Bài chia sẻ trước cô đã hướng dẫn phương pháp tự học phát âm Tiếng Anh, hôm nay cô sẽ chia sẻ cùng các em một số nguyên tắc phát âm của nguyên âm và phụ âm.
Khi viết, một từ được cấu thành bởi các chữ cái, khi nói, một từ được tạo thành bởi các âm. Trong tiếng Anh, cách viết và cách đọc một từ có thể khác nhau. Vì vậy, việc nắm được các nguyên tắc về mối quan hệ giữa chính tả và cách phát âm là rất quan trọng.
I/ Quan hệ giữa chính tả và phát âm của một số nguyên âm thường gặp.
1. Các nhóm chữ thường được phát âm thành /i:/
13 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nguyên tắc phát âm của Nguyên âm và Phụ âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Unit 2: Một số nguyên tắc phát âm của Nguyên âm và Phụ âm (Phần 1)
Bài chia sẻ trước cô đã hướng dẫn phương pháp tự học phát âm Tiếng Anh, hôm nay cô sẽ chia sẻ cùng các em một số nguyên tắc phát âm của nguyên âm và phụ âm.
Khi viết, một từ được cấu thành bởi các chữ cái, khi nói, một từ được tạo thành bởi các âm. Trong tiếng Anh, cách viết và cách đọc một từ có thể khác nhau. Vì vậy, việc nắm được các nguyên tắc về mối quan hệ giữa chính tả và cách phát âm là rất quan trọng.
I/ Quan hệ giữa chính tả và phát âm của một số nguyên âm thường gặp.
1. Các nhóm chữ thường được phát âm thành /i:/
Rule(s)
Examples
Exceptions
Nhóm chữ“ea”, hoặc “ea”+ phụ âm trong các từ có 1 hoặc 2 âm tiết thường được phát âm thành /i:/
Sea, seat, please, heat, teach, beat, easy, mean, leaf, leave, breathe
Break, Breakfast, great, steak,
measure, pleasure, pleasant, deaf, death, weather, feather, breath,
“ear” à /iə/.
Nhóm chữ“ee”, hoặc “ee”+ phụ âm trong từ một âm tiết thường được phát âm thành /i:/
tree, green, teen, teeth, keep, wheel, feel, seed, breed, sheet, speed
Beer, cheer, deer
“eer” à /iə/.
Nhóm chữ “ie” đứng trước nhóm chữ “ve” hoặc “f” thường được phát âm thành /i:/
Believe, chief, relieve, achieve, brief, thief
Hậu tố “-ese” để chỉ quốc tịch hay ngôn ngữ thường được phát âm thành /i:/
Vietnamese, Chinese, Japanese, Portuguese
Các em làm Bài tập thực hành sau đây: Chọn từ có phần được gạch dưới phát âm khác với những từ còn lại
1. A. heal B. tear C. fear D. ear
2. A. break B. heat C. mean D. weave
3. A. feet B. sheep C. beer D. fee
4. A. great B. repeat C. East D. Cheat
Đáp án:
1. A. heal /hi:l/ B. tear /tiə/ C. fear /fiə/ D. ear /iə/
2. A. break/breik/ B. heat/hi:t/ C. mean/mi:n/ D. weave/wi:v/
3. A. feet/fi:t/ B. sheep/ ʃi:p/ C. beer/ /biə/ D. fee/fi:/
4. A. great /greit/ B. repeat/ri'pi:t/ C. East/i:st/ D. Cheat/tʃi:t/
2. Các nhóm chữ thường được phát âm thành /ɔː/
Rule(s)
Examples
Exceptions
Nhóm chữ“all” trong các từ một hoặc hai âm tiết thường được phát âm thành /ɔː/
Call, fall, small, tall, all
Nhóm chữ “au” đứng trước một hoặc nhiều phụ âm thường được phát âm thành /ɔː/
Audience, author, daughter, haunt, August
Aunt, laugh, laughter
Nhóm chữ “aw” hoặc “aw” cộng một phụ âm thường được phát âm thành /ɔː/
Law, lawn, awful, awesome, draw
Nhóm “wa” đứng trước hoặc hai phụ âm thường được phát âm thành /ɔː/
Wall, water, walk
Nhóm chữ “or” hoặc “ore” đứng cuối từ hoặc trước một phụ âm trong từthường được phát âm thành /ɔː/
For, port, short, distort, report, or, therefore, foresee, core, mentor
doctor, translator
Bài tập thực hành: Hãy chọn từ có phần được gạch dưới phát âm khác với những từ còn lại
1. A. hall B. charm C. far D. calm
2. A. paw B. raw C. war D. car
3. A. transport B. afford C. horse D. hose
4. A. because B. aunt C. auditory D. automobile
Đáp án:
1. A. hall /hɔ:l/ B. charm/tʃɑ:m/ C. far/fɑ:/ D. calm /kɑ:m/
2. A. paw /pɔ:/ B. raw/rɔ:/ C. war/wɔ:/ D. car/kɑ:/
3. A. transport/trænspɔ:t/ B. afford/ə'fɔ:d/ C. horse/hɔ:s/
D. hose/houz/
4. A. because/bi'kɔz/ B. aunt/ɑ:nt/ C. auditory/'ɔ:ditəri/ D. automobile/'ɔ:təməbi:l/
3. Các nhóm chữ được phát âm là /uː/.
Rule(s)
Examples
Ngoại lệ
Nhóm chữ“oo” hoặc “oo” + phụ âm đứng cuối một từ thường được phát âm là /uː/.
Food, zoo, cool, fool, soon, tool, spoon, pool, goose
“oo” à /ʌ/ (examples: Blood, flood)
“oo” à /u/ (examples: book, hook, good, cook, wood)
Nhóm chữ “ue” hoặc “oe” đứng cuối từ thường được phát âm là /uː/.
Blue, shoe, clue, glue
“oe” -à /ou/ (Examples: Toe, hoe, coerce)
“oe” -à /ju/ (Examples: fuel, cue, due, duel)
Nhóm chữ “ew” đứng cuối từ có 1 hoặc 2 âm tiết, thường được phát âm là /uː/.
drew, crew, flew, sewage, grew,
”ew”à /ju/ (Examples: pew few)
Nhóm “ui” đứng trước một phụ âm, thường được phát âm là /uː/.
Bruise, fruit, juice
”ui” à /i:/ ( Examples: build)
Bài tập thực hành: Hãy chọn từ có phần được gạch dưới phát âm khác với những từ còn lại
1. A. fuel B. blue C. hue D. cue
2. A. flew B. few C. crew D. chew
3. A. cruise B. build C. bruise D. fruit
4. A. tooth B. booth C. good D. soon
Đáp án:
1. A. Fuel/fjul/ B. blue/bluː/ C. hue/hju/ D. cue/dju/
2. A. flew/fluː/ B. few/fju/ C. crew/kruː/ D. chew/tʃuː/.
3. A. cruise/kuːs/ B. build/bi:ld/ C. bruise/b
ruːz/ D.fruit/fruːt/
4. A. tooth/tuːθ/ B. booth/buːθ/ C. good/gud/ D. soon/suːn/
4. Các nhóm chữ thường được phát âm là /ei/.
Rules
Examples
Nhóm chữ“ay” đứng cuối một từ thường được phát âm là /ei/.
Day, play, ashtray, stay
Nhóm chữ “a” + phụ âm+”e” đứng cuối từ có một hoặc hai âm tiết thường được phát âm là /ei/.
Plate, cake, pale, whale, safe, inhale
Nhóm chữ “ai” + phụ âm đứng cuối từ 1 hoặc 2 âm tiết thường được phát âm là /ei/.
Mail, nail, sail, sailor, maid, paid, wait, gain, maintain, grain,
Chữ “a” đứng liền trước nhóm chữ kết thúc từ “-ion” và “ian” thường được phát âm là /ei/.
Nation, explanation, preparation
Bài tập thực hành: Hãy chọn từ có phần được gạch dưới phát âm khác với những từ còn lại
Odd one out
1. A. take B. say C. brake D. national
2. A. tail B. fail C. explain D.
3. A. hate B. made C. cake D. sad
4. A. creation B. translation C. examination D. librarian
Đáp án:
Câu 1, đáp án là D. national /'næʃənl/ vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /æ/còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /ei/
Câu 2, đáp án là D. Britain /'britin/ vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /i/, còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /ei/
Câu 3, đáp án là B. sad /sæd/ vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /æ/, còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /ei/
Câu 4 đáp án là D. librarian /lai’breəriən/vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /eə/, còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /ei/
Unit 3: Một số nguyên tắc phát âm của Nguyên âm và Phụ âm (Phần 2)
Bài trước cô đã chia sẻ về Quan hệ giữa chính tả và phát âm của một số nguyên âm thường gặp, hôm nay cô chia sẻ tiếp Cách phát âm của một số phụ âm trong tiếng Anh.
Do cách viết và cách phát âm các phụ âm trong tiếng Anh tương đồng hơn, nên chúng ta sẽ chỉ ôn cách phát âm của một số chữ cái thuộc nhóm phụ âm mà các em thường gặp khó khăn.
1. Cách phát âm của chữ cái “c”
Rules
Examples
“C” được phát âm là /k/ khi đứng trước các chữ cái “a”, “o”, “u”, “l” và “r”
Carry, crowd, comedy, cat, score, cage, cake, camera, combat, curl, custom, class, clap, create
“C” được phát âm là /s/ khi đứng trước các chữ cái “e”, “i”, và “y”
Cigarette, circle, center, certain, scenery, sincere
“C” được phát âm là /ʃ/ khi đứng trước các nhóm chữ “ia”, “ie”, “io” và “iu”
Social, official, articifial, musician
Bài tập thực hành: Hãy chọn từ có phần được gạch dưới phát âm khác với những từ còn lại
Odd one out
1. A. century B. canteen C. continue D. computer
2. A. cook B. city C. notice D. intelligence
3. A. face B. mice C. rice D. car
4. A. create B. case C. grace D. cruise
5. A. technician B. physician C. commercial D. officer
Đáp án:
Câu 1, đáp án là A. century /'sentʃuri/vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /s/còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /k/
Câu 2, đáp án là 2. A. cook/kuk/ vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /k/, còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /s/
Câu 3, đáp án là D. car /kɑ:/vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /k/, còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /s/
Câu 4 đáp án là C. grace /greis/ vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /s/, còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /k/
Câu 5 đáp án là D. officer/'ɔfisə/vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /s/, còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /k/
2. Cách phát âm chữ cái“g”
Rules
Examples
Exceptions
“g” được phát âm là /ʤ/ khi đứng trước các chữ cái “e”, và “y” và trong nhóm chữ “ge” ở cuối từ
Gem, germ, gentle,
Forget, get, gear
“g” thường được phát âm là /g/ khi đứng trước các chữ cái “a”, “o”, “r” và “u”
good, google, god, go
“g” có khi được đọc là /ʤ/ , có khi được đọc là /g/ khi đứng trước chữ cái “i”.
Girl, give, ginger, forgive
Cụm “ng” thường được đọc là /ɳ/
Long, song, hang
Bài tập thực hành: Hãy chọn từ có phần được gạch dưới phát âm khác với những từ còn lại
Odd one out
1. A. gate B. green C. ground D. Egypt
2. A. great B. big C. dog D. intelligence
3. A. grace B. manage C. glove D. August
4. A. drug B. engineer C. grey D. grow
Đáp án:
Câu 1, đáp án là D. Egypt /'iʤipt/vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /ʤ/còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /g/
Câu 2, đáp án là D. intelligence/in'telidʤəns/ vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /ʤ/, còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /g/
Câu 3, đáp án là B. manage /'mæniʤ/vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /ʤ/, còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /g/
Câu 4 đáp án là B. engineer /,endʤi'niə/vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /ʤ/, còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm là /g/
3. Trường hợp khi các phụ âm được viết ra, nhưng không được phát âm khi nói.
Một số phụ âm câm:
Rules
Examples
“h” không được phát âm khi đứng đầu từ sau “g” , “r”, “ex”, trước “our” và khi đứng cuối một từ sau một nguyên âm hoặc phụ âm
Ghost, exhaust, exhale, exhibition, oh, ah, hour, honest
“n” không được phát âm khi đứng sau “m” cuối một từ
Autumn, column, condemn
“b” không được phát âm khi đứng trước “t” hoặc sau “m”
Climb, comb, doubt, subtle, debt
“t” không được phát âm trong cụm chữ “-sten” và ”-stl” ở cuối từ
Listen, fasten, castle, whistle
“k” không được phát âm khi đứng ở đầu từ và trước “n”
Knee, know, knife, knit, knock
Bài tập thực hành: Hãy chọn từ có phần được gạch dưới phát âm khác với những từ còn lại
Odd one out
1. A. hour B. hand C. hit D. hide
2. A. column B. known C. phone D. kind
3. A. bomb B. thumb C. lamb D. blue
4. A. whistle B. cat C. ten D. hat
Đáp án:
Câu 1, đáp án là A. hour /'auə/vì phần gạch dưới của từ này không được phát âm còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm.
Câu 2, đáp án là A. column /'kʌləm/ vì phần gạch dưới của từ này không được phát âm còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm.
Câu 3, đáp án là D. blue /blu:/ vì phần gạch dưới của từ này được phát âm là /b/ còn phần gạch dưới của các từ còn lại không được phát âm.
Câu 4, đáp án là A. whistle /'wisl/ vì phần gạch dưới của từ này không được phát âm còn phần gạch dưới của các từ còn lại được phát âm.
Unit 4: SỰ KHÁC BIỆT TRONG PHÁT ÂM ANH – ANH, ANH – MỸ
Các em hẳn đã nghe nhắc nhiều đến 2 cụm từ “Anh – Anh” và “Anh – Mỹ” phải không nào?
Anh – Anh (British English, viết tắt là Br.E) và Anh – Mỹ (American English, viết tắt là Am.E hoặc A.E) là hai giọng (accent) của hai vùng khác nhau.
Đúng như người Anh luôn tự hào về cách phát âm tiếng Anh cực chuẩn của mình và gọi nó bằng cái tên “Queen English” (tiếng Anh nữ hoàng), Br.E luôn tạo cảm giác lịch sự, trang trọng hơn trong giao tiếp. Còn Am.E, đúng như tính cách của người Mỹ, phóng khoáng, thoải mái, và rất gần gũi, dễ nghe.
Hai giọng có nhiều đặc điểm khác nhau. Việc tìm hiểu những điểm khác biệt này sẽ giúp các em rất nhiều trong giao tiếp và trong cuộc sống, đặc biệt là trong đề thi TOEIC, vì giọng Am.E chiếm tới 70-80% trong phần Listening, trong khi Br.E chỉ chiếm khoảng 10-15%.
Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Đặc điểm
Anh – Anh
(British English – Br.E)
Anh – Mỹ
(American English – Am.E)
Phụ âm R ở cuối từ
- Âm /r/ bị lược bỏ hoàn toàn
- Phát âm rất nặng và rõ, lưỡi cong ngược vào trong
Thoáng qua thì nghe có vẻ như phát âm theo giọng Anh dễ hơn phát âm theo giọng Mỹ, nhưng không hẳn là vậy. Ví dụ, khi nghe cụm từ by the /steəz/ thì bạn sẽ khó nhận ra nghĩa của từ /steəz/ là gì. Tuy nhiên, nếu nghe phát âm theo giọng Mỹ /steərz/, bạn có thể biết được đó là từ stairs.
Ví dụ:
· Car [(Br.E) kaː] [Am.E) kaːr]
· Floor [(Br.E) flɔː] [Am.E) flɔːr]
· Board [(Br.E) bɔːd] [Am.E) bɔːrd]
· Bare [(Br.E) beə ] [Am.E) ber]
Phụ âm /t/ ở giữa 2 nguyên âm
- Vẫn phát âm là “t” rõ ràng và chính xác
- Phát âm nhẹ hơn, có xu hướng thay thế “t” bằng “d”
Ví dụ:
· Item: [(Br.E) aɪ.təm ] [Am.E) aɪ.dəm ]
· Bottle [(Br.E) bɔtl ̩] [Am.E) ba:dl]
· Computer [(Br.E) kəm’pju:tə] [Am.E) kəm’pju:dər]
· Letter [(Br.E) ‘letə] [Am.E) ‘ledər]
Nguyên âm /æ/
- Đọc hẳn thành âm /a/
- Đọc thành âm nửa a nửa e.
Bí quyết của cô để đọc âm này đó là há miệng như đang chuẩn bị nói a, nhưng từ vị trí đó, hãy cố gắng bật âm e.
Như các em nhìn trên hình, âm /æ/ này được Am.E phát âm tròn miệng hơn so với âm /e/ trong từ “letter”
Ví dụ:
· Fast [(Br.E) fɑːst ̩] [Am.E) fæst]
· Staff [(Br.E) stɑːf ̩] [Am.E) stæf]
· Cat [(Br.E) kɑːt] [Am.E) kæt]
· Lamp [(Br.E) lɑːmp ̩] [Am.E) læmp]
Nguyên âm o (box, top, hot, god)
- Được phát âm tròn miệng là /ɒ/
- Bị đọc trệch hẳn thành /a:/
Ví dụ:
· Document [(Br.E) dɒkjʊmənt ] [Am.E) dɑːkjʊmənt]
· Occupied [(Br.E) ɒkjʊpaɪd ] [Am.E) ɑːkjʊpaɪd]
· Copy [(Br.E) kɒpi ] [Am.E) kɑːpi]
· Monitor [(Br.E) mɒnɪtə ] [Am.E) mɑːnɪtə ]
Các chú ý khác
· Either [ˈaɪðər]
· Neither [ˈnaɪðər]
· Via [vaɪə]
· Privacy /’praɪvəcɪ/
· Direction /daɪ'rekʃn/
· Clerk [klɑːk ̩]
· Garage [gæridʒ ̩]
· Schedule [ˈʃɛdjuːl]
· Either [ˈiːðər]
· Neither [niːðɚ]
· Via [viː.ə]
· Privacy [’prɪ:vəcɪ]
· Direction [dɪ:'rekʃn]
· Clerk [klɝːk]
· Garage [gəˈrɑːʒ]
· Schedule [skedju:l]
Vừa rồi cô đã cùng các em điểm qua những khác biệt chủ yếu giữa Luyện phát âm Anh – Anh và Anh – Mỹ. Chúc các em luyện tập chăm chỉ và thành công nhé!
Unit 5: Những quy tắc cơ bản về Trọng âm khi luyện phát âm tiếng Anh (Phần 1)
Chào các em,
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trọng âm trong phát âm tiếng Anh nhé! Ai học tiếng Anh cũng biết phần trọng âm là phần khó, nó có quá nhiều qui tắc mà phần bất qui tắc lại còn nhiều hơn ^^
Tuy vậy cô lại thấy đây là một phần học khá hay, bởi vì khi các em nói một từ, hay một câu với đúng trọng âm, thì đã giúp cho cách nói của chúng ta “Tây” hơn rất nhiều rồi đó! Còn khi nói sai trọng âm từ thì sẽ dễ bị hiểu lầm hoặc người nghe nhiều khi chẳng hiểu mình gì cả!
Ví dụ như cùng một từ “present” nếu trọng âm đánh vào âm tiết “pre”, đọc là /ˈprɛz(ə)nt/, sẽ có nghĩa là món quà, còn trọng âm vào âm tiết “sent” – đọc là /prɪˈzɛnt/, lại có nghĩa là thuyết trình.
Nào, vậy bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu một vài quy tắc cơ bản về trọng âm tiếng Anh nhé
I. Đối với TỪ CÓ HAI ÂM TIẾT(TWO-SYLLABLE WORDS)
1. Danh từ và tính từ
+ Hầu hết các danh từ và tính từ đều có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: ‘beauty, ‘music, ‘danger, ‘paper, ‘happy, ‘pretty, ‘basic, ‘complex, etc.
+ Trường hợp ngoại lệ: Với danh từ, nếu âm tiết thứ 2 không có nguyên âm ngắn thì trọng âm chắc chắn nhấn vào đó
Ví dụ : bal’loon, de’sign, es’tate, car’toon, etc
2. Động từ
+ Hầu hết động từ, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai. Nhất là nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài (pro’vide, ex’cuse, pa’rade, complete), nguyên âm đôi (agree) hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm (design, support, contract, record) thì âm tiết đó chắc chắn nhấn trọng âm.
+ Với động từ có âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: ‘enter, ‘travel, ‘open...
+ Các động từ 2 âm tiết có âm tiết cuối chứa “ow” thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.
Ví dụ: ‘follow, ‘borrow...
II. TỪ BA ÂM TIẾT TRỞ LÊN (THREE-OR-MORE SYLLABLE WORDS)
+ Những từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên.
Ví dụ: e’conomy, ‘industry, in’telligent, ’specialise, ge’ography
Ngoại lệ: enter’tain, resu’rrect, po’tato, di’saster,..
+ Những từ là từ vay mượn của tiếng Pháp (thông thường tận cùng là –ee hoặc -eer) thì trọng âm lại rơi vào âm tiết cuối cùng ấy.
Ví dụ: engi’neer, volun’teer, employ’ee, absen’tee
+ Những từ tận cùng bằng -ion, -ic(s) không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết trước nó.
Ví dụ: re’vision, tele’vision, pro’fession, pro’motion, so’lution, me’chanics, eco’nomics, e’lastic, ‘logic,
Ngoại lệ: ‘television,
+ Những từ tận cùng bằng -cy, -ty, -phy, -gy, -al không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ cuối lên.
Ví dụ: de’mocracy, relia’bility, bi’ology, pho’tography, se’curity, po’litical, ‘critical, eco’nomical
Trọng âm... nỗi ám ảnh kinh hoàng của các bạn học tiếng Anh =)) kể cả các bạn chuyên Anh luôn ;)) Để phát âm tốt thì trọng âm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Các bạn hãy cùng ad tìm hiểu MỘT VÀI qui tắc thông dụng nhé!
QUY TẮC TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH
QUY TẮC 1: Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
Ex: be'gin, be'come, for'get, en'joy, dis'cover, re'lax, de'ny, re'veal,
Ngoại lệ: 'answer, 'enter, 'happen, 'offer, 'open
QUY TẮC 2: Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ex: 'children, 'hobby, 'habit, 'labour, 'trouble, 'standard
Ngoại lệ: ad'vice, ma'chine, mis'take
QUY TẮC 3: Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ex: 'basic, 'busy, 'handsome, 'lucky, 'pretty, 'silly
Ngoại lệ: a'lone, a'mazed,
QUY TẮC 4: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
Ex: be'come, under'stand,
QUY TẮC 5: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.
Ex: e'vent, sub'tract, pro'test, in'sist, main'tain, my'self, him'self
QUY TẮC 6: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, - eer, -ese, -ique, -esque, -ain.
Ex: ag'ree, volun'teer, Vietna'mese, re'tain, main'tain, u'nique, pictu'resque, engi'neer
Ngoại lệ: com'mittee, 'coffee, em'ployee
QUY TẮC 7: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity -> trọng âm rơi vào âm tiết liền trước.
Ex: eco'nomic, 'foolish, 'entrance, e'normous
QUY TẮC 8: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm.
Ex: dis'cover, re'ly, re'ply, re'move, des'troy, re'write, im'possible, ex'pert, re'cord,
Ngoại lệ: 'underpass, 'underlay
QUY TẮC 9: Danh từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ex: 'birthday, 'airport, 'bookshop, 'gateway, 'guidebook, 'filmmaker,
QUY TẮC 10: Tính từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ex: 'airsick, 'homesick, 'carsick, 'airtight, 'praiseworthy, 'trustworth, 'waterproof,
Ngoại lệ: duty-'free, snow-'white
QUY TẮC 11: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2.
Ex: ,bad-'tempered, ,short-'sighted, ,ill-'treated, ,well-'done, well-'known
QUY TẮC 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi.
-ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less
Ex: ag'ree – ag'reement
'meaning – 'meaningless
re'ly – re'liable
'poison – 'poisonous
'happy – 'happiness
re'lation – re'lationship
'neighbour – 'neighbourhood
ex'cite - ex'citing
QUY TẮC 13: Những từ có tận cùng là: –graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên.
Ex: eco'nomical, de'moracy, tech'nology, ge'ography, pho'tography, in'vestigate, im'm