Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt. Cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã có rất nhiều hình thái tín ngưỡng dân gian, trong đó thờ cúng tổ tiên là một trong những hình thái tín ngưỡng mang tính phổ biến của người Việt trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung và người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trở thành phong tục truyền thống, là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của người Việt trong đó có người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh. Nó là sự biểu hiện của niềm tin, lòng thành kính đối với tổ tiên và là sự tôn thờ của những người đang sống đối với các bậc tổ tiên, ngoài ra đó còn là sự nhắc nhở con cháu lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một trong những yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa của người Việt, nhưng bản sắc không phải là một thứ gì đó cố định không thay đổi mà bản sắc luôn có sự tiếp xúc và biến đổi qua thời gian như là một lẽ tất yếu.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0081 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 201-208 This paper is available online at MỘT SỐ NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mai Trọng An Vinh Công ti trách nhiệm Hữu hạn Thương mại – Dịch vụ An Trung Tóm tắt. Cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã có rất nhiều hình thái tín ngưỡng dân gian, trong đó thờ cúng tổ tiên là một trong những hình thái tín ngưỡng mang tính phổ biến của người Việt trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung và người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trở thành phong tục truyền thống, là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của người Việt trong đó có người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh. Nó là sự biểu hiện của niềm tin, lòng thành kính đối với tổ tiên và là sự tôn thờ của những người đang sống đối với các bậc tổ tiên, ngoài ra đó còn là sự nhắc nhở con cháu lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một trong những yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa của người Việt, nhưng bản sắc không phải là một thứ gì đó cố định không thay đổi mà bản sắc luôn có sự tiếp xúc và biến đổi qua thời gian như là một lẽ tất yếu. Từ khóa: Thờ cúng tổ tiên, xã hội hiện đại, thờ cúng tổ tiên của người Việt, người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. 1. Mở đầu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những hình thức tôn giáo phôi thai đầu tiên của loài người. Tổ tiên hiểu theo nghĩa hẹp trước nhất là những người cùng một huyết thống như: ông bà, cha mẹ,. . . là những người đã chết. Tổ tiên nếu hiểu theo nghĩa rộng thì cũng bao gồm cả những vị công thần lập quốc và bảo vệ tổ quốc. Nhưng trong phạm vi một bài báo khoa học tôi chỉ nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo nghĩa hẹp, phạm vi nghiên cứu là tại Tp. Hồ Chí Minh Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở rất nhiều góc độ khác nhau như hai bài viết của tác giả Trần Đăng Sinh Giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam [14] và Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên [15], bài viết của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc Biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội việt nam đương đại [13], bài biết của tác giả Đinh Kiều Nga Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bản sắc văn hóa của người Việt [11]. . . Ngoài ra rải rác trên các báo, các tạp chí cũng có những bài viết ít nhiều đề cập tới đề tài này, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở Tp. Hồ Chí Minh. Bài viết này nghiên cứu khoảng trống khoa học đó nhằm mục đích góp một phần nhỏ bé vào việc bảo tồn giá trị văn hóa của người Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017 Liên hệ: Mai Trọng An Vinh, e-mail: maitronganvinh1977@gmail.com 201 Mai Trọng An Vinh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương cùng với thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km2. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014 thì dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người [7], qua đến năm 2015 tăng lên 8.224.400 người [8]. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người, toàn Thành phố có 52 tộc người cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó đông nhất là người Việt với khoảng hơn 90 tổng dân số toàn Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên một loại hình tín ngưỡng dân gian Theo Từ điển Hán - Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải thích là “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1]. Tương tự, trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng được định nghĩa là “Tin tưởng vào một tôn giáo: Tự do tín ngưỡng” [17]. Như vậy, ở nghĩa từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo ở mỗi con người. Ngoài ra có một số nhóm quan điểm khác nhau về khái niệm tín ngưỡng, ví dụ như tín ngưỡng dưới góc nhìn Tôn giáo học, nhân học, văn hóa học. . . Tín ngưỡng này mọi niềm tin đều mang tính nguyên thuỷ, chất phác không thông qua các giáo chủ, giáo lí và giáo hội nào. Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nằm trong hệ thống tôn giáo dân tộc [18]. Ông còn khẳng định, đó chính là một tôn giáo chính thống của người Việt Nam còn theo Ngô Đức Thịnh thì tín ngưỡng là: “Một niềm tin có hệ thống. mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững. đôi khi được hiểu là tôn giáo [15]. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Cơ sở của tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những cái gọi là “cái thiêng” là cái đối lập với cái “trần tục”. Niềm tin vào “cái thiêng” thuộc về bản chất con người, nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người. Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là tục lập bàn thờ để cúng những người thân đã chết ở trong nhà, sau đó thực hiện việc cúng bái hàng ngày và trong những dịp sóc vọng, giỗ, Tết... Nhiều người Việt ngoài tôn giáo của mình thường có thờ cúng cả tổ tiên [2]. Đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, gần như không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kị [2]. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và không thể thiếu trong phong tục Việt Nam và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam [9]. Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục đã viết: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của người” [4]. Phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin cho rằng linh hồn của người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của con cháu [10]. Người Việt cho rằng chết chưa phải là hết, tuy thể xác tiêu tang nhưng linh hồn bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để gần gũi, giúp đỡ con cháu, do đó cũng ảnh hưởng đến hành động và 202 Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở thành phố... cách cư xử của những người còn sống trong gia đình, họ thường tránh làm những việc xấu vì sợ vong hồn cha mẹ buồn, đôi khi muốn quyết định việc gì đó cũng phải cân nhắc xem liệu khi còn sinh tiền thì cha mẹ có đồng ý như thế hay không [2]. Họ cũng tin rằng cõi dương sao thì âm vậy, khi sống cần những gì thì khi chết cũng cần những thứ ấy, cho nên dẫn đến tục thờ cúng [9], với quan niệm thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự quan hệ liên lạc với nhau và sự thờ cúng chính là môi trường trung gian để hai thế giới này gặp gỡ [2]. Ngoài ra, hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình, đồng thời cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệ gia đình [10]. 2.3. Nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Xét từ góc độ tâm linh Người Việt từ xa xưa có quan niệm “vạn vật hữu linh”, theo đó mọi vật đều ẩn chứa linh hồn bên trong, từ niềm tin rằng, luôn có sự tồn tại của linh hồn và có mối liên hệ hiển nhiên giữa người chết và người sống. Con người tuy chết đi nhưng bằng linh hồn của mình trở về chứng kiến, dõi theo con cháu của mình và có thể trừng phạt khi con cháu mình làm điều gì sai trái hoặc phù hộ khi con cháu của mình làm điều gì tốt đẹp. Ngoài niềm tin vào linh hồn thì ý thức tôn trọng cội nguồn và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt cũng là nguyên nhân quan trọng hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Xét từ góc độ giáo dục Người Việt có lối sống trọng tình, trọng nghĩa. Vì thế khi thờ cúng tổ tiên giúp cho người ta luôn hướng về cội nguồn nhớ ơn tổ tiên, thông qua đó nhằm giáo dục đạo lí làm người cho các thế hệ sau, thờ cúng tổ tiên có nội dung giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ đi trước nêu tấm gương cho các thế hệ sau tiếp nối không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc tiền nhân mà còn là để giáo dục dạy dỗ con cháu đời sau. Trong quá trình thực hành nghi lễ, lời khấn vái cũng rất gần gũi đời thường, nội dung thường là những lời cầu xin tổ tiên che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của các thế hệ con cháu được bình yên và đạt được mọi điều tốt lành. Thông qua thờ cúng tổ tiên, con người cảm thấy vững tâm về mặt tâm lí và đó là điểm tựa tinh thần quan trọng cho những người đang sống. Xét từ góc độ xã hội Khi chuyển dần qua chế độ phụ hệ, vai trò của người đàn ông trong gia đình và xã hội ngày càng trở nên quan trọng. Trong gia đình con cái được mang họ cha, người con trai luôn ý thức được về trách nhiệm, uy quyền của mình. Ngoài ra tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn chịu ảnh hưởng một phần từ ba tôn giáo chính ở Việt Nam là Nho, Phật, Đạo. Trong Nho giáo, Khổng Tử cho rằng sự sống của con người không phải do tạo hóa sinh ra, càng không phải do bản thân tự tạo ra mà là do cha mẹ tạo ra, còn sự sống của cha mẹ lại gắn với ông bà và cứ tương tự như thế các thế hệ sau tiếp nối các thế hệ trước. Vì thế mà như một lẽ đương nhiên các thế hệ sau phải biết ơn các thế hệ trước. Trong Nho giáo, hai lễ nghi phổ biến nhất, từ đấng quân vương cho đến kẻ thứ dân ai cũng thực hiện và được Nho giáo rất xem trọng là tang lễ và lễ cúng tế tổ tiên. Tăng Tử nói: “Phải cẩn thận làm tốt tang lễ cho cha mẹ khi qua đời; thành tâm, thành ý khi cúng tế tổ tiên. Được như vậy, dân chúng được cảm hóa, phong tục đạo đức của dân chúng ngày một tốt đẹp và thuần hậu” [16]. Phật giáo với quan niệm về cái chết, kiếp luân hồi và về nghiệp báo đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Phật giáo quan niệm rằng, đời này con người đau khổ hay hạnh phúc là do nghiệp đã gieo từ kiếp trước. Thờ cúng tổ tiên trong Phật giáo theo nghĩa rộng chính là thờ Phật. Phật thường được dân gian hiểu một cách nôm na là người sáng 203 Mai Trọng An Vinh lập ra Phật giáo còn theo nghĩa hẹp thì thờ cúng tổ tiên cũng có nghĩa là thờ cúng ông bà, tổ tiên, những người có cùng huyết thống với mình. Có lẽ vì thế mà chúng ta thấy rằng giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có những quan điểm tương đồng trong tư tưởng. Đây chính là cơ sở cho sự giao thoa hội nhập giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Trong quan niệm của Lão Tử (người khởi xướng Đạo giáo), bản chất của “Đạo” chính là nguồn gốc của mọi vạn vật trên thế giới, nó là quy luật vận động của tự nhiên, nó như một thứ huyền bí, một nguyên lí vô hình tối thượng. Trong tư tưởng của Đạo giáo đã xây dựng nhiều nhân vật siêu nhiên mang hình bóng của con người làm được những việc phi thường mà con người trần tục không thể làm được. Đó cũng chính là khát vọng của con người đang sống trong thế giới thực tại. Nếu như Khổng giáo đã đặt nền tảng lí luận về tư tưởng giá trị đạo đức, tư tưởng về trật tự kỉ cương trong xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, thì Đạo giáo đã góp phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn những người đã chết, hai thế giới này tiếp cận được với nhau thông qua các nghi lễ thờ cúng như: tang ma, đám giỗ, mở cửa mả. . . Xét từ góc độ nhận thức Người Việt từ xa xưa đã quan niệm rằng con người luôn luôn gồm hai phần đó là phần thể xác và phần linh hồn, theo đó con người sau khi chết thì phần thể xác sẽ tiêu tan nhưng phần linh hồn thì tồn tại vĩnh cữu hiện hữu trong thế giới người đang sống. Họ quan niệm chết chưa phải là hết. Quan niệm như thế ảnh hưởng đến hành động và cách cư xử của những người trong gia đình. Người sống luôn mong ước những điều tốt đẹp cho người đã chết thông qua những nghi lễ cúng. Họ thường tránh làm những điều xấu vì sợ linh hồn của tổ tiên không hài lòng, đôi khi muốn quyết định việc gì đó cũng phải cân nhắc xem liệu khi còn sống thì tổ tiên có đồng ý như thế hay không! Từ quan niệm thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự liên hệ qua lại với nhau và nghi lễ thờ cúng tổ tiên là trung gian. Xét từ góc độ tâm lí Sự sợ hãi: Trong cuộc sống con người không tránh khỏi sẽ có lúc gặp những điều khó khăn, những trở ngại, những bế tắc. . . khiến cho họ thiếu tự tin vào chính bản thân mình trong đời sống thực tại, vì thế họ cần một điểm tựa tinh thần là tổ tiên ở thế giới siêu nhiên để che chở, bao bọc giúp họ vượt qua được những khó khăn, trở ngại đó và với tâm lí sợ hãi vì sợ tổ tiên trừng phạt khi mình làm điều gì sai trái cũng là một trong những nguyên nhân hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Sự biết ơn: Yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó chính truyền thống biết ơn, là sự tôn kính và lòng hiếu thảo của con cháu đối với các bậc tiền nhân, đó cũng là nền tảng cơ sở cho sự duy trì các quan hệ gắn bó với nhau giữa các thành viên trong gia đình. Yếu tố tâm lí sợ hãi trong tư tưởng con người để hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chỉ là yếu tố tâm lí phụ vì chỉ có như vậy thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới chứa đựng đầy ắp những giá trị giáo dục nhân văn sâu sắc vốn có như vậy. 2.4. Ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Là sự thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn của người đang sống đối với tổ tiên, cội nguồn dân tộc của người Việt thông qua đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước. Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thông qua các nghi lễ đã xác lập “sự liên hệ” giữa người chết với người sống. Ngoài ra đó cũng là sự thể hiện quan niệm nhân sinh của người Việt về “sự sống, cái chết”, về “thể xác, linh hồn”. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện tại và từ đó là động lực thúc đẩy cho tương lai luôn tốt đẹp hơn. 204 Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở thành phố... Thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt gửi gắm sự biết ơn và thông qua đó thể hiện đồng thời lòng hiếu thảo đối với tổ tiên của mình là những người đã khuất. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên biểu hiện rõ giá trị văn hoá đạo đức của con người Việt, là sự thể hiện cách ứng xử của người đang sống với tổ tiên của mình, qua đó là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo và ngược lại các thế hệ con cháu phải phấn đấu làm sao cho xứng đáng với các bậc tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là cầu nối, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình, dòng tộc ngày càng gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc sống. Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội hiện đại Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, phần lớn người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh luôn tiếp xúc, tiếp nhận nhiều luồng văn hóa mới đến từ nhiều đất nước khác nhau, trong quá trình đó lẽ đương nhiên văn hóa truyền thồng ít nhiều cũng biến đổi theo thời gian, nhưng thường họ có thể quên ngày sinh nhật của người thân và có khi quên luôn cả ngày sinh nhật của chính mình nhưng không thể nào quên ngày cúng giỗ của ông, bà, tổ tiên. Người Việt xưa luôn mong có người con trai để nối dõi tông đường, có lúc người ta quan niệm rằng, gia đình nào không có con trai nối dõi tông đường thì sẽ không có người đảm trách việc thờ cúng tổ tiên, vì thế trong gia đình người Việt truyền thống vai trò của người đàn ông trong việc thờ cúng tổ tiên thể hiện tương đối đậm nét. Trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở Tp. Hồ Chí Minh vai trò của người đàn ông trong việc thờ cúng tổ tiên trong rất nhiều gia đình có vẻ như ngày càng nhạt dần, thay thế vào đó là vai trò của người phụ nữ (thường là người con dâu trong gia đình), bởi lẽ việc chuẩn bị các bước để thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên gần như được giao phó cho người phụ nữ, họ gần như đóng vai trò chính, còn người đàn ông thường chỉ đóng vai trò phụ. Có vẻ như ý thức đó đã dần hình thành nên nếp sống trong rất nhiều gia đình ở Tp. Hồ Chí Minh. Phải chăng người đàn ông trong xã hội hiện đại thường là trụ cột gia đình gánh vác việc lo kinh tế cho cả gia đình nên ít có thời gian để làm những phần việc đó? Phải chăng do nhịp sống hối hả tại Tp. Hồ Chí Minh kéo theo cường độ làm việc ở mức cao nên người đàn ông trụ cột trong gia đình ngày càng có ít thời gian dành cho gia đình? Trước kia, các gia đình người Việt truyền thống ở Việt Nam nói chung và ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng thường có cấu trúc tam đại, tứ đại đồng đường. . . việc thờ cúng tổ tiên gần như được mặc định trách nhiệm đó là của người con trai trưởng trong gia đình. Ngày nay trong xã hội hiện đại, con cái thường không ở cùng với cha mẹ. Từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng phần lớn là do cuộc sống mưu sinh nên có một thực tế là trong rất nhiều gia đình ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày cúng giỗ tổ tiên không còn là ngày để các thành viên trong gia đình tề tựu đông đủ như trước kia vì thế hình thức tổ chức ngày cúng tổ tiên mang tính tập thể của đại gia đình người Việt truyền thống được chuyển dần sang hình thức mang tính cá nhân nhiều hơn. Theo đó, mỗi thành viên trong gia đình thường thực hiện lễ cúng tổ tiên tại nhà riêng của mình, cứ như thế theo thời gian quan niệm “đèn nhà ai nấy sáng” trong việc thờ cúng tổ tiên dần được hình thành. Gần như mọi gia đình người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh ngày nay đều có bàn thờ tổ tiên tại nhà mình và trọng trách thờ cúng tổ tiên thường không còn mặc định là trách nhiệm của người con trai trưởng trong gia đình nữa. Mặt khác, có thể nói rằng nhu cầu thờ cúng tổ tiên là nhu cầu của rất nhiều thành viên đã trưởng thành trong gia đình bất kể là nam hay nữ vì thế việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình nhỏ dần được hình thành. Vì thế việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt ngày nay ở Tp. Hồ Chí Minh rất ít khi được tập trung tại nhà của người con trai trưởng như xưa kia. Phải chăng những yếu tố trên góp phần làm cho vai trò của người phụ nữ ngày càng quan trọng đối với việc thờ cúng tổ tiên? Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số gia đình người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh vẫn còn giữ được “nếp xưa” truyền thống là đến ngày cúng giỗ tổ tiên thì mọi thành viên trong gia đình tề tựu về đông đủ tại nhà của người con trai trưởng để cùng nhau thực hiện nghi lễ cúng tổ 205 Mai Trọng An Vinh tiên. Trong xã hội hiện nay, khi nhịp sống ở Tp. Hồ Chí Minh ngày càng trở nên sôi động và hối hả, kéo theo đó là áp lực cuộc sống mưu sinh ngày càng gia tăng thì như lẽ hiển nhiên đời sống tâm linh ngày càng trở nên đa dạng, chính điều đó là một trong những nguyên nhân làm cho người ta ngày càng cần có một chỗ dựa tinh thần. Có lẽ vì thế, thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh ngày càng được chú trọng hơn cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thường dành riêng một phòng khang trang nhất, rộng nhất trong ngôi nhà của mình để làm phòng riêng phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên, không gian thờ cúng còn được trang bị thêm hoành phi, liễn câu đối, cặp lọng, cặp tàn, cặp phướn. . . được chế tác rất công phu dựng hai bên bàn thờ. Bên cạnh đó điều kiện kinh tế trong nhiều gia đình người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh ngày càng tăng cao thì tâm lí “phú quý sinh lễ nghĩa” xuất hiện, theo đó những bàn thờ nhỏ xinh có khi chỉ là những bát nhang đặt tạm bợ trên nóc tủ, trên kệ xưa kia dần được thay thế bằng những bàn thờ cố định được c