Đo lường chi phí của chính sách ưu đãi thuế TNDN
Cách tiếp cận: Đánh giá chi phí-lợi ích của chính sách ưu
đãi
Sử dụng phương pháp của Wells và Allan (2001)
• Chiphícủaưuđãithuế thu nhậpdoanhnghiệpđượcđo
bằnglượng thu từ thuế bịmấtđiđểtạo ramộtđồngđầu
tưthêm
• Nếukýhiệu:
T-Thuếsuấtthuếthunhậpdoanhnghiệp
Y- Tỷsuấtsinhlời bìnhquântrên vốnđầutư (ROA-returnonAsset)
R-Tỷlệ ưuđãithừa (tỷlệ nhàđầutư vẫnđầutư cho
dùkhôngcóưuđãithuế)
N-Số năm miễn thuế
I-Tổng vốn đầu tư
29 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẠI
VIỆT NAM
Đánh giá chính sách ưu đãi đầu tư qua thuế thu
nhập
Đánh giá chính sách ưu đãi tín dụng
Đo lường chi phí của chính sách ưu đãi thuế TNDN
Cách tiếp cận: Đánh giá chi phí-lợi ích của chính sách ưu
đãi
Sử dụng phương pháp của Wells và Allan (2001)
• Chi phí của ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được đo
bằng lượng thu từ thuế bị mất đi để tạo ra một đồng đầu
tư thêm
• Nếu ký hiệu:
T- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Y- Tỷ suất sinh lời bình quân trên vốn đầu tư (ROA-
return on Asset)
R-Tỷ lệ ưu đãi thừa (tỷ lệ nhà đầu tư vẫn đầu tư cho
dù không có ưu đãi thuế)
N- Số năm miễn thuế
I- Tổng vốn đầu tư
Đo lường chi phí của chính sách ưu đãi thuế TNDN
• Lượng thuế bị mất đi một cách không cần thiết do ưu đãi
thuế (ưu đãi không cần thiết) bằng:
R x I x Y x T x N
• Lượng đầu tư tăng thêm do tác dụng của ưu đãi thuế là:
(1-R) I
• Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư (lượng thuế mất đi để tạo ra một
đồng đầu tư thêm) bằng:
R x I x Y x T x N = R x Y x T x N
(1 – R)I (1 – R)
Thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích
• Phỏng vấn với bảng hỏi
• Phân tích tần số được sử dụng để có được một số kết quả định
lượng
• Chúng tôi cũng đã cố gắng để tìm một con số gần đúng về “dư
thừa” đối với các khỏan đầu tư của các công ty điều tra được
nhận ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp. (Dư thừa
là các ưu đãi thuế được đảm bảo cho công ty để khuyến
khích một khỏan đầu tư, nhưng khỏan đầu tư này dù thế nào
đi nữa vẫn sẽ được thực hiện ngay cả khi không có khỏan ưu
đãi nào mời chào. Các khỏan dư thừa như vậy đưa đến kết
quả có lợi cho các công ty có liên quan, và là một khỏan trợ
cấp từ chính phủ).
Đo lường chi phí của chính sách ưu đãi thuế
TNDN
Tỷ lệ ưu đãi thừa R
• Hỏi hai câu hỏi trong bảng phỏng vấn
1) “Ông bà có thực hiện một khoản đầu tư như cũ không
nếu không có ưu đãi thuế TNDN?”
Mỗi doanh nghiệp có thể chọn một trong năm câu trả
lời sau: i) có; ii) có lẽ có; iii) có lẽ không; iv) không;
v) không biết
Tỷ lệ ưu đãi thừa có thể xác định từ những doanh
nghiệp trả lời “có” hoặc “có lẽ có”
Câu hỏi này dành cho các doanh nghiệp nhận ưu đãi
thuế TNDN.
Đo lường chi phí của chính sách ưu đãi thuế TNDN
• Câu hỏi thứ hai chúng tôi hỏi tất cả các doanh
nghiệp (cả nhận và không nhận ưu đãi) là: “Ông/Bà
đồng ý hay không đồng ý với ý kiến sau “Không có
ưu đãi thuế TNDN, tôi sẽ không đầu tư vào bất cứ
đâu”
Mỗi doanh nghiệp sẽ chọn một trong năm câu trả lời
sau: i) Hoàn toàn đồng tình; ii) Đồng tình; iii) Không
ý kiến; iv) Không đồng tình; v) Rất không đồng tình
Tỷ lệ các doanh nghiệp (cả nhận ưu đãi và không
nhận ưu đãi) lựa chọn câu trả lời ‘không đồng tình’
và ‘rất không đồng tình’ là số đo tỷ lệ ưu đãi thừa
• Chúng tôi dùng kết quả trung bình cộng của hai
cách tính này để tính tỷ lệ trợ thuế cho đấu tư trong
phần tiếp theo.
Tỷ lệ Ưu đãi thừa
Tiền
Giang
Bình
Dương
TP.HCM Toàn
mẫu
Tỷ lệ ưu đãi thừa từ
Câu 1 69.2% 80% 91.9% 84.3%
Tỷ lệ ưu đãi thừa từ
Câu 2 76.9% 80% 83.8% 81.4%
Tỷ lệ ưu đãi thừa
bình quân 73.1% 80% 87.8% 82.9%
Đ o l ư ờ n g c h i p h í c ủ a c h í n h s á c h ư u đ ã i t h u ế T N D N
Thuế suất (T)
• Khảo sát được tiến hành vào giữa năm 2004 là năm đầu
tiên thi hành Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp 2003.
• Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống còn
28% so với trước đây là 32%. Cả 2 mức thuế suất đều
được sử dụng để tính tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư
• Thuế suất 32% sẽ thể hiện mức trợ thuế trong hiện tại
và đã xảy ra.
• Còn mức thuế suất 28% theo Luật Thuế TNDN hiện
hành sẽ thể hiện mức trợ thuế trong tương lai.
Đo lường chi phí của chính sách ưu đãi thuế TNDN
Thời gian miễn thuế (N)
• Theo Luật Thuế TNDN, doanh nghiệp có thể vừa được miễn
thuế và được giảm 50% lượng thuế phải nộp trong một số
năm nhất định (tuỳ theo từng loại dự án)
• Số năm giảm thuế này được quy đổi ra thành số năm miễn
thuế tương đương để sử dụng trong công thức
• Giá trị thời gian của tiền cần được tính đến. Lượng thuế mất
đi do ưu đãi xảy ra vào các năm trong tương lai trong khi vốn
đầu tư lại ở trong thời điểm hiện tại, tính vào số năm quy
đổi có chiết khấu của dự án
• Suất chiết khấu được lấy bằng mức lãi suất trái phiếu chính
phủ trung bình vào thời điểm hiện nay là 7%
Đo lường chi phí của chính sách ưu đãi thuế TNDN
• Công thức tính N
Không chiết khấu:
với:
•T – thuế suất thuế TNDN bình thường;
•Tprn - thuế suất ưu đãi vào năm n;
•N - số năm của dự án.
Chiết khấu:
• r - suất chiết khấu
n pr
n
T
TT
N
1
)(
n
1
n
pr
n
)r1(T
)TT(
N
Đo lường chi phí của chính sách ưu đãi thuế TNDN
Thời gian miễn thuế (N)
• Theo kết quả điều tra, 80 % số doanh nghiệp nhận ưu đãi
thuế TNDN ở mức miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50%
thuế TNDN phải nộp trong 4 năm tiếp theo;
• Thời gian miễn thuế quy đổi không chiết khấu: 4 năm;
• Thời gian miễn thuế quy đổi chiết khấu ở mức lãi suất
7%: 3.29 năm.
Đo lường chi phí của chính sách ưu đãi thuế
TNDN
Suất sinh lời bình quân của tài sản (ROA)
EBT lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản hoặc vốn đầu tư
• ROA dùng để tính toán trong nghiên cứu này được
tính từ kết quả kinh doanh của năm 2003 (xem bảng
sau)
TA
EBT
ROA
Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư
Thuế suất 32% 28%
Không chiết
khấu Chiết khấu
Không chiết
khấu Chiết khấu
Số năm miễn thuế quy đổi 4 3.29 4 3.29
Toàn mẫu (70)
ROA 13.8% 13.8%
Tỷ lệ ưu đãi thừa 82.9% 82.9% 82.9% 82.9%
Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư 85.4% 70.2% 74.7% 61.5%
Bình Dương (20)
ROA 19.6% 19.6%
Tỷ lệ ưu đãi thừa 80.0% 80.0% 80.0% 80.0%
Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư 100.4% 82.5% 87.8% 72.2%
Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư
Thuế suất 32% 28%
Không chiết khấu Chiết khấu
Không chiết
khấu Chiết khấu
Số năm miễn thuế quy
đổi 4 3.29 4 3.29
TP.HCM (37)
ROA 12.4% 12.4%
Tỷ lệ ưu đãi thừa 87.8% 87.8% 87.8% 87.8%
Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư 114.4% 94.1% 100.1% 82.3%
Tiền Giang (13)
ROA 4.0% 4.0%
Tỷ lệ ưu đãi thừa 73.1% 73.1% 73.1% 73.1%
Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư 13.8% 11.3% 12.1% 9.9%
Tỷ lệ ưu đãi thừa về thuế TNDN theo ước tính của chúng tôi
dựa trên toàn bộ mẫu điều tra là vào khoảng 83% .
Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư tính theo toàn mẫu nếu sử dụng
thuế suất thuế TNDN mới 32% là vào khoảng từ 70% đến
85% (phụ thuộc vào việc có tính đến yếu tố thời gian của
tiền hay không).
Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư tính theo toàn mẫu nếu sử dụng
thuế suất thuế TNDN mới 28% là vào khoảng từ 62% đến
75%
Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư thấp nhất là ở Tiền Giang và cao
nhất là tại TP.Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư (tức là khoản thu từ thuế TNDN bị
mất đi để tạo ra được một đồng đầu tư thêm từ chính sách
ưu đãi thuế TNDN)
Các kết quả định lượng: tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN
DỤNG ƯU ĐÃI TẠI VIỆT NAM (tt)
Các hình thức tín dụng ưu đãi gồm:
(1) vay phát triển trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi;
(2) hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
(3) bảo lãnh tín dụng đầu tư
(4) vay lại các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA
(5) tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu
(6) hỗ trợ lãi suất và cho vay ưu đãi theo các chương
trình dự án cấp tỉnh do UBND tỉnh quy định
Cơ quan cung cấp tín dụng ưu đãi: Quỹ hỗ trợ phát
triển TW (DAF) do Chính phủ thành lập, và các quỹ hỗ
trợ phát triển địa phương do UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc thành lập
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN
CỨU- CHỌN MẪU
Số mẫu đại diện gồm 230 doanh nghiệp, phân nửa là
DN nhận tín dụng ưu đãi, nửa còn lãi-không nhận tín
dụng ưu đãi. Các DN điều tra thuộc khu vực nhà
nước và khu vực tư nhân trên địa bàn các địa
phương được lựa chọn cho nghiên cứu bao gồm:
170 doanh nghiệp tại TP.HCM;
40 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bình
Dương;
20 doanh nghiệp tại Tiền Giang.
Trọng số 170-40-20 dựa vào tỷ lệ theo danh sách các
doanh nghiệp đã nhận ưu đãi tín dụng trên địa bàn
các tỉnh nêu trên
TP.HCM Bình Dương Tiền Giang Tòan mẫu
Doanh nghiệp
nhận ưu đãi tín
dụng
85 (36.95%) 20 (8.7%) 10 (4.35%) 115
(50%)
Doanh nghiệp
chưa nhận ưu
đãi tín dụng
85 (36.95%) 20 (8.7%) 10 (4.35%) 115 (50%)
Tổng 170 (73.9%) 40 (17.4%) 26
(8.7%)
230 (100%)
Phân bố mẫu điều tra
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU- THU THẬP
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Có hai loại bảng hỏi (1) cho các doanh nghiệp nhận tín
dụng ưu đãi; (2) cho các doanh nghiệp không nhận tín
dụng ưu đãi
Mỗi bảng hỏi gồm ba phần: (1) thông tin chung về công
ty, với mục đích nhận dạng các yếu tố chính liên quan
đến ưu đãi tín dụng; (2) thực tiễn tiếp cận tín dụng ưu
đãi; và (3) nhận thức của các công ty về tín dụng ưu đãi
đối với Chi nhánh Quĩ hỗ trợ phát triển Việt nam (DAF)
và các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển địa phương, cấp tỉnh
(PAF). Bảng hỏi bao gồm cả hai dạng câu hỏi đóng và
mở.
Sự khác biệt giữa hai bảng hỏi ở nội dung thứ hai-thực
tiễn tiếp cận tín dụng ưu đãi
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU- THU THẬP
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH(tt)
Phân tích tần số được sử dụng để có được một số kết quả định
lượng, cho từng mẫu cũng như cho tòan bộ mẫu; so sánh giữa các
công ty nhận tín dụng ưu đãi và những công ty không nhận tín
dụng ưu đãi; và cho các công ty của mỗi vùng trong ba vùng
nghiên cứu.
Ngoài ra, dựa vào kết quả khảo sát trên chúng tôi sẽ cố gắng xem
xét tính hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi hiện nay theo
cách tiếp cận phân tích chi phí-lợi ích của chính sách.
Sử dụng kết quả điều tra khảo sát doanh nghiệp sẽ được sử dụng
để
(1) mô tả các đặc trưng của mẫu điều tra;
(2) cung cấp một bức tranh về khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi
của các doanh nghiệp điều tra và xem xét tính hiệu quả của chính
sách tín dụng ưu đãi; và
(3) đánh giá nhận thức của các các doanh nghiệp điều tra về các
định chế cấp tín dụng ưu đãi hiện nay ở Việt nam là các chi nhánh
quỹ hỗ trợ phát triển trung ương và địa phương.
Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi qua quỹ
DAF/PAF của các doanh nghiệp điều tra
Hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi trong
nghiên cứu này có thể xem xét trên hai phương diện
và có thể được trả lời qua hai câu hỏi chủ chốt đó là:
(1) những lĩnh vực, ngành nghề được mong đợi cần
hỗ trợ theo chính sách ưu đãi của Chính phủ thực tế
có tiếp cận được với tín dụng ưu đãi hay không?;
(2) những lợi ích thực tế nhận được qua chính sách
ưu đãi tín dụng, và cần phải trả giá như thế nào để
có được những lợi ích đó?.
Trả lời cho câu hỏi thứ nhất
Trả lời cho câu hỏi thứ nhất có thể xem xét kết quả khảo sát
thực tế những dự án được nhận tín dụng ưu đãi thuộc lĩnh vực
ngành nghề nào và đối chiếu kết quả khảo sát này với danh mục
dự án thuộc các lĩnh vực ngành nghề được nhận tín dụng ưu đãi
theo qui định tại Nghị Định 106/NĐ-CP của Chính phủ về ưu đãi
tín dụng.
Kết quả khảo sát được trình bày trong biểu 4.11 trong báo cáo,
theo đó chỉ có khoảng 13% dự án được cấp tín dụng ưu đãi điều
tra là nằm trong danh mục 15 dự án thuộc lĩnh vực ngành nghề
ưu tiên theo Nghị Định 106. Phần lớn các dự án còn lại (gần
77%) được cấp tín dụng ưu đãi thuộc các lĩnh vực ngành nghề
khác, mà đa số là những dự án đầu tư mở rộng sản xuất,
khoảng 10% là hỗ trợ xuất khẩu. Kết quả này cho thấy, những
lĩnh vực, ngành nghề được mong đợi cần hỗ trợ theo chính sách
ưu đãi tín dụng, thực tế là chưa tiếp cận được với tín dụng ưu
đãi.
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, chúng tôi dung đồ thị để mô tả những
lợi ích mà các doanh nghiệp nhận được từ chính sách tín dụng ưu
đãi thông qua lãi suất ưu đãi so với lãi suất thị trường (hình 1)
Dv
S’v
Sv
L2=0.50
L1=0.93
V1 V2
c
d
e
f
Lãi suất
Vốn tín dụng ưu đãi
Lợi ích của các doanh nghiệp nhận
tín dụng ưu đãi
Chi phí cho trợ cấp tín dụng ưu đãi
Hình 1. Đồ thị mô tả chi phí và lợi ích của chính sách tín dụng ưu đãi
b
a
Chi phí và lợi ích của chính sách tín dụng ưu đãi
Với 115 doanh nghiệp nhận tín dụng ưu đãi chính
phủ phải trả chi phí cao hơn các khoản lợi ích mà
các doanh nghiệp này nhận được là 69,76 tỷ đồng
Ở đây có thể có ý kiến cho rằng, với chính sách ưu
đãi tín dụng này, đã làm kích cầu vốn cho sản xuất
kinh doanh thì sẽ có lợi cho nền kinh tế
Tuy nhiên, số liệu khảo sát các doanh nghiệp nhận
tín dụng ưu đãi của chúng tôi cho thấy rằng có gần
60% doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp điều
tra cho biết họ có thể vay được một khoản vay tương
tự từ NHTM
Chi phí và lợi ích của chính sách tín dụng ưu đãi
Từ kết quả trên, có thể ước tính xem chính phủ phải chi phí
mất bao nhiêu cao hơn những lợi ích mà các doanh nghiệp
Việt Nam nhận được từ chính sách tín dụng ưu đãi
Theo báo cáo của Quỹ hỗ trợ phát triển trung ương (DAF),
tổng giá trị hỗ trợ tín dụng của DAF tính đến năm 2005 là
96.960 tỷ đồng. Kết quả điều tra 115 doanh nghiệp nhận tín
dụng ưu đãi với tổng giá trị tín dụng là 2.704 tỷ đồng, chi
phí chính phủ bỏ ra cao hơn lợi ích mà các doanh nghiệp
nhận được là 69,76 tỷ đồng
Từ đây có thể ngoại suy, với tổng tín dụng ưu đãi là 96.960
tỷ đồng, thì chính phủ phải trả chi phí cao hơn lợi ích các
doanh nghiệp nhận được là vào khoảng 2.502 tỷ đồng.
NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI VÀ
CÁC CƠ QUAN CUNG CẤP TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
Thứ nhất, dù với tên gọi và quy mô hoạt động khác nhau
nhưng các quỹ DAF/HIFU/PAF đều thực hiện chính
sách tín dụng ưu đãi của TW hoặc chính sách tín dụng
ưu đãi của quyền địa phương với hai nhiệm vụ chủ yếu
(1) cho vay các dự án thuộc ngành nghề chủ lực, với lãi
suất ưu đãi; (2) cho vay ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu. Trong
khi đó Việt nam đang trong quá trình gia nhập WTO và
việc trợ cấp xuất khẩu của nhiều mặt hàng trong danh
mục bị cấm của TWO và có thể bị khiếu nại của các
nước nhập khẩu hàng Việt nam. TWO có thể cho phép
ưu đãi tín dụng một số ngành nghề, nhưng các biện
pháp chống trợ cấp có thể bị áp dụng nếu ưu đãi tín
dụng của VN vi phạm lợi ích của các thành viên khác;
NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI VÀ
CÁC CƠ QUAN CUNG CẤP TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
Thứ hai, các tổ chức cung cấp tín dụng ưu đãi là
các quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động rất nhiều
điểm giống hệ thống NHTM (đi vay và cho vay),
trong khi cơ chế quản lý rủi ro không theo cơ chế
quản lý rủi ro của NHTM;
Thứ ba, cho vay ưu đãi với diện rộng, trong lúc
nhiều doanh nghiệp có thể vay với lãi suất thị
trường tại các NHTM dẫn đến méo mó các quyết
định kinh tế, gây thiệt hại cho các NHTM một
cách không chủ ý.
NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI VÀ
CÁC CƠ QUAN CUNG CẤP TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
Thứ tư, kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy đa số
các doanh nghiệp nhận tín dụng ưu đãi là những doanh
nghiệp thuộc danh mục A của Luật khuyến khích đầu tư
trong nước, theo đó, các ngành nghề chủ yếu là chế biến
công nghiệp như dệt may, công nghiệp thực phẩm
những ngành nghề có tỷ trọng xuất khẩu cao-đây là
những ngành nghề có thể nằm trong danh mục cấm trợ
cấp xuất khẩu của WTO;
Thứ năm, về tính hiệu quả của chính sách tín dụng ưu
đãi cho thấy chi phí của chính sách trợ cấp là lớn hơn lợi
ích mà các doanh nghiệp nhận được;
Bài tập nhóm:
• Áp dụng cách tiếp cận chi phí-lợi ích hãy đánh giá
tính hiệu quả của một chính sách liên quan đến tài
chính công (từ cả hai phía: chính sách liên quan đến
nguồn thu thu và chính sách liên quan đến chi ngân
sách quốc gia/địa phương
• Thực hiện theo nhóm thu thập số liệu qua khảo sát
thực tế (nêu rõ công việc của từng cá nhân trong
nhóm)