rừng và văn hoá cồng chiêng độc đáo được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thểcủa nhân loại.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nét chính về kinh tế- Xã hội Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra trong hợp tác, liên kết phát triển vùng, liên vùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TÂY NGUYÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HỢP TÁC, LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN VÙNG, LIÊN VÙNG. - TS. Hà Ban, Chủ tịch UBND tỉnh KonTum - TS. Đoàn Gia Dũng, Giám đốc Phân hiệu ĐHĐN tại KonTum. ------------ TÓM TẮT Tây Nguyên là một vùng đất đầy tiềm năng và nhạy cảm về chính trị, xã hội. Nơi đây tập trung 31,9% diện tích rừng của cả nước và chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp, thuỷ điện và khai thác khoáng sản. Là địa bàn cực kỳ quan trọng về môi trường sinh thái không chỉ cho khu vực mà còn đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ - Thành phố Hồ Chí Minh và vùng hạ lưu sông Mê Kông. Địa bàn Tây Nguyên cũng là nơi hội tụ chung sống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn bó với văn hoá rừng và văn hoá cồng chiêng độc đáo được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại. Dưới góc độ một nhà quản lý và nhà nghiên cứu về Tây Nguyên, chúng tôi muốn đưa đến những đánh giá tiềm năng của Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Những khó khăn ở tỉnh Kon Tum có thể là nét đặc trưng chung cho toàn vùng. Thế mạnh của Kon Tum và của Tây Nguyên rất cần một cách nhìn liên vùng và vươn tới toàn khu vực Đông Nam Á. Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên 2 nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Với diện tích và đất rừng lớn nhất toàn quốc, là nơi sinh thuỷ của 22 dòng sông lớn. Tây Nguyên có diện tích tự nhiên là 5.612 nghìn ha, hiện còn 3.140 nghìn ha rừng các loại, trữ lượng gỗ 238,9 triệu m3, chiếm tới 31,9% diện tích và 36,3% trữ lượng rừng toàn quốc (trong đó rừng giàu chiếm 41,2%; rừng trung bình chiếm 51,2% so với tổng trữ lượng rừng cùng loại của cả nước). Với diện tích tự nhiên gần 5.612 nghìn ha, Tây Nguyên có lợi thế về rừng và đất rừng (3.140 nghìn ha); diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng 1.615.865; quỹ đất phát triển cây công nghiệp lâu năm rộng; diện tích đồng cỏ lớn; nguồn nước dồi dào và khoáng sản phong phú. Song để khai thác hợp lý, hiệu quả những tiềm năng hướng đến phát triển bền vững Tây Nguyên trong dài hạn, phải có sự phấn đấu của các tỉnh, sự phát triển chung của toàn vùng, liên vùng để giải quyết một số vấn đề mà bản thân mỗi tỉnh, mỗi vùng không thể giải quyết được. Dựa vào kết quả phân loại rủi ro, xói mòn đất của FAO, Viện Môi trường và Phát triển bền vững cho biết tình trạng xói mòn, rửa trôi đất của tỉnh Kon Tum như sau: Rủi ro, xói mòn đất Rủi ro, xói mòn Độ dốc (độ) Tỷ lệ mất đất (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Nhẹ 0 - 8 5 - 12 228.935 23,66 Vừa phải 8 -15 12 - 25 215.647 22,29 Khốc liệt 15- 20 25 – 50 220.298 22,77 Khốc liệt 20 - 25 50 - 100 191.251 19,76 Rất khốc liệt > 25 > 100 111.527 11,53 Nguồn: Viện Môi trường và Phát triển bền vững, 2005 Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở Tây Nguyên là 12,12%, trong đó nông- lâm- thuỷ sản là 9%; công nghiệp-xây dựng là 21,2%; thương mại-dịch vụ là 15,5%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,85 triệu đồng năm 2001 lên 11,5 triệu đồng năm 2008. Tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 53%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ đồng vào năm 2008. Thu ngân sách trên địa bàn năm 3 2008: 6.585 tỷ đồng, chiếm 11,34% GDP, đáp ứng được 46,07% chi ngân sách. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP chiếm khoảng 40,8%. Dân số trung bình năm 2008 là 5,05 triệu người. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 còn 14,95%. Một thách thức lớn đối với Tây Nguyên đó là tình trạng xói mòn đất đai do tình trạng phát triển ồ ạt diện tích cây sắn trong những năm gần đây và vấn đề di dân tự do(1). Cũng như các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên, Kon Tum có lợi thế về rừng, đồng cỏ chăn nuôi, quỹ đất trồng rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp lâu năm, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng...Đặc biệt ba vùng kinh tế động lực của tỉnh với thế mạnh riêng (vùng động lực thành phố KonTum gắn với KCN Hoà Bình, Sao Mai; vùng động lực huyện KonPlông gắn Khu du lịch sinh thái Măng Đen; vùng động lực huyện Ngọc Hồi gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y) đang trở thành tâm điểm trong thu hút đầu tư của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 tăng 15,63%/năm 2007. Trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 9,25%; công nghiệp - xây dựng tăng 27,74%; thương mại - dịch vụ tăng 15,68%. Thu ngân sách trên địa bàn gần 540 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 25% tổng chi ngân sách địa phương. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP bình quân đạt khoảng 75% ( tỷ lệ này của các tỉnh Tây Nguyên là 40,5%). Đây là một tỷ lệ cho thấy hiệu quả nền sản xuất của Kon Tum còn rất thấp. Thường các tỉnh có chất lượng đầu tư tốt và nền sản xuất hướng theo chiều sâu thì tỷ trọng đầu tư/GDP chiếm khoảng 25-30%. Tuy vậy, ở Kon Tum tỷ lệ này lên đến 75%. Điều này cho thấy khả năng tích luỹ của nền sản xuất rất thấp, các tác động của các yếu tố khác đến sự tăng trưởng nến kinh tế còn hạn chế. Ở Kon Tum thu nhập bình quân đầu người mới đạt 10,6 triệu đồng và 7,74 triệu đồng năm 2007. Mức thu nhập này chỉ bằng 57% của bình quân cả nước và bằng 1/4 so với thành phố HCM. Kim ngạch xuất khẩu trên 40 triệu USD, nhập khẩu 6 triệu USD. Cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 177 DN với tổng vốn đăng ký trên 1.333 tỷ đồng; 1 : Năm 2008, dân di cư tự từ các tỉnh miền núi phía bắc đến Tây Nguyên khoảng 1.360 hộ, trên 6.200 khẩu, trọng điểm tại tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông. 4 cấp chứng nhận đầu tư 01 dự án đầu tư nước ngoài và 15 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký gần 3.000 tỷ đồng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm 74.542 ha, sản lượng lương thực 105.530 tấn. Diện tích cao su năm 2008 là 31.757 ha (cao su tiểu điền 15.313 ha). Sản xuất công nghiệp (giá 1994) đạt 950 tỷ đồng, tăng 26% /năm 2007. Toàn tỉnh có 347 trường, cơ sở đào tạo. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,7%; học sinh 6-10 tuổi ra lớp đạt 97,6%; học sinh trong độ tuổi 11-14 vào THCS 97,6%; học sinh trong độ tuổi 15-17 vào THPT 60,3%. Tỷ lệ xã đạt phổ cập THCS 86%. Thực hiện tốt khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; có 5 bác sĩ/01 vạn dân; tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ là 46,4%. Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch 95%; dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch 72,7%. Tỷ lệ hộ nghèo 21,8% (cuối năm 2007 là 24,97%), trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 91,6% trong tổng số hộ nghèo. Với tỷ lệ hộ nghèo trên cho thấy Kon Tum vẫn là tỉnh có tỷ lệ người nghèo nhất nước. Ở nhiều bản làng con đường mưu sinh vẫn còn rất chật vật và không bền vững, nhiều bản làng vẫn tồn tại tập quán đốt rẫy làm nương, trồng cây sắn để sống. Điều này làm tăng nguy cơ cạn kiệt tài nguyên rừng, giảm độ che phủ và làm cho đất bị thoái hoá (cây sắn trồng 3 vụ đất trở nên cằn cỗi và khó có điều kiện phát triển các cây trồng khác). Hình 1: Rừng bị khai phá và bị đốt cháy làm nương Một đặc điểm nổi bật về nhân khẩu học ở Kon Tum là tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao và chiếm trên 52,6%, gần như cả nước có bao nhiêu dân tộc thì Kon Tum cũng có 5 bấy nhiêu. Nhiều vùng đồng bào dân tộc ở phía bắc di dân vào Kon Tum. Tiềm năng về diện tích rừng lớn có thể là miền đất hứa cho những người dân với lao động phổ thông, di dân tự do vào với Tây Nguyên và Kon Tum. Điều này làm cho chất lượng của bộ phận dân di cư vào với Kon Tum không cải thiện được chất lượng dân số ở Kon Tum, vì phần lớn họ đến từ vùng nông nghiệp với lao động chất lượng thấp. Điều này không cải thiện được đời sống kinh tế xã hội của tỉnh. Hình 2: Trẻ em dân tộc thiểu số nghèo Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên vẫn được xem là những tỉnh thấp nhất về chỉ số Phát triển con người HDI. Kon Tum đứng thứ 61/64 tỉnh thành, Đắk Nông thứ 52, Đắk Lăk thứ 57. Xét về thu nhập bình quân đầu người thì năm 2004 Kon Tum chỉ xấp xỉ bằng 12 % của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chỉ số HDI của Kon Tum năm 2008 bằng 0,534, trong khi cả nước chỉ số này là 0,733. Chỉ số phát triển con người HDI năm 2004 6 Các địa phương GDP/người Chỉ số % biiết chữ % Đi học Chỉ số Tuổi thọ Chỉ số Chỉ số Xếp hạng Bà Rịa-V Tàu 34,193 0,78 94,9 72,7 0,87 75 0,83 0,828 1 1 Hà Nội 19,206 0,69 97,9 82,7 0,93 76,2 0,85 0,824 2 3 TP.HCM 23,921 0,72 93,2 75,0 0,87 76,2 0,85 0,814 3 2 Đắc Nông 4,592 0,44 93,8 74,5 0,87 67,0 0,70 0,672 50 52 Đắc Lắc 4,009 0,42 93,8 75,3 0,88 67,5 0,71 0,668 51 57 Kon Tum 4,171 0,42 78,1 75,6 0,77 59,7 0,58 0,592 61 54 Lai Châu 2,656 0,35 55,5 60,5 0,57 64,9 0,66 0,529 64 64 Toàn Quốc 8,845 0,56 92,2 72,1 0,85 71,9 0,78 0,731 Xếp hạng GDP Kinh tế Giáo dục Sức khoẻ HDI Điều mà KonTum luôn trăn trở là các yếu tố truyền thống và chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) quá thấp so với các tỉnh khác trong vùng(2), khó khắc phục để tạo môi trường thu hút đầu tư tốt trong một thời gian ngắn. Hội nhập kinh tế sẽ mang lại cơ hội phát triển nhanh ở các vùng thuận lợi, song cũng tạo ra khoảng cách về trình độ phát triển và thu nhập tại các vùng khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Để tăng cường thu hút đầu tư vào địa bàn, tỉnh KonTum đang thực hiện các giải pháp: (1) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh, huyện; quy hoạch chi tiết các ngành, lĩnh vực; (2) Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức; (3) Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các địa phương trong thu hút đầu tư; (4) Xây dựng và thực hiện đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, kiện toàn Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh; (5) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng một chính quyền năng động, hoạt động với cơ chế thông thoáng, đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội. Từ thực tiễn nêu trên, để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững xin đề xuất một số vấn đề sau: 2 Chỉ số PCI năm 2008 59/64 tỉnh, thành phố 7 (1) Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, lĩnh vực cần có sự tham vấn vùng, liên vùng, từ đó giúp giải quyết tốt hơn một số vấn đề cũng như cùng nhau khai thác, phân chia nguồn lực và đóng góp nhằm hạn chế các tác động xấu qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu hình thành cơ chế điều phối vùng, liên vùng để có thể giám sát việc thực hiện quy hoạch vùng, thực hiện các chính sách chung nhằm tạo sự phát triển hài hòa giữa các vùng lãnh thổ trên cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, tiềm lực và điều kiện của từng vùng, nhằm rút ngắn khoảng cách thu nhập bình quân đầu người giữa các tỉnh trong khu vực, giữa các vùng trong một quốc gia. (2) Tổ chức diễn đàn thường niên giữa các tỉnh trong vùng Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên về hợp tác, liên kết trong thu hút đầu tư, phát triển du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng...Phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc để giải quyết vấn đề dân di cư tự do. (3) Cần có sự điều phối của Chính quyền Trung ương để giải quyết một số vấn đề mà một địa phương, một vùng không thể giải quyết bằng nỗ lực riêng lẻ của từng tỉnh, từng vùng trong lưu vực của các con sông (thượng nguồn ở các tỉnh Tây Nguyên, hạ nguồn ở các tỉnh miền trung...) (4) Vấn đề thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn FDI, ODA... cần có quy hoạch vận động, sử dụng hợp lý, hiệu quả trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương, tránh lãng phí do cát cứ về địa giới hành chính, tính chủ quan duy ý chí của từng địa phương, như đầu tư, xây dựng cảng biển, sân bay, khu kinh tế... (5) Hiện nay, Tây Nguyên đang là một “vùng trũng” về kinh tế, giáo dục so với mặt bằng các tỉnh miền Trung và cả nước. Hội nhập kinh tế quốc tế đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến các vùng khác nhau của đất nước, trong đó có khu vực Tây Nguyên. Sự hội nhập phát triển này đòi hỏi cộng đồng phải có sự hiểu biết (dân trí, dân chủ, dân quyền được đảm bảo). Tây Nguyên, Kon Tum (hay bất cứ ở đâu) khi hội nhập phát triển thì cần có “chuẩn” cho con người hội nhập. Trước khi hội nhập, con người hội nhập đó phải làm việc được ở mọi nơi và làm việc được cho các nhà đầu tư ngay trên quê hương của mình (các tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum). Vì vậy cần có 8 chuẩn đào tạo nguồn nhân lực cho hội nhập. Nếu vấn đề này không được đặt ra ngay từ bây giờ, chắc chắn nguồn nhân lực Tây Nguyên sẽ bị tụt hậu. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Cục thông kê tỉnh Kon Tum 2008. 2. Chỉ số PCI năm 2008 3. Nghiên cứu chỉ số phát triển con người của Việt Nam, Tác giả Đặng Quốc Bảo; Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2008.